Chiến lược phát triển mạng htmobile tại Việt Nam

Điện thoai di động là phương tiện ngày càng tỏ ra quan trọng trong xã hội hoá thông tin ngày nay. Chính vì vậy mà mấy năm gần đây tại Việt Nam các mạng điện thoại đã phát triển mạnh như vũ bão. Để phát triển và có sức cạnh tranh trong thị trường viễn thông thì chúng ta cần phải có một chiến lược makerting hoàn hảo đặc biệt là chiến luợc quảng cáo kinh doanh cùng hệ thống bán hàng được xây dựng độc đáo và chuyên nghiệp. Chúng ta muốn xây dưng một chiến lược quảng cáo cho HT MOBILE cần phải có sự sáng tạo độc đáo gây ấn tượng mạnh đến khán thính giả từ biểu tượng cho đến ngôn ngữ không chỉ mang thính đặc thù mà còn phải gây sự chú ý mang tính ấn tượng đến công chúng và khách hàng tiềm năng. Muốn thành công trong chiến lược quảng cáo thì trước hết phải tham khảo thị trường mạng di động hiện nay như thế nào để đưa ra chiến lược quảng cáo cho phù hợp với văn hoá và thị hiếu người Việt Nam Trong sự cạnh tranh giữa các mạng điện thoại đang hết sức sôi động, để thu hút khách hàng, nhiều chương trình đã được đưa ra như giảm giá; giảm cước cuộc gọi hay tặng máy khuyến mại khách hàng sử dụng mới Nhu cầu sử dụng điện thoại liên lạc ngày nay không chỉ là mốt thời trang mà nó còn rât cần thiết trong mọi lĩnh vực đời sống thông tin và truyền tảithông tin. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động như một phương tiện cá nhân không thể thiếu. Nắm bắt được nhu cầu thị hiếu này mà các hãng di động cung cấp nhiều mẫu mã mới không chỉ phù hợp với những giới thượng lưu sành điệu mà còn cả với những sinh viên trung bình với nhiều gói cước gọi khác nhau cho từng đối tượng. Hiện nay ở Việt Nam với khoảng hơn 80 triệu người là một thị trường rộng lớn để các mạng điện thoại di động phát triển đặc biệt tại các thành phố lớn thì lượng người sử dụng điện thoại chiếm khoảng 75– 80% người sử dụng. Chính vì vậy mà S Fone, HT đã tấn công ngay từ các thành phố đầu tiên rồi đến các vùng nông thôn và ngày càng muốn mở rộng phủ sóng toàn quốc cùng các mạng điện thoại khác để cạnh tranh và khai thác khách hàng tiền năng đó cũng là sự cạnh tranh sống còn giữa các mạng di động hiện nay.

doc15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược phát triển mạng htmobile tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA BÁO CHÍ ________________ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN MẠNG HTMOBILE TẠI VIỆT NAM Nhóm thực hiện: Sinh viên : GIẢNG VIÊN: HÀ NỘI, THÁNG   Tầm quan trọng của quảng cáo thương hiệu hiện nay. MỞ ĐẦU Điện thoai di động là phương tiện ngày càng tỏ ra quan trọng trong xã hội hoá thông tin ngày nay. Chính vì vậy mà mấy năm gần đây tại Việt Nam các mạng điện thoại đã phát triển mạnh như vũ bão. Để phát triển và có sức cạnh tranh trong thị trường viễn thông thì chúng ta cần phải có một chiến lược makerting hoàn hảo đặc biệt là chiến luợc quảng cáo kinh doanh cùng hệ thống bán hàng được xây dựng độc đáo và chuyên nghiệp. Chúng ta muốn xây dưng một chiến lược quảng cáo cho HT MOBILE cần phải có sự sáng tạo độc đáo gây ấn tượng mạnh đến khán thính giả từ biểu tượng cho đến ngôn ngữ không chỉ mang thính đặc thù mà còn phải gây sự chú ý mang tính ấn tượng đến công chúng và khách hàng