Chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhìn từ kinh nghiệm các nước

Làn sóng khởi nghiệp sáng tạo đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, môi trường và các điều kiện cho khởi nghiệp, gồm hệ thống khung pháp luật, các chính sách hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Do đó, hoàn thiện các điều kiện cho khởi nghiệp, trong đó chú trọng chính sách tài chính với vai trò bệ đỡ là yêu cầu bức thiết nhất, giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam vươn lên và phát triển mạnh mẽ. Và để xây dựng hệ thống chính sách tài chính thân thiện với cộng đống khởi nghiệp sáng tạo, đứng trên góc độ quản lý Nhà nước, Việt Nam cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

pdf13 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhìn từ kinh nghiệm các nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC Lê Vũ Thanh Tâm Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính Tóm tắt Làn sóng khởi nghiệp sáng tạo đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, môi trường và các điều kiện cho khởi nghiệp, gồm hệ thống khung pháp luật, các chính sách hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Do đó, hoàn thiện các điều kiện cho khởi nghiệp, trong đó chú trọng chính sách tài chính với vai trò bệ đỡ là yêu cầu bức thiết nhất, giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam vươn lên và phát triển mạnh mẽ. Và để xây dựng hệ thống chính sách tài chính thân thiện với cộng đống khởi nghiệp sáng tạo, đứng trên góc độ quản lý Nhà nước, Việt Nam cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Từ khóa: Chính sách tài chính, khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, kinh nghiệm Giới thiệu Sự chuyển đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất của doanh nghiệp trên toàn thế giới cùng với sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo nên sức hút mạnh mẽ và là khởi nguồn cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên toàn cầu. Khởi nghiệp sáng tạo góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế thông qua sự ra đời và ứng dụng vào thực tiễn của các sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó duy trì khả năng sáng tạo, phát triển một cách hiệu quả. Chính bởi lẽ đó, chính phủ các quốc gia trên thế giới nhận ra tầm quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo, theo đó ban hành nhiều chính sách, trong đó phải kể đến chính sách tài chính nhằm khuyến khích hoạt động này. 1. Tổng quan khởi nghiệp sáng tạo và vai trò của chính sách tài chính với khởi nghiệp sáng tạo 1.1. Khởi nghiệp sáng tạo Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khởi nghiệp sáng tạo (Start-up) song tựu chung lại đều ám chỉ đến những doanh nghiệp mới thành lập hoạt động kinh doanh dịch vụ sản phẩm sáng tạo hoặc chưa thành lập nhưng đang nghiên cứu, triển khai và có kế hoạch kinh doanh ý tưởng sáng tạo mới với nền tảng hoạt động là công nghệ mới. 83 Khởi nghiệp là giai đoạn đầu tiên của một doanh nghiệp được thành lập với đặc trưng cơ bản là quy mô hoạt động kinh doanh còn hạn chế, mới dừng lại ở thăm dò thị trường và kiểm nghiệm, và phải mất nhiều thời gian để đưa doanh nghiệp vào giai đoạn có lãi; bởi vậy mà các cá nhân, tổ chức thường chưa quan tâm ưu đãi thuế khi quyết định khởi nghiệp. Với nền tảng công nghệ và sản phẩm, dịch vụ độc đáo, vượt trội, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khác doanh nghiệp thông thường ở tính đột phá, sáng tạo, tính tăng trưởng đột phá, đặc biệt là từ giai đoạn tăng trưởng nhanh, và tính rủi ro cao xuất phát từ ý tưởng kinh doanh đột phá cùng với những hạn chế liên quan thị trường và trình độ quản trị, nhân lực. Tính tới 2018, Việt Nam đã có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo (theo Techinasia), tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên đầu người tại Việt Nam là khoảng 20 doanh nghiệp/1 triệu dân, nhiều hơn các quốc gia như Indonesia (2.100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo/260,6 triệu dân); Trung Quốc (2.300 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo/1.378,6 triệu dân) và Ấn Độ (7.500 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo/1.330,6 triệu dân). Điều này cho thấy tiềm năng để Việt Nam trở thành miền đất hứa với khởi nghiệp sáng tạo trên nền tảng hoàn thện khung chính sách trong đó phải kể đến chính sách tài chính. 