Chiết xuất và phân lập liensinine và các dẫn chất từ sen

Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiết xuất và phân lập liensinine và các dẫn chất từ sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưng hàng hoá đều có hai thuộc tính: +Giá trị sử dụng +Giá trị hàng hóa *Mối quan hệ giữa hai thuộc tính. Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa. Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ: +Với tư cánh là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất nhưng với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đều là sự kết tinh của lao động. +Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian va thời gian. NỘI DUNG 1. Hai thuộc tính của hàng hóa. Hai thuộc tính của hàng hoá này không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong hàng hoá mà là do lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt, vừa có tính trừu tượng (lao động trừu tượng), vừa có tính cụ thể (lao động cụ thể). Ta có thể nói, giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hoá. Đây chính là mặt chất của giá trị hàng hóa. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêudùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng. 2.Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Hàng hóa có hai thuộc tính không phỉ là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong nó mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: vừa mang tính cụ thể (lao động cụ thể) vừa mang tính từu tượng (lao động trừu tượng). *Lao động cụ thể là: lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định VD: lao động cụ thể của người thợ máy, thợ dệt, thợ cơ khí. Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao động, mục đích, phương pháp lao động, kết quả sản xuất riêng. Chính cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau, mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Trong xã hội có vô số giá trị sử dụng muôn hình, muôn vẻ khác nhau đó là cho lao động cụ thể đa dạng, nhiều vẻ tạo ra. - Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn. Trong một hình thái kinh tế xã hội, những hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát triển của kĩ thuật, của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. VD:Lao động khai thác mỏ trước kia là lao động thủ công, ngày nay là lao động cơ giới hóa. Khoa học ngày càng phát triển thì các hình thức lao động cụ thể càng phong phú và đa dạng. Lao động cụ thể khác nhau làm cho các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nhưng giữa các hàng hóa đó có điểm chung giống nhau, nhờ đó có thể trao đổi được với nhau. *Lao động trừu tượng là: lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình thức thể hiện cụ thể của nó để quy về cái chung đồng nhất đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao cơ bắp thần kinh của con người. - Nếu lao dộng cụ thể tạo ra giá trị sử dụng thì lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa. Lao động trừu tượng ở đây không phải là sự tiêu hao sức lực của con người nói chung mà là sự tiêu phí sức lực của người sản xuất hàng hóa chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao động sản xuất hàng hóa đó mới có tính chất là lao động trừu tượng. - Mối quan hệ giữa lao động trưu tượng và lao động cụ thể Lao động cụ thể Lao động trừu tượng Giá trị sử dụng Giá trị Tính chất tư nhân Tính chất xã hội Các yếu tố ảnh hướng tới giá cả hàng hóa? Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa, do đó giá cả là hình thức biểu hiện đồng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa do các yếu tố sau đây quyết định: +Chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa +Giá trị của hang hóa +Tiền tệ, giá trị đồng USD + Ảnh hưởng của quan hệ cung cầu hàng hóa +Khoa học công nghệ +Yếu tố thời tiết +Chính sách điều hành tiền tệ trong nước +Mức tiêu dùng và khả năng thanh toán của người tiêu dùng +Thị trường tiêu dùng trong nước và quốc tế *Mức chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa - Khi mức độ chi phí để làm ra một mặt hàng mà cao thì tất nhiên sản phẩm đó đem ra thị trường để bán thì mức giá cho mặt hàng đó sẽ cao và ngược lại mức giá sẽ thấp. Hay mức chi phí để làm ra một sản phẩm sẽ tỉ lệ thuận với mức giá cả của mặt hàng đó.Tuy nhiên, việc sản xuất ra quá nhiều mà người tiêu dùng thì ít thì điều tất nhiên là giá cả của hàng hóa đó sẽ giảm cho dù chi phí để sản xuất ra mặt hàng đó có cao tới mấy…(cung lớn hơn cầu). Ví dụ: Cùng là sản xuất điện tử: để sản xuất ra một chiếc ti vi thì chi phí lao động (công sức, trí tuệ, thời