Mở đầu: Sau thời kỳ Đổi Mới, chất lượng chăm sóc sức khỏe của các cơ sở y tế được cải thiện đáng kể
làm tăng hiệu quả và hiệu năng hoạt động của hệ thống y tế Việt Nam. Để biết được hiệu quả và hiệu năng
hoạt động của hệ thống, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu phân tích chi phí – hiệu quả của hệ
thống y tế Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi Mới đến nay.
Phương pháp: nghiên cứu tương quan hồi cứu số liệu qua các báo cáo của tổ chức y tế thế giới
(WHO) từ năm 1995-2009, số liệu thống kê của WHO từ 2006-2009 và ngân hàng thế giới (WB) từ 1990-
2009. Các số đo hiệu quả và đầu vào của hệ thống y tế Việt Nam và các nước trong khu vực sẽ được thu
thập để đánh giá hiệu quả, hiệu năng và so sánh với nhau.
Kết quả: tổng thu nhập quốc nội (GDP), thu nhập bình quân trên đầu người (GNI) và tỷ lệ ngân sách
quốc gia chi cho y tế, kỳ vọng sống và kỳ vọng sống khỏe mạnh của người Việt Nam tăng lên; trong khi tỷ
suất chết trẻ em và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm dần qua các năm. So với người dân của một số
nước, người Việt Nam có các chỉ số sức khỏe tốt hơn dù họ có thu nhập bình quân thấp hơn.
Kết luận: người dân của các nước có thu nhập cao hơn sẽ có điều kiện sức khỏe tốt hơn. Nước nào chi
tiêu cho y tế nhiều hơn, người dân của nước đó sẽ có sức khỏe tốt hơn. Nhìn chung, người dân Việt Nam
chi thu nhập cá nhân cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe cao nhất so với các nước trong khu vực. Hệ
thống y tế Việt Nam được vận hành rất hiệu qủa và hiệu năng so với hệ thống y tế của các nước khác.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chi phí – Hiệu quả của hệ thống y tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 112
CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM
Tô Gia Kiên*, Huỳnh Ngọc Vân Anh**,Trương Phi Hùng*,
Phan Thanh Xuân*, Nguyễn Thành Luân*
TÓM TẮT
Mở đầu: Sau thời kỳ Đổi Mới, chất lượng chăm sóc sức khỏe của các cơ sở y tế được cải thiện đáng kể
làm tăng hiệu quả và hiệu năng hoạt động của hệ thống y tế Việt Nam. Để biết được hiệu quả và hiệu năng
hoạt động của hệ thống, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu phân tích chi phí – hiệu quả của hệ
thống y tế Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi Mới đến nay.
Phương pháp: nghiên cứu tương quan hồi cứu số liệu qua các báo cáo của tổ chức y tế thế giới
(WHO) từ năm 1995-2009, số liệu thống kê của WHO từ 2006-2009 và ngân hàng thế giới (WB) từ 1990-
2009. Các số đo hiệu quả và đầu vào của hệ thống y tế Việt Nam và các nước trong khu vực sẽ được thu
thập để đánh giá hiệu quả, hiệu năng và so sánh với nhau.
Kết quả: tổng thu nhập quốc nội (GDP), thu nhập bình quân trên đầu người (GNI) và tỷ lệ ngân sách
quốc gia chi cho y tế, kỳ vọng sống và kỳ vọng sống khỏe mạnh của người Việt Nam tăng lên; trong khi tỷ
suất chết trẻ em và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm dần qua các năm. So với người dân của một số
nước, người Việt Nam có các chỉ số sức khỏe tốt hơn dù họ có thu nhập bình quân thấp hơn.
