Khi xã hội ngày càng phát triển thì chất lượng cuộc sống (CLCS) ngày càng
được con người rất quan tâm và chú trọng. Vì khi nhìn vào các chỉsốcủa CLCS ta
có thể đánh giá được trình độphát tiển vềkinh tếxã hội của khu vực hay quốc gia
đó. Do vậy, việc nâng cao hơn nữa CLCS cho con người luôn là mục tiêu vươn tới
của mọi quốc gia trên thếgiới.
Ởbất kỳnơi đâu chúng ta cũng đều có sựchênh lệch vềCLCS mà thậm chí
có những nơi sựchênh lệch này lại rất lớn. Trong khi một sốnước phát triển đang
đối phó với một sốbệnh do thừa dinh dưỡng thì 1/3 dân sốthếgiới vẫn đang sống
rất nghèo khổ. Và nhiệm vụcủa chúng ta là làm sao xóa dần khoảng cách đó, tạo
công bằng xã hội. Cần nâng cao hơn nữa CLCS cho mỗi người dân. Vậy CLCS là
gì? Những tiêu chí để đánh giá CLCS ra sao ? Cần làmgì đểnâng cao CLCS ? Đó
là vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi phải giải quyết.
Là một tỉnh cuối cùng của Nam Trung Bộ, Bình Thuận nằm tiếp giáp vùng
kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với địa bàn kinh tếtrọng điểm Đông Nam Bộ_là khu
vực năng động có tốc độtăng trưởng kinh tếcao và là thịtrường tiêu thụrộng lớn.
Từlâu, Bình Thuận đã có mối quan hệbền chặt vềkinh tếxã hội và môi trường
sinh thái với các tỉnh trong vùng.
Nền kinh tếcủa tỉnh phát triển tương đối chậm, lại gặp nhiều khó khăn, nhu
cầu của nhân dân hầu nhưkhông đáp ứng được, đặc biệt là các xã, thôn, vùng sâu,
vùng xa, vùng cao. Có thành phố, huyện thịphát triển vượt bậc, bên cạnh những
huyện xã nghèo, kết cấu hạtầng còn thấp, nhiều vấn đềbức xúc vềgiáo dục, y tế,
văn hóa, xãhội chưa được giải quyết có hiệu quả. Hiện nay, cùng với sựphát triển
đi lên của nền kinh tếxã hội đất nước, cuộc sống của nhân dân tỉnh Bình Thuận
ngày càng được nâng cao vềmọi mặt. Nhưng nhìn chung, CLCS mới chỉ đạt ởmức
vừa phải chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Và đây cũng chính là những tồn tại mà Đảng và nhân dân tỉnh đang từng
bước tháo gỡgiải quyết.
138 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng cuộc sống tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Bùi Vũ Thanh Nhật
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Bùi Vũ Thanh Nhật
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, đề tài Luận văn “Chất lượng
cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng và giải pháp” của em đã được
hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
- Quý Thầy, Cô phụ trách các môn học, Quý Thầy, Cô Khoa Địa lý
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt
quá trình em học tập và nghiên cứu.
- Thầy PGS.TS Phạm Xuân Hậu đã hết lòng giúp đỡ, động viên, hướng
dẫn em tận tình để em có thể hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình.
- Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong việc học tập, nghiên cứu và
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
- Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cơ quan, Ban ngành tỉnh Bình
Thuận đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành Luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 09/2008
Tác giả luận văn
Bùi Vũ Thanh Nhật
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu, các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến chất lượng cuộc sống ...................................6
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống ....................................................8
1.3. Tổng quan về mức sống dân cư trên thế giới và Việt Nam...........................27
Chương 2 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆN TRẠNG
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư
tỉnh Bình Thuận ...........................................................................................44
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận .........................69
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH BÌNH THUẬN
3.1. Căn cứ xây dựng ........................................................................................108
3.2. Định hướng mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh
Bình Thuận.................................................................................................108
3.3. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao CLCS dân cư ..............................116
KẾT LUẬN ............................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................124
PHỤ LỤC ..............................................................................................................126
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1 : GDP bình quân đầu người của các nhóm nước năm 2005 (theo
giá thực tế).............................................................................................9
Bảng 1.2 : GDP bình quân đầu người theo giá thực tế và theo PPP của một
số nước phát triển ................................................................................10
Bảng 1.3 : GDP bình quân đầu người theo giá thực tế và theo PPP của một
số nước đang phát triển ở châu Á........................................................11
Bảng 1.4 : So sánh mức thu nhập và chỉ số HDI giữa các quốc gia năm
2005 .....................................................................................................12
Bảng 1.5 : So sánh mức thu nhập và thứ hạng HDI năm 2005 ............................13
Bảng 1.6 : Lượng calori thực phẩm tính trung bình một người /ngày của 2
nhóm nước cao nhất và thấp nhất thế giới ..........................................15
Bảng 1.7 : Tình hình đảm bảo sức khỏe theo thu nhập ........................................17
Bảng 1.8 : Tình hình phát triển cơ sở y tế một số nước trên thế giới ...................18
Bảng 1.9 : Số dân tính trung bình trên 1 bác sĩ của một số nước trên thế
giới.......................................................................................................19
Bảng 1.10 : Tuổi thọ trung bình của một số nước trên thế giới năm 2006.............20
Bảng 1.11 : Quan hệ giữa tuổi thọ trung bình với GDP/người...............................21
Bảng 1.12 : Mức chi tiêu ngân sách cho y tế, giáo dục, quân sự ở một số
nước trên thế giới và Việt Nam...........................................................24
Bảng 1.13 : Một số chỉ tiêu chủ yếu về giáo dục Việt Nam và một số nước
châu Á..................................................................................................24
Bảng 1.14 : Thu nhập bình quân đầu người của một số tỉnh thành Việt Nam ......30
Bảng1.15 : Thu nhập và chi tiêu bình quân một người một tháng theo giá
thực tế phân theo thành thị, nông thôn ................................................32
Bảng 1.16 : Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Việt Nam
so với một số nước trong khu vực.......................................................33
Bảng 1.17 : Tỉ lệ hộ có một số đồ dùng lâu bền năm 2001-2002
và 2003-2004.......................................................................................35
Bảng 1.18 : Thu nhập bình quân một người một tháng và khoảng cách chênh
lệch giàu nghèo....................................................................................36
Bảng 1.19 : Tỉ lệ hộ nghèo theo thành thị, nông thôn và theo vùng.......................37
Bảng 1.20 : Nhà ở thành thị, nông thôn theo loại nhà ............................................38
Bảng 1.21 : Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu trong kế
hoạch 5 năm 2001 – 2005 ........................................................................ 42
Bảng 2.1 : Số đơn vị hành chính, diện tích và dân số các địa phương tỉnh
Bình Thuận 2006.................................................................................45
Bảng 2.2 : Tỷ suất sinh thô tỉnh Bình Thuận qua các năm...................................53
Bảng 2.3 : Tỉ suất tử thô tỉnh Bình Thuận theo thành thị và nông thôn ...............54
Baûng 2.4 : Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh qua các năm.......................55
Bảng 2.5 : Dân số phân theo giới tính của các địa phương trong tỉnh
năm 2006 .............................................................................................58
Bảng 2.6 : Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Bình Thuận ...........................59