gian, chi tiêu…) sẽ ít hơn rất nhiều so với việc sản xuất một chiếc máy vi tính. Hoặc chỉ mới cách đây độ 10 năm, để mua được một chiếc tivi đen trắng thì con rất khó khăn, nhưng tới bây giờ với công nghệ tiên tiến và việc sản xuất hàng loạt thì ai cũng có thể mua được cho mình một chiếc tivi màu (chứ không chỉ là chiếc tivi đen trăng cũ kĩ nữa). Hay chiếc di động mobiađô có vỏ được làm bằng tay (rất bền )với chức năng rất bình thường, cấu hình không có gì là nổi trội nhưng mức giá cho sản phẩm đó cũng khá cao. Hoặc cách đây 3 tháng với mức tiền: 600.000 đ người tiêu dùng hoàn toàn có thể dễ dàng mua được một chiếc máy điện thoại NOKIA 1110i nhưng tới bây giờ chiếc máy ấy đã lên tới 900000 (trong 3 tháng) thậm trí nhiều người muốn mua cho mình cũng không được bởi nhà sản xuất không sản xuất mặt hàng đó nữa cho nên mặt hàng đó trở nên hiếm trên thị trường điện thoại di động. *Giá trị hàng hóa: Giá trị hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa, giá trị hàng hóa thông qua giá trị trao đổi mà giá trị trao đổi được thể hiện qua giá cả hàng hóa qua buôn bán. Cụ thể hơn là khi giá trị của hàng hóa được đẩy lên cao, người tiêu dùng ưa chuộng thì giá cả của nó cũng sẽ tăng cao và ngược lại. Ví dụ: Cùng là máy Nokia N91: máy Tàu với giá 1 triệu hai, nhưng máy công ty với giá 13 triệu. *Tiền tệ. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khác nhau; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Khi nước ta gia nhập WTO, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vàoViệt Nam dẫn đến cần một lượng tiền Việt Nam Đồng lớn để quy đổi, khi ấy lượng tiền Việt phát hành ra cao hơn lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Lạm phát bao giờ cũng đi đôi với việc giá cả của hầu hết hàng hóa đồng loạt tăng lên làm cho giá trị của mỗi đơn vị tiền tệ giảm, sức mua của đồng tiền giảm. Chính vì vậy, để đo lường mức lạm phát, người ta dùng chỉ số giá cả. Giá đồng ÚSD: Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu. Do đó, theo thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo USD. Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng. *Ảnh hưởng của quan hệ cung cầu hàng hóa: . - Cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ là lượng hàng hóa hay dịch vụ đó mà người mua dự kiến mua trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. - Cung về một loại hàng hóa hay dịch vụ là tổng số hàng hóa hay dịch vụ đó mà các chủ thể kinh tế đưa ra bán trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định,bao gồm cả hàng hoá bán được và chưa bán được. - Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa. Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau. Quy luật cung cầu tác động khách quan và rất quan trọng. Nếu nhận thức được chúng thì có thể vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng…để tác động vào các hoạt động kinh tế theo quy luật cung cầu, duy trì những tỉ lệ tương đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý. - Cung và cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại, cung xác định cầu. Cầu xác định khối lường, cơ cấu của cung về hàng hóa. Chỉ có những hàng hóa nào dự kiến có cầu thì mới được sản xuất, cung ứng; hàng hóa nào tiêu thụ được nhiều, nhanh nghĩa là có cầu lớn lớn sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Cung tác động đến cầu, kích thích cầu: Những hàng hóa nào được sản xuất, cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng sẽ được yêu thích hơn, bán chạy hơn, làm cho cầu về chúng tăng lên. Giữa cung, cầu và giá cả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: +Giá cả bằng giá trị thì trạng thái cung cầu ở thế cân bằng. +Giá cả nhỏ hơn giá trị thì cung ở xu thế giảm, cầu ở xu thế tăng. +Giá cả lớn hơn giá trị thì cung ở xu thế tăng., cầu ở xu thế giảm. +Cung lớn hơn cầu thì giá cả có xu thế giảm. +Cung nhỏ hơn cầu thì cầu có xu thế tăng, giá cả tăng. +Cung bằng cầu thì giá cả ổn định tương đối. *Yếu tố thời tiết: Khi thời tiết thuận lợi làm cho quá trình sản xuất thuận lợi giá cả ổn định. Ngược lại, khi thời tiết khắc nghiệt rét đậm, rét hại gây thiệt hại lớn cho sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng cao dẫn tới giá cả phần lớn các mặt hàng tăng cao. Theo báo lao Động số 301 Ngày 26/12/2007 Thời tiết có những diễn biến bất thường cộng với chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng, nhất là giá thức ăn chăn nuôi tăng 25 30% làm cho giá nhóm lương thực, thực phẩm tăng cao. Vẫn theo nhận định của tổ điều hành thị trường trong nước, tình hình thời tiết trong tháng