Kết luận: người dân của các nước có thu nhập cao hơn sẽ có điều kiện sức khỏe tốt hơn. Nước nào chi
tiêu cho y tế nhiều hơn, người dân của nước đó sẽ có sức khỏe tốt hơn. Nhìn chung, người dân Việt Nam
chi thu nhập cá nhân cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe cao nhất so với các nước trong khu vực. Hệ
thống y tế Việt Nam được vận hành rất hiệu qủa và hiệu năng so với hệ thống y tế của các nước khác.
Từ khóa: chi phí – hiệu quả, hiệu quả, hiệu năng, hệ thống y tế, nghiên cứu tương quan, Việt Nam.
ABSTRACT
COST-EFFECTIVENESS ANALYSIS OF VIETNAMESE HEALTH SYSTEM
To Gia Kien, Huynh Ngoc Van Anh, Truong Phi Hung, Phan Thanh Xuan,
Nguyen Thanh Luan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 112 – 118
Background: after Doi Moi, the quality of healthcare facilities had significantly been improved that
resulted in increasing the effectiveness and efficiency of the Vietnamese health system. To identify the
effectiveness and efficiency of operation of the system, the study was conducted to analyse the cost-
effectiveness of the Vietnamese health system since Doi Moi.
Methods: an ecological study was conducted to retrieve data from the world health reports from 1995-
2009, world health statistics from 2006-2009, and world development reports from 1990-2009. Indicators of
inputs and effectiveness of health system of Vietnam and other countries were collected to measure the
effectiveness, efficiency and to compare each other.
Results: gross domestic product, gross national income per capita, total expenditure on health as a
percentage of gross domestic product, life expectancy and healthy life expectancy of Vietnamese increased,
* Bộ môn Tổ chức – Quản lý y tế, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
** Bộ môn Dân số - Thống kê y học và tin học, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: ThS. Tô Gia Kiên ĐT: 0919511121 Email: kiengiato@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 113
whereas infant mortality rate and under-5 mortality rate decreased yearly. Compared to people of some
countries, Vietnamese had better health indicators, although they had lower income.
Conclusions: people of high income countries would have better health than those of lower income
countries. Countries, which spent more on health care, whose people would have better health than those
spent less. In general, Vietnamese spent their income on healthcare activities the highest compared to people
of other countries. The health system of Vietnam was effective and efficient compared to other health system.
Keywords: cost-effectiveness, effectiveness, efficiency, health system, ecological study, Vietnam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1986 Chính phủ Việt Nam bắt đầu
thực hiện chương trình Đổi Mới, chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đổi Mới đã mang lại những thành
tựu to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực. Trong lĩnh
vực y tế, với chiến lược xã hội hóa y tế, nhiều
hình thức chăm sóc sức khỏe tư nhân được
khuyến khích thực hiện. Sự thay đổi này phần
nào làm giảm gánh nặng tiền lương cho ngân
sách quốc gia và giúp người nghèo có thêm
cơ hội sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
công lập cũng như cung cấp cơ sở vật chất tốt
hơn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Qua
đó, chất lượng chăm sóc được cải thiện đáng
kể và khả năng tiếp cận của người dân đối với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được tăng
lên(5,8). Tuy nhiên, những thay đổi đó cũng
gây ra những tác hại đối với sức khỏe người
dân(8). Như vậy, so với những tác hại gây ra
cho sức khỏe dân số, những thay đổi đó có
giúp hệ thống y tế Việt Nam hoạt động hiệu
quả (effectiveness) và hiệu năng (efficiency)
hay không; và so với các quốc gia khác, hệ
thống y tế Việt Nam có hiệu quả và hiệu năng
hơn hay không là những câu hỏi thách thức
những nhà lập kế hoạch chính sách. Để trả lời
những câu hỏi trên, nghiên cứu này được
thực hiện với mục tiêu phân tích chi phí – hiệu
quả của hệ thống y tế Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi
Mới đến nay.
