Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất thời Lý - Trần mở đầu

Đi sâu vào chế độ phong kiến, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đặc biệt chú ý đến chế độ sở hữu ruộng đất, xem nó là cơ sở thực sự của mọi hoạt động xã hội đương thời. Mác viết: " Chế độ sở hữu lớn về ruộng đất là cơ sở thực sự của hoạt động xã hội trung đại phong kiến ". Ở nước ta trước kia cũng vậy, người nông dân sinh ra là để nghe thấy câu " đất của vua, chùa của bụt ". Trong suốt các thế kỷ XIII- XV chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước chiếm địa vị thống trị. ở thế kỷ XV do tình hình phát triển của chế độ ruộng đất, nhà nước đặt ra chế độ lộc điền bổ sung cho chế độ bổng lộc bằng họ có thuế của thời Trần. Chế độ thực phong vẫn được duy trì và dần dần được thay thế bằng chính sách phong thưởng bằng ruộng đất. Sự phát triển của chế độ ruộng đất ở các thế kỷ XIII- XV đã diễn ra trong một khung cảnh đất nước thống nhất. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến trung ương là bộ phận chiếm phần lớn diện tích ruộng đất đã thành thục đương thời. Chúng ta có thể chia thành hai loại theo mức độ phụ thuộc vào sở hữu. Loại 1 bao gồm các bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu trực tiếp của nhà nước như ruộng sơn lăng. tịch điền, ruộng quốc khố hay ruộng quan.Đối với loại ruộng đất này nhà nước xuất hiện như một địa chủ tư nhân, trực tiếp phát canh và trực tiếp thu tô. Với quyền sở hữu và trực tiếp quản lý của mình, nhà nước đã dùng bộ phận ruộng đất này để ban cấp cho các công thần hay cận thần. Loại 2 là ruộng công làng xã, đều thuộc quyền quản lý gián tiếp của nhà nước trung ương. ở đây trước hết cũng cần thấy rằng, làng xã vẫn còn giữ được một loại ruộng, gọi là công bản, làm ruộng sở hữu hoàn toàn của mình. Ngoài đó ra là bộ phận ruộng khẩu phân thuộc sở hữu tối cao cảu nhà nước ở chỗ phải nộp thuế tô.

doc25 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3206 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất thời Lý - Trần mở đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ RUỘNG ĐẤT THỜI LÝ - TRẦN MỞ ĐẦU Đi sâu vào chế độ phong kiến, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đặc biệt chú ý đến chế độ sở hữu ruộng đất, xem nó là cơ sở thực sự của mọi hoạt động xã hội đương thời. Mác viết: " Chế độ sở hữu lớn về ruộng đất là cơ sở thực sự của hoạt động xã hội trung đại phong kiến ". Ở nước ta trước kia cũng vậy, người nông dân sinh ra là để nghe thấy câu " đất của vua, chùa của bụt ". Trong suốt các thế kỷ XIII- XV chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước chiếm địa vị thống trị. ở thế kỷ XV do tình hình phát triển của chế độ ruộng đất, nhà nước đặt ra chế độ lộc điền bổ sung cho chế độ bổng lộc bằng họ có thuế của thời Trần. Chế độ thực phong vẫn được duy trì và dần dần được thay thế bằng chính sách phong thưởng bằng ruộng đất. Sự phát triển của chế độ ruộng đất ở các thế kỷ XIII- XV đã diễn ra trong một khung cảnh đất nước thống nhất. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến trung ương là bộ phận chiếm phần lớn diện tích ruộng đất đã thành thục đương thời. Chúng ta có thể chia thành hai loại theo mức độ phụ thuộc vào sở hữu. Loại 1 bao gồm các bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu trực tiếp của nhà nước như ruộng sơn lăng. tịch điền, ruộng quốc khố hay ruộng quan.