1.2. Chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo 1.2.1. Sự cần thiết ban hành chính sách tài chính hỗ trợ Việc thực hiện chính sách tài chính với những ưu đãi liên quan miễn giảm thuế, tín dụng và hỗ trợ khác từ Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm bớt phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, tiết kiệm được chi phí kinh doanh, từ đó giảm giá thành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư. DN khởi nghiệp sáng tạo cần được hỗ trợ vì những lợi ích mà DNKNST mang lại cho nền kinh tế và vì những đặc điểm vốn có của DNKNST. Cụ thể như sau: - Đặc điểm nổi bật của DNKNST là tính sáng tạo trong mô hình kinh doanh. Nhờ tính sáng tạo, DNKNST tạo ra những giá trị mới cho xã hội, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội, có khả năng tăng trưởng nhanh và mở ra một mô hình kinh doanh mới cho nền kinh tế. Học giả John R. Dearie (2017) đã chỉ ra rằng, nhờ tính sáng tạo, các DNKNST đã có đóng góp rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế Mỹ những năm 1950. Tính sáng tạo này rất cần được khuyến khích để mở ra những hướng phát triển mới cho nền kinh tế. 84 Như đã phân tích, DNKNST luôn gắn với công nghệ, hoặc là sản phẩm công nghệ, hoặc là sử dụng phổ biến công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh xã hội loài người đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc thúc đẩy phát triển những DN gắn với công nghệ là một đòi hỏi tất yếu. - Mặc dù có tiềm năng đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, song lại có những trở ngại lớn cho sự phát triển của các DNKNST. Trở ngại đầu tiên, cũng giống như mọi sự bắt đầu khác, là vốn đầu tư. Trong mọi hoạt động kinh doanh, đều cần đến vốn đầu tư, song DNKNST cần một lượng vốn lớn do đặc điểm kinh doanh gắn với công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới. Trở ngại thứ hai, DNKNST được thành lập từ một ý tưởng kinh doanh sáng tạo - một ý tưởng mới chưa từng có tiền lệ - bởi vậy, nó mới ở dạng tiềm năng, cần đầu tư thêm nhiều chất xám và công sức để hoàn thiện và hiện thực hóa ý tưởng đó. Tiếp đó, cũng do tính mới, tính sáng tạo nên DNKNST thường đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn cơ bản sau: Một là, cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thiếu tính đồng bộ và hệ thống, đan xen trong các chính sách chung hoặc chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các quy định liên quan doanh nghiệp khởi nghiệp được lồng ghép vào trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa mà không được đưa vào trong văn bản quy phạm pháp luật riêng về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Hai là, huy động vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn khó khăn do khung pháp lý và chính sách cho các nhà đầu tư thiên thần cũng như việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm còn sơ khai. Ba là, đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong những năm qua không ổn định, thiếu bền vững và phụ thuộc vào nguồn tài trợ nước ngoài; khung pháp lý và chính sách cho việc thành lập cũng như cơ chế vận hành của các vườm ươm vẫn còn những bất cập về nguồn tài chính, phương thức quản lý, các dịch vụ tư vấn. Để tháo gỡ những vướng mắc trên, từ thực tiễn tại Việt Nam cùng với xu hướng của các nước, việc ban hành các chính sách tài chính, trong đó có chính sách thuế là rất cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 35 và thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, trong đó xác định đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung hay chỉ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới (Invation Startup); doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ (Tech Startup); doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao (high-potential start-ups – HPSUs). 