Để lượng giá hiệu quả của hệ thống y tế,
các tài liệu cho thấy có thể sử dụng các chỉ số
sức khỏe như kỳ vọng sống lúc sinh (life
expectancy at birth), kỳ vọng sống khỏe mạnh
(healthy life expectancy), tỷ suất chết trẻ em
(infant mortality rate), tỷ suất chết trẻ em dưới
5 tuổi và tỷ số chết mẹ (maternal mortality
ratio)(1,4,10). Hiệu năng hay chi phí - hiệu quả
của hệ thống y tế sẽ được xem xét dựa vào các
chỉ số hiệu quả và các chỉ số đầu vào(3). Các
chỉ số đầu vào được sử dụng trong nghiên
cứu này bao gồm thu nhập bình quân đầu
người trong năm (gross national income per
capita), tổng thu nhập quốc nội (gross
domestic product) và tỷ lệ ngân sách quốc gia
được chi cho y tế (total expenditure on health
as a percentage of gross domestic product),
chi tiêu cho y tế (per capita health care
expenditure) và số lượng bác sĩ(1,4,6,10,11).
Nghiên cứu cũng sẽ so sánh chi phí - hiệu quả
của hệ thống y tế Việt Nam với chi phí - hiệu
quả của hệ thống y tế các nước Đông Nam Á
và Trung Quốc.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu được hồi cứu từ các báo cáo của tổ
chức y tế thế giới (world health report) từ năm
1995 - 2009, số liệu thống kê của tổ chức y tế
thế giới (world health statistics) từ năm 2006 -
2009 và các báo cáo của ngân hàng thế giới
(world development report) từ năm 1990 -
2009. Các biến số được sử dụng để đánh giá
chi phí gồm tổng thu nhập quốc nội, thu nhập
bình quân trên đầu người, tỷ lệ ngân sách
quốc gia chi tiêu cho y tế, chi tiêu bình quân
cho sức khỏe. Các biến số được sử dụng để
đánh giá hiệu quả là kỳ vọng sống lúc sinh,
kỳ vọng sống khỏe mạnh lúc sinh, tỷ suất chết
trẻ em, tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi và tỷ số
chết mẹ. Để so sánh với các hệ thống y tế
khác, nghiên cứu này chọn các nước trong
khu vực Đông Nam Á vì mục tiêu của quốc
gia là đạt sức khỏe trung bình bằng với các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 114
nước trong khu vực; ngoài ra, nghiên cứu này
cũng chọn Trung Quốc một nước cũng có mô
hình kinh tế, chính trị, xã hội tương đồng với
Việt Nam để so sánh. Việc so sánh chi phí –
hiệu quả hoạt động của các hệ thống y tế sẽ
được tiến hành bằng cách sử dụng các số liệu
năm 2007, là những số liệu mới nhất có thể
thu thập được. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng
sử dụng chỉ số chi tiêu bình quân cho y tế (per
capita total expenditure on health) để so sánh
chi tiêu cho y tế giữa các quốc gia với nhau.
KẾT QUẢ
Các số đo hiệu quả và chi phí từ các báo
cáo, số liệu thống kê của WHO và báo cáo
phát triển của WB được thu thập qua các năm,
các số liệu chỉ có được từ năm 1990 – 2007.
Bảng 1 trình bày các số đo chi phí (đầu vào)
gồm tổng thu nhập quốc nội, thu nhập bình
quân đầu người, chi tiêu cho y tế và số bác sĩ.