khá thuận lợi cho rau màu vụ đông ở miền Bắc và vụ lúa đông xuân ở các tỉnh ĐBSCL, dịch bệnh gia súc gia cầm tiếp tục được khống chế... các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Các bộ, ngành chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực hiện quyết liệt các giải pháp bình ổn thị trường. Nguồn hàng trên thị trường dồi dào, đặc biệt là nguồn thực phẩm đã ổn định dần, giá nhiều mặt hàng (nhất là thực phẩm) đã bắt đầu chững lại và giảm vào những ngày cuối tháng... vậy mà CPI của tháng 12 lại vẫn tăng cao kỷ lục (?), trong đó nhóm thực phẩm vẫn chiếm vị trí tăng giá cao nhất với mức tăng 4,69%; nhóm phương tiện đi lại tăng 4,38%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,28%; nhóm lương thực tăng 2,29%... *Chính sách điều hành tiền tệ trong nước: - Khi sự điều hành tài chính tiền tệ trong nước ổn định và phù hợp sẽ không gây ra tình trạng tăng giá đột ngột và ngược lại. Trả lời báo lao động(26/12/2007 ) Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì 2 tháng qua, nền kinh tế tiếp tục phát triển, các cân đối vĩ mô của kinh tế vẫn được giữ vững, sản xuất tăng trưởng khá. Tuy nhiên, kinh tế nước ta đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức do rét đậm, rét hại kéo dài gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Cộng với tình trạng nhập siêu tiếp tục tăng cao gần bằng 50% kim ngạch xuất khẩu; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 2 tháng đầu năm tăng nóng đến 6,02%, thị trường tài chính tiền tệ đang có diễn biến phức tạp (lãi suất tiền đồng được đẩy lên cao, chỉ số giá chứng khoán sụt giảm mạnh, trong khi đó giá trị VND so với USD tiếp tục bị đẩy lên cao...). Theo ông Phúc, kết luận tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành phải chỉ đạo quyết liệt kiểm soát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo tăng trưởng kinh tế trên 8% trở lên, đồng thời kiềm chế lạm phát, đảm bảo đủ hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. Thủ tướng cho rằng: Tình trạng giá tiêu dùng tăng cao là do giá thế giới tăng, nhưng một phần do chính sách điều hành tiền tệ của ta còn yếu kém và chưa phù hợp, cần phải sớm khắc phục và làm tốt hơn. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải cập nhật báo cáo Chính phủ kịp thời để giám sát và điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh khi cần thiết. *Tình hình thị trường trong và ngoài nước. - Giá nhiều loại vật tư, hàng hoá trên thế giới luôn trong chiều hướng tăng (trong đó có những mặt hàng tỉ trọng nhập khẩu lớn: Xăng dầu 100%, phôi thép 65 - 70%,) tác động tới chi phí đầu vào tạo sức ép tăng giá lên nhiều mặt hàng trong nước. - Một số vật tư quan trọng trong nước cũng được điều hành tăng giá: Giá điện tăng 7,6%, than tăng 10 - 20%, xăng tăng 23,8%, diezel tăng 18,6%, madut tăng 41,6%, *Khả năng thanh toán của người tiêu dùng: Nhu cầu có khả năng thanh toán tăng cao: Tiền lương, tiền thưởng, lượng kiều hối tăng, thu nhập của người nông dân tăng do giá cả nông sản - thực phẩm tăng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư phát triển trong nước tăng, tổng phương tiện thanh toán tăng 39,62% và tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế ước tăng 37,79% so với cuối năm 2006 đã tác động mạnh đến giá cả hàng hoá trong nước. (theo báo lao động số301 ra ngày 26/12/2007) *Khoa học công nghệ: -Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì tiến trình tự động hóa ngày càng lan rộng trong cac xí nghiệp - nhà máy - công ty đã giúp cho công việc sản xuất được nhanh chóng, thuận lợi đã tiết kiệm được thời gian làm việc, công sức lao động, chi phí sản xuất…từ đó đã hạ được giá thành sản phẩm, mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo thậm chí còn chất lượng còn cao hơn. KẾT LUẬN Cung và cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại, cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa. Chỉ có những hàng hóa nào dự kiến có cầu thì mới được sản xuất, cung ứng; hàng hóa nào tiêu thụ được nhiều, nhanh nghĩa là có cầu lớn lớn sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Cung tác động đến cầu, kích thích cầu: Những hàng hóa nào được sản xuất, cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng sẽ được yêu thích hơn, bán chạy hơn, làm cho cầu về chúng tăng lên. Tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khác nhau; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. S¸ch tham kh¶o : Nghiªn cøu kinh tÕ. ViÖt Nam 2000. Mét sè t­ liÖu ë th­ viÖn tr­êng §¹i häc Qu¶n lý kinh doanh Hµ Néi MỤC LỤC
Tài liệu liên quan