Bảng 2.7 : Lực lượng lao động trong các ngành kinh tế.......................................60
Bảng 2.8 : Tình trạng việc làm của lực lượng lao động qua các năm ..................61
Bảng 2.9 : Cơ cấu GDP tỉnh qua các năm ............................................................66
Bảng 2.10 : Tổng sản phẩm toàn tỉnh qua các năm ................................................70
Bảng 2.11 : Thu nhập bình quân đầu người/năm tỉnh Bình Thuận so với một
số địa phương từ 1999 – 2006.............................................................71
Bảng 2.12 : Mối quan hệ giữa gia tăng dân số, tổng thu nhập quốc dân và thu
nhập bình quân đầu người ...................................................................73
Bảng 2.13 : Số hộ phân theo nguồn thu nhập lớn nhất của hộ tỉnh Bình Thuận ....75
Bảng 2.14 : Tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Bình Thuận năm 2006 ........................................77
Bảng 2.15 : Sản lượng lương thực, lương thực bình quân đầu người tỉnh Bình
Thuận...................................................................................................79
Bảng 2.16 : Số lượng cán bộ y tế tỉnh Bình Thuận Năm 2006 ..............................84
Bảng 2.17 : Tuổi thọ trung bình người dân tỉnh Bình Thuận qua các năm ............85
Bảng 2.18 : Tỉ lệ học sinh/1 giáo viên và học sinh phổ thông/số hs tỉnh Bình
Thuận năm 2006..................................................................................87
Bảng 2.19 : Thực trạng trường phổ thông đã xây dựng cho các xã tại thời
điểm 31-12-2006 .................................................................................88
Bảng 2.20 : Nhà ở và diện tích nhà ở tỉnh Bình Thuận .........................................90
Bảng 2.21 : Số hộ sử dụng điện phân theo địa phương ..........................................91
Baûng 2.22 : Soá hoä duøng nöôùc caùc loaïi trong tænh năm 2006 ...............................93
Bảng 2.23 : Bưu điện, nhà văn hóa, thư viện, thông tin liên lạc tỉnh Bình
Thuận...................................................................................................97
Bảng 2.24 : Cơ cấu số lượng đồ dùng lâu bền của hộ phân theo địa phương ........98
Bảng 2.25 : Cơ cấu số hộ sử dụng nhà tắm và nhà tiêu phân theo các địa
phương tỉnh Bình Thuận ..................................................................101
Bảng 2.26 : HDI BìnhThuận và một số địa phương khác trong cả nước .............105
Bảng 3.3 : Một số chỉ tiêu ngành y tế Bình Thuận ............................................113
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 : GDP/người của Việt Nam so với một số nước trong khu vực........14
Biểu đồ 2.1 : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Thuận ...................................56
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu GDP tỉnh năm 1999 và 2006 ..............................................67
Biểu đồ 2.3 : Thu nhập bình quân đầu người/năm - Năm 2006 ...........................72
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 : Chỉ số HDI năm 2005..........................................................................14
Hình 2.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận ...................................................43
Hình 2.2 : Baûn ñoà chaát löôïng cuoäc soáng tænh Bình Thuaän ..............................98
Hình 2.3 : HDI các tỉnh, thành Việt Nam...........................................................107
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển thì chất lượng cuộc sống (CLCS) ngày càng
được con người rất quan tâm và chú trọng. Vì khi nhìn vào các chỉ số của CLCS ta
có thể đánh giá được trình độ phát tiển về kinh tế xã hội của khu vực hay quốc gia
đó. Do vậy, việc nâng cao hơn nữa CLCS cho con người luôn là mục tiêu vươn tới
của mọi quốc gia trên thế giới.
Ở bất kỳ nơi đâu chúng ta cũng đều có sự chênh lệch về CLCS mà thậm chí
có những nơi sự chênh lệch này lại rất lớn. Trong khi một số nước phát triển đang
đối phó với một số bệnh do thừa dinh dưỡng thì 1/3 dân số thế giới vẫn đang sống
rất nghèo khổ. Và nhiệm vụ của chúng ta là làm sao xóa dần khoảng cách đó, tạo
công bằng xã hội. Cần nâng cao hơn nữa CLCS cho mỗi người dân. Vậy CLCS là
gì? Những tiêu chí để đánh giá CLCS ra sao ? Cần làm gì để nâng cao CLCS ? Đó
là vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi phải giải quyết.
Là một tỉnh cuối cùng của Nam Trung Bộ, Bình Thuận nằm tiếp giáp vùng
kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ_là khu
vực năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Từ lâu, Bình Thuận đã có mối quan hệ bền chặt về kinh tế xã hội và môi trường
sinh thái với các tỉnh trong vùng.
Nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối chậm, lại gặp nhiều khó khăn, nhu
cầu của nhân dân hầu như không đáp ứng được, đặc biệt là các xã, thôn, vùng sâu,
vùng xa, vùng cao. Có thành phố, huyện thị phát triển vượt bậc, bên cạnh những
huyện xã nghèo, kết cấu hạ tầng còn thấp, nhiều vấn đề bức xúc về giáo dục, y tế,
văn hóa, xã hội chưa được giải quyết có hiệu quả. Hiện nay, cùng với sự phát triển
đi lên của nền kinh tế xã hội đất nước, cuộc sống của nhân dân tỉnh Bình Thuận
ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Nhưng nhìn chung, CLCS mới chỉ đạt ở mức
vừa phải chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Và đây cũng chính là những tồn tại mà Đảng và nhân dân tỉnh đang từng
bước tháo gỡ giải quyết.