Bảng 1: Tổng dân số, thu nhập bình quân đầu
người, tổng thu nhập quốc nội, tỷ lệ ngân sách
quốc gia chi cho y tế
Số lượng bác sĩ
Year
Dân số
(ngàn
người)
GDP
(tỉ USD)
GNI
(USD)
HE
(%) Tổng /10.000 dân
1993 70.902(24) - - - - -
1994 - - - - - -
1995 74.545 (25) - - - - -
1996 76.161 (26) - - - - -
1997 76.548 (27) 24,5 (13) 320 (13) - - -
1998 77.562 (28) 25,6 (14) 330 (14) - - -
1999 78.705 (29) 28,2 (15) 370 (15) - - -
2000 78.137 (30) 30,7 (16) 390 (16) 5,4 (39) - -
2001 79.174 (31) 32,6 (17) 410 (17) - 42.327 (36) 5 (36)
2002 80.278 (33) 34,9 (18) 430 (18) - - -
2003 81.377 (34) 39,0 (19) 480 (19) - - -
2004 - 45,1 (20) 550 (20) - - -
2005 84.238 (37) 51,7 (21) 620 (21) 6,0 (38) - -
2006 86.206 (38) 58,1 (22) 690 (22) 6,6 (39) 44.960 (38) 6(38)
2007 87.375 (39) 67,2 (23) 790 (23) - 44.960 (39) 6 (39)
Bảng 2: Kỳ vọng sống lúc sinh, kỳ vọng sống khỏe mạnh lúc sinh, tỷ suất chết trẻ em, tỷ suất chết trẻ em ≤
5 tuổi, tỷ số tử vong mẹ của dân số Việt Nam từ 1990-2007.
LE (năm) HALE (năm)
Year
Nam Nữ 2 giới Nam Nữ 2 giới
IMR
(‰)
U5MR MMR
1990 64 (39) 68 (39) 66 (39) - - - 38 (38) 56 (39) 160 (25)
1991
-
- - - - - - - -
1992 - - - - - - - - -
1993 - - 65 (24)
-
- - 38 (24) 49 (24) 100-249 (24)
1994 - - - - - - - - -
1995 - - 66 (25) - - - 40(25) 59 (25) -
1996 - - 67 (26) - - - 39 (26) 56 (26) -
1997 - - 67 (27) - - - 38 (27) 51 (27) -
1998 65 (28) 70 (28) - - - - 38 (28) 54-57 (28) -
1999 65 (29) 69 (29) - - - - - 31-39 (29) -
2000 67 (30) 71 (30) 69 (31) 58 (30) 60 (30) - 31 (33) 39 (33) 130 (37)
2001 67 (31) 72 (31) 69 (31) 56 (31) 61 (31) - - 35-44 (31) -
2002 67 (32) 72 (32) 70 (32) 60 (38) 63 (38) 61 (38) 33-41 (32) - -
2003 68 (34) 74 (34) 71 (34) 60 (32) 63 (32) - - 23 (34) -
2004 69 (35) 74 (35) - - - - 17 (35) 23 (35) 130 (35)
2005 69 (37) 74 (37) - - - - 16 (37) 19 (37) 150 (38)
2006 69 (38) 75 (38) 72 (38) - - - 14 (38) 17 (38) -
2007 70 (39) 75 (39) 72 (39) 62 (39) 66 (39) 64 (39) 13 (39) 15 (39) -
Bảng 2 cho thấy kỳ vọng sống, kỳ vọng
sống khỏe mạnh, tỷ suất chết trẻ em, tỷ suất
chết trẻ dưới 5 tuổi và tỷ số chết mẹ của Việt
Nam từ 1990 đến 2005. Số liệu cho thấy kỳ
vọng sống và kỳ vọng sống khỏe mạnh của
người Việt Nam tăng lên theo các năm; trong
khi tỷ suất chết trẻ em và tỷ suất chết trẻ em
dưới 5 tuổi giảm dần qua các năm, đặc biệt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 115
đối với tỷ số chết mẹ giảm từ năm 1990 đến 2004 nhưng lại tăng lên vào năm 2005.
