Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ - cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đối với hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng (NH), đảm bảo NH có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ. Trong những năm gần đây, tài sản trí tuệ (sau đây gọi tắt là IP) đã trở nên ngày càng quan trọng. IP đã bắt đầu được công nhận như giá trị thị trường của các công ty giao dịch công khai. Việc sử dụng IP như là một tài sản đảm bảo để vay vốn NH chỉ mới xuất hiện và đang được phát triển thời gian gần đây trên thế giới. IP được xem là giải pháp hiệu quả đối với các NHTM, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN).

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ - cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016 Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ- Cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam TRẦN THỊ THU HƯỜNG Đối với hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng (NH), đảm bảo NH có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ. Trong những năm gần đây, tài sản trí tuệ (sau đây gọi tắt là IP) đã trở nên ngày càng quan trọng. IP đã bắt đầu được công nhận như giá trị thị trường của các công ty giao dịch công khai. Việc sử dụng IP như là một tài sản đảm bảo để vay vốn NH chỉ mới xuất hiện và đang được phát triển thời gian gần đây trên thế giới. IP được xem là giải pháp hiệu quả đối với các NHTM, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Từ khóa: Tài sản trí tuệ, cho vay dựa trên tài sản trí tuệ, tín dụng ngân hàng 1. Những vấn đề chung về tài sản trí tuệ IP được hiểu là những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản. Giống như các loại tài sản vật chất khác như động sản hay bất động sản, IP có thể được mua, bán, cho phép sử dụng, trao đổi hoặc biếu tặng. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa IP và các loại tài sản vật chất, đó chính là tính vô hình của IP. Theo Tổ chức IP Thế giới (World Intellectual Property Orgnization- WIPO) năm 2013, khái niệm IP được định nghĩa để chỉ những sáng tạo của trí tuệ như: Các phát minh sáng chế, tác phẩm văn học, nghệ thuật và biểu tượng, tên, hình ảnh và thiết kế dùng trong thương mại. IP là bí quyết riêng có, vô hình, độc quyền của DN, thường là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị DN, và các loại IP phổ biến nhất là bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Với luật pháp đã ban hành của nước ta có liên quan đến tài sản và quyền tài sản, cụ thể về IP, quyền sở hữu trí tuệ gồm có các bộ luật: Bộ luật Dân sự năm 2005 ban hành ngày 14/6/2005, Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT) số 50/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT số 36/2009/QH12 ban hành ngày 19/6/2009 và các văn bản luật liên quan khác, thì cho tới thời điểm này chưa có một điều luật nào nhằm giải thích từ ngữ hoặc định nghĩa chính xác cho cụm từ tài sản trí tuệ. Đối tượng quan tâm chính là quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, các đối tượng này được quy định tại Điều 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT số 36/2009/QH12 ban hành ngày 19/6/2009 bao gồm ba nhóm: (1) Quyền tác giả và quyền liên quan + Quyền tác giả: Quyền tác giả (hay còn gọi là bản quyền) là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền lợi của người sáng tác ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện dưới dạng hữu hình, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn trưng bày tác phẩm của mình trước công chúng. + Quyền liên quan: Đó là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi Quản trị ngân hàng & doanh nghiệp 47THAÙNG 7.2016 - SOÁ 170 hình và chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang tính chương trình được mã hóa. (2) Quyền sở hữu công nghiệp: Theo Luật SHTT 2005, quyền sở hữu công nghiệp là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với bằng sáng chế- các sáng chế/sự sáng tạo được pháp luật bảo hộ; nhãn hiệu hàng hóa/ nhãn hiệu dịch vụ- từ, cụm từ và biểu tượng dùng để nhận diện hoặc phân biệt hàng hóa, dịch vụ; bí mật kinh doanh như các thông tin độc quyền được giữ bí mật; thiết kế bố trí mạch tích hợp như thiết kế bố trí ba chiều của chip máy tính. (3) Quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống đã trở thành đối tượng của quyền SHTT được bảo vệ theo Công ước bảo vệ giống cây trồng năm 1961. Theo Luật SHTT, quyền đối với cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do chính mình chọn hoặc phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Tuy nhiên, ở một số tài liệu nước ngoài, chúng ta có thể thu thập được những khái niệm được định nghĩa một cách cụ thể, trực tiếp đến IP hơn. Theo WIPO năm 2013, tài sản trí tuệ được chia thành hai loại: - Sở hữu công nghiệp bao gồm bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu, thiết kế công nghiệp, chỉ dẫn địa lý. - Bản quyền bao gồm tác phẩm văn học và nghệ thuật như tiểu thuyết, các bài thơ, kịch, phim, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, ảnh, tác phẩm điêu khắc và thiết kế kiến trúc. 2. Lợi ích từ việc cho vay đảm bảo bằng tài sản trí tuệ Thứ nhất, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay Nguồn tài trợ truyền thống từ ngân hàng hiếm khi đến được với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu tiếp cận được, những công ty này phải chấp nhận vay với giá cao, do ít có tài sản cố định có giá trị, nhất là công ty khởi nghiệp. Vì thế, sử dụng IP như một loại tài sản thế chấp cho các khoản vay NH có thể là giải pháp tìm vốn thay thế. Với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, IP thường là tài sản chính và có giá trị cao nhất của bên vay. Theo số liệu thống kê về cơ cấu tài sản theo giá trị thị trường của 500 công ty S&P, tài sản IP tăng nhanh qua từng năm. Theo Hình 1, năm 1975, tài sản vô hình của nhóm công ty là 17%, hữu hình 83%. Đến năm 2010, tài sản vô hình tăng lên 80%, trong khi tài sản hữu hình chỉ còn lại 20% và ước tính tháng 01/2015, tài sản vô hình đã tăng lên 84%, trong kho tài sản hữu hình chỉ còn lại 16%. Như vậy, việc mở rộng cho vay thế chấp theo tài sản vô hình là xu hướng tất yếu mà NH sẽ thực hiện. Trên thực tế các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giá trị của doanh nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ lớn các IP. Trong danh sách 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới năm 2002 do tuần báo Business Hoa kỳ công bố, nhãn hiệu Coca- Cola được định giá tới 69,6 tỷ USD, Microsoft 64 tỷ USD, INM 51,1 tỷ USD, GE 41,3 tỷ USD, Intel 30,8 tỷ USD, Nokia 29,9 tỷ USD. Còn đối với một số sản phẩm có tên tuổi ở Việt Nam, như nhãn hiệu Kem đánh răng P/S được chuyển nhượng với giá 7,5 triệu USD, kem đánh răng Dạ Lan 2,5 triệu USD. Sự gia tăng IP trong tổng giá trị sổ sách đồng nghĩa với việc giảm giá trị của các loại tài sản hữu hình. Điều này phù hợp với định hướng chuyển dịch từ nền kinh tế dựa trên sản xuất sang nền kinh tế dựa trên tri thức toàn thế giới. Do đó, dần dần các tài sản khác sẽ bị thay thế bởi tài sản vô hình nói chung và IP nói riêng, dẫn tới tất yếu việc chuyển dịch thị trường Hình 1. Cơ cấu IP theo giá trị thị trường của 500 công ty S&P Nguồn: Ocean Tomo 48 SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016 vay có bảo đảm bằng các tài sản thông thường khác sang cho vay có bảo đảm bằng IP. Những năm gần đây, những người cho vay nợ đã tăng sự quan tâm đối với IP. Nghiên cứu của Bruce, Emma và Candice (2014) chỉ ra rằng tại thị trường chứng khoán bằng sáng chế của Mỹ, đã có 16% tài sản loại này được sử dụng làm tài sản đảm bảo. Tuy vậy, thị trường cho loại tài sản này được phục vụ chủ yếu bởi một số nhà cho vay đặc biệt, chưa phổ biến, nhưng tín hiệu cho thấy một số NH truyền thống và công ty tài chính đang dần nóng lên với chiến lược tài chính này (Bruce, Emma và Candice, 2014). Cùng với sự gia tăng giá trị sổ sách của IP trong tổng giá trị doanh nghiệp, việc sử dụng IP làm tài sản đảm bảo sẽ là một nguồn mới để thu hút được nhiều vốn hơn. Thứ hai, cải thiện sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận Maria Loumioti (2011) đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề sử dụng IP làm tài sản đảm bảo, trong đó, ông có đặt ra một giả thiết về hiệu suất cho vay của IP khi sử dụng làm tài sản đảm bảo. Ông sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất với biến phụ thuộc là hiệu suất vay trong suốt thời gian của khoản vay, biến độc lập thứ nhất là chỉ số sự tụt hạng mức xếp hạng tín dụng tác giả trích xuất từ dữ liệu của S&P 500 hoặc Moody’s đối với độ dài thời gian khoản vay, có điều chỉnh kì hạn vay. Biến độc lập thứ hai là chỉ số về số lần vi phạm giao ước bảo đảm trong suốt thời gian khoản vay từ dữ liệu của Nini, Smith và Sufi, điều chỉnh kì hạn vay. Biến độc lập thứ ba là chỉ số số năm mà Z-score của khoản vay (Z-Score) giảm xuống dưới 0,3 (tức là Z-score trung bình trong hai kì thấp nhất trong thời gian 1996- 2010), điều chỉnh kỳ hạn vay. Kết quả của mô hình này chỉ ra rằng thế chấp một khoản vay bằng IP không làm suy giảm xếp hạng tín dụng. Sử dụng chỉ số Z-score của khoản vay, chỉ số sự tụt hạng xếp hạng tín dụng, hoặc chỉ số vi phạm giao ước như các biến độc lập ước tính cho hiệu suất cho vay cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các khoản cho vay có bảo đảm bằng hữu hình và tài sản vô hình bao gồm các khoản cho vay thế chấp. Thêm vào đó, sử dụng tỷ lệ phá sản như một biến ước lượng hiệu suất cho vay thấy rằng khả năng nộp đơn xin phá sản của trường hợp sử dụng IP làm tài sản bảo đảm thấp hơn 4% so với trường hợp sử dụng các tài sản khác. Do đó, đây là một bằng chứng thiết thực cho việc sử dụng IP làm tài sản đảm bảo thì không rủi ro hơn so với các tài sản đảm bảo thông thường khác. Thứ ba, giảm khả năng bị mất vốn IP khi sử dụng như một tài sản bổ sung cho khoản vay giúp làm giảm rủi ro bị xiết nợ, qua đó cải thiện hồ sơ tín dụng tổng thể, gia tăng khả năng vay nợ của người đi vay, và có thể làm giảm lãi suất yêu cầu của người cho vay. Trên thực tế, các ngân hàng nói chung không xem xét IP như một tài sản mà có thể được sử dụng như tài sản thế chấp, nhưng họ vẫn sẽ đưa nó vào trong các quyết định cho vay của mình và sẽ tìm cách kiểm soát nó, làm cho nó trở thành một phần của “mạng lưới bảo đảm» của khoản vay. Sử dụng IP như một tài sản bổ sung của giao dịch cho vay thì dễ dàng hơn là sử dụng chính nó để bảo đảm cho khoản vay. Đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm thông thường, người cho vay quan tâm đến các tài sản vật chất thông thường để sử dụng cho bảo đảm, chẳng hạn như