Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc được bắt nguồn từ lịch
sử như là sự tồn tại một con đường tơ lụa trên bộ và một con đường tơ lụa trên biển
kết nối Trung Quốc với các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Trong gần bốn thập
kỷ cải cách, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống đường cao tốc, đường sắt từ bắc
vào nam, từ phía đông sang khu vực kém phát triển phía tây và tây nam. Sau khi thực
hiện được điều này, Trung Quốc coi đó là cơ hội để liên kết với các khu vực ở Nam Á,
Châu Âu, Châu Phi và thậm chí cả Châu Mỹ
9 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc
17
Chiến lược Con đường tơ lụa mới
của Trung Quốc
Trần Ngọc Sơn *
Tóm tắt: Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc được bắt nguồn từ lịch
sử như là sự tồn tại một con đường tơ lụa trên bộ và một con đường tơ lụa trên biển
kết nối Trung Quốc với các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Trong gần bốn thập
kỷ cải cách, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống đường cao tốc, đường sắt từ bắc
vào nam, từ phía đông sang khu vực kém phát triển phía tây và tây nam. Sau khi thực
hiện được điều này, Trung Quốc coi đó là cơ hội để liên kết với các khu vực ở Nam Á,
Châu Âu, Châu Phi và thậm chí cả Châu Mỹ.
Từ khóa: Con đường tơ lụa; chiến lược; Trung Quốc.
1. Ý tưởng về một Vành đai kinh tế
Con đường tơ lụa mới
Trong chuyến thăm các nước cộng hòa
Trung Á tháng 10/2013, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình đã công bố ý tưởng về
một Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới
để kết nối chặt chẽ kinh tế, tăng cường hợp
tác và mở rộng phát triển trong khu vực Á -
Âu. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả
người dân dọc theo tuyến đường. Vành đai
kinh tế Con đường tơ lụa mới sẽ chủ yếu
được định hình dọc theo các tuyến đường
sắt kết nối nhiều thành phố ở miền Tây
Trung Quốc tới Châu Âu qua Trung Á,
Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực Balkan và
Cápcadơ trên khắp lục địa Á - Âu dài
11.000 km. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề
nghị kết nối giao thông cần phải được cải
thiện để mở đường cho việc kết nối các khu
vực chiến lược từ Thái Bình Dương sang
Biển Baltic và dần dần hướng tới việc thiết
lập hệ thống giao thông kết nối Đông, Tây
và Nam Á. Ông cũng kêu gọi các thành
viên trong khu vực thúc đẩy việc thiết lập
hệ thống tài chính nội khối để tăng cường
khả năng chống đỡ những rủi ro tài chính
và cải thiện năng lực cạnh tranh toàn
cầu. Các nhà chức trách Trung Quốc coi cơ
sở hạ tầng giao thông này là bước đầu tiên
hướng tới việc tạo ra một “hành lang kinh
tế” Á - Âu, theo đó cho phép sự phát triển
của các nền kinh tế Trung Á không tiếp
giáp biển, cũng như sự hội nhập trong
tương lai của các nước này với các thị
trường Châu Âu và Châu Á. Con đường tơ
lụa mới cũng sẽ vươn tới khắp Đông Nam
Á và có một thành phố hàng hải mở rộng
qua Ấn Độ Dương đến Vịnh Péc xích và
Địa Trung Hải.(*)
Giới lãnh đạo Trung Quốc hy vọng rằng
tự do hóa thương mại và hợp tác tiền tệ
được củng cố giữa các nền kinh tế được kết
nối bởi mạng lưới đường sắt, cuối cùng sẽ
dẫn đến một hình thức mới của cộng đồng
kinh tế khu vực mà theo Chủ tịch Tập Cận
(*) Tiến sĩ, Trường Đại học Đông Á.
ĐT: 0913474023. Email: Sontn@donga.edu.vn.
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015
18
Bình là sẽ gia tăng “một cảm giác về vận
mệnh chung” giữa các nước láng giềng của
Trung Quốc.
Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa được
các học giả Trung Quốc gọi là “một vành
đai, một con đường” bao phủ khu vực có
dân số 4,4 tỷ người với tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) là 21.000 tỷ USD (chiếm khoảng
1/3 GDP toàn cầu). Trung Quốc đã có sự
liên kết chặt chẽ với các nước dọc theo
tuyến đường này nhờ vào hợp tác kinh tế và
thương mại hiện có và hy vọng sẽ tăng
cường cơ sở hạ tầng giao thông, tạo ra các
trung tâm kết nối khu vực mới cũng như
các cụm khu công nghiệp khổng lồ. Mạng
lưới cơ sở hạ tầng theo tầm nhìn của Trung
Quốc, cuối cùng sẽ liên kết các quốc gia
này với ba lục địa bằng hệ thống đường sắt,
đường ống và đường bộ, làm sống lại các
tuyến đường thương mại trên đất liền và
trên biển. Sau cùng, tất cả các tuyến đường
đó sẽ dẫn tới Trung Quốc.
Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới
gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế Con
đường tơ lụa trên bộ và Con đường tơ lụa
trên biển. Con đường tơ lụa mới này nhằm
nối ba lục địa Á - Âu - Phi với một đầu là
trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu Châu Âu
- cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia
nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn. Vành
đai kinh tế trên bộ sẽ giúp nối liền các trọng
điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á.
Tuyến đường Trung Quốc - Pakistan
chính là một phần quan trọng trong chiến
lược tổng thể này, tạo ra một lối đi tắt vận
chuyển hàng hóa từ Châu Âu đến Trung
Quốc, tránh phải đi qua vịnh Malacca ở xa
hơn về phía đông. Chủ tịch Tập Cận Bình
nói muốn tạo ra một mạng lưới các tuyến
đường sắt, đường ống dẫn năng lượng,
đường cao tốc và cửa khẩu biên giới với sắp
xếp hợp lý, vừa hướng về phía tây qua các
nước thuộc Liên Xô cũ với địa hình đồi núi
vừa hướng về phía Pakistan, Ấn Độ và các
phần còn lại của khu vực Đông Nam Á.
Mạng lưới này sẽ giúp mở rộng việc sử dụng
đồng nhân dân tệ trong các giao dịch quốc
tế, còn cơ sở hạ tầng mới thì có thể phá vỡ
thế nút cổ chai trong kết nối Châu Á.
Trung tâm của các dự án là mạng lưới
đường sắt và đường bộ do Trung Quốc xây
dựng, nối liền Khu tự trị Tân Cương với
cảng Gwadar trên biển Ả Rập thuộc Pakistan.
Đây là các dự án đầu tiên được phê duyệt
của chiến lược Con đường tơ lụa mới.
Con đường tơ lụa trên biển sẽ nối liền hệ
thống cảng biển của Trung Quốc và Đông
Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn
sang tới Địa Trung Hải. Sáng kiến xây dựng
Con đường tơ lụa trên biển nhằm mục đích
đưa kết nối về kinh tế và hàng hải đi vào
chiều sâu. Con đường tơ lụa trên biển sẽ bắt
đầu ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến phía đông
nam Trung Quốc và các đầu phía nam
Trung Quốc với các quốc gia thuộc Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
qua eo biển Malacca và hướng tới các quốc
gia phía tây dọc theo Ấn Độ Dương trước
khi gặp Con đường tơ lụa ở Venice qua
Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Theo phạm vi
của Con đường tơ lụa trên biển, Trung
Quốc có kế hoạch xây dựng các cơ sở hạ
tầng “cứng” và “mềm” từ Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương đến Châu Phi, bao gồm
vận tải, năng lượng, quản lý nước, thông tin
liên lạc, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội.
Trung Quốc muốn thiết lập 2 tuyến giao
thương lớn. Một tuyến trên bộ trải dài từ
Trung Quốc qua Trung Á để tới Châu Âu.
Tuyến còn lại trên biển để nối các hải cảng
ở phía đông Trung Quốc, qua Biển Đông,
Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải để đến các
Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc
19
trung tâm thương mại ở Châu Phi và Trung
Đông. Dự án Con đường tơ lụa trên biển bắt
đầu được triển khai thực hiện xây dựng hạ
tầng cơ sở các hải cảng từ Biển Đông, qua
Ấn Độ Dương, thông qua Biển Đỏ, kênh
đào Suez, vào Địa Trung Hải để tiếp cận
các hải cảng của các nước Châu Âu.