Bảng 3: Chi phí cho 1 năm tuổi thọ và 1 năm sống khỏe mạnh của hệ thống y tế Việt Nam, các nước trong
khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
Quốc gia GNI (23)
(2007)
PPP (39)
(2006)
LE (39)
(2007)
HALE (39)
(2007)
Việt Nam 790 151 19,1 72 64 2,1 2,4
Trung Quốc 2.360 216 9,2 74 66 2,9 3,3
Brunei 26.930 941 3,5 76 66 12,4 14,3
Campuchia 540 96 17,8 61 53 1,6 1,8
Indonesia 1.650 82 5.0 68 60 1,2 1,4
Lào 580 80 13,8 61 54 1,3 1,5
Malaysia 6.540 544 8,3 72 64 7,6 8,5
Myanmar - 24 - 56 50 0,4 0,5
Philippines 1.620 120 7,4 71 62 1,7 1,9
Singapore 32.470 1.536 4,7 81 73 19,0 21,0
Thái Lan 3.400 264 7,8 70 62 3,8 4,3
Bảng 3 cho thấy người Việt Nam chi 19,1%
thu nhập bình quân cho chăm sóc y tế cao
nhất so với người dân của các nước khác. Chi
phí cho một năm sống và một năm sống khỏe
mạnh của Việt Nam là 2,1 USD/người/năm và
2,4 USD/người/năm cao hơn Campuchia,
Indonesia, Lào, Myanmar và Philippines; thấp
hơn Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Singapore
và Thái Lan.
Bảng 4: Chi phí – hiệu quả của hệ thống y tế Việt
Nam, các nước trong khu vực Đông Nam Á và
Trung Quốc.
Quốc
gia
PPP
(USD)
∆PPP LE
(năm)
∆LE
HALE
(năm)
∆HAL
E
Việt
Nam
151 151 72 72 72 64 64 64
Singa-
pore
1.536 1.385 81 9 154 73 9 154
Brunei 941 790 76 4 198 66 2 395
Trung
Quốc
216 65 74 2 33 66 2 33
Malay-
sia
544 393 72 0 - 64 0 -
Philip-
pines
120 -31 71 -1 31 62 -2 16
Thái
Lan
264 113 70 -2 -57 62 -2 -57
Indone-
sia
82 -69 68 -4 17 60 -4 17
Campu-
chia
96 -55 61 -11 5 53 -11 5
Lào 80 -71 61 -11 6 54 -10 7
Myan-
mar
24 -127 56 -16 8 50 -14 9
Bảng 4 cho thấy chi phí – hiệu quả của hệ
thống y tế các nước trong khu vực Đông Nam
Á và Trung Quốc so với Việt Nam. Số liệu cho
thấy so với Việt Nam, Trung Quốc, Brunei,
Malyasia, Singapore và Thái Lan chi tiêu cho
y tế nhiều hơn; trong khi các nước còn lại chi
cho y tế thấp hơn. Các nước chi tiêu cho y tế
nhiều hơn Việt Nam có kỳ vọng sống cao hơn
và ngược lại. Cá biệt Malaysia chi tiêu cho y
tế nhiều hơn nhưng kỳ vọng sống lại bằng
Việt Nam; và Thái Lan chi tiêu cho y tế nhiều
hơn nhưng kỳ vọng sống lại thấp hơn. Điều
tương tự cũng xảy ra đối với kỳ vọng sống
khỏe mạnh. Nhìn chung sự chênh lệch giữa
kỳ vọng sống và kỳ vọng sống khỏe mạnh
giữa các nước so với Việt Nam là như nhau;
cá biệt trong trường hợp của Brunei, Lào,
Myamar và Philippines có chênh lệch kỳ vọng
sống khỏe mạnh thấp hơn kỳ vọng sống.