tiềm năng. Muốn thành công trong chiến lược quảng cáo thì trước hết phải tham khảo thị trường mạng di động hiện nay như thế nào để đưa ra chiến lược quảng cáo cho phù hợp với văn hoá và thị hiếu người Việt Nam Trong sự cạnh tranh giữa các mạng điện thoại đang hết sức sôi động, để thu hút khách hàng, nhiều chương trình đã được đưa ra như giảm giá; giảm cước cuộc gọi hay tặng máy khuyến mại khách hàng sử dụng mới…Nhu cầu sử dụng điện thoại liên lạc ngày nay không chỉ là mốt thời trang mà nó còn rât cần thiết trong mọi lĩnh vực đời sống thông tin và truyền tảithông tin. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động như một phương tiện cá nhân không thể thiếu. Nắm bắt được nhu cầu thị hiếu này mà các hãng di động cung cấp nhiều mẫu mã mới không chỉ phù hợp với những giới thượng lưu sành điệu mà còn cả với những sinh viên trung bình với nhiều gói cước gọi khác nhau cho từng đối tượng. Hiện nay ở Việt Nam với khoảng hơn 80 triệu người là một thị trường rộng lớn để các mạng điện thoại di động phát triển đặc biệt tại các thành phố lớn thì lượng người sử dụng điện thoại chiếm khoảng 75– 80% người sử dụng. Chính vì vậy mà S Fone, HT đã tấn công ngay từ các thành phố đầu tiên rồi đến các vùng nông thôn và ngày càng muốn mở rộng phủ sóng toàn quốc cùng các mạng điện thoại khác để cạnh tranh và khai thác khách hàng tiền năng đó cũng là sự cạnh tranh sống còn giữa các mạng di động hiện nay. NỘI DUNG 1. Chiến lược phát triển khách hàng để HT mobile có thể xâm nhập thị trường. * Lựa chọn khách hàng mục tiêu: HT mobile lựa chọn khách hàng là tất cả mọi người. Tuy nhiên, tập trung vào khách hàng là giới trẻ và coi đó là khách hàng mục tiêu. * Logo HT mobile: Logo của HT mobile được tạo thành từ 4 mảnh ghép, được ghép lại thành một khối thống nhất thể hiện sự kết nối thông tin của những con người riêng lẻ, nhưng tâm hồn riêng lẻ trong nhu cầu muốn kết nối lại với nhau, tạo nên cuộc sống gần gũi yêu thương. - Khối mảnh ghép được lồng trong hình ảnh quả địa cầu được vẽ cách điệu thành hình elip nhằm khẳng định sức mạnh kết nối và lan tỏa thông tin cùng dịch vụ rộng khắp của HT mobile có khả năng cung cấp thông tin và các dịch vụ mọi nơi, mọi lúc. - Trên nền của khối mảnh ghép là chữ HT viết trên và chữ mobile nằm phía dưới thể hiện mục đích của HT mobile muốn là cầu nối là phương tiện để thực hiện niềm vui, niềm hạnh phúc của những con người trong sự kết nối với nhau, đặc biệt là những bạn trẻ. - Chữ HT được viết cứng cáp và chữ Mobile phía dưới được viết cách điệu sáng tạo không khô cứng phù hợp với những bạn trẻ năng động, sáng tạo là khách hàng mục tiêu hướng đến của HT mobile. - Về màu sắc: logo của HT mobile sử dụng những màu sắc như màu hồng, tím, đỏ, đây là những màu phù hợp cho giới trẻ được giới trẻ yêu thích, và cũng tạo ra phong cách riêng cho mobile trong thế giới dịch vụ điện thoại. * Slogan của HT mobile: “kết nối cuộc sống”. HT mobile lấy ý tưởng từ việc thấy được vai trò của thông tin, và sự giao tiếp thông tin thông qua sự kết nối bằng mạng viễn thông của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, việc kết nối thông tin thông qua mạng di động ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Và từ việc xác định như vậy: với khẩu hiệu này, HT mobile muốn trở thành người cung cấp dịch vụ viễn thông cho mọi người, muốn trở thành cộng tác viên, là người bạn của mọi người khi muốn truyền đạt những lời yêu thương với người thân, muốn góp phần tạo nên cuộc sống sôi động của mọi người. Đó cũng là lời cam kết, chắc chắn về việc đảm bảo trong việc cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho mọi người. 