Chính sách an sinh xã hội cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị

Đảm bảo an sinh xã hội đã và đang là mối quan tâm to lớn của cả xã hội, là công cụ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước trước những biến đổi của xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đánh giá hiện trạng việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị bằng việc kết hợp phương pháp thu thập thông tin định lượng, định tính với phương pháp xử lý thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy những chính sách này của chính quyền địa phương không thực sự hiệu quả, đồng bộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra được những nhân tố tác động đến việc thực hiện những chính sách an sinh xã hội này của chính quyền địa phương. Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị mang tính gợi ý về mặt chính sách nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách an sinh xã hội cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học 575 CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CHO NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ BIỂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO FORMOSA GÂY RA TẠI ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Văn Bảo Nhân*, Nguyễn Đăng Thiện, Lê Ngọc Hà Trường Đại học An ninh Nhân dân *Tác giả liên lạc: crab.silk@gmail.com TÓM TẮT Đảm bảo an sinh xã hội đã và đang là mối quan tâm to lớn của cả xã hội, là công cụ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước trước những biến đổi của xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đánh giá hiện trạng việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị bằng việc kết hợp phương pháp thu thập thông tin định lượng, định tính với phương pháp xử lý thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy những chính sách này của chính quyền địa phương không thực sự hiệu quả, đồng bộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra được những nhân tố tác động đến việc thực hiện những chính sách an sinh xã hội này của chính quyền địa phương. Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị mang tính gợi ý về mặt chính sách nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới. Từ khóa: An sinh xã hội, Formosa, sự cố môi trường, tỉnh Quảng Trị. SOCIAL SECURITY POLICIES FOR FISHERMEN HOUSEHOLDS AFFECTED BY ENVIRONMENTAL INCIDENTS CAUSED BY FORMOSA IN QUANG TRI PROVINCE Nguyen Van Bao Nhan*, Nguyen Dang Thien, Le Ngoc Ha University of Security *Corresponding author: crab.silk@gmail.com ABSTRACT Ensuring social security has been a great concern of the whole society and it is considered as a tool to express the deep concern of the government about the social changes’s effect on the lives of Vietnamese people. In this study, the authors assessed the status of implementing social security policies for fishermen households affected by environmental incidents caused by Formosa in Quang Tri province by combining quantitative and qualitative data collection methods with information processing methods. The result indicates that these policies of local authorities are not effective and synchronous. In addition, the research reveals the factors affecting the implementation of these social security policies by local authorities. Based on the findings, the authors propose some policy recommendations to improve the quality of life for fishermen households affected by environmental incidents caused by Formosa in the current period and in the near future. Keywords: Social security, Formosa, environmental incidents, Quang Tri province. TỔNG QUAN An sinh xã hội là một tất yếu khách quan trong cuộc sống xã hội loài người. Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân là một trong những việc làm quan trọng của mỗi quốc gia, có tác động không chỉ với sự phát triển kinh tế mà còn gắn với cuộc sống mưu sinh của từng cá nhân, gia đình trong cộng đồng. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu để cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về thực trạng sự tác động, mức độ hiệu quả của chính sách an sinh xã hội đến việc khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của người dân sau sự cố môi trường. Đồng thời, nghiên cứu này xây dựng những gợi ý để nhận thức rõ hơn về thực trạng và các nhân tố tác động Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học 576 đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, những hướng giải quyết phù hợp góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. Tuyến biển tỉnh Quảng Trị (Hình 1) có chiều dài gần 75 km, tổng diện tích khoảng 16,949 ha, có tiềm năng rất lớn trong hoạt động phát triển đánh bắt, nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản. Toàn tuyến có 2280 phương tiện đánh bắt thủy sản, trong đó có 183 tàu thuyền đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV (Chevaux Vapeur - Mã lực) trở lên, hoạt động theo các ngành nghề: lưới rê, pha xúc, lồng bẩy, vây... Tổng số lao động làm việc trên các tàu khoảng 6500 người, đây là lực lượng và phương tiện