Đối với loại ruộng đất này nhà nước xuất hiện như một địa chủ tư nhân, trực tiếp phát canh và trực tiếp thu tô. Với quyền sở hữu và trực tiếp quản lý của mình, nhà nước đã dùng bộ phận ruộng đất này để ban cấp cho các công thần hay cận thần... Loại 2 là ruộng công làng xã, đều thuộc quyền quản lý gián tiếp của nhà nước trung ương. ở đây trước hết cũng cần thấy rằng, làng xã vẫn còn giữ được một loại ruộng, gọi là công bản, làm ruộng sở hữu hoàn toàn của mình. Ngoài đó ra là bộ phận ruộng khẩu phân thuộc sở hữu tối cao cảu nhà nước ở chỗ phải nộp thuế tô. Ở thời Trần, một bộ phận đáng kể của ruộng đất công được cấp cho các quan lại quý tộc cao cấp hay công thần theo chế độ " thái ấp ", " thực ấp ". Ở Việt Nam chế độ sở hữu của nhà nước về ruộng đất có những đặc điểm riêng của mình. Đến thời Trần nó mang một nội dung kinh tế rất cụ thể. Nó không chung chung như buổi đầu độc lập. Nó cũng không nằm ở trên cao, nặng tính chất danh nghĩa như ở Ấn Độ trung đại. ở thời Trần, bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước chiếm diện tích lớn nhất và giữ ưu thế. Chính nó đã chi phối mọi tổ chức chính trị quy định đặc điểm cảu giai cấp địa chủ phong kiến và chi phối quan hệ giữa nhà nước và thần dân. Nhà nước Trần tổ chức theo hình thức phong kiến Trung Quốc, song quan lại vẫn còn được lựa chọn chủ yếu trong hàng ngũ con cháu nhà vua, quan lại và nội giám. Đối với nông dân hưởng chính sách thuế : ai có ruộng đất thì chịu tô thuế, sưu dịch, không có ruộng đất thì được miễn tất cả. Như vậy nghĩa vụ thần dân chỉ đặt lên vai những người có ruộng đất, những người được hưởng quyền lợi kinh tế thực sự. Nói cách khác, nhà nước chi phối thần dân chủ yếu thông qua quyền sở hữu ruộng đất của mình. Đồng thời những người này vẫn chịu sự chi phối pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên khi sử dụng quyền sở hữu của mình về ruộng đất cả nước nhà Trần cũng như nhà Lê chủ yếu không phải chỉ nhằm xây dựng quan hệ mà còn để " đảm bảo nhân công " đảm bảo thu nhập tô thuế CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ RUỘNG ĐẤT Thời đại Lý- Trần là thời đại huy hoàng nhất trong sử Việt theo suy nghĩ phổ cập không vì những chiến công hiển hách chống ngoại xâm mà còn là những công trình trí tụê xây dựng và phát triển đất nước trên các lĩnh vực: văn hóa, văn học... Từ thế kỷ X, chế độ phong kiến dân tộc bắt đầu thiết lập, sau khi cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền thắng lợi (938). Từ đấy chế độ phong kiến Việt Nam với những đặc trưng riêng, với những qui luật riêng đã phát triển liên tục trong 10 thế kỷ. Trải qua thời kỳ Thập nhị sứ quân- phong kiến cát cứ phân tranh nhau rất ngắn ngủi, từ nhà Đinh trở đi nhà nước quan chủ tập trung hình thành. Có thể nói ngay trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến dân tộc Việt Nam, tức giai đoạn mà nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển, thị trường thống nhất quốc gia chưa xuất hiện vậy mà nhà nước trung ương tập quyền đã hình thành. Vấn đề ruộng đất là vấn đề quan trọng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam không phải chỉ dưới thời phong