2. Phân tích thị trường mạng di động hiện nay: Từ 26.06.1996 đưa mạng thông tin di động VINAFONE – mạng thông tin di động GSM thứ hai của tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đi vào hoạt động song song với mạng MOBIFONE của VMS đã có trước. Đến cuối 1996, mạngVMS có gần 50 nghìn thuê bao, mạng VINAFONE có khoảng 6.500 thuê bao. VinaFone - MobiFone - Viettel Mobile - S-Fone – HT Mobile: Nhìn lại từ khai mạc Vietnam Telecomp 2006. Nhìn hãng viễn thông tên tuổi trên thế giới cũng có mặt tại cuộc trẻ lãm như Alcatel, Ecrission, Motorola, Nokia, Samsung, Siemens.... Các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước như: MobFone, VinFone,... chủ yếu tham gia quảng bá dịch vụ tại cuộc triển lãm. Cách mạng về giá cước để thu hút khách hàng, sau nhiều lần điều chỉnh, 6 triệu thuê bao di động hiện vẫn đang phải mong ngóng và phấp phỏng chờ những động thái thảm cước từ phía nhà cung cấp. Một loạt các chính sách giảm cuớc và chiêu thức cạnh tranh từ phía VNPT- đơn vị quản lý hai mạng VinaFone – MobiFone từ Viettel Mobile và S – Fone đang hứa hẹn tạo thêm nhiều lựa chọn cho người sử dụng. Giảm cước di động để phù hợp xu hướng cạnh tranh. Bộ BCVT sẽ phê duyệt phương án giảm 19% cước di động do VNPT trình lên lần cuối cùng như thế nào, và thời điểm nào sẽ chính thức được áp dụng nếu có mức cước mới. Nếu cước được phê duyệt, giá cước mới của 2 mạng VinaFone – MobiFone, với mức cước thuê bao tháng dịch vụ trả sau sẽ dao động từ 50.000đ - 72.717 đ/tháng và cước liên lạc từ 636 – 727đ/30 giây. Đối với dịch vụ trả trước: Cước liên lạc trong khoảng từ 1.000đ -1.182đ/30 giây; đối với dịch vụ trả sau: cước thuê bao từ 50.000đ - 72.727đ/tháng. Theo đề nghị giảm cước này, VNPT cũng trình Bộ phương án giảm cước tương ứng cho các gói dịch vụ trả sau, khuyến khích các thuê bao liên lạc nhiều, với mức giảm từ 10-19%. Về cách tính cước, dự kiến VNPT cũng sẽ điều chỉnh phương thức tính cước thông tin mạng GSM từ 30 giây+30 giây thành 30giây + 1 giây đến 60 giây + 6 giây. Cạnh tranh quyết liệt với hai mạng di động, mới đây giá sim mạng 098 của Viettel đã giảm xuống chỉ còn 19.000đ/sim (giá cũ là 49.000đ/sim). Nếu mua sim 99.000đồng để gọi, giá mua hơn mua thẻ nạp tiền 30% mua sim 149.000đồng, rẻ hơn mua thẻ nạp tiền 37% sim 249.000đồng, rẻ hơn mua thẻ nạp tiền 42%. Hiện tại, khi mua các sim trả trước, thuê bao Viettel sẽ được “bù đắp” cộng thêm 30.000đồng vào tài khoản và nếu chuyển từ trả sau sang trả trước, mức phí chuyển đổi chỉ còn 49.000đồng. Về phía “đàn em” S – Fone, động thái giảm cước lại không được chú trọng hàng đầu. Khi đề cấp tới vấn đề này, ông Trịnh Đình Khương – Tổng Giám đốc Saigon Postel cho hay, mạng này sẽ tập trung phát triển các dịch vụ gia tăng thu hút khách hàng: Xem Video theo yêu cầu, Internet... Việc đầu tư hạ tầng mạng cũng đang được