Tại Diễn đàn Kinh tế Châu Á Bác Ngao
ngày 28 tháng 3 năm 2015, Bắc Kinh cho
rằng một khi đi vào hoạt động thì giá trị
thương mại giữa Trung Quốc và các nước
nằm trên 2 tuyến đường này có thể lên tới
2.500 tỉ USD trong vòng một thập kỷ. Dự
án của Trung Quốc nhiều khả năng đem lại
ảnh hưởng quan trọng cho cấu trúc kinh tế
khu vực, về cả thương mại, đầu tư lẫn phát
triển hạ tầng.
2. Những nhân tố thúc đẩy Trung Quốc
xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ
lụa mới
Thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế
Trung Quốc đang chịu nhiều tầng áp lực,
nhu cầu trong nước thiếu động lực và nhu
cầu quốc tế suy giảm, Vành đai kinh tế Con
đường tơ lụa mới giải quyết nhu cầu xuất
khẩu của nền công nghiệp Trung Quốc.
Con đường tơ lụa mới là một công cụ để
thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia bằng
cách đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường tiếp
cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng
thời cung cấp hỗ trợ cho các ngành công
nghiệp nội địa quan trọng.
Thứ hai, tăng cường ràng buộc lợi ích
với các nước Châu Á, từ đó cạnh tranh với
Mỹ, nâng tầm ảnh hưởng của mình trong
khu vực.
Thứ ba, các tính toán về an ninh nội địa
cũng là một động lực cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải khu vực. Năm
2000, ông Hồ Cẩm Đào, người sau đó làm
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc,
đã quyết định rằng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ
ở Tân Cương - một khu vực thường xuyên
rung chuyển bởi bạo lực sắc tộc và bị ảnh
hưởng bởi chủ nghĩa cấp tiến tôn giáo của
một bộ phận dân cư, cần phải gắn kết chặt
chẽ hơn với phần còn lại của Trung Quốc.
Quyết định này đã dẫn tới việc triển khai
một chương trình lớn nhằm xây dựng cơ sở
hạ tầng đường bộ và đường sắt kết nối các
khu vực xa xôi và nghèo nàn với các khu
vực năng động hơn của miền đông Trung
Quốc. Trung Quốc tin tưởng chắc chắn rằng
những căng thẳng chính trị và sắc tộc ở Tân
Cương có thể giảm bớt nếu có sự phát triển
kinh tế. Vì vậy, Trung Quốc đã và đang đầu
tư ồ ạt vào nền kinh tế và cơ sở hạ tầng địa
phương. Mười lăm năm sau đó, một lôgíc
tương tự hiện đang được áp dụng đối với
“vùng lân bang” của Trung Quốc. Trung
Quốc hiện hướng tới mục tiêu xây dựng các
tuyến đường sắt, theo đó sẽ kết nối khu vực
Tân Cương với các nước láng giềng
Kazakhstan và Kyrgyzstan, và tiếp đó là
hướng về phía tây đến Trung Đông và Châu
Âu với hy vọng rằng phát triển kinh tế do
xây dựng cơ sở hạ tầng mang lại sẽ tăng
cường ổn định chính trị tại các khu vực này.
Thứ tư, Trung Quốc thực hiện chính sách
ngoại giao cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường
các mối quan hệ dọc theo vùng ngoại vi đất
liền của nước này ở vào thời điểm mà các
tranh chấp lãnh thổ đã gây căng thẳng quan
hệ với các nước láng giềng có biển. Phát
triển mối quan hệ tốt với các nước láng
giềng một lần nữa lại được đặt vào vị trí
trung tâm trong chính sách ngoại giao của
Trung Quốc kể từ khi Chủ tịch Tập Cận
Bình xác định nó là một ưu tiên vào tháng
10/2013. Trong bối cảnh các mối quan hệ
bên sườn hàng hải phía đông của mình xấu
đi, Trung Quốc hiện muốn xây dựng các
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015
20
quan hệ hợp tác và ổn định bên sườn đất
liền phía tây. Đây là khu vực mà sự hiện
diện của Mỹ không được mạnh mẽ như ở
vùng biển Đông Á, nơi Mỹ đang theo đuổi
chính sách “tái cân bằng”, theo đó chủ yếu
dựa vào các đồng minh truyền thống của
mình (phần lớn là các cường quốc biển như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan
và Australia), đồng thời tìm cách phát triển
các mối quan hệ đối tác mới với các nước
Đông Nam Á như Việt Nam và Myanmar.