kiến mà cả dưới thời thực dân phong kiến nữa. Dưới thời phong kiến kinh tế Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, công nghiệp hầu như không đáng kể, vì vậy mà vấn đề ruộng đất, vấn đề nông dân có một tầm quan trọng đặc biệt ở Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử. Đặc điểm của quan hệ sản xuất của chế độ phong kiến Việt Nam cũng như của chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước. Chính hình thức sở hữu ruộng đất của nhà nước đã quy định địa vị và quan hệ qua lại giữa các tập đoàn xã hội trong sản xuất, đã quy định hình thức phân phối sản phẩm của xã hội trong xã hội phong kiến. Mặt khác chế độ sở hữu ruộng đất là cơ sở trên đó hình thành chế độ chính trị phong kiến và các hình thái ý thức tư tưởng khác. Nhà nước phong kiến quan liêu Việt Nam khi đã hình thành rồi quả thực là nó có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ sở hữu ruộng đất, đến tình hình phân phối ruộng đất. Nguyên nhân bên trong cũng như nguyên nhân chủ yếu của chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam là chế độ sở hữu của Nhà Nước về vấn đề ruộng đất, chế độ này có liên quan mật thiết tới chế độ canh tác dựa trên cơ sở thủy lợi. Dân tộc Việt Nam từ thượng cổ đã chuyên về nông nghiệp. Trong lịch sử ruộng đất ở Việt Nam, vấn đề ruộng đất sa bồi là một vấn đề quan trọng vì lãnh thổ hoạt động của người Việt xưa kia là miền đồng bằng Bắc Bộ và miền bắc Trung bộ với các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Chu. Trong hoàn cảnh thiên nhiên thuận lợi ấy, dân tộc Việt Nam đã sớm định cư và canh tác nông nghiệp; tuy nhiên nó cũng đem lại cho nông dân nhiều tai họa, đó là tác hại của những trận lụt kinh khủng. Cho nên việc đắp đê chống lụt là việc trung tâm, quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam suốt từ mấy chục thế kỷ qua. Sử cũ chép rằng ở quận Giao chỉ " phía tây huyện Long Biên có đê để giữ nước sông". Tiếp đó các thế kỷ sau đều có nói đến việc đắp đê, nhất là thời kỳ độc lập dân tộc trở đi việc đắp đê lại được chú trọng đặc biệt. Năm 1108 đời Lý có đắp đê Cơ xá và đạc biệt là công trình đắp đê Đỉnh nhĩ đời Trần... Như vậy những công trình trị thủy đó đã đòi hỏi sự liên kết giữa nhân dân trong từng xã, từng địa phương và trong toàn quốc thành một khối thống nhất, thành một quốc gia thống nhất. Cho nên cái yêu cầu thống nhất quốc gia ngay trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến dân tộc- thế kỷ X đến thế kỷ XIV- đã thành một yêu cầu chủ đạo rồi. Ngoài ra còn có yếu tố khách quan thôi thúc làm cho nó được tăng cường thêm, được sức tiến mạnh thêm, đó là yếu tố ngoại xâm. Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Việt Nam đã thành một châu quận thuộc Trung Quốc dưới triều Tần, Hán...Tuy nhiên trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam luôn luôn nổi dậy chống bọn áp bức ngoại tộc để giành độc lập dân tộc. Từ đấy hình thành một yêu cầu có tính chất quân sự: thống nhất quốc gia để chống ngoại xâm. Xu hướng trên đây biểu hiện ở quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc nhà nước, cụ thể là thuộc nhà vua. Trên cơ sở quyền sở hữu tối cao đó, nhà vua tiến hành phong đất và cấp thái ấp cho thần thuộc theo nguyên tắc phong cấp không vĩnh viễn. Phong cấp lối như