S-Fone chú trọng nhiều hơn, thay vì cạnh tranh bằng việc giảm cước. Mạng di động công nghệ CDMA này đã phát sóng đến Huế và Đà Nẵng, mở ra hướng liên lạc nối liền khắp ba miền Bắc - Trung - Nam, tăng số tỉnh phủ sóng lên 33 tỉnh thành. Hướng tới mục tiêu, năm 2005 sẽ nhân đôi số thuê bao phát triển mới so với năm 2004, nghĩa là sẽ phát triển thêm 1,5 thuê bao hoà mạng mới. Ngay từ đầu năm nay, mạng di động MobiFone đã có những đầu tư lớn nhằm nâng cao chất lượng mạng lưới, đưa ra những chương trình chăm sóc khách hàng lớn. Đặc biệt trong 2 tháng 8-9-2005, những chương trình khuyến mại của MobiFone đã giúp nhà cung ứng dịch vụ khá nhiều chương trình khuyến mại toàn diện. Từ chương trình “Mùa hè sôi động” tặng thêm tiền vào tài khoản cho các thuê bao Mobicard mới, các thuê bao nạp thẻ thứ 2 trước khi bị khoá 1 chiều đến Chương trình “Nạp thẻ cùng MobiFone” dành cho các thuê bao trả trước khi nạp thẻ 100.000đồng trở lên “Hoà mạng 1 lần nhân đôi cơ hội” dành cho các khách hàng hoà mạng mới các dịch vụ của VMS - MobiFone tại 21 tỉnh. Từ đầu tháng 9/2005 đến hết tháng 12.2005, MobiFone tổ chức chương trình “MobiFone gửi ngàn vận may thay lời cảm mến” với giải thưởng lớn gồm 2 ô tô Ford Focus trị giá 37.300USD/chiếc và nhiều giải thưởng giá trị khác có tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng... Các chương trình khuyến mại lớn là yếu tố kích cầu để thu hút người sử dụng song chất lượng mạng lưới tốt luôn là yêu cầu số 1 đối với bất kỳ nhà cung ứng dịch vụ thông tin di động nào để “giữ” chân khách hàng. Từ cuối năm 2004, VMS MobiFone đã có hơn 1.000 trạm thu phát sóng trên toàn quốc với vùng phủ sóng rộng khắp 64/64 tỉnh thành, chất lượng sóng ổn định, dịch vụ tiện ích đa dạng (SMS, ring tone, Mobi Chát, MobiMail, MobiFun WAP, chuyển vùng quốc tế...) Từ tháng 7/2004, MobiFone đã chính thức cung ứng dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS và dịch vụ vô tuyến chuyển mạch gói GPRS với tốc độ 48Kb/s. Đến năm 2005, VMS MobiFone đã quyết định đầu tư 145 triệu USD, nâng tổng số vốn đầu tư trên toàn mạng hơn 530 triệu USD. Với vốn đầu tư này, dung lượng tổng đài của MobiFone có khả năng phục vụ gần 4,9 triệu thuê bao. Hiện, MobiFone đang triển khai lắp đặt thêm hơn 700 trạm thu phát sóng mới, nâng tổng số trên toàn mạng lên trên 2.000 trạm thu phát sóng và 8 tổng đài. Nhiều dịch vụ mới đã được VMS MobiFone đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như: nạp tiền điện thoại bằng hình thức tin nhắn EZGO tiện lợi và đặc biệt cho phép khách hàng nạp tiền với mệnh giá thấp. Tháng 5 vừa qua, MobiFone đxã tung ra dung lượng bộ nhớ lớn hơn 4 lần loại sim cũ. Bên cạnh đó, để phục vụ cho một số dịch vụ gia tăng mới chuẩn bị được cung ứng trong tháng 8 như Ring back tone, thanh toán cước phí qua thẻ ATM. VMS – MobiFone cũng đã nâng cấp hệ thống tính cước. Đến tháng 8.2005, MobiFone lại đưa ra dịch vụ Billing Mobile áp dụng cho các chủ thẻ Vietcombank là thuê bao MobiFone trả sau và mở rộng phạm vi sử dụng dịch vụ GPRS tại TP Huế, Quy Nhơn và Đồng Hới. GSM hay CD MA - Sự lựa chọn không dễ. Nếu cách đây ít năm, việc sử dụng “dế” công nghệ CDMA bị coi là sự lựa chọn hơi.. quê thì giờ đây hẳn bạn nghĩ lại. Hiệu quả kinh tế cùng những