Khi Mỹ giảm sự hiện diện của mình ở
Afghanistan, Trung Quốc đang cân nhắc
can dự kinh tế, tương tự như điều mà nước
này đã làm ở Trung Á trong hơn một thập
kỷ, trong đó có xây dựng và nâng cấp cơ sở
hạ tầng về đường ống, khai thác khoáng
sản, giao thông và thông tin liên lạc. Trung
Quốc hy vọng sẽ giữ sân sau của mình ổn
định nhất có thể và tiếp tục dựa vào sự ổn
định của các chế độ chuyên quyền thế tục ở
Trung Á, nguồn dầu mỏ và khí đốt phong
phú, để bảo đảm một phần cho nguồn cung
năng lượng của Trung Quốc và ngăn chặn
chủ nghĩa cấp tiến trong bộ phận dân cư
Hồi giáo của mình.
Rõ ràng, khi Trung Quốc tập trung hơn
vào Trung Á, nước này sẽ phải đối mặt với
sự hiện diện và ảnh hưởng của Nga. Tuy
nhiên, thay vì cọ xát, Con đường tơ lụa mới
được đề xuất có mục đích nhằm tạo ra sự
hợp tác lớn hơn giữa Trung Quốc và Nga,
thậm chí lớn hơn nữa khi mối quan hệ giữa
Nga và Châu Âu ngày càng trở nên căng
thẳng, đẩy Tổng thống Vladimir Putin không
có nhiều lựa chọn về sự hậu thuẫn và các
đối tác. Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa
được đề xuất có mục đích hội nhập các
nước láng giềng của Trung Quốc vào gần
hơn nền kinh tế của nước này, nắm giữ
chúng trong một mạng lưới các quan hệ
thương mại, liên kết giao thông cũng như
các thể chế khu vực đa phương, theo đó sẽ
đặt Trung Quốc ở vị trí trung tâm, gia tăng
ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các
nước yếu và nghèo hơn xung quanh. Ngân
hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB)
được thành lập tháng 10 năm 2014 ở Bắc
Kinh là một thể chế như vậy. AIIB sẽ trợ
giúp một số dự án là một phần của Con
đường tơ lụa mới.
Chính sách ngoại giao cơ sở hạ tầng
được Trung Quốc khởi xướng còn có một
động cơ chiến lược quan trọng. Trong hơn
một thập kỷ, các nhà chức trách Trung
Quốc đã cố tìm cách phá vỡ thế “tiến thoái
lưỡng nan Malacca” bằng việc tìm kiếm
các cách thức nhằm giảm bớt sự phụ thuộc
vào eo biển Đông Nam Á này, nơi hiện có
80% nguồn cung năng lượng của Trung
Quốc từ Trung Đông và Tây Phi được vận
chuyển qua Malacca. Cơ sở hạ tầng theo
kế hoạch, trong đó có hệ thống đường ống,
đường bộ và đường sắt, sẽ cải thiện năng
lực của Trung Quốc trong việc vận chuyển
các nguồn năng lượng tối cần thiết từ các
nhà cung cấp ở Trung Á và Trung Đông.
Nỗi lo sợ về một sự phong tỏa hàng hải do
Mỹ tiến hành khi xảy ra một cuộc xung đột
ở Đông Á, đã làm các nhà chiến lược của
Trung Quốc tìm kiếm các con đường nhằm
tránh các tuyến đường biển do hải quân
Mỹ thống trị.