Trong số các nước có kỳ vọng sống cao hơn
Việt Nam, để có được thêm một năm sống cho
một người trong một năm thì Singapore cần
154 USD/người/năm, Brunei cần 198
USD/người/năm và Trung Quốc cần 33
USD/người/năm. Chi phí cần để có thêm một
năm kỳ vọng sống khỏe mạnh cũng bằng với
chi phí cần để có thêm một năm kỳ vọng
sống, nhưng trong trường hợp của Brunei thì
để có thêm một năm kỳ vọng sống khỏe mạnh
cần 395 USD/người/năm cao hơn chi phí cần
để có thêm một năm sống (198
USD/người/năm).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 116
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp
nên chất lượng của số liệu phụ thuộc nhiều
vào chất lượng của các báo cáo sẵn có. Nghiên
cứu này sử dụng báo cáo của WHO và WB, là
các tổ chức có các báo cáo được chấp nhận
rộng rãi trên toàn thế giới với giá trị của kết
quả được đánh giá rất cao; do đó, giá trị của
số liệu sử dụng trong nghiên cứu này có thể
chấp nhận được. Ngoài ra, chất lượng của
nghiên cứu cũng phụ thuộc nhiều vào tính
sẵn có của số liệu. Các số liệu thu được cũng
không đầy đủ qua các năm. Một số số liệu có
vẻ như không hợp lý như: (1) số liệu về dân
số cho thấy xu hướng tăng qua các năm
nhưng dân số năm 2000 lại thấp hơn năm
1999, (2) số lượng bác sĩ năm 2007 bằng với
năm 2006 là không hợp lý vì hàng năm Việt
Nam có rất nhiều bác sĩ tốt nghiệp ra trường,
(3) kỳ vọng sống của nữ năm 1999 thấp hơn
năm 1998, (4) tỷ suất tử vong trẻ em và tỷ suất
tử vong trẻ em dưới 5 tuổi năm 1995 cao hơn
các năm trước đó, (5) tỷ số chết mẹ năm 2005
cao hơn các năm trước đó. Nghiên cứu này
tập trung vào phân tích chi phí và hiệu quả
của hệ thống y tế Việt Nam nên không tập
trung vào việc lý giải các bất hợp lý trên.
Với mục tiêu nghiên cứu là xem xét hiệu
quả và hiệu năng của một hệ thống y tế, nên
việc thu thập và phân tích số liệu ở mức độ cá
thể là không cần thiết. Hơn nữa, việc thu thập
số liệu ở mức độ cá thể ở từng quốc gia để
đánh giá hiệu quả của từng hệ thống là rất
khó, đòi hỏi nhiều nguồn lực và sự hợp tác
nghiên cứu toàn diện của các quốc gia. Do đó,
sử dụng thiết kế tương quan để thực hiện
nghiên cứu này là tối ưu nhất. Vì là một
nghiên cứu tương quan nên kết quả chỉ có giá
trị về mặt quần thể; việc kết luận kết quả cho
toàn bộ dân số Việt Nam là không chính xác
(ecological fallacy). Có bằng chứng cho thấy
tại Việt Nam trong những năm gần đây có sự
gia tăng khoảng cách giàu nghèo, sự gia tăng
đó làm tăng sự chênh lệch về tình trạng sức
khoẻ (9). Theo lý thuyết thì những người có
thu nhập cao hơn sẽ có sức khỏe tốt hơn (7).
Do đó, những nhóm dân có thu nhập cao sẽ
có kỳ vọng sống và kỳ vọng sống khỏe mạnh
cao hơn kỳ vọng sống và kỳ vọng sống khỏe
mạnh của những nhóm dân có thu nhập thấp;
ngược lại nhóm dân có thu nhập cao sẽ có tỷ
suất chết trẻ em, tỷ suất chết trẻ em dưới 5
tuổi và tỷ số chết mẹ thấp hơn tỷ suất chết trẻ
em, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ số
chết mẹ của những nhóm dân có thu nhập
thấp. Tương tự, việc so sánh các chỉ số sức
khỏe của Việt Nam với các quốc gia khác
cũng chỉ mang tính quần thể.
Quan niệm về chi phí (cost) rất bao quát,
chi phí không chỉ là nhân lực, vật lực, tài lực
mà còn bao gồm nhiều khía cạnh khác nữa (2).