tiện ích vượt trội so với GSM đã báo hiệu sử thay đổi rõ rệt trên thị trường Viễn Thông đa truy cập. Hay nói cách khác, sự xuất hiện của những nhà cung cấp mạng CDMA với những HT Mobile, EVN Telecom và Hà Nội Telecom đã tạo sự thay đổi đột ngột trong cán cân cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, nơi lâu nay vẫn là sự thống trị của công nghệ GSM mà điển hình là các đối thủ nặng ký như MobiFone, VinaFone, Viettel, Kẻ tám lạng, người nửa cân, điều này không phải không có cơ sở khi một số chuyên gia nước ngoài nhận định đây chính là năm cách mạng về CDMA ở Việt Nam. Với hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và điều khiển năng lượng, CDMA hiển nhiên có những ưu thế vượt trội so với GSM. Các nhà cung cấp dịch vụ CDMA có thể quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5 – 20 lần so với công nghệ GSM. Về chất lượng các cuộc gọi ở các vùng chuyển giao, thuê bao CDMA, có thể kết nối với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng lúc, do đó cuộc điện đàm không bị ngắt quãng và giảm đáng kể tỷ lệ rớt sóng. Một trong những lợi thế lớn nhất của CDMA là băng thông. CDMA có thể kết hợp nhiều dịch vụ gia tăng cho khách hàng (download, truyền tải dữ liệu, tin nhắn đa phương tiện). Đó là những tiện ích cực kỳ hấp dẫn với khách hàng ở Việt Nam trong thời gian tới. Những ưu thế mạnh nhất của CDMA có thể được thấy rõ trong hệ thống điện thoại di động thế hệ 3 (3G), đây là tương lai gần và tất yếu của thị trường Viễn thông Việt Nam. Dù vậy thì GSM lại là hệ thống có cấu trúc mở nên hoàn toàn không phụ thuộc vào máy điện thoại bạn, bạn có thể mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau. Trong khi đó với CDMA, điện thoại phải hoàn toàn đồng bộ. Đồng thời, xét về tính phổ cập, GSM vẫn là công nghệ chiếm đa số trên thế giới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộngvà kết nối chuyển vùng (roaming). GSM rõ ràng sẽ dễ roaming hơn CDMA. GSM và CDMA “người tám lạng, kẻ nửa cân”. Tất cả báo hiệu cuộc đua khốc liệt giữa CDMA và GSM trên thị trường Việt Nam giờ bắt đầu, thay vì cách đây khoảng 4 năm khi, S-Fone quá đơn độc và yếu thế giữa hai “chàng khổng lồ” MobiFone và VinaFone. Nhất cự ly, nhì tốc độ. Căn cứ vào thống kê của Bộ Thương mại, nhập khẩu điện thoại CDMA “nóng” từng ngày. Ngay trong tháng đầu năm lượng máy CDMA nhập khẩu về Việt Nam đã lên tới 26.850 chiếc. Khi cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp không nhập về bất cứ một chiếc ĐTDĐ CDMA nào. Đến tháng 2, nhập khẩu điện thoại loại này lên tới gần 105.000chiếc, tăng 403% so với tháng 2/2006. Và gần đây nhất, nhập khẩu ĐTDĐ CDMA trong 15 ngày đầu tháng 4 đã đạt được 67.000chiếc, tăng gấp gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2006. Bên cạnh đó, lượng thuê bao cũng tăng đột biến. S-Fone vừa thông báo đạt 2 triệu thuê bao và dự kiến sẽ đạt đến 3,5 triệu thuê bao trong năm 2007. HT Mobile “em út” mới gia nhập thị trường vào tháng 1 cũng nhắm đến mục tiêu 1 triệu thuê bao trong năm nay, cho thấy CDMA thực sự là một thế lực lạnh trên thị trường di động. Không chỉ có thế, cuộc đua còn “nóng bỏng” hơn trên chặng đầu tư công nghệ. HT Mobile tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại có ưu