Chính sách huy động và quản lý các nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhấn mạnh mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 20201. Trong đó, 11 nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được đưa ra thực hiện với mục tiêu kết quả được xác định thông qua bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới2.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách huy động và quản lý các nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ThS. Lê Thị Mai Liên ThS. Nguyễn Thị Lê Thu Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhấn mạnh mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 1 . Trong đó, 11 nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được đưa ra thực hiện với mục tiêu kết quả được xác định thông qua bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới 2 . Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí thể hiện trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội và đời sống nông thôn. Năm 2013, bộ tiêu chí này đã được rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế thực hiện 3 Chương trình nông thôn mới. Điều này cho thấy đây là một Chương trình khung toàn diện nhất để cộng đồng chung sức xây dựng một nông thôn mới hiện đại. Trải qua gần 5 năm thực hiện, Chương trình nông thôn mới đã đạt được nhiều điểm tích cực, cụ thể: 1. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới 1.1. Điểm tích cực và tác động của chính sách huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới Thứ nhất, xác định rõ các nguồn lực huy động vào Chương trình nông thôn mới và tỷ lệ huy động của từng nguồn. Nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: (i) Ngân sách 4 chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 40%); (ii) Vốn tín dụng 5 (khoảng 30%); (iii) Vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 20%); (iv) Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%). Thứ hai, các nguồn lực huy động cho xây dựng nông thôn mới được thực hiện thông qua các chính sách cụ thể. 1 Gọi là Chương trình nông thôn mới. 2 Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 3 Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 4 Bao gồm: NSTW và NSĐP. 5 Bao gồm: Tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại. 2 Việc quy định tỷ lệ huy động cho xây dựng nông thôn mới từ các nguồn vốn như trên cho thấy, vai trò của nguồn vốn NSNN trong xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông thôn. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam đang bắt đầu có nhiều thay đổi do quá trình thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên cơ sở thúc đẩy CNH, HĐH nền kinh tế nói chung và thực hiện CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Nguồn vốn NSNN được huy động cho xây dựng nông thôn mới được thực hiện thông qua hệ thống các chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ của Nhà nước... Vai trò của nguồn vốn tín dụng trong đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, các dự án phát triển sản xuất ở địa phương cũng được chú trọng với tỷ lệ vốn đầu tư được xác định khoảng 30%. Nguồn vốn tín dụng được huy động vào xây dựng nông thôn mới thông qua kênh TDĐT phát triển nhà nước và tín dụng thương mại. Vốn TDĐT phát triển Nhà nước được thực hiện thông qua Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, HTCS nuôi trồng thủy sản và HTCS làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015 6 . Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư ở khu vực nông thôn có dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư hoặc có hợp đồng XNK các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu sẽ thuộc đối tượng hưởng chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ sẽ được hỗ trợ lãi suất. Nguồn vốn thực hiện TDĐT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước khá đa dạng, bao gồm: Nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn huy động và vốn nhận ủy thác 7 . Bên cạnh đó, một số đối tượng ở nông thôn cũng là đối tượng cho vay của một số chương trình cho vay theo chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội như: Cho vay hộ nghèo, cho vay vốn đi xuất khẩu lao động, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm... Ngoài ra, NSNN hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013. Vốn tín dụng thương mại được thực hiện thông qua chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ. Theo đó, nguồn vốn cho vay của các TCTD đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gồm: (i) Nguồn vốn huy động của các TCTD và các tổ chức cho vay khác; (ii) Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các TCTD, tín dụng trong và ngoài nước; (iii) Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; (iv) Vốn 6 Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương; Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, HTCS nuôi trồng thủy sản, HTCS làng nghề ở nông thôn; Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, HTCS nuôi trồng thủy sản, HTCS làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015. 7 Vốn nhận ủy thác của CQĐP, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay các dự án đầu tư phát triển, các chương trình xuất khẩu hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan ủy thác. 3 vay NHNN 8 . Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế của Chính phủ ở nông thôn, được Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của TCTD. Đặc biệt, phạm vi và đối tượng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được mở rộng, mức cho vay tối đa không phải đảm bảo bằng tài sản được nâng lên (cơ chế đảm bảo tiền vay đối với đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất - kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, TCTD được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức cho vay tối đa từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng tùy từng đối tượng) so với quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 và Quyết định số 148/1999/QĐ-TTg ngày 07/7/1999 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Về huy động nguồn lực từ doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước thông qua chính sách về đất đai như miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; được hỗ trợ thuê đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài ra, còn được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường mà trong đó hỗ trợ chi phí quảng cáo đến 70%, được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng KHCN, hỗ trợ cước phí vận tải Những ưu đãi, hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 là cơ sở để kỳ vọng thu hút các doanh nghiệp sẽ đạt kết quả khả quan, góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Việc quy định tỷ lệ huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư thấp thể hiện mức độ “khoan thư sức dân” khi đời sống của người dân khu vực nông thôn hiện còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cũng khẳng định: “CQĐP không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị HĐND xã thông qua” 9 . Như vậy, người dân có sự chủ động trong việc huy động đóng góp nguồn lực và tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi cũng được ưu tiên và chú trọng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Điều này đã được khẳng định tại điểm 4, điều 7, Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013. Thứ ba, các hình thức huy động được thực hiện khá đa dạng. Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách bao gồm các nguồn NSTW hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình nông thôn mới; ngân sách tỉnh hỗ trợ (bao gồm: Hỗ trợ trực tiếp từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách hàng năm; hỗ trợ qua cơ 8 Căn cứ mục tiêu điều hành CSTT và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, NHNN có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các TCTD thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành CSTT. 9 Tiết d, khoản 3, mục VI, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010. 4 chế để lại số thu tại xã để xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thu tiền sử dụng đất cho các xã xây dựng nông thôn mới); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án. Nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, NHPT Việt Nam. Vốn huy động từ doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của doanh nghiệp (như xi - măng, sắt thép, gạch, ngói... ) tham gia đầu tư trực tiếp. Các hình thức huy động từ cộng đồng bao gồm tiền mặt; hiện vật (như đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liền với đất ) ngày công lao động và các hình thức xã hội hóa khác. Thứ tư, cơ chế huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn. Trong nguồn vốn huy động từ NSNN, vốn trực tiếp cho Chương trình nông thôn mới khoảng 17%; vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình nông thôn mới, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn khoảng 23%. Điều này có nghĩa là nguồn NSNN cũng có sự lồng ghép và cơ chế huy động nguồn lực cho Chương trình được thực hiện theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn (không chỉ vốn NSNN) như: (i) Lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; (ii) Huy động tối đa nguồn lực của địa phương, trong đó: HĐND cấp tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã 10 để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới; (iii) Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp 11 ; (iv) Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân; (v) Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; (vi) Các nguồn vốn tín dụng; (vii) Các nguồn vốn hợp pháp khác. Cơ chế huy động linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Mặc dù Trung ương chưa có hướng dẫn về lồng ghép các nguồn lực nhưng nhiều địa phương đã ban hành cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới (như Sơn La, Hà Tĩnh, Ninh Thuận 12 ). Nhiều địa phương đã vận dụng chính sách của Trung ương để ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với từng địa phương như chính sách cấp xi - măng để dân tự làm đường (Thái Bình, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình), chính sách hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nông dân vay chuyển đổi cơ cấu sản xuất (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng) hoặc mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp (An Giang, Đồng Tháp, Thái Bình), chính sách phát triển mỗi làng một sản phẩm (Quảng Ninh) hay xây dựng cơ chế vốn mồi nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động đóng góp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn (Đồng Nai, Thái 10 Sau khi đã trừ đi chi phí. 11 Doanh nghiệp được vay vốn TDĐT phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được NSNN hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. 