vậy là để duy trì quyền sở hữu ruộng đất thuộc nhà nước. Và chừng nào mà quyền sở hữu này duy trì được thì bộ máy quan liêu của nhà nước quân chỉ mới có thể duy trì được. Như vậy trên cơ sở của liên hệ về công việc thủy lợi mà nhà nước quân chủ tập trung đã hình thành. Nhưng dù so thì mối liên hệ ấy cũng không thể cố kết các địa phương trong toàn quốc thành một khối thống nhất do đó yếu tố phân quyền, xu hướng cát cứ vẫn cứ tồn tại mãi trong lịch sử Việt Nam cho đến tận đầu thế kỷ thứ XIX, tuy rằng mức độ có khác nhau. Việc phong cấp không triệt để chính là để đảm bảo quyền phong cấp tồn tại mãi mãi với nhà vua. Hai triều đại Lý- Trần tồn tại từ năm 1010 đến 1400 là sự tiếp tục của hàng loạt tổ chức nhà nước trước đó. Từ năm 905 nền đô hộ ngoại bang đã bị nhân dân ta lật đổ. Từ năm 939 sau một cuộc kháng chiến thắng lợi huy hoàng, nhà Ngô- triều đại hoàn toàn của dân tộc ta đã thành lập. Tiếp đó là hai triều đại Đinh- Tiền Lê. Giai đoạn thống trị của nhà Lý và nhà Trần được xem như là giai đoạn bắt đầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Do yêu cầu tăng cường sức mạnh của quốc gia và ổn định những thu nhập hàng năm, nhân dân và nhà nước đều chăm lo phát triển nông nghiệp. Nhà Lý cấm giết trộm trâu bò để giải quyết sức kéo cho nghề nông. Hệ thống đê điều được xây dựng với quy mô lớn thời Trần. Việc chăm bón đồng ruộng được khuyến khích...Tất cả những điều trên đã tạo thành cái khung xã hội của sự phát triển của chế độ ruộng đất nói chung và của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất nói riêng. Có thể nói chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất là cơ sở tồn tại của nhà nước trung ương tập quyền thời Lý- Trần, là nguồn thu nhập chủ yếu của các triều đại đó, đồng thời là nhân tố chủ yếu, chi phối mọi hoạt động của chúng. Mặc dù thế, sự tồn tại của một bộ phận ngày càng lớn của ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân được sử sách ghi chép và nhà nước công nhận chứng tỏ rằng chứng tỏ chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất ngay ở thời Lý- Trần cũng không bao trùm toàn bộ ruộng đất trong nước, nó là một trong 3 bộ phận đất đai của nước ta ( ruộng đất tư, ruộng đất công và đất bãi hoang) đồng thời là cơ sở kinh tế- tài chính chủ yếu của nhà nước quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền. Trên lãnh thổ Đại Việt thời Lý- Trần đã sớm tồn tại hai hình thức sở hữu chính về ruộng đất: sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân, thừa hưởng của giai đoạn lịch sử trước đó. Sự thống trị của một chính quyền trung ương duy nhất trên một lãnh thổ quốc gia thống nhất mà những hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất chưa có điều kiện và thời gian phát triển đã làm cho tư tưởng công hữu, xem vua là bậc tối cao, trở nên phổ biến và tồn tại khá bền vững. Nó góp phần xác nhận sự tồn tại và thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất của triều đại Lý- Trần. Hơn nữa, chế độ tô thuế của nhà nước trùn ương và những quyền hạn của nó đối với toàn bộ đất đai chứng tỏ nhà nước đó thực sự là người chủ toàn bộ ruộng đất trong nước. Nhưng điều đáng chú ý là, trong khi khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình đồi với toàn bộ lãnh thổ trong