85 1.2.2. Nội dung chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo hướng tới ba trụ cột cơ bản sau: Thứ nhất, chính sách ưu đãi thuế Những ưu đãi thuế các mức độ ưu đãi khác nhau giúp doanh nghiệp giải tỏa bài toán chi phí kinh doanh, có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, giảm bớt phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Từ đó, tăng hiệu quả dự án đầu tư thực hiện đầu tư tại các khu vực kinh tế - xã hội kém phát triển, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hoặc thuộc các lĩnh vực khuyến khích đầu tư như nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển công nghệ sinh học; dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường Thứ hai, chính sách hỗ trợ vốn qua NSNN, tín dụng, thị trường tài chính Sự hỗ trợ vốn của Chính phủ thông qua NSNN, tín dụng giúp doanh nghiệp tăng cường nguồn lực tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh dự án đầu tư đặc biệt thuộc lĩnh vực ưu đãi như nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển công nghệ sinh học; dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường. hoặc tại các khu vực kinh tế - xã hội kém phát triển, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, nguồn vốn hỗ trợ trẻn cũng góp phần nâng cao năng lực, nhận thức, mối liên kết từ phía chính quyền, địa phương với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thứ ba, hỗ trợ khác liên quan cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh Không chỉ hỗ trợ vốn, chi phí kinh doanh cho khởi nghiệp sáng tạo, nội dung quan trọng khác mà chính sách tài chính hướng đến là hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh bình đẳng, vườn ươm khởi nghiệp. Từ đó, khả năng sống sót, thích ứng, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được cải thiện, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến hạ tầng kinh tế - xã hội. 2. Kinh nghiệm các nước trong ban hành chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Nhận thức rõ tầm quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo. Tùy thuộc vào cấu trúc thể chế cũng như dựa trên cơ sở khoa học, sản xuất của từng quốc gia, chính phủ các nước thường hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc thiết lập và kết hợp các chính sách tài chính khác nhau nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, trong đó bao gồm: (i) Chính sách ưu đãi thuế; (ii) Chính sách tín dụng; (iii) Các chính sách hỗ trợ khác. Cụ thể: 86 2.1. Chính sách ưu đãi thuế Với vị trí quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng cũng như toàn nền kinh tế nói chung, chính sách ưu đãi về thuế luôn được các quốc gia coi trọng. Thời hạn, đối tượng, lĩnh vực đầu tư và điều kiện trở thành Startup thường là các tiêu chí được làm căn cứ ban hành ưu đãi về thuế. Trong đó: 2.1.1. Về đối tượng Các ưu đãi thuế thông thường dưới hình thức miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển nhượng vốn, hay các khoản đóng góp an sinh xã hội đối với các doanh nhân, các công ty đầu tư mạo hiểm Tại các nước thuộc OECD, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm trên 3 cấp độ: các doanh nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các nhà đầu tư. Trung Quốc cắt giảm các khoản thuế và phí không cần thiết đồng thời chấm dứt đánh giá thuế toàn diện đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo do sinh viên mới tốt nghiệp làm chủ. Thái Lan miễn thuế TNDN cho các công ty đầu tư mạo hiểm 2.1.2. Về thời hạn và điều kiện trở thành Startup Đa phần các nước đều áp dụng chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thời hạn trong vòng 2-5 năm (Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc) hoặc kéo dài đến 10 năm (Thái Lan, Úc). Một số nước kết hợp các tiêu chí doanh thu và thời hạn để xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế TNDN. Điển hình là Singpore. Theo đó, trong 3 năm đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có doanh thu dưới 100.000 đô la Sing sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; doanh thu từ 100.000 - 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,5%; doanh thu trên 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 17%. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ năm thứ 4 trở đi có doanh thu dưới 300.000 sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,5%; doanh thu trên 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 17%. Trong khi đó, có những nước kết hợp giữa tiêu chí về điều kiện là một Starup với thời hạn được miễn thuế TNDN. Chẳng hạn Chính phủ Ấn Độ đang xây dựng và ban hành chế độ thuế thân thiện với doanh nhân. Theo đó, những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua đổi mới sáng tạo, đáp ứng các điều kiện là một Startup trong Chương trình hành động của Ấn Độ sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm (đối với các Startup thành lập sau ngày 1/4/2016). Ngoài ra các doanh nghiệp khởi nghiệp có quy mô nhỏ và vừa mới được thành lập và đang có ý định mở rộng hoạt động được miễn thuế đối với thặng dư vốn đầu tư vào các quỹ 87 được chính phủ công nhận với điều kiện khoản đầu tư trong hai năm tài chính liên tiếp không vượt quá 50 tỷ Rupee. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ tiến hành miễn thuế đối với các khoản đầu tư cao hơn giá trị thị trường. 2.1.3. Về lĩnh vực kinh doanh Kết hợp tiêu chí lĩnh vực, đối tượng với thời gian, nhiều nước trên thế giới có quy định ngành công nghiệp chủ chốt hoặc một số lĩnh vực cụ thể được miễn giảm thuế. Đơn cử như Trung Quốc áp dụng mức ưu đãi thuế khác nhau tùy loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp. Cụ thể: - Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo do sinh viên tốt nghiệp làm chủ trong lĩnh vực tư vấn, thông tin, dịch vụ kỹ thuật, sau khi được cơ quan thuế phê chuẩn thì được miễn thu thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm; - Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực giao thông vận tải, thông tấn điện tử được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên, năm thứ 2 giảm một nửa thuế thu nhập doanh nghiệp; - Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực sự nghiệp công cộng, thương nghiệp, vật tư, thương mại quốc tế, du lịch, kho bãi, dịch vụ lưu trú, ăn uống, sự nghiệp văn hóa giáo dục, vệ sinh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 1 năm. 2.2. Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng tập trung vào các chính sách như bảo lãnh tín dụng và các quỹ hỗ trợ vay vốn đối với các DNKN trong giai đoạn đầu thành lập nhằm giải quyết bài toán về vốn cho doanh nghiệp. Cụ thể: 2.2.1. Về bảo lãnh tín dụng Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng cho những DNKN đi kèm các cam kết về sử dụng khoản vay, vốn đối ứng tối thiểu như chính phủ Hà Lan đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với điều kiện: Doanh nghiệp không thể cung cấp tài sản thế chấp; doanh nghiệp có triển vọng thuận lợi; sử dụng khoản vay đúng mục đích; đảm bảo 25% khoản vay của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. 2.2.2. Về cho vay khởi nghiệp Cho vay khởi nghiệp, hỗ trợ vay vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong giai đoạn đầu thành lập cũng là hình thức hỗ trợ khá phổ biến được nhiều Chính phủ lựa chọn nhằm giài quyết bài toán về vốn cho doanh nghiệp Thông thường, những hỗ trợ qua kênh tín dụng thường được tập trung cho giai đoạn đầu thực hiện sản xuất sản phẩm, trong đó tập trung vào nghiên cứu thị trường để đánh giá mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với ý tưởng đó (các chi phí được hỗ trợ bao gồm: tiền lương, vật liệu, chi phí đi lại, chi phí ứng dụng và chi phí khấu hao). 88 Các khoản vay có thể được hỗ trợ từ chính phủ thông qua NHNN và các NHTM. Đơn cử các nước thuộc OECD cho vay khởi nghiệp được thực hiện thông qua NHNN và các NHTM với khoản cho vay ưu đãi từ 50.000-250.000 EUR đối với một DNKN. Hay hỗ trợ thông qua các quỹ như quỹ đầu tư khởi nghiệp; quỹ đầu tư mạo hiểm Như tại các nước thuộc OECD, các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC-Venture Capital) của tư nhân thường tập trung đầu tư vào các giai đoạn sau (từ giai đoạn mở rộng trở đi) để giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, các quỹ đầu tư mạo hiểm của Nhà nước sẽ tập trung vào giai đoạn ý tưởng, giai đoạn hạt giống và khởi động để bù đắp cho sự thiếu