Trong nghiên cứu này, khi phân tích hiệu
năng của hệ thống y tế Việt Nam, chi phí chỉ
được xem xét dưới góc độ nguồn lực. Khi so
sánh hiệu năng giữa hệ thống y tế Việt Nam
và các hệ thống y tế của các quốc gia khác, chi
phí chỉ được cân nhắc dưới dạng tài lực. Đây
cũng là một hạn chế khác của nghiên cứu này.
Kết quả cho thấy Philippines và Indonesia
có thu nhập cao hơn Việt Nam nhưng lại có
kỳ vọng sống trung bình thấp hơn Việt Nam.
Điều này có thể giải thích là do việc chi tiêu
cho y tế của 2 nước này (Philippines: 120
USD/người/năm và Indonesia: 82
USD/người/năm) thấp hơn Việt Nam (151
USD/người/năm) nên điều kiện sức khỏe của
người dân 2 nước này thấp hơn người Việt
Nam. Các nước Singapore, Brunei và Trung
Quốc có thu nhập bình quân và chi tiêu bình
quân cho y tế nhiều hơn Việt Nam, nên người
dân các nước này có kỳ vọng sống và kỳ vọng
sống khỏe mạnh tốt hơn Việt Nam. Đối với
Singapore (154 USD/người/năm) và Brunei
(198 USD/người/năm) thì cứ mỗi một năm
sống tăng thêm so với Việt Nam họ phải đầu
tư cao hơn chi tiêu bình quân cho y tế của
Việt Nam (151 USD/người/năm) cho một
người trong cả một năm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 117
Với thu nhập bình quân trung bình hàng
năm của một người dân là 790 USD, thì tổng
thu nhập của 87,375,000 người dân Việt Nam
là 69,026,250,000 USD (69 tỉ USD). Kết quả cho
thấy người dân sẵn sàng chi 19,1% thu nhập
cá nhân để được chăm sóc sức khỏe; như vậy
trung bình một năm, người dân sẽ chi
13,184,013,750 USD (13,2 tỉ USD) cho việc
chăm sóc sức khỏe. Trong thời điểm mà xu
hướng ra nước ngoài điều trị ngày càng tăng,
có bằng chứng cho thấy Việt Nam thiệt hại 1
tỷ USD/năm do người dân ra nước ngoài điều
trị (12). Đây là một trong những kết quả quan
trọng, bởi vì thiệt hại này sẽ ảnh hưởng đến
tổng thu nhập của quốc gia và vì vậy sẽ làm
giảm tỷ lệ ngân sách quốc gia được chi cho y
tế. Hậu quả là người nghèo, những người cần
được chăm sóc sức khỏe nhất, sẽ không được
các dịch vụ y tế công chăm sóc tốt.
Kết quả của nghiên cứu này giúp đưa ra
bốn kết luận quan trọng: (1) người dân của
các nước có thu nhập cao hơn sẽ có điều kiện
sức khỏe tốt hơn; (2) nước nào chi tiêu cho y
tế nhiều hơn, người dân của nước đó sẽ có
sức khỏe tốt hơn; (3) nhìn chung, người dân
Việt Nam chi 19,1% thu nhập cho các hoạt
động chăm sóc sức khỏe, cao nhất so với các
nước trong khu vực và Trung Quốc; (4) hệ
thống y tế Việt Nam được vận hành rất hiệu
qủa và hiệu năng so với hệ thống y tế của các
nước khác trong khu vực và Trung Quốc. Từ
các kết luận trên, hai câu hỏi được đặt ra cho
các nghiên cứu tiếp theo là: (1) Người dân chi
trả như thế nào cho các hoạt động chăm sóc
sức khỏe? (2) Ở mức độ cá thể, hiệu quả và
hiệu năng của hệ thống y tế Việt Nam đạt
mức nào?
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
GDP Gross domestic product Tổng thu nhập quốc nội
GNI Gross national income per capita Thu nhập bình quân tr