Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên
toàn thế giới, vấn đề xây dựng và triển khai hiệu quả chính phủ quản lý điện tử nói chung
và đối với doanh nghiệp (government-to-business (G2B)) nói riêng đã và đang là một
trong những vấn đề được chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở khái niệm và
mô hình phát triển của chính phủ quản lý điện tử, kết hợp với nguồn số liệu phỏng vấn
sâu 9 nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở TP HCM và số liệu thứ cấp từ các nguồn báo cáo
công khai của Chính phủ cũng như từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, bài viết
này đã phân tích thực tế việc sử dụng dịch vụ G2B của các các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, nhận định của doanh nghiệp về hiệu quả và những trở ngại chính khi sử dụng
các dịch vụ G2B cũng được thu thập và phân tích. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ G2B cho chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.
13 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính phủ quản lý điện tử đối với doanh nghiệp ở Việt Nam: Mô hình lý thuyết, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
CHÍNH PHỦ QUẢN LÝ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GS. TS. Nguyễn Đông Phong
TS. Lê Nhật Hạnh
Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên
toàn thế giới, vấn đề xây dựng và triển khai hiệu quả chính phủ quản lý điện tử nói chung
và đối với doanh nghiệp (government-to-business (G2B)) nói riêng đã và đang là một
trong những vấn đề được chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở khái niệm và
mô hình phát triển của chính phủ quản lý điện tử, kết hợp với nguồn số liệu phỏng vấn
sâu 9 nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở TP HCM và số liệu thứ cấp từ các nguồn báo cáo
công khai của Chính phủ cũng như từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, bài viết
này đã phân tích thực tế việc sử dụng dịch vụ G2B của các các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, nhận định của doanh nghiệp về hiệu quả và những trở ngại chính khi sử dụng
các dịch vụ G2B cũng được thu thập và phân tích. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ G2B cho chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Chính phủ điện tử, dịch vụ công cho doanh nghiệp, Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Chính phủ điện tử (E-Government) đã trở thành thuật ngữ bao phủ gần như tất cả
các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (viết tắt là ICT) và làn sóng chính phủ
điện tử đang gia tăng nhanh chóng thông qua các tổ chức công và hoạt động quản trị công
trên toàn thế giới (Fang, 2002). Chính phủ điện tử tạo điều kiện cho sự gia tăng tương tác
giữa các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, chính phủ điện
tử tồn tại bốn dạng dịch vụ chính, bao gồm: trao đổi giữa cơ quan nhà nước với nhau
(G2G), trao đổi giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp (G2B), trao đổi giữa cơ quan
nhà nước với người dân (G2C) và trao đổi giữa cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức,
viên chức (G2E) (Torres, Pina, & cerete, 2006; Fang, 2002; Bộ Thông tin & Truyền
thông, 2015). Ngày càng nhiều nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách tập trung vào
các vấn đề khác nhau của chính phủ điện tử, cũng như tìm kiếm sự đồng thuận về sáng
kiến và khung kiến trúc chính phủ điện tử (Martins & Veiga 2018; Rokhman, 2011;
Torres et al., 2006; Tung & Rieck, 2005; Joia, 2004; Gupta & Jana, 2003). Trong khi các
nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ trao đổi giữa cơ quan nhà nước với người dân
được thực hiện phổ biến, thì nghiên cứu về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với
nhau, giữa chính phủ và công chức, viên chức, đặc biệt là giữa chính phủ với doanh
nghiệp vẫn còn ít học giả quan tâm.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng
triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, đặc biệt trong việc thực hiện dịch vụ công trực
tuyến giữa chính phủ và doanh nghiệp (G2B). Chính phủ đã triển khai một số dịch vụ
công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp như: đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp
thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội; một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên
môi trường mạng; tại một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa
vào vận hành, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức (Chính
4
phủ, 2018). Việc xây dựng và hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến giữa chính phủ và
doanh nghiệp sẽ giúp môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp ngày càng minh bạch và
thuận lợi hơn, đặc biệt cải thiện cung cấp các dịch vụ công của ngành thuế, bảo hiểm, sẽ
giúp môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam tăng hạng đáng kể (V V, 2018). Bên cạnh
đó, việc áp dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng
kể chi phí nhân lực và thời gian cũng như các chi phí không chính thức khác (VEC M,
2018), cũng như gia tăng các lợi ích cảm nhận khác cho doanh nghiệp, thay đổi một số
quy trình trong kinh doanh giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh
thương mại điện tử như hiện nay.
Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến giữa chính phủ và doanh nghiệp
(G2B) ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: các hệ thống thông tin dữ liệu còn cục
bộ, chưa kết nối dữ liệu liên thông giữa các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là kết nối dữ liệu
của ngành thuế, hải quan và bảo hiểm xã hội chưa được thực hiện; dịch vụ công trực
tuyến được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là khai báo thuế, tiếp theo là dịch vụ đăng
ký kinh doanh, các dịch vụ khác như khai báo hải quan, thủ tục cấp giấy chấp nhận xuất
xứ điện tử, thủ tục tàu biển còn rất hạn chế. Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Thương
mại điện tử Việt Nam (VEC M, 2018) tính đến cuối năm 2017 tỷ lệ sử dụng dịch vụ
G2B còn rất thấp, chỉ có 30% doanh nghiệp tra cứu thông tin trên các website cơ quan
nhà nước năm 2017; việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ công việc còn
mang nặng tính thủ công, giấy tờ, thậm chí có tới 27% doanh nghiệp điều tra chưa bao sử
dụng dịch vụ G2B. Bên cạnh đó còn nhiều rào cản khác trong cơ chế đầu tư ứng dụng
công nghệ thông tin; việc triển khai ở một số nơi còn mang tính hình thức; việc xây dựng
triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ
phát triển Chính phủ điện tử còn chậm; nhiều hệ thống thông tin đã triển khai còn chưa
bảo đảm an toàn, an ninh thông tin (Chính phủ, 2018).
Nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về dịch vụ G2B nói chung, phần tiếp theo của bài
viết sẽ trình bày sơ qua về khái niệm và mô hình chính phủ quản lý điện tử. Tiếp theo đó,
để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng sử dụng dịch vụ G2B, ngoài việc thu thập số liệu thứ
cấp từ các nguồn báo cáo công khai của chính phủ cũng như từ Hiệp hội Thương mại
điện tử Việt Nam, bài viết này còn sử dụng thêm số liệu từ việc phỏng vấn sâu 9 nhà lãnh
đạo doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó, việc
phỏng vấn sâu còn nhằm thu thập thêm nhận định của doanh nghiệp về hiệu quả và
những trở ngại chính khi sử dụng các dịch vụ G2B, từ đó đề xuất ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện dịch vụ G2B cho chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.
2. Khái niệm và mô hình chính phủ quản lý điện tử
2.1. Khái niệm
2.1.1. Chính phủ điện tử (E-Government)
Chính phủ điện tử là một thuật ngữ chung cho các dịch vụ dựa trên web từ các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, và chính quyền địa phương. Trong
Chính phủ điện tử, Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là Internet để hỗ
trợ các hoạt động của Chính phủ, gắn kết công dân và cung cấp các dịch vụ của Chính
phủ. Sự tương tác có thể được thực hiện dưới dạng công dân truy cập thông tin, tiếp cận
hồ sơ, hoặc thanh toán và nhiều hoạt động khác thông qua world-wide-web (Sharma &
Gupta, 2003, Sharma, 2004, Sharma, 2006). Chính phủ điện tử được định nghĩa bởi các
nguồn khác nhau như:
5
Định nghĩa của Ngân hàng thế giới (báo cáo của EM ): “Chính phủ điện tử đề
cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin của các cơ quan chính phủ, có khả năng
chuyển đổi mối quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các mục tiêu khác của Chính
phủ. Những công nghệ này có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau: cung cấp dịch vụ
của Chính phủ tốt hơn cho người dân, cải thiện sự tương tác với doanh nghiệp, nâng cao
quyền công dân thông qua tiếp cận thông tin hoặc quản lý Chính phủ hiệu quả hơn. Lợi
ích thu được có thể ít tham nhũng hơn, tăng tính minh bạch, thuận tiện hơn, tăng trưởng
doanh thu và / hoặc giảm chi phí.”
Định nghĩa của Liên hợp quốc (www.unpan.org) (báo cáo của EM ): “Chính
phủ điện tử được định nghĩa là việc sử dụng Internet và world-wide-web để cung cấp
thông tin và dịch vụ của Chính phủ tới công dân”.
Định nghĩa của Tổ chức đối thoại kinh doanh toàn cầu về thương mại điện tử -
GBDe (www.gbde.org) (báo cáo của EM ): “Chính phủ điện tử đề cập đến một tình
huống trong đó các cơ quan hành chính, lập pháp và tư pháp (bao gồm cả chính quyền
trung ương và địa phương) số hoá các hoạt động nội bộ và bên ngoài của họ và sử dụng
các hệ thống mạng hiệu quả để nâng cao chất lượng tốt hơn trong việc cung cấp các dịch
vụ công cộng.”