Với mong muốn được góp phần vào xây dựng Bình Thuận ngày càng giàu
đẹp tương xứng với tiềm năng vốn có và theo sự phát triển đi lên của nền kinh tế xã
hội đất nước. Vì vậy em đã chọn đề tài : “CLCS tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng và giải
pháp” cho đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích - Nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
- Củng cố cơ sở lý luận và nhận thức về CLCS
- Nhìn nhận và đánh giá hiện trạng CLCS dân cư tỉnh Bình Thuận.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư của tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu khái quát tỉnh Bình Thuận về điều kiện tự nhiên cũng như kinh
tế.
- Tìm hiểu thực trạng và những thay đổi về CLCS của dân cư trong tỉnh từ
trước đến nay.
- So sánh, nhận xét mức độ chênh lệch CLCS của dân cư các địa phương
trong tỉnh và các tỉnh khác trong vùng, cả nước.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS người dân Bình Thuận.
3. Lịch sử nghiên cứu
- Trước đây có nhiều đề tài nghiên cứu về thu nhập bình quân đầu người, về
văn hóa, lối sống và các dịch vụ đời sống.
- Các nghiên cứu trước đây dưới góc độ các ngành kinh tế, dịch vụ riêng biệt,
chưa có những nghiên cứu tổng thể về CLCS.
4. Giới hạn của đề tài
CLCS là vấn đề lâu dài, phức tạp và biến đổi theo thời gian, chính vì vậy
trong điều kiện thời gian có hạn, phương tiện làm việc còn hạn chế nên đề tài chỉ
giới hạn nghiên cứu
- Khảo sát, điều tra những chỉ số cơ bản của CLCS : thu nhập bình quân đầu
người, lương thực, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục và các điều kiện sống (nhà ở,
điện, nước, phương tiện sinh hoạt…), mức độ hưởng thụ văn hóa và môi trường
sống của con người (môi trường tự nhiên, môi trường an ninh).
- Phạm vi nghiên cứu là tỉnh Bình Thuận có sự phân hóa đến cấp huyện trong
khoảng thời gian từ năm 1999 – 2006.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
Thực hiện luận văn này em đã vận dụng một số quan điểm sau:
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Bình Thuận là đơn vị lãnh thổ tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội, hành chính
của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và của nước Việt Nam nói chung.
Có mối quan hệ mật thiết với các lãnh thổ khác trong vùng và khu vực. Sự phát
triển kinh tế xã hội và việc nâng cao CLCS của nhân dân tỉnh được đặt ra trong bối
cảnh chung của sự phát triển kinh tế xã hội và CLCS của cả nước ta hiện nay.
Các yếu tố xã hội, vật chất, hoạt động dịch vụ vừa là yếu tố riêng biệt nhưng
luôn vận động trong mối liên hệ chặt chẽ theo hệ thống thống nhất tự nhiên, kinh tế
xã hội. Sự phát triển của các yếu tố riêng biệt vừa chịu sự tác động bới những quy
luật riêng vừa chịu sự tác động của những quy luật thuộc hệ thống cao hơn.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm truyền thống của Địa lý học. Trong nghiên cứu không thể
không coi việc nghiên cứu các đối tượng trên một lãnh thổ thống nhất. Tuy vậy, ở
các lãnh thổ này vẫn có sự khác biệt nhất định mà nhờ đó có thể phân định thành
những lãnh thổ nhỏ hơn có mức sống đồng nhất cao hơn. Chẳng hạn như sự khác
biệt ở trung tâm thành phố Phan Thiết với Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân. Các điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động lẫn nhau trên một lãnh thổ nhất định sẽ tạo
nên những tính chất mang tính đặc thù riêng của lãnh thổ đó.
5.1.3. Quan điểm lịch sử– viễn cảnh
Nếu quan điểm lãnh thổ nói lên tính không gian thì quan điểm lịch sử nói lên
tính thời gian. Trong các nghiên cứu địa lí việc vận dụng quan điểm lịch sử- viễn
cảnh là cần thiết bởi các đối tượng địa lí đều có lịch sử hình thành. Nếu không vận
dụng quan điểm lịch sử-viễn cảnh, không nắm được quá khứ của đối tượng thì khó
có thể giải thích được sự phát triển hiện tai và cũng như dự báo chính xác được
tượng lai của đối tượng nghiện cứu.