thế vượt trội với công nghệ mới được đầu tư tới 656 triệu USD, là cũng vừa thông báo với Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ tăng vốn đầu tư lên 543 triệu USD, gần gấp đôi so với năm 2004. Bị đẩy vào thế “Thuyền đua thì lái cũng đua”, trước sự “bứt tốp” mãnh liệt của mạng di động CDMA cùng với sức ép từ những đối thủ cạnh tranh cùng công nghệ, hai “cua rơ” MobiFone VinaFone đã gấp rút công bố kế hoạch đầu tư mạnh vào việc xây dựng thêm trạm phát sóng (mỗi mạng thêm 3.000 trạm BTS mới trên. Các “Ông” lớn khiêu khích Theo tiết lộ của VNPT, mục tiêu của chính sách điều chỉnh giá cước nhằm tăng sức mạnh, năng lực cạnh tranh cho hai mạng di động MobiFone và VinaFone trước sức ép của thị trường đã hội đủ 6 nhà cung cấp. VNPT cũng không giấu tham vọng khi đưa ra mục tiêu phát triển thêm 3,5 - 4 triệu thuê bao mới trong năm 2007, để đạt tổng số thuê bao 16 triệu. Theo giới chuyên môn, động thái khiêu khích và làm nóng “chiến trường” dịch vụ ĐTDĐ vốn sôi sục này của VNPT là để đáp trả đối thủ trực tiếp – Vietel Mobile (097, 098), khi đó Viettel - MobiFone giảm 50% cước thuê bao cho khách hàng sử dụng dịch vụ trả sau có cước phí phạt 200.000đồng đến 500.000đồng/ tháng. Khách hàng có mức sử dụng trên 800.000đồng/tháng được miễn phí cước thuê bao và giảm thêm 30% cước cuộc gọi. Trước thông tin đề nghị được giảm giá cước của VNPT đối với thị trường Viễn thông màu mỡ nhất là mạng ĐTDĐ, Viettel Mobile cũng hé mở thông tin sẽ không đứng ngoài cuộc đua này. Bởi vì khi Viettel Mobile (khoảng 5 triệu thuê bao) bứt phá về số lượng khách hàng thực tế và hiện xấp xỉ với MobiFone, VinaFone luôn tuyên bố sẽ “chơi” hết mình với các đối thủ trong cuộc đua điều chỉnh giá cước cũng như chương trình khuyến mại. “Lính mới” không e ngại Mặc dù chưa nhận được thông tin chính thức từ phía Bộ Bưu chính – Viễn thông, nhưng 3 mạng có thị phần nhỏ hơn hiện nay là S - FoneS (095), EVN Telecom (096) và HT Mobile (092) đều tỏ ra không hề e ngại. Giám đốc EVN Telecom, Nguyễn Mạnh Bằng tỏ ra không bất ngờ với “đòn” giảm giá cước của VNPT cho rằng việc này khó tránh khỏi và hiện tại theo ông Bằng mức cước của EVN Telecom đang thấp hơn MobiFone và VinaFone và sẽ tiếp tục điều chỉnh theo chiều hướng có lợi cho “thượng đế” nếu cuộc đua bắt đầu. Giám đốc chi nhánh hà Nội S – Fone Phạm Văn Mẫn cho biết, mức cước ĐTDĐ có thể giảm hơn nữa và việc điều chỉnh giá cước ở tất cả các nhà cung cấp chắc chắn sẽ được tiến hành trong thời gian ngắn tới đây. Ai được hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh này ? Hiển nhiên là khách hàng. Cuộc chiến đã nóng hừng hực từ tốc độ tung chiêu khuyến mãi của các hãng. Nếu năm 2005, Viettel Mobile gây sốc thị trường bằng hình thức miễn phí cuộc gọi nội mạng đầu tiên trong ngày đồng thời chiếm vị trí số một về mạng di động có mức cước thấp nhất, thì nay “em út” MT Mobile đang làm xiêu lòng các khách hàng bằng những gói cước “siêu rẻ” như B - Easy, B – Smart và B – saving Mobile . MobiFone và VinaFone cũng bị “choáng” trước gói cước Forever không giới hạn thời hạn gọi, nghe của S – Fone VNPT buộc phải có những chiến lược cạnh tranh mới và việc hai “Đại gia” VinaFone mà MobileFone phải “miễn cưỡng” giảm thêm 5% cước gọi nội mạng là