nước, chính quyền Lý- Trần vẫn cho phép nhân dân sử dụng, hưởng thụ mọi hoa lợi của núi rừng và khai khẩn đất hoang để làm ruộng tư hay ruộng công làng xã. Như vậy có nghĩa là trong chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất đương thời lẫn lộn hai nội dung: sở hữu tối cao và sở hữu thực tế. Ngay từ khi thành lập nhà Lý đã thừa hưởng được cái di sản ruộng đất quốc hữu của các triều đại Đinh- Tiền Lê. Hành vi của Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi " xa giá đến châu Cổ Pháp... sai các quan đo đất vài mươi dặm đất là cấm địa thuộc sơn lăng" và sau đó, năm 1011, " xá thuế 3 năm cho cả nước; phàm những thuế năm trước còn thiếu đều xóa bỏ cho cả" thể hiện rõ quan niệm về quyền sở hữu của nhà nước đối với toàn bộ đất đai trong nước đã ăn sâu vào tiềm thức của giai cấp thống trị đương thời. Sự tồn tại của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất ở thời Lý- Trần là một thực tế được khẳng định. Sự tồn tại và thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nước phương Đông trung đại. Và có thể nói chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất là cơ sở tồn tại của nhà nước trung ương tập quyền thời Lý- Trần, là nguồn thu nhập chủ yếu của các triều đại đó, đồng thời là nhân tố chủ yếu chi phối mọi hoạt động của chúng. 1. Bộ phận ruộng đất do nhà nước trung ương trực tiếp quản lý Sự thừa hưởng di sản kinh tế của các triều đại trước và quyền lực vô thời hạn của nhà vua đã cho phép hình thành một bộ phận ruộng đất do nhà nước trung ương trực tiếp quản lý. Bộ phận này thường bao gồm các hình thức ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng đồn điền. - Ruộng sơn lăng: Với tư cách giai cấp thống trị, nhà Lý và nhà Trần đều sử dụng quyền sở hữu ruộng đất của mình để cấp đất, đặt ruộng phù hợp với một triều đại quân chủ. Sử cũ chép " xa giá nhà vua đến châu Cổ Pháp, sai các quan đo đất vài mươi dặm, đặt làm cấm địa sơn lăng". Ruộng sơn lăng được đặt ra nhằm lấy thu hoạch chi phí vào việc thờ phụng tổ tiên của các họ vua. Căn cứ vào nguồn sử liệu thực địa, chúng ta có thể thấy ruộng sơn lăng gồm hai phần : một khu ruộng mộ và một khu ruộng thờ. Về nguyên tắc, ruộng sơn lăng được giao làm ruộng công vĩnh viễn cho dân sở tại chia nhau cày cấy, nộp một ít hoa lợi để chi phí cho việc sửa sang, bảo vệ lăng tẩm cho nhà vua. Cho đến thế kỷ XIX,các tác giả Đại Nam nhất thống chí vẫn còn ghi rõ về ruộng đất sơn lăng của nhà Lý : " khu đất rộng chừng trăm mẫu, cỏ thụ um tùm, là cấm địa và là thang mộc ấp của nhà Lý. Sau này theo các cụ già ở làng Đình Bảng, trước cách mạng tháng Tám chỉ có toàn ruộng công. Điều đó chứng tỏ rằng, trong nhiều thế kỷ ruộng đất sơn lăng nói chung không bị tư hữu hóa. Tuy nhiên tổng diện tích sơn lăng không lớn và mang những tính chất cơ bản của loại ruộng thờ rải rác ở các địa phương. Ở thời Trần, do các vua được chôn ở nhiều nơi khác nhau cho nên ruộng sơn lăng cũng được đặt rải rác ở các làng Thái Đường, Long Hưng... Cũng như Đình Bảng cho đến trước cách mạng tháng Tám ở đây chỉ có toàn ruộng công. Như vậy nói chung tính chất quốc hữu của sơn lăng được nhân dân địa phương tôn trọng. Tất nhiên cũng còn tùy vào những lợi ích mà cư dân địa phương được hưởng. Theo "Đình Bảng điện bi", thời Trịnh Tùng, số