CLCS dân cư luôn biến động và thay đổi hầu hết theo chiều hướng tốt, nếu
đứng trên quan điểm lịch sử ta sẽ thấy được sự thay đổi và nguyên nhân dẫn đến sự
biến đổi đó. Bình Thuận có lịch sử phát triển với nhiều đổi thay về kinh tế xã hội,
chính trị. Hiểu được cuộc sống quá khứ của người dân tỉnh Bình Thuận thì mới thấy
và giải thích được sự thay đổi và phát triển của cuộc sống người dân tỉnh hiện nay
và tương lai.
5.1.4. Quan điểm sinh thái
Các yếu tố tự nhiên, môi trường có tác động mạnh mẽ đến CLCS dân cư. Mà
con người lại sống trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đó. Mức sống
dân cư chịu tác động mạnh mẽ của hai yếu tố này và ngược lại khi mức sống cao thì
sẽ có những việc làm, biện pháp cải thiện môi trường sống. Vì vậy, khi nghiên cứu
cần xem môi trường là bộ phận của CLCS. CLCS , môi trường sống được cải thiện
và ngược lại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Các số liệu được thu thập từ nhiều cơ quan khác trong tỉnh, các địa phương và
Trung ương.
Những số liệu sử dụng trong bài luận văn được thu thập từ nhiều cơ quan khác
nhau như : Cục Thống Kê, UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Lao Động Thương Binh Xã
Hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư …Từ những cơ sở là nền tảng cho việc tiến hành
phương pháp nghiên cứu trong phòng.
5.2.2. Phương pháp phân tích – so sánh – tổng hợp
Để phân tích tìm ra cái cốt lõi của vấn đề. So sánh các kết quả với nhau theo
yêu cầu nội dung của đề tài và tổng hợp rút ra những kết luận chính xác về thực
trạng CLCS dân cư Bình Thuận
5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Dựa trên phương pháp này để đưa ra những nhận xét xác thực hơn về CLCS
ở tỉnh.
5.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Từ những số liệu đã tìm được sẽ tiến hành tiến hành tính toán để có được
những thông số cần thiết cho đề tài. Ngoài ra, khi tiến hành điều tra xã hội học sẽ có
nhiều thông số cần tính toán để đưa vào bài làm.
5.2.5. Phương pháp biểu đồ, đồ thị
Những kết quả có được nếu phản ánh lên biểu đồ, bản đồ thì sẽ được thể hiện
rõ ràng và chi tiết hơn, thông qua đó sẽ dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa
các yếu tố cấu thành CLCS , giữa các địa phương trong tỉnh.
5.2.6. Phương pháp hệ thống thông tin Địa lý và Map Info
Sử dụng phần mềm Map Info trong việc xử lý số liệu và thành lập các bản đồ
chuyên đề phục vụ cho việc thực hiện luận văn.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến chất lượng cuộc sống
1.1.1. Chất lượng
Nâng cao CLCS dân cư là mục tiêu phấn đấu của thế giới nói chung cũng
như các quốc gia, các vùng nói riêng, đặc biệt là những vùng còn nghèo, khó.
Nhưng quan niệm về CLCS cũng chưa thật thống nhất.
Trong thực tế người ta quen nói chất lượng có nghĩa là: tuyệt vời của sản
phẩm hay dịch vụ. Nếu chấp nhận hiểu chất lượng có nghĩa là có ích trong cuộc
sống con người thì chỉ có thể định nghĩa : “CLCS là sự thỏa mãn nhu cầu cuộc sống
của con người”.
* Theo từ điển Tiếng Việt 2005 (4, tr 189), chất lượng là cái tạo nên phẩm
chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc…
1.1.2. Chất lượng cuộc sống1
“CLCS được hiểu là sự thỏa mãn một số nhu cầu cơ bản của con người, CLCS
được thể hiện qua hai mặt : lối sống và mức sống”.
- Mức sống là trình độ sinh hoạt vật chất của con người phản ánh trình độ đạt
được về mặt sản xuất và là phương tiện để đánh giá CLCS.
- Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của
các dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống : trong lao
động, hưởng thụ, trong quan hệ, giữa người với người trong sinh hoạt tinh thần và
văn hóa.
Liên Hiệp Quốc đưa ra chỉ số phát triển con người Human Development
Index (HDI) là tiêu chí chính để đánh giá chất lượng cuộc sống của con người bao
gồm cả thu nhập quốc dân bình quân đầu người, thành tựu y tế xã hội và trình độ
văn hóa, giáo d