biểu hiện rõ nhất. Đây được xem là một trong những động thái quyết liệt trong chiến lược cạnh tranh về giá của VNPT. Thị trường “nóng” nhờ GSM Thị trường dịch vụ di động lại một năm “bùng nổ”. Chỉ riêng 2006, số thuê bao di động phát triển mới đạt khoảng 7 triệu thuê bao, chủ yếu tập trung ở 3 mạng GSM là MobiFone, VinaFone và Viettel. Cũng chính 3 mạng này lại làm “nóng” các nhà quản lý bởi chất lượng dịch vụ cung cấp chưa tương xứng với giá trị mà khách hàng sử dụng đã trả cho chiếc điện thoại của mình. GSM thượng phong, CDMA lép vế. Sau nhiều lần lỗi hẹn, cuối cùng thì HT Mobile “đứa con” của Ha Nội Telecom cũng chập chững bước vào thị trường và cho đến thời điểm này “ẩn số” HT Mobile không mạnh như đã từng dự báo. Sự nhập cuộc của HT Mobile đã không gây được cú sốc trên thị trường giống như Viettel Mobile. Cuộc chạy đua khuyến mãi và giảm cước của các mạng di động trong thời gian qua đang đẩy HT Mobile vào “khe cửa hẹp” đầy những khó khăn. Tuy rất nỗ lực để mở rộng vùng phủ sóng và phát triển thuê bao trước khi HT Mobile cung cấp dịch vụ nhưng EVN Telecom đã thể hiện sự lúng túng về chiến lược đối với mạng CDMA của mình. Mật độ phủ sóng của EVN Telecom hạn chế, khó khăn trong vấn đề máy đầu cuối, xử lý can nhiễu và thiếu chiến lược cho từng dịch vụ là điểm yếu dễ thấy hơn các sự vượt trội. Cung cấp dịch vụ từ Quý I, nhưng hết năm 2006, EVN Telecom mới chỉ có hơn 550.000 thuê bao cho cả 3 loại E-Com , EPhone và E-Mobile. Trong số đó, dịch vụ điện thoại di động toàn quốc E – Moie không được nhiều người biết đến – S – Fone đường như đã sáng sủa hơn sau khi phủ sóng toàn quốc và liên tiếp đưa ra các gói cước gây sốc trên thị trường. Theo tuyên bố của S – Fone, năm 2006 mạng này phát triển mới được 1 triệu thuê bao. Từng ấp ủ sẽ mạnh lên với sự góp mặt của hai mạng CDMA song cho đến hết năm 2006, hy vọng này vãn chỉ là hy vọng và bức tranh của các mạng CDMA cũng chưa thấy dấu hiệu sáng sủa lên trong năm 2007. Hồi phục sau một thời gian dài bị gián đoạn về đầu tư, năm 2006, hai mạng VinaFone và MobiFone đã thu hút được số lượng thuê bao lớn bằng các chương trình khuyến mãi liên tiếp. VinaFone tuyên bộ họ đang là mạng di động có số thuê bao lớn nhất hiện nay với khoảng 8 triệu thuê bao, với 5,2 triệu thuê bao thực, riêng năm 2006 VinaFone có 1,6 triệu thuê bao mới thực tăng. Trong khi đó không ồn ào, nhưng MobiFone cũng công bố số thuê bao của mình là 7 triệu. Tuy nhiên, số thuê bao rời mạng của hai mạng này cũng không nhỏ, khoảng 50% số thuê bao phát triển được. Năm 2006, thị trường thông tin di động Việt Nam vẫn tiếp tục chứng kiến sự phát triển đầy ấn tượng của Viettel Mobile. Ngày 7.1.2006, Viettel chào đón khách hàng thứ 2 triệu và đúng ngày kỷ niệm 2 năm thành lập mạng di động này đã đạt 5 triệu khách hàng. Với công bố hết năm 2006 sẽ đạt 7 triệu thuê bao, Viettel Mobile đang với tay vào vị trí thứ hai trên thị trường thông tin di động Việt Nam. Với số lượng thuê bao mà 3 mạng di động GSM trên đang nắm giữ cho thấy tới trên 90% thị phần điện thoại di động đang nằm trong tay VinaFone, MobiFone và Viettel Mobile. Như vâỵ, 3 mạng GSM vẫn đang giữ vị trí “thống trị” trên thị trường thông tin di động và sẽ tiếp tục giữ như vậy trong năm 2007. C