ruộng đất được nhà nước cấp làm ruộng thờ của đền Đô được " chia đều cho các giáp lĩnh canh, mỗi mẩu hàng năm nộp thuế 1 quan tiền cổ", còn nhân dân được xem là " dân thủ lệ chuyên việc phụng thờ". Về nguyên tắc, dân thủ lệ được miễn nghĩa vụ đối với nhà nước để có đủ điều kiện trông nom, chăm sóc lăng miếu các vua. Do có được những khoản ưu đãi đó mà cư dân ở đây không nghĩ đến việc chiếm công vi tư. Hơn nữa thường các triều đại sau biến bộ phận ruộng đất sơn lăng này thành ruộng thờ tự, do đó góp phần bảo vệ tính chất quốc hữu của nó. Tổng diện tích ruộng đất sơn lăng, như vậy, không lớn và tính chất đặc biệt cảu nó đã khiến nó không gây tác dụng gì đáng kể đối với sự phát triển của chế độ ruộng đất nói chung. - Ruộng tịch điền: Bên cạnh ruộng sơn lăng, thời Lý- Trần vẫn tồn tại một số khu ruộng tịch điền do nhà nước trực tiếp quản lý. " Tịch điền là một loại ruộng lấy hoa lợi chi vào việc tế tự, còn nữa thì chẩn cấp cho dân nghèo hoặc để tiếp khách. Đây cũng là loại ruộng nghi lễ nông nghiệp, tàn dư của mạt kỳ chế độ cộng xã nguyên thủy"- Theo như nhà sử học Trung Quốc Dương Khoan. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu hết sức cần thiết của các triều đại nước ta buổi đầu độc lập. Do vậy trong hoàn cảnh đó, mượn nghi lễ cày tịch điền của các triều đại phong kiến phương Bắc là một điều thiết thực và phù hợp với hoàn cảnh một nước nông nghiệp như nước ta . Nghi lễ cày tịch điền được tiền hành đều đặn và liên tục qua các triều đại Lý- Trần. Năm 1028 " mùa xuân, vua (Lý Thái Tông) ngự ra Bố Hải khẩu( nay là thị xã Thái Bình) cày ruộng tịch điền. Sai quan dọn cỏ, đắp đàn. Vua thân tế Thần nông xong, cầm cày muốn làm lễ tự cày, các quan tả hữu có người can rằng : " Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì phải làm thế". Vua nói: " Trẫm không tự cày thì lấy gì mà làm xôi cúng, lấy gì để xướng suất thiên hạ! " Thế rồi đẩy cày 3 lần rồi thôi" ( Đại Việt sư ký toàn thư, tập 1, tr.214). Tịch điền đúng là loại ruộng nghi lễ nông nghiệp. Sang thời Trần, nghi lễ này chỉ còn là một sự cúng tế đơn thuần. Khác với các triều đại sau này, các triều đại Lý- Trần thường sử dụng những khu ruộng công ở các địa điểm trọng yếu đối với nông nghiệp làm ruộng tịch điền. Theo ghi chép cũ, bấy giờ ruông tịch điền được đặt ở các địa điểm như Đọi Sơn ( Thanh Liêm- Hà Nam Ninh), Bố Hải Khẩu ( Thái Bình )... Sau khi vua làm lễ hạ cày xong, ruộng tịch điền được giao cho nhân dân địa phương cày cấy. Việc các vua Lý hàng năm đi xem cày, xem gặt ở các khu ruộng tịch điền và dựng hành cung ở đây để trú ngụ, sự kiện năm 1316 " mùa đông vua sai tể thần, tôn thất cùng các quan gặt ruộng tịch điền" chứng tỏ điều đó... Ở thời Lý- Trần, nông dân địa phương cày cấy tịch điền theo nghĩa vụ lao dịch. Thỉnh thoảng để cho quan lại trung ương sát với tình hình sản xuất nhà vua lại bắt họ đi gặt. Thu hoạch mùa màng hoàn toàn thuộc về nhà vua. Việc nuôi " quan ngưu "( trâu bò công ) một phần chủ yếu nhằm cung cấp sức kéo cho các nông dân cày ruộng tịch điền. Mặc dù quan hệ sản xuất ở loại ruộng tịch điền đáng lưu ý nhưng do tổng diện tích của nó quá hẹp, không đủ gây một ảnh hưởng gì quan trọng đến sự phát triển của nông ngư nghiệp. Thu nhập của nhà nước ở bộ phận ruộng tịch điền không thể là nguồn thu nhập chính của gia đình nhà vua. Về chế độ tô thuế ruộng đất ở thời Lý- Trần, sách" An Nam chí nguyên " viết : " thời Lý- Trần công điền có hai loại và chia làm 3 hạng: quốc khố điền và thác đao điền ". Theo nghĩa đen của thuật ngữ quốc khố điền là ruộng kho công, tức là ruộng đất của nhà nước, lấy thu hoạch trữ vào kho của nhà nước để chi phí dần. Tạm dùng thuật ngữ này để chỉ một loại ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý, có định mức thuế và khác với các loại ruộng sơn lăng và tịch điền. - Ruộng đồn điền: Việc tổ chức khai hoang lập làng và lập đồn điền bắt đầu ở thời Lý- Trần. Tù binh và dân bị tù tội là lực lượng chủ yếu của các tổ chức khai hoang này. Những cuộc chiến tranh với các nước xung quanh đã đưa lại một số tù binh đáng kể. Nhiều tù binh được phân phát cho các vương hầu làm nô tỳ, số còn lại được nhà nước biến thành một lực lượng khai hoang. Năm 1252 trong lần đánh Champa, Trần Thái Tông lại bắt thêm một số tù binh Chàm đưa về cho khai hoang lập làng ở Nghệ An và ở một số vùng thuộc Bắc Bộ. Nhiều tù binh Tống, Nguyên, Ai Lao cũng được sử dụng vào công cuộc khẩn hoang. Như vậy là từ thời Lý, trên đất nước ta nảy sinh một số làng do tù binh khẩn hoang lập thành và phụ thuộc nhà nước. Việc sử dụng tù binh vào công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp đương thời. Bên cạnh đó đến thời Trần, nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách đồn điền. Đồn nghĩa là tập trung đông người, điền nghĩa là làm ruộng. Chế độ này có từ thời Hán và tồn tại mãi đến thời Thanh, nhằm tổ chức khai hoang nuôi quân đội hay thành lập các điểm di dân, cho nên có quân đồn, dân đồn và thương đồn. Trong thời kỳ trước Lý đã có đồn điền ở trên lãnh thổ nước ta. Thời Lý- Trần vẫn tiếp tục tồn tại các đồn điền. Theo sử cũ những tù binh bị bắt trong các trận đánh nhau với nhà Tống, nhà Nguyên hay Champa đều được đưa đi khai hoang lập làng. ở thời Lý có lẽ chính sách đồn điền chưa đặt ra. Tù binh thường được chia đi khẩn hoang lập làng rồi lấy tên cũ của họ mà đặt. Sang thời Trần, ngoài việc cho tù binh đi khẩn hoang lập làng, nhà nước còn lập đồn điền. Việc đặt các chức quan chánh phó đồn điền sứ chứng tỏ điều đó. Năm 1344, nhà Trần cho đặt các chức" đồn điền chánh, phó sứ ở ty khuyến nông" chuyên về việc mộ dân khia hoang. Một số sử liệu địa phương cho phép chúng ta suy nghĩ rằng làng Quán La ( thuộc huyện Từ Liêm- Hà Nội ) là một đồn điền của nhà Trần. Đồn điền này được duy trì cho đến thế kỷ XVIII. Sử cũ cũng nêu trường hợp Tảo Xã ( hay Cảo Xã ) nơi đày các tội nhân loại vừa. Cảo Xã là khu ruộng thuộc sở hữu nhà nước, xuất hiện từ thời Lý. Tội nhân bị đày ra đây, gọi là Cảo Điền hoành, phải cày 3 mẵu ruộng, mỗi năm nộp 300 thăng thóc. Như vậy xuất phát từ nhu cầu mở rộng diện tích canh tác, nhà Trần đã thành lập các sở đồn điền bên cạnh việc khuyến khích các vương hầu khai hoang, thành lập điền trang. Năm 1128 đưa 6 quân luân phiên làm nông, chính là quân đồn điền. Năm 1344 đặt ty khuyến nông, chức đồn điền sứ và phó sứ… Đây đều là những hình thức đồn điền khác nhau. Có quân điền do quân lính canh tác, có đồn điền do quan nô canh tác, có dân đồn điền do dân canh tác. Vấn đề thân phận, người cày trong bộ phận ruộng quốc khố k