Thứ năm, Con đường tơ lụa mới được
Trung Quốc chủ trương thực hiện không chỉ
là một mạng lưới đường sắt mở rộng trên
khắp lục địa Á - Âu mà còn mở ra một loạt
các cơ hội kinh tế và chiến lược mới. Chính
phủ Trung Quốc hy vọng cuối cùng nó sẽ
dẫn tới một tình huống mà Châu Âu trở
thành một bán đảo thuần túy tại điểm kết
thúc của Châu Á, lục địa đã hội nhập kinh
Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc
21
tế và phụ thuộc vào đầu máy kinh tế Trung
Quốc, trong khi Mỹ tụt xuống vị trí là một
hòn đảo xa xôi, trôi nổi giữa Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương. Sự ra đời của
một hành lang kinh tế xuyên lục địa theo
tầm nhìn của Chính phủ Trung Quốc, có thể
thay đổi bối cảnh toàn cầu, chuyển dịch
trọng tâm của chiến lược và thương mại tới
vùng đất liền rộng lớn Á - Âu từ các vùng
biển bao quanh Trung Quốc, đồng thời
giảm tầm quan trọng của ưu thế vượt trội về
hải quân của Mỹ. Hành lang này có thể tăng
cường hơn nữa sự phân tán trong nội bộ
Châu Âu về chính sách Châu Á, gây ra sự
khác biệt sâu sắc giữa Mỹ và các đồng
minh Châu Âu của mình, đồng thời làm nổi
bật sự cạnh tranh về thương mại. Nếu Châu
Âu ngày càng quay về Châu Á thay vì nhìn
qua Đại Tây Dương, và nếu Trung Quốc
thành công trong việc kết nối nước này gần
hơn với Nga, Trung Á, Đông Âu và Trung
Đông, thì khi đó các nhà hoạch định chính
sách của Mỹ có thể buộc phải thay đổi hoàn
toàn cách tiếp cận truyền thống của họ đối
với các khu vực này và thực sự là đối với cả
thế giới.
“Giấc mộng Trung Hoa” về “sự phục
hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” đã trở
thành điểm nổi bật trong nhiệm kỳ Chủ tịch
Tập Cận Bình kể từ khi ông trở thành Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối
năm 2012. Ý tưởng chính của Chủ tịch Tập
Cận Bình là khôi phục sự vĩ đại và ảnh
hưởng của Trung Quốc trước thế kỷ XIX
nhằm biến nước này trở thành một “quốc
gia thịnh vượng, hùng mạnh, văn hóa tiên
tiến và hài hòa”. Đề xuất làm hồi sinh một
tuyến đường thương mại vĩ đại mà hai
nghìn năm trước đây là cầu nối các nền văn
hóa Đông - Tây trên khắp lục địa Á - Âu có
thể giúp thực hiện mục tiêu này.
Đối với các công dân toàn cầu của thế kỷ
XXI, việc xây dựng đường sắt xuyên lục
địa có vẻ đã lỗi thời, cách xa kỷ nguyên
mạng hiện nay, và thay vào đó làm người ta
gợi nhớ về các dự án đường sắt xuyên
Siberia hay xuyên Mỹ vào giữa thế kỷ XIX.
Tuy nhiên, việc phát triển nhanh các tuyến
đường sắt vẫn là một động lực quan trọng
cho sự thay đổi. Các tuyến đường sắt được
xây dựng trên lãnh thổ Mỹ trong thời kỳ
vàng son đã biến một quốc gia nông thôn
trở thành một đất nước công nghiệp hùng
cường. Xe lửa và đường sắt đã chuyển đổi
các vùng lãnh thổ hoang vu, chắp vá thành
một quốc gia thống nhất. Khi chi phí vận
chuyển giảm, các sản phẩm chế tạo mới
tràn về vùng sâu vùng xa, cơ hội khai thác
các nguồn tài nguyên thiên nhiên được tạo
ra, nhiều cải tiến kỹ thuật được thực hiện,
đồng thời các phương pháp quản lý hiện đại
phát triển. Một mô hình phát triển tương tự
có thể sẽ diễn ra ở sân sau của Trung Quốc
khi Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới
được hoàn thành. Như sự thật 150 năm về
trước, sự kết nối xuyên lục địa lớn hơn qua
hệ thống đường sắt đã có thể thúc đẩy
thương mại, kích thích phát triển công nghệ
và làm thay đổi bối cảnh chiến lược.
Các động thái tích cực của Chính phủ
Trung Quốc trong việc thúc đẩy chiến
lược Con đường tơ lụa cho thấy sức ảnh
hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc
trong khu vực Châu Á, đồng thời phản
ánh xu hướng dịch chuyển quyền lực giữa
nước này và Mỹ.