12 Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 16/5/2012 quy định tạm thời về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 28/5/2013 ban hành quy định cơ chế lồng ghép , quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 5 Bình); thực hiện các biện pháp tiết kiệm từ các nguồn như tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên hàng năm ngoài phần tiết kiệm 10% để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, tiết kiệm 20% từ nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh, huy động 5% giá trị khối lượng thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn nhà nước của các chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm thiết bị trên địa bàn tỉnh; huy động khoảng 1% giá trị khối lượng thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác do Nhà nước quản lý, quyết định đầu tư cho dự án của chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm thiết bị trên địa bàn tỉnh (Thái Bình). Thứ năm, kết quả huy động khá tích cực. Trong giai đoạn 2011 - 2014, Chương trình NTM đã huy động được 591.170 tỷ đồng 13 , trong đó: NSNN (bao gồm các chương trình, dự án khác) chiếm 32,5%. Trong đó: Vốn hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình là 61.029 tỷ đồng, chiếm 10,32%. Trong vốn NSNN hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình thì NSTW là 10.175 tỷ đồng, NSĐP các cấp là 50.854 tỷ đồng; vốn tín dụng chiếm 48,4%; vốn huy động từ doanh nghiệp chiếm 5,4%; vốn huy động từ dân cư chiếm 11,6%; các nguồn vốn khác chiếm 2,1%. Ngoài ra, trong giai đoạn 2014 - 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ thêm 15.000 tỷ đồng từ nguồn TPCP, trong đó bố trí cho năm 2014 là 4.765 tỷ đồng. Với những điểm tích cực của chính sách huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới cho thấy: (i) Việc xác định nguồn lực và cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới đã bao quát tương đối đầy đủ các nguồn lực trong xã hội. Các hình thức và chính sách huy động đa dạng, linh hoạt góp phần nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới. (ii) Trong bối cảnh nguồn lực có hạn, nhu cầu vốn để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới rất lớn. Do vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư thông qua các chính sách huy động nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn về cơ bản là phù hợp. (iii) Đã quan tâm phát huy nội lực của cộng đồng dân cư để cùng với các nguồn lực khác thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung Chương trình nông thôn mới. (iv) Chú trọng nguồn lực huy động từ doanh nghiệp thông qua chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở các ưu đãi CSTC - ngân sách cho thấy nguồn lực ngân sách trở thành “vốn mồi” để thu hút các nguồn lực từ doanh nghiệp. (v) Đã chú trọng nguồn lực từ đất đai cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Điều này được thể hiện rõ trong quy định về nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất trên địa bàn để lại cho xã đầu tư thực hiện nông thôn mới theo quy định tại tiết b, điểm 2, mục VI, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. 1.2. Những hạn chế 13 Nguồn: Bộ NN&PTNT, “Đề cương kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”. 6 Một là, chưa có hướng dẫn về cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án. Mặc dù Quyết định số 800/QĐ-TTg nêu rõ một trong các hình thức huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới là lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn về cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án. Thực tế các địa phương mới chỉ tiến hành ghép vốn đối với các công việc, mục tiêu có cùng nội dung. Tuy nhiên, điều này lại gây khó trong tổng hợp kết quả đạt được của từng dự án, chương trình từ việc ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn. Ngoài ra, thực tế mức độ lồng ghép vốn giữa các địa phương cũng khác nhau như đồng bằng sông Hồng tỷ lệ vốn lồng ghép trong tổng vốn huy động được 3 năm 2011 - 2013 đạt 12,86% nhưng ở vùng Đông Nam Bộ thì con số này chỉ là 1,82%. Hai là, định mức phân bổ ngân sách hàng năm cho các địa phương thấp do những bất cập về tiêu chí, mức phân bổ và phương pháp xác định định mức phân bổ ngân sách 14 . Theo đó, mức NSTW cân đối hàng năm cho các địa phương nói chung và cho Chương trình nông thôn mới còn thấp và chưa đảm bảo cơ cấu 17% tổng vốn đầu tư Chương trình nông thôn mới 15 . Ngoài ra, Chương trình quy định NSTW hỗ trợ một phần cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư 16 gây bị động cho các địa phương trong cân đối vốn hàng năm để thực hiện Chương trình nông thôn mới do không xác định mức cân đối vốn cho Chương trình nông thôn mới ở địa phương cụ thể hàng năm và trong cả giai đoạn. Ba là, ưu tiên phân bổ từ NSTW cho Chương trình nông thôn mới còn thấp, giảm từ 9,4% năm 2011 xuống còn 1,7% năm 2014. Bốn là, nguồn huy động từ xã hội hóa đối với Chương trình nông thôn mới chưa cao, nguồn lực huy động từ dân cư, doanh nghiệp có xu hướng tăng trong những năm đầu thực hiện nhưng sau đó giảm mạnh. Trong những năm đầu thực hiện, đóng góp của dân cư chủ yếu ở việc hiến đất và tài sản trên đất, nhưng những năm sau đó huy động từ dân cư sẽ giảm tương đối và chỉ tập trung ở hình thức đóng góp ngày công lao động và tiền mặt... Năm là, nguồn thu từ sử dụng đất của một số địa phương thấp do nhu cầu đất ở và sản xuất - kinh doanh của người dân và doanh nghiệp ở địa phương không lớn, giá trị đất thấp, thu nhập bình quân đầu người của một số tỉnh thấp làm ảnh hưởng tới khả năng huy động. Chính sách quản lý đất trồng lúa chặt chẽ, thủ tục chuyển đổi mục đích phức tạp. Phân cấp thẩm quyền quyết định chuyển đổi chưa phù hợp làm ảnh hưởng tới nguồn thu từ đất đai. 1.3. Nguyên nhân Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp nên khả năng tiếp cận các nguồn vốn ODA, các nguồn vốn ưu đãi có xu hướng giảm. Thêm vào đó, Chương trình nông thôn mới được triển khai thực 14 Xem thêm bài: Định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đổi mới giai đoạn 2016 - 2020. 15 Báo cáo tình hình huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Nai, Thái Bình... 16 Tiết b, điểm 3 mục IV của Quyết định số 800/QĐ-TTg. 7 hiện trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những yếu kém nội tại chưa được giải quyết, dẫn đến khả năng huy động vốn hạn chế. Một số cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện ban hành còn chậm (ví dụ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệ
Tài liệu liên quan