Định nghĩa của Gartner Group: “Tối ưu hóa một cách liên tục trong cung cấp dịch
vụ, sự tham gia của người dân và quản trị bằng cách chuyển đổi các mối quan hệ bên
trong và bên ngoài thông qua công nghệ, Internet và phương tiện truyền thông mới.”
Định nghĩa của Nhóm nghiên cứu về chính phủ điện tử trong thế giới đang phát
triển (www.pacificcouncil.org): “Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông
tin và truyền thông (ICTs) để thúc đẩy hoạt động của Chính phủ ngày càng hiệu quả và
hiệu suất hơn, tạo điều kiện cho các dịch vụ Chính phủ dễ tiếp cận hơn, cho phép truy
cập thông tin phổ biến hơn và giúp cho Chính phủ chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với
công dân. Chính phủ điện tử có thể liên quan đến việc cung cấp dịch vụ thông qua
Internet, điện thoại, trung tâm dịch vụ công (tự phục vụ hoặc tạo điều kiện bởi người
khác), thiết bị không dây hoặc các hệ thống liên lạc khác.”
Định nghĩa của UNESC (2005): “Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công
nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính phủ ngày càng hiệu quả và hiệu suất
hơn, giúp Chính phủ dễ tiếp cận và có trách nhiệm hơn với công dân. Các đặc điểm của
Chính phủ điện tử bao gồm: Cung cấp dịch vụ điện tử, quy trình làm việc điện tử, bỏ
phiếu điện tử.”
Định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( ECD): “Chính phủ điện tử
được định nghĩa như việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs), đặc biệt
là Internet, để đạt được Chính phủ tốt hơn.”
Mặc dù các định nghĩa về Chính phủ điện tử từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đều
có những điểm chung. Chính phủ điện tử liên quan đến việc sử dụng công nghệ thông tin
và đặc biệt là Internet, để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ của Chính phủ cho công
dân, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ với nhau. Chính phủ điện tử cho phép công
dân tương tác và nhận các dịch vụ từ Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ
quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.
Chính phủ điện tử đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Hầu hết Chính phủ các
quốc gia trên thế giới đã thực hiện hoặc đang thực hiện các sáng kiến cung cấp dịch vụ
Chính phủ trực tuyến. Để tiềm năng của Chính phủ điện tử trở thành hiện thực, Chính
phủ cần phải tái cấu trúc và chuyển đổi các quy trình hoạt động trước đây, từ đó chuyển
6
đổi toàn bộ các mối quan hệ giữa các cơ quan chính phủ với công dân, doanh nghiệp và
giữa các cơ quan chính phủ với nhau (Leitner, 2003).
2.2. Các giai đoạn phát triển của Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử thường trải qua các giai đoạn khác nhau từ lúc đăng thông tin
trên trang web để thực hiện các giao dịch tới khi hoàn tất quá trình giao dịch để đem lại
giá trị và lợi ích thật sự cho công dân. Việc phân chia các giai đoạn phát triển chính phủ
điện tử nhằm xác định giai đoạn phát triển chính phủ điện tử của mỗi cơ quan, cũng như
làm cơ sở xác định lộ trình, kế hoạch triển khai chính phủ điện tử đúng hướng, phù hợp
với điều kiện, nhu cầu thực tế.
Các tổ chức khác nhau có cách phân chia các giai đoạn phát triển chính phủ điện
tử của riêng mình, trong đó nổi bật là cách phân chia của Gartner (một công ty tư vấn,
nghiên cứu hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin). Gartner đã xây dựng một mô hình
chính phủ điện tử bốn giai đoạn có thể phục vụ như một tài liệu tham khảo cho các chính
phủ để xây dựng một dự án phù hợp trong sự phát triển tổng thế của một chiến lược chính
phủ điện tử. Mô hình này không hàm ý rằng tất cả các chính phủ phải trải qua tất cả các
giai đoạn này. Vì các giai đoạn này cung cấp một khung lý thuyết, chúng không phụ
thuộc vào nhau, cũng không yêu cầu có một giai đoạn phải hoàn thành trước khi một giai
đoạn khác bắt đầu.