3. Đầu tư xây dựng Vành đai kinh tế
Con đường tơ lụa
Để thích ứng với mở rộng giao thương
hàng hải, Trung Quốc sẽ đầu tư phát triển
cảng ở khắp Ấn Độ Dương, Bangladesh, Sri
Lanka, Maldives và Pakistan.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015
22
Năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình ký
kết các thỏa thuận của Trung Quốc với
Kazakhstan trị giá 30 tỷ USD, với
Uzbekistan là 15 tỷ USD, và 3 tỷ USD với
Kyrgyzstan. Trung Quốc cũng chi 1,4 tỷ
USD giúp cải tạo cảng Colombo, Sri Lanka.
Tháng 11/2014, Trung Quốc tuyên bố thành
lập Quỹ Con đường tơ lụa trị giá 40 tỷ
USD. Trong chuyến công du Pakistan, Chủ
tịch Trung Quốc đồng ý đầu tư 46 tỷ USD
vào các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng
tại quốc gia Nam Á này.
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết cung
cấp tới 1.000 tỷ USD cho các khoản đầu tư
cơ sở hạ tầng, trong đó một phần được thực
hiện tại các tỉnh miền trung và miền tây, nơi
sẽ trở thành cửa ngõ dẫn vào Con đường tơ
lụa. Ngoài ra, Thủ tướng Lý Khắc Cường
đã thực hiện một “chuyến công du ngoại
giao đường sắt” quốc tế trong năm 2014.
Ông đã tuyên bố thành lập một quỹ đầu tư 3
tỷ USD cho các nước Trung Âu và Đông
Âu nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác, trong
đó có các kế hoạch xây dựng “một hành
lang kết nối mới”. Các hợp đồng và trợ cấp
cho nhà sản xuất ô tô ray quốc gia của
Trung Quốc sẽ gia tăng vị thế của hãng
trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh
nước ngoài, đồng thời giúp nó có được lợi
thế trên thị trường quốc tế. Trung Quốc sẽ
cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước có
tuyến đường sắt này đi qua và phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên
lạc cho họ, mà trong nhiều trường hợp việc
trả nợ được thực hiện theo hình thức qua
các nguồn tài nguyên của địa phương
Năm 2015, Trung Quốc đã thành lập
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á
(AIIB), với 57 nước thành viên sáng lập.
Trong số các nước tham gia có 4 nước
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc và 13 nước trong nhóm G20, với mục
tiêu 100 tỷ USD vốn ban đầu bất chấp sự
phản đối từ phía Mỹ.
4. Thách thức của Vành đai kinh tế
Con đường tơ lụa
Hiện nay, giới học giả và hoạch định
chính sách Trung Quốc đã nhận thấy nhiệm
vụ nặng nề trong việc lên kế hoạch và thực
thi các chính sách của của Vành đai kinh tế
Con đường tơ lụa. Những cuộc tranh luận
nội bộ ở Trung Quốc về Vành đai kinh tế
Con đường tơ lụa cũng cho thấy Trung Quốc
đang phải đối mặt với 8 thách thức sau đây
trong việc hình thành và thực thi những
chính sách hiệu quả cho đại dự án này.
Thứ nhất, sẽ mất ít nhất một thập kỷ để
các nước trong khu vực tham gia và đàm
phán về các điều khoản hợp tác liên quan
đến Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa.
Thậm chí sẽ còn mất nhiều thời gian hơn
nữa để chính sách thực sự được triển khai.
Trong khi đó, Trung Quốc hoạch định và
thực hiện chiến lược theo các Kế hoạch 5
năm. Đây là vấn đề khó cho Vành đai kinh
tế Con đường tơ lụa sẽ được thực thi trong
Kế hoạch 5 năm tới.
Thứ hai, một số học giả Trung Quốc
đang cảnh báo Trung Quốc không nên quá
kỳ vọng hay hạ thấp tác động chiến lược
của đường lối ngoại giao Con đường tơ lụa,
đặc biệt là của Vành đai kinh tế Con đường
tơ lụa ở Đông Nam Á. Họ cho rằng Trung
Quốc đang quá tự tin về con bài kinh tế của
mình và các nước trong khu vực đang thận
trọng trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ
kinh tế với Trung Quốc do những quan ngại
về lợi ích chiến lược của mình khi Vành đai
kinh tế Con đường tơ lụa sẽ đi qua khu vực
Biển Đông tranh chấp. Thay vì tạo thuận lợi
cho Trung Quốc, Con đường tơ lụa trên
biển có thể đẩy các nước trong khu vực