tại chỗ khai thác nguồn lợi thủy sản từ biển, sẵn sàng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tuy nhiên, sự cố môi trường biển do Formosa gây ra tại bốn tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó có Quảng Trị đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân làm nghề biển tại 16 xã, thị trấn với 102 thôn thuộc bốn huyện ven biển tỉnh Quảng Trị là Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng. Việc làm cấp bách hiện nay là hỗ trợ họ khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Vấn đề này cần phải nhận được sự quan tâm sâu sắc, cụ thể bằng nhiều chính sách thiết thực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chức năng có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các chính sách này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc, bất cập, chưa đảm bảo được sự toàn diện, đồng bộ, chưa xuất phát từ việc đáp ứng lợi ích, nhu cầu thiết thực, cụ thể của người dân. Mục tiêu của nghiên cứu này là tập trung mô tả, phân tích và lý giải về chính sách an sinh xã hội, hiện trạng việc thực hiện những chính sách này cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra và những nhân tố ảnh hưởng đến hiện trạng đó. Kết quả của nghiên cứu này là một câu trả lời hữu ích đối với hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị. Hình 1. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Trị VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu này kết hợp sử dụng nhiều phương pháp: phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa tài liệu; phương pháp so sánh; phương pháp quan sát; phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp sẵn có; phương pháp thu thập thông tin định lượng (phương pháp điều tra bằng bảng hỏi) và phương pháp thu thập thông tin định tính (phương pháp phỏng vấn sâu). Đồng thời nghiên cứu kết hợp với phương pháp mã hóa và xử lý thông tin (xử lý bằng phần mềm SPSS - Statistical Product and Services Solutions) nhằm đưa ra những con số, những ý kiến thực tế của người dân để chứng minh cho nội dung nghiên cứu. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các tư liệu sẵn có tại địa bàn nghiên cứu, cụ thể là Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh, Ủy ban nhân dân Thị trấn Cửa Tùng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, nguồn tài liệu thứ cấp còn là các bài viết trên các tạp chí như: Tạp chí Xã hội học, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Cửa Việt Thông qua nguồn tài liệu sẵn có, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích, nghiên cứu và chắt lọc những thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các tư liệu này được tổng hợp và đúc kết phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp thu thập thông tin định lượng Việc đảm bảo an sinh xã hội cho những hộ Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học 577 gia đình trong vùng bị ảnh hưởng là hoạt động mà ta có thể quan sát được nên nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin định lượng - dùng bảng Anket kết hợp với quan sát. Phương pháp thu thập thông tin định lượng được thực hiện bằng công cụ bảng hỏi nhằm đáp ứng cho các mục tiêu về việc tìm hiểu thực trạng chính sách an sinh xã hội, nhận thức và thái độ của người dân về những chính sách an sinh xã hội được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, việc sử dụng bảng hỏi còn hướng đến việc thu thập những khuyến nghị, đề xuất của chính các hộ gia đình trong khu vực này nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho họ. Phương pháp thu thập thông tin định tính Với phương pháp này, nghiên cứu sử dụng công cụ phỏng vấn sâu. Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ Ủy ban nhân dân thị trấn Cửa Tùng (thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, một số cán bộ công an tại huyện Vĩnh Linh và một số hộ gia đình nằm trong diện bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường tại thị trấn Cửa Tùng. Do đây là một lĩnh vực mang tính đặc thù, chỉ những người có kinh nghiệm chuyên sâu, người bị ảnh hưởng trực tiếp của sự cố môi trường mới có thể đưa ra hướng xử lý thích hợp, nên việc nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, trong đó chú trọng việc phỏng vấn sâu những vướng mắc, khó khăn của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường sẽ giúp nhóm tác giả thu nhận được những ý kiến xác đáng góp phần hoàn thiện nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu Với phương pháp thu thập thông tin định lượng, nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất (mẫu tự nguyện, tăng nhanh). Nhóm tác giả không dựa trên một khung mẫu nào đã có trước đó mà chỉ dựa vào các đặc điểm của mẫu sau đó chọn trên cơ sở những nhóm đã có sẵn. Tiêu chí chọn mẫu là các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra. Dung lượng gồm 160 mẫu. Đơn vị mẫu là hộ. Phương pháp xử lý thông tin định lượng Thông tin thu thập được từ bảng hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS, từ đó sẽ có những số liệu cụ thể, chi tiết về thực trạng các chính sách an sinh xã hội, nhận thức và thái độ người dân về những chính sách an sinh xã hội được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả thu thập sẽ được khái quát và phân tích để làm rõ tình hình đảm bảo an sinh xã hội cho các hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Phương pháp xử lý thông tin định tính Từ những thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu nhóm tác giả tiến hành mã hóa thông tin và phân tích để thấy rõ thực trạng của việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cho các hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn nghiên cứu. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nghiên cứu không chỉ làm rõ cơ sở lý luận việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng như những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về đảm bảo an sinh xã hội mà nghiên cứu còn cho thấy một thực trạng đang đặt ra hiên nay là các chính sách an sinh xã hội cho những hộ gia đình nói trên của chính quyền địa phương chưa thực sự hiệu quả. Bởi khi khảo sát 150 hộ gia đình thì không có hộ gia đình nào cho rằng các chính sách an sinh xã hội của chính quyền địa phương là hiệu quả và có đến 61.3% các hộ gia đình cho rằng các chính sách này là không hiệu quả. Kết quả được thể hiện ở Biểu đồ 1. Biểu đồ 1. Mức độ hiệu quả từ chính sách an sinh xã hội của chính quyền địa phương. Đặc biệt, nghiên cứu còn chỉ ra một thực trạng rằng chính quyền địa phương ít quan 0.0% 8.7% 30.0% 61.3% Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học 578 tâm đến đời sống của các hộ gia đình sau khi đã thực hiện chính sách. Chính vì vậy mà qua khảo sát thì có đến 73.3% các hộ cho rằng chính quyền địa phương không hề có những cuộc điều tra, đánh giá về những biến đổi trong cuộc sống và hiệu quả thực hiện chính sách trong thời gian qua. Sự thiếu quan tâm này đã khiến các hộ gia đình cảm thấy bức xúc và khó khăn trong quá trình khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Từ những phân tích và kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả rút ra một số kết luận cơ bản như sau: (1) Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản góp phần duy trì sự phát triển, ổn định, bền vững cho xã hội và đảm bảo thu nhập ổn định cho cuộc sống của công dân trong xã hội; (2) Việc đảm bảo an sinh xã hội cho những hộ dân làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên bằng những số liệu thu được và thực trạng đời sống hiện tại của những hộ dân có thể thấy hoạt động này chưa đem lại hiệu quả cao. Nguyên nhân của việc này là do những nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng nghiêm trọng của sự cố môi trường đến mọi mặt của đời sống xã hội, sự rời rạc trong các thể chế chính sách của Nhà nước và nguyên nhân chủ quan như sự nỗ lực của các hộ gia đình chưa cao, chưa sử dụng hiệu quả các khoản đền bù, hỗ trợ. Trên cơ sở những luận chứng khoa học và tình hình thực tiễn vững chắc nhóm tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị cụ thể như sau: (1) Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tạo việc làm, đảm bảo sinh kế bền vững cho những hộ gia đình trong vùng bị ảnh hưởng; (2) Tăng cường công tác giám sát nhằm minh bạch hóa việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội của chính quyền tỉnh Quảng Trị cho những hộ gia đình trong vùng bị ảnh hưởng; (3) Nâng cao hiệu quả thực hiện nhóm chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những hộ gia đình trong vùng bị ảnh hưởng; (4) Đẩy mạnh hoạt động tham vấn và đưa ra giải pháp dựa vào sự tham gia từ chính bản thân các hộ gia đình; (5) Đẩy mạnh công tác tổ chức các chiến dịch tình nguyện và các hoạt động chính trị - xã hội khác nhằm nâng cao nguồn lực xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho các hộ gia đình trong vùng bị ảnh hưởng; (6) Tăng cường chuyên môn, phát huy hiệu quả công tác nắm tình hình nhằm chủ động ứng phó với các sự cố môi trường, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tập trung làm tốt những vấn đề trên sẽ mang lại tác động và vai trò rất lớn vào sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nâng cao đời sống của người dân trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG, TẠP CHÍ CỘNG SẢN, BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH - XÃ HỘI, HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CƠ QUAN ĐẢNG TRUNG ƯƠNG. 2012. An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Hà Nội. HOÀNG, CHÍ BẢO. 2012. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xã hội vận dụng cho Việt Nam. Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia MAI, NGỌC CƯỜNG. 2009. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. MAI, NGỌC CƯỜNG. 2013. Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020. Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. NGUYỄN, TIẾN HÙNG. 2015. Phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Giáo dục lý luận (233). BÙI, VĂN HUYỀN. 2014. Mô hình An sinh xã hội: khuôn khổ lý thuyết và phác thảo ở Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI số 12 (224).
Tài liệu liên quan