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4
Thông tin Tương tác Giao dịch Chuyển đổi
Hiện diện Thực hiện
quy trình
Hoàn thành
giao dịch
Hoàn thành
giao dịch
Cung cấp các
thông tin cơ bản
về các cơ quan
chính phủ như
chức năng, nhiệm
vụ, địa chỉ liên
hệ, thời gian làm
việc và có thể
cung cấp thêm
các văn bản liên
quan đến xã hội
Các trang thông tin
điện tử của các cơ
quan chính phủ
cung cấp các chức
năng tìm kiếm cơ
bản, cho phép tải
về các biểu mẫu
điện tử, các đường
liên kết với các
trang thông tin điện
tử liên quan, cũng
như địa chỉ thư
điện tử của các cơ
quan, cán bộ chính
phủ
Các trang thông tin
điện tử của các cơ
quan chính phủ cho
phép thực hiện
hoàn chỉnh các
dịch vụ, bao gồm
việc nộp hồ sơ, xử
lý hồ sơ, trả phí
dịch vụ trực tuyến
Ngoài việc thực
hiện các chức năng
trong giai đoạn 3,
CPĐT giai đoạn
này cung cấp cho
người dân một
điểm truy cập duy
nhất tới các cơ
quan chính phủ để
thực hiện mọi giao
dịch, các hoạt động
của cơ quan chính
phủ là minh bạch
với người dân
Hình 1: Mô hình Chính phủ điện tử
Nguồn: Gartner (2000)
7
2.3. Chính phủ quản lý điện tử đối với doanh nghiệp (G2B)
Trong G2B, Chính phủ giao dịch với doanh nghiệp như nhà cung cấp sử dụng
Internet và các công nghệ thông tin và truyền thông khác. G2B bao gồm các giao dịch và
tương tác hai chiều: Chính phủ với doanh nghiệp và doanh nghiệp với Chính phủ (B2G).
Có rất nhiều dịch vụ khác nhau giữa Chính phủ và doanh nghiệp, bao gồm việc cung cấp
thông tin, các dịch vụ của các cơ quan chính phủ cho doanh nghiệp và các dịch vụ mà các
doanh nghiệp phải thực hiện đối với Chính phủ. Các cơ quan chính phủ cung cấp thông
tin cho các doanh nghiệp, phổ biến các qui định, các chính sách, các lệnh, các bản ghi
nhớ của các cơ quan chính phủ cho các doanh nghiệp. Các dịch vụ chính phủ thực hiện
cho các doanh nghiệp thường là: Làm mới và gia hạn các loại giấy phép, các chứng nhận,
thanh tra và kiểm tra Các dịch vụ các doanh nghiệp thực hiện cho các cơ quan chính
phủ là: Nộp thuế, cung cấp thông tin thống kê kinh doanh, cung cấp thông tin và tham gia
vào đấu thầu - mua bán trực tuyến Cả Chính phủ và các doanh nghiệp cải thiện dần
mối quan hệ giữa khu vực chính phủ và khu vực tư nhân, thiết lập mối quan hệ hợp tác
trợ giúp Chính phủ - doanh nghiệp trong Chính phủ điện tử.
Đối với Chính phủ điện tử, cũng như dịch vụ cho người dân, dịch vụ cho các
doanh nghiệp tiến tới thực hiện ngoài giờ hành chính, tiến tới được thực hiện 24 giờ trong
ngày, 7 ngày trong tuần, tất cả 365 ngày trong năm. Các hình thức thực hiện dịch vụ ngày
càng phải được cải thiện và tiến tới thực hiện trên nhiều phương tiện, ở bất cứ đâu thuận
lợi cho doanh nghiệp.
3. Thực trạng Chính phủ quản lý điện tử đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
3.1. Quan điểm chỉ đạo của nhà nước về Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trong những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng
triển khai xây dựng Chính phủ điện tử. Ngày 14/10/2015 chính phủ ban hành Nghị quyết
36a nhằm tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng
tốt hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, hiện nay Văn phòng Chính
phủ đã soạn thảo dự thảo Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 (Chính phủ, 2018) và
đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hơn
nữa, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành hung kiến trúc Chính phủ điện tử
Việt Nam (Bộ Thông tin & Truyền thông, 2015) và rất nhiều hội nghị, hội thảo từ Trung
ương, đến địa phương và bộ, ngành liên quan đến Chính phủ điện tử, thương mại điện tử
đã được tiến hành.
Nhờ những nỗ lực đó, Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI của Liên hợp quốc, cụ thể: năm 2018 Việt
Nam xếp hạng 88/193, năm 2016 xếp hạng 89/193 và năm 2014 xếp hạng 99/193. Trong
khu vực SE N năm 2018 Việt Nam xếp thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Phillippines,
Thái Lan và Brunei về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; trong đó, Chỉ số dịch vụ công
trực tuyến ( nline Service Index - SI) và Chỉ số tham gia điện tử (E-Participation
Index) ở Việt nam được Liên hợp quốc xếp vào nhóm ở mức cao (tăng từ 0,5 đến 0,75)
(UN, 2018).
8
(Nguồn: Bộ Thông tin & Truyền thông, 2015)
Hình 2: Sơ đồ tổng thể Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam
3.2. Thực trạng triển khai Chính phủ quản lý điện tử cho các doanh nghiệp
3.2.1. Các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp và sự kết nối dữ liệu
Hiện nay, tất cả 30/30 cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Trang/Cổng thông tin điện tử.
Các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp cho doanh nghiệp rất đa dạng và từ nhiều Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, với các dịch vụ chủ yếu
như: Đăng ký kinh doanh, đăng ký/khai báo thuế điện tử, cấp giấy phép đầu tư, tra cứu
trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính, cấp giấy phép xây dựng, thủ tục tàu biển, nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, thủ tục cấp giấy phép chứng nhận xuất xứ điện tử, khai báo hải
quan, bảo hiểm xã hội Như vậy, theo cách đối chiếu các giai đoạn phát triển của chính
phủ điện tử ở Hình 1, thì hầu hết các dịch vụ mới chỉ đạt giai đoạn 1 và 2. Tuy nhiên,
hiện tại đã có 4 lĩnh vực đã cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đến giai đoạn 3, 4, bao
gồm: Bảo hiểm xã hội, thuế, hải quan và đăng ký kinh doanh (ictnews, 2018)
3.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ công trực tuyến của doanh nghiệp
Phần này tìm hiểu thực trạng tra cứu thông tin trên các websites của cơ quan nhà
nước (tương ứng với việc cung cấp ở Giai đoạn 2) và sử dụng các dịch vụ công trực
tuyến (tương ứng với việc cung cấp ở Giai đoạn 3 và 4) của các doanh nghiệp được
phỏng vấn cũng như số liệu thứ cấp từ VECOM (2018) và itcnews (2018)
a. Tra cứu thông tin trên các website cơ quan nhà nước
Trong số 9 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn sâu, có 5/9 doanh nghiệp thường
xuyên, 3/9 doanh nghiệp thỉnh thoảng và 1/9 doanh nghiệp chưa bao giờ tra cứu thông tin
trên các website cơ quan nhà nước. Số liệu phỏng vấn sâu khá tương đồng với số liệu thứ
cấp theo báo cáo của VEC M (2018), tỷ lệ doanh nghiệp thường xuyên, thỉnh thoảng
hoặc chưa bao giờ tra cứu các thông tin trên các website cơ quan nhà nước năm 2017 lần
9
lượt là 30%, 62% và 8% (Hình 3). Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp lớn có mức quan tâm tới
thông tin trên các website cơ quan nhà nước cao hơn nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(Nguồn: VECOM, 2018)
Hình 3: Xu hướng tra cứu thông tin trên các website cơ quan nhà nước qua các năm
b. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Tất cả các doanh nghiệp trả lời phỏng vấn sâu trong nghiên cứu này đều cho biết
có sử dụng các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến thủ tục đăng ký, cấp phép, khai
báo, tra cứu trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính cung cấp trên website. Trong khi đó số
liệu thứ cấp từ VEC M (2018) cho thấy tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến liên quan
tới các thủ tục thông báo, đăng ký, cấp phép của doanh nghiệp năm 2017 là 73%,
tương tự tỷ lệ này của năm 2016.
(Nguồn: VECOM, 2018)
Hình 4: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua các năm
Cũng trong báo cáo đó cho thấy, khai báo thuế điện tử vẫn là dịch vụ công trực
tuyến được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất (88%), số lượng doanh nghiệp đã đăng ký
10
tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là trên 518.000 doanh nghiệp trong tổng số
534.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Theo Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin &Truyền
thông), Tổng cục Thuế đã triển khai ứng dụng hoàn thuế điện tử từ ngày 15/5/2017 trên
toàn quốc; đã có 1.344 doanh nghiệp kê khai hoàn thuế điện tử với tổng số 3.117 hồ sơ
được tiếp nhận và tổng số tiền đề nghị hoàn thuế là hơn 17,1 nghìn tỉ đồng.
(Nguồn: VECOM, 2018)
Hình