hụt. Mức đầu tư của nhà nước thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm khoảng 100.000-2.000.000 EUR đối với một DNKN. Singapore hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm cho giai đoạn đầu (EVFS - Early-Stage Venture Funding Scheme) được quản lý bởi Quỹ nghiên cứu quốc gia (the National Research Foundation -NRF). Quỹ là một chương trình đồng tài trợ giữa nhà nước và các nhà đầu tư mạo hiểm, trong đó các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư ít nhất là 10 triệu USD vào DNKN công nghệ, EVFS sẽ đầu tư một số tiền tương ứng, tối đa là 10 triệu USD để đầu tư giai đoạn đầu tiên của DNKN công nghệ; bên cạnh đó, quỹ đầu tư thiên thần do một công ty thuộc Chính phủ Singapore và một nhóm nhà đầu tư thiên thần theo hướng vốn đối ứng vào các DNKN phát triển theo định hướng, sáng tạo với số vốn tối đa lên đến 1,5 triệu USD; Seeds Spring là một công ty đại diện cho chính phủ Singapore cùng với bên thứ 3 độc lập, sẽ đầu tư vào DNKN trong lĩnh vực thương mại với số vốn đầu tư tương xứng, tối đa lên đến 1 triệu USD và vòng đầu tiên của vốn đầu tư thường được giới hạn là 300.000 USD. Thái Lan hiện đang có quỹ cạnh tranh để hỗ trợ DNKN ở 5 ngành nghề: Chăm sóc sức khỏe, công nghệ tài chính, công nghệ nông nghiệp, du lịch và công nghệ kỹ thuật số. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xúc tiến thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp với số tiền 20 tỷ Baht tương đương khoảng 571 triệu USD và sẽ phân bổ 10 tỷ Baht trong năm 2016. Quỹ dự kiến sẽ tài trợ cho 2.500 DNKN nhằm chuyển đổi chiến lược phát triển truyền thống sang mô hình mới hơn để thúc đẩy đổi mới. 2.3. Các chính sách hỗ trợ khác Bên cạnh các chính sách hỗ trợ thông qua thuế, tín dụng, môi trường để cho DNKN (vườn ươm), hỗ trợ doanh nghiệp trong vườn ươm, các hình thức hỗ trợ đa dạng khác (trực tiếp và gián tiếp) thông qua hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho R&D ngay từ giai đoạn đầu cho các sinh viên khi còn đang học trong các trường đại học, đến hỗ trợ về cơ sở hạ tầng Cụ thể: 89 2.3.1. Hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ cho các DNKN tiềm năng cao (HPSUs) Hình thức hỗ trợ này được thực hiện thông qua nhiều hình thức như tài trợ nghiên cứu tính khả thi của HPSUs góp phần thiết lập các kế hoạch kinh doanh phù hợp với chi phí cấp vốn bẳng 50% chi phí nghiên cứu tối đa lên đến 15.000 EUR (Ireland); hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt dao động trong khoảng 10.000 đến 50.000 EUR để tài trợ cho các trang trải chi phí trong giai đoạn đầu (giai đoạn ý tưởng, giai đoạn hạt giống và giai đoạn khởi động) của các DNKN khi thu nhập do doanh nghiệp tạo ra còn thấp hoặc tài trợ cho các chi phí phát triển sản phẩm mới (OECD); hỗ trợ theo một tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền cần thiết cho hoạt động nghiên cứu tại các DNKN (Singapore); hỗ trợ bằng tiền mặt lên đến 100 triệu Đài tệ cho hoạt động R&D và hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các DNKN theo từng giai đoạn ý tưởng, nghiên cứu R&D và giai đoạn triển khai (Đài Loan). 2.3.2. Hỗ trợ gián tiếp thông qua mô hình vườn ươm Mô hình vườm ươm khá phổ biến trên thế giới và tăng khá nhanh từ 5.000 vào năm 2005 lên khoảng 7.000 vào năm 2012. Hoa Kỳ là quốc gia có số vườm ươm lớn nhất thế giới với 1.250 cơ sở ươm cho 41.000 doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2012, các vườm ươm tạo ra 200.000 việc làm và đạt doanh thu trung bình khoảng 15 tỷ USD/năm. Tại các nước ASEAN, Thái Lan có 90 vườm ươm, Malaysia có 85 vườm ươm. Nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vườm ươm, đặc biệt là những trợ giúp về mặt tài chính, ở nhiều mô hình khác nhau. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thông qua điều tiết ngân sách trung ương và địa phương cho vườn ươm nhằm hỗ trợ các chi phí trong quá trình hoạt động hoặc kết hợp giữa vốn ngân sách và vốn vay ưu đãi từ ngân hàng theo tỷ lệ (60% - 40% hoặc 70% - 30%) (Trung Quốc, Hoa Kỳ); hoặc kết hợp giữa khu vực tư nhân và Nhà nước theo tỷ lệ 50%-50% (Đài Loan) hoặc kết hợp ba cấp ngân sách trung ương (40%) – ngân sách địa