Chi ngân sách nhà nước với thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Phúc lợi vật chất được đo bằng giá trị hàng hoá và dich vụ mà nền kinh tế sản xuất ra. Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là nghiên cứu về khả năng của các nền kinh tế sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Những câu hỏi thường được đặt ra như: vì sao một số nền kinh tế giàu có về vật chất trong khi các nền kinh tế khác lại nghèo? Vì sao một số nền kinh tế lại nhanh chóng giàu lên trong khi các nền kinh tế khác vẫn cứ nghèo. Chẳng hạn những người dân trung lưu ở các nước giàu như Mỹ, Nhật lại có mức sống cao hơn những người dân trung lưu ở các nước nghèo. Mức chênh lệch cuộc sống. Người dân ở nước giàu tiện nghi nhiều cho cuộc sống, được chăm sóc y tế tốt hơn và có tuổi thọ cao hơn. Xét theo thời gian, ngay cả trong 1 nước mức sống cũng thay đổi rất nhiều. Và tất cả là do yếu tố tăng trưởng kinh tế tác động lên. Nghĩa là vấn đề tăng trưởng kinh tế là một vấn đề quan trọng tác động lên cuộc sống của người dân. Nó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước.

doc23 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chi ngân sách nhà nước với thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Phúc lợi vật chất được đo bằng giá trị hàng hoá và dich vụ mà nền kinh tế sản xuất ra. Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là nghiên cứu về khả năng của các nền kinh tế sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Những câu hỏi thường được đặt ra như: vì sao một số nền kinh tế giàu có về vật chất trong khi các nền kinh tế khác lại nghèo? Vì sao một số nền kinh tế lại nhanh chóng giàu lên trong khi các nền kinh tế khác vẫn cứ nghèo. Chẳng hạn những người dân trung lưu ở các nước giàu như Mỹ, Nhật lại có mức sống cao hơn những người dân trung lưu ở các nước nghèo. Mức chênh lệch cuộc sống. Người dân ở nước giàu tiện nghi nhiều cho cuộc sống, được chăm sóc y tế tốt hơn và có tuổi thọ cao hơn. Xét theo thời gian, ngay cả trong 1 nước mức sống cũng thay đổi rất nhiều. Và tất cả là do yếu tố tăng trưởng kinh tế tác động lên. Nghĩa là vấn đề tăng trưởng kinh tế là một vấn đề quan trọng tác động lên cuộc sống của người dân. Nó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước. I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - MỘT MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ QUAN TRỌNG 1. Khái quát chung về tăng trưởng kinh tế Mục tiêp phát triển kinh tế của một quốc gia luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Hiện nay, lại có một thực tế rằng tỷ lệ tăng trưởng của các nước cũng rất khác nhau. Tại một số nước Đông Á như Singapor hay Hàn Quốc, thu nhập bình quân đầu người đã tăng 7% mỗi năm trong mấy thập kỷ qua. Trái lại, tại một số nước như Etiopia và Nigiêria, thu nhập bình quân không thay đổi trong thời gian dài. Vậy đâu là nguyên nhân của sự khác biệt ấy. Để đánh giá thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia, người ta sử dụng một trong những thước đo quan trọng nhất đó là tổng sản phẩm trong nước (GDP). Qui mô GDP thực tế là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh sự thịnh vượng của nền kinh tế và mức tăng trưởng của GDP thực tế là chỉ tiêu tốt nhất về tiến bộ kinh tế. Khi một nước có tăng trưởng kinh tế, thì dân cư trong nước nhìn chung sẽ có cuộc sống sung túc hơn. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là nghiên cứu về khả năng của các nền kinh tế sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức sản lượng quốc dân: g = x 100% Trong đó: gt là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t Y là GDP thực tế của thời kỳ t Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng lên rất nhanh trong khi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm. Do đó các nhà kinh tế đã xây dựng một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế theo mức sản lượng bình quân đầu người. Theo đó, tăng trưởng kinh tế tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với kì trước - thông thường tính cho 1 năm gpct = x 100% gpct là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kì t Y là GDP thực tế BQ đầu người 2. Các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế Thực tế cho thấy có sự khác biệt rất lớn trong tỉ lệ tăng trưởng, vị trí xếp hạng của các nước theo thu nhập thay đổi mạnh mẽ theo thời gian. Như chúng ta đã biết Nhật - đất nước chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ II- đã vươn lên trên nhiều nước khác. Một nước tụt lại phía sau là Anh. Vào những năm 1870, Anh là nước giàu nhất thế giới và thu nhập bình quân đầu người cao hơn Mỹ khoảng 20%. Nhưng điều gì lý giải cho sự thay đổi ấy? Vì sao một số nước tăng trưởng rất nhanh trong khi một số khác lại tụt hậu? Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng: tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi các yếu tố sau: a) Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế Chúng ta không có gì phải nghi ngờ về tầm quan trọng của sự tăng trưởng với tư cách là một mục tiêu chính sách của mọi quốc gia. Sự tăng trưởng tạo điều kiện để nâng cao mức sống và đẩy mạnh an ninh quốc gia. Nó kích thích kinh doanh táo bạo, khuyến khích sự đổi mới và mang lại một sự khích lệ thường xuyên đối với hiệu quả kĩ thuật và quản lý. Hơn nữa một nền kinh tế đang tăng trưởng tạo thuận lợi cho tính năng động về mặt kinh tế và xã hội. Vào những năm 70, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã bị chỉ trích. Sự chỉ trích có 2 cơ sở chủ yếu. Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế liên tục chắc chắn sẽ khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng và sự phá huỷ môi trường không thể sửa chữa được. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự suy yếu của "các nguồn lực không thể tái tạo" Tuy nhiên trong quá trình phát triển đến nay, các tiến bộ khoa học công nghệ đã chứng tỏ sự ngần ngại trên là không cần thiết và con người có khả năng khắc phục điều đó. b) Năng suất - yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tăng trưởng Ta đã thấy được tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế và hoạt động đó là mục tiêu của các chính phủ. Nhưng một câu hỏi đặt ra là vậy điều gì quyết định tăng trưởng. Lời giải thích có thể gói gọn trong 1 từ duy nhất "Năng suất" Thuật ngữ "năng suất" phản ánh lượng hàng hoá - dịch vụ mà một công nhân sản xuất ra trong mỗi giờ lao động. Năng suất cũng đóng vai trò quyết định mức sống của một nước. Hãy nhớ rằng tổng sản lượng trong 1 nước phản ánh đồng thời tổng thu nhập của tất cả các thành phần trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hoá - dịch vụ của nền kinh tế. Đất nước chỉ có thể hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp hơn khi nó sản xuất được lượng hàng hoá - dịch vụ lớn hơn. Người Mỹ sống sung túc hơn người Nigiêria vì công nhân Mĩ có năng suất cao hơn công nhân Nigiêria. Nghĩa là mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ của nước đó. c) Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế Sau khi đã nghiên cứu mục tiêu của tăng trưởng và yếu tố năng suất, người ta lại đặt ra một câu hỏi: Vì sao một số nền kinh tế lại có khả năng sản xuất ra nhiều hàng hoá - dịch vụ hơn các nền kinh tế khác? Để trả lời được câu hỏi đó ta cần xem xét về các nguồn lực của tăng trưởng. Nguồn lực hay chính là các nhân tố quyết định tăng trưởng, gồm: nguồn nhân lực, tích lũy tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ. Các nhân tố này cũng tồn tại và quyết định năng suất của các nền kinh tế hiện thực nhưng phức tạp hơn. Vốn nhân lực là yếu tố đầu tiên quyết định đến tăng trưởng kinh tế của một nước. Nhiều nhà kinh tế cho rằng chất lượng đầu vào lao động - kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của lực lượng lao động - là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác của sản xuất như tư bản hiện vật, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay được trong nền kinh tế thế giới. Một nước có thể nhập khẩu các thiết bị thông tin viễn thông, máy tính, máy phát điện, các loại máy móc hiện đại nhất. Nhưng những hãng tư bản này chỉ có thể được sử dụng một cách hiệu quả nhất nếu như người công nhân có kỹ năng và được đào tạo, có trình độ văn hoá, kỷ luật lao động cao làm cho năng suất lao động tăng, và người quản lý có tri thức và khả năng quản lý những quy trình công nghệ hiện đại một cách có hiệu quả. Công nhân làm việc với năng suất cao hơn nếu họ có nhiều công cụ lao động hơn khối lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ được gọi là tư bản hiện vật hay viết gọn là tư bản. Ví như khi người thợ mộc làm việc, anh ta có cưa, bào, đục, máy tiện… Việc có nhiều công cụ hơn cho phép người thợ làm việc nhanh và chính xác hơn. Nghĩa là trong một tuần người thợ mộc với dụng cụ thô sơ sẽ làm ra ít sản phẩm hơn so với người có công cụ tinh vi, chuyên cho nghề mộc. Tư bản hiện vật biểu thị yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà trước đó đã từng là đầu ra của nó. Tư bản hiện vật là nhân tố sản xuất được dùng để sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ, trong đó có bản thân tư bản. Bản thân tư bản hiện vật của một nước tăng trưởng theo thời gian nhưng tăng nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào quá trình tích luỹ tư bản. Nhưng như chúng ta biết tích luỹ tư bản cần có sự hy sinh tiêu dùng hiện tại trong nhiều năm. Nhưng nó tăng trưởng nhanh có xu hướng đầu tư mạnh vào hàng hoá tư bản mới, ở những nước tăng trưởng nhanh nhất, 10 ® 20 % thu nhập dành cho tích luỹ tư bản - yếu tố tác động đến tăng trưởng. Khi bàn đến tư bản chúng ta không chỉ đề cập đến nhà xưởng, máy móc. Nhiều đầu tư do chính phủ tiến hành và đặt nền móng cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Những đầu tư này được gọi là tư bản cố định xã hội và bao gồm dự án lớn như mở đường cho các hoạt động thương mại. Đường sá và các dự án về nước và thuỷ lợi, các biện pháp yếu tố cộng đồng là những ví dụ quan trọng. Tất cả những dự án này gồm những khoản đầu tư lớn thường không thể chia nhỏ được hay đầu tư trọn gói và nhiều khi có lợi tức tăng dần theo quy mô. Và các khoản đầu tư này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - chính phủ phải tham gia vào để đảm bảo những đầu tư cơ sở hạ tầng hay tư bản xã hội được thực hiện. Tài nguyên thiên nhiên một trong những yếu tố sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại như đất đai, sông ngòi và khoáng sản. Có 2 loại tài nguyên thiên nhiên: loại tái tạo được và loại không tái tạo được. Dầu mỏ là tài nguyên thiên nhiên thuộc loại không tái tạo được; rừng cây là ví dụ về tài nguyên tái tạo được. Sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ra một số khác biệt về mức sống trên thế giới. Sự thành công có ý nghĩa lịch sử của Mỹ bắt nguồn từ cung đất đai mênh mông, thích hợp cho ngành nông nghiệp. Ngày nay một số nước ở vùng Trung Đông như Cô-oét và Ả rập Xêút rất giàu chỉ vì họ sống trên những giếng dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng, nhưng đó không nhất thiết là nguyên nhân làm cho nền kinh tế có năng suất cao trong việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ, Nhật là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới mặc dù không có tài nguyên thiên nhiên. Thương mại quốc tế là nguyên nhân thành công của nước Nhật. Nhật nhập khẩu rất nhiều tài nguyên thiên nhiên cần thiết, chẳng hạn dầu mỏ, rồi xuất khẩu hàng công nghiệp sang các nước có nhiều tài nguyên. Cùng với ba nhân tố sản xuất đã thảo luận ở trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhân tố hết sức quan trọng là tri thức công nghệ. Trong lịch sử, tăng trưởng của các nước trên thế giới có hình mẫu khác nhau không phải là quá trình sáng chế và thay đổi công nghệ không ngừng đem lại một bước tiến xa về khả năng sản xuất của các nước châu Âu, Mỹ, Nhật và các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapor… Nhân tố cuối cùng quyết định năng suất là tiến bộ công nghệ. Cách đây một thế kỷ, đa số người Mỹ là nông dân, bởi vì kỹ thuật trồng trọt hồi ấy đòi hỏi nhiều lao động để làm ra lượng lương thực cần thiết cho mọi người. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật trồng trọt, chỉ một phần nhỏ dân số làm việc trong nông nghiệp cũng đủ nuôi sống toàn xã hội. Sự thay đổi về công nghệ như thế cho phép chuyển lao động sang các ngành sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ khác. Thay đổi công nghệ là những thay đổi trong quá trình sản xuất hoặc đưa ra những sản phẩm mới sao cho có thể tạo ra được sản lượng nhiều hơn và cải tiến hơn cùng với một lượng đầu vào. Những phát minh đã làm năng suất tăng nhanh là động cơ hơi nước, máy phát điện, bóng đèn, động cơ đốt trong, và máy bay phản lực hạng nặng chở khách. Những thay đổi công nghệ cơ bản là những phát minh ra sản phẩm mới như điện thoại, máy thu thanh, máy bay, máy ảnh, vô tuyến truyền hình và máy tính. Những phát minh này là những phát minh nổ bật nhất trong kỷ nguyên hiện đại đang diễn ra trong ngành điện và tin học mà một máy tính xách tay nhỏ bé ngày nay có công suất vượt xa máy tính nhanh nhất của những năm 1960. Những phát minh này là những ví dụ đặc sắc nhất về thay đổi công nghệ. Tuy nhiên thay đổi công nghệ trên thực tế là một quá trình liên tục bao gồm những cải tiến lớn, nhỏ. Những cải tiến nhỏ là bộ phận của sự tiến bộ đều đặn của nền kinh tế. Tiến bộ công nghệ có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao mức sống, các nhà kinh tế từ lâu đã suy nghĩ làm thế nào để khuyến khích tiến bộ công nghệ. Rõ ràng rằng thay đổi công nghệ khhông phải là quá trình cơ học đơn giản của việc đi tìm những sản phẩm và quá trình sản xuất tốt hơn. Thay vì thế, sáng kiến nhanh đòi hỏi phải nuôi dưỡng một tinh thần kinh doanh. Trên đây là 4 nguồn của tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các nhân tố đó có thể khác nhau rất nhiều giữa các nước và một số nước có thể kết hợp chúng hiệu quả hơn các nước khác. 3. Vấn đề về chi ngân sách nhà nước Trong hệ thống tài chính thống nhất, ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Cho đến nay thật ngữ "ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nước. Nó có vai trò rất quan trọng trong mọi mô hình, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội và là vai trò quan trọng của ngân sách nhà nước trong cơ chế thị trường. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Thực chất chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của nhà nước. Song việc cung cấp này có những đặc thù riêng. Thứ nhất chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Mức độ phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của Chính phủ trong mỗi thời kỳ. Thứ hai là tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao. Chính vì vậy, trong công tác quản lý tài chính, một yêu cầu đặt ra là: Khi xem xét, đánh giá về các khoản chi ngân sách nhà nước, cần sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng, đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác dụng, ảnh hưởng của các khoản chi ở tầm vĩ mô. Thứ ba là xét về mặt tính chất phần lớn các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Chính vì vậy các nhà quản lý tài chính cần phải có sự phân tích, tính toán cẩn thận trên nhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh được những lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước. Tuỳ theo yêu cầu của việc phân tích, đánh giá và quản lý ngân sách trong từng thời kỳ người ta có thể phân chia các khoản chi ngân sách nhà nước theo nhiều tiêu thức khác nhau. Trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta trước đây, nộ dung các khoản chi ngân sách nhà nước được phân loại dựa trên các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đây là cách phân loại chủ yếu thời kỳ này. Theo chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, nội dung chi tiêu ngân sách nhà nước bao gồm, chi kiến thiết kinh tế, chi văn hoá- xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phòng và các khoản chi khác. Trong các nền kinh tế thị trường và ở nước ta hiện nay, cách phân loại nội dung chi tiêu ngân sách nhà nước theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử dụng phổ biến. Đây cũng là cách phân loại quan trọng nhất, nó trình bày nội dung chi tiêu của chính phủ để qua đó người ta có thể nhận rõ và phân tích, đánh giá những chính sách, chương trình của chính phủ thông qua các kinh phí để thực hiện các chương trình, chính sách đó. Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước được chia ra làm thành 2 phần chính. Đó là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên là những khoản chi không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm duy trì đời sống quốc gia. Về nguyên tắc các khoản chi này phải được tài trợ bằng các khoản thu không mang tính hoàn hảo trả (thu trong cân đối) của ngân sách nhà nước. Chi thường có bao gồm có ba vấn đề chính đó là chi về chủ quyền quốc gia, chi liên quan đến sự điều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước và chi phí cho sự can thiệp của nhà nước. Chi quốc gia tức là các chi phí mà các chi phí mà các cơ quan nhà nước cần phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao, thông tin đai chúng… Chi liên quan đến điều hành của cơ quannn để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó chi do sự can thiệp của nhà nước để nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội để cải thiện đời sống nhân dân. Những chi pihí này thuộc loại chi phí chuyển nhượng như: trợ cấp cho các cơ quan nhà nước để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ BHXH, trả lãi, nợ của Chính phủ… Còn chi đầu tư phát triển là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia, gồm có chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ. Chi xây dựng mới và tư bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị. Chi cho việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào các công ty, góp vốn vào các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh. Cácchi phí chuyển nhượng đầu tư và những chi phí đầu tư liên quan đến sự tài trợ của nhà nước dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc trợ cấp cho những pháp nhân kinh tế công hay tư để thực hiện các nhiệm vụ đồng loại với các nghiệp vụ nêu trên, nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế của nhà nước. II. VẤN ĐỀ NSNN ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI Để bắt đầu nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế dài hạn, chúng ta cần nhìn vào thực tế của một số nền kinh tế trên thế giới. Ở Nhật vào thời kỳ 1890 thu nhập thực tế bình quân đầu người là 1196 đô la, đến 1997 là 23400 đô la ta nhận thấy tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 2,82. Ở Brazin năm 1900 có mức thu nhập thực tế bình quân đầu người đầu kỳ là 619 đô la, năm 1997 là 23400 có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 2,41. Ở Mêhicô năm 1900 mức thu nhập là 922 đô la, nưm 1997 là 8120 có mức tăng trưởng là 2,27. Ở Đức là 1,99; Canađa là 1,95; Trung Quốc là 1,91; Áchentina là 1,76; Mỹ là 1,75; Anh là 1,33 và Ấn Độ là 1,34. Nhìn vào các số liệu trên ta thấy mức tăng trưởng kinh tế nhanh ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi nước. Lúc đầu Nhật không phải là một nước giàu. Nhưng vì sự tăng trưởng thần kỳ của nó mà giờ đây Nhật đã trở thành siêu cường kinh tế với thu nhập bình quan chỉ thua Mỹ một chút. Vì sự khác biệt trong tỷ lệ tăng trưởng, vị trí xếp hạng của các nước theo thu nhập thay đổi mạnh mẽ theo thời gian. Như chúng ta đã thấy Nhật là nước đã vươn lên trên nhiều nước khác. Một nước tụt hậu lại sau là Anh. Mỗi một nước lại có thể chế khác nhau, nên vấn đề chi ngân sách nhà nước cũng không giống nhau ở mỗi nước. Nếu chính phủ mỗi nước điều tiết được thu chi ngân sách hợp lý thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh thâm hụt ngân sách. Thực tế cho thấy Nhật hiện tại là một nước thu chi ngân sách hợp lý. Mỹ thời Bil Clinton còn làm tổng thống, thu chi ngân sách nhà nước ổn định, thậm chí còn có thặng dư. Nhưng từ khi Bush kế nhiệm, ngân sách nhà nước lại bất ổn, mất cân bằng. Làm sao để quản lý, điều tiết ngân sách nhà nước một cách hợp lý, đây có lẽ là một câu hỏi lớn, một vấn đề nan giải với chính phủ mỗi quốc gia. III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỚI THỰC HIỆN MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 1. Tình hình kinh tế - ngân sách Việt Nam thời gian qua Thời gian vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có sự thay đổi rấtlớn. Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thị trường Việt Nam sẽ mở rộng cửa, và là điểm dừng chân mới của nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy mà vấn đề ngân sách Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể. Như chúng ta đã biết: Ngân sách nhà nước là một hệ thống các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực phân phối giữa các thành viên xã hội. Các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi ngân sách nhà nước không hoạt động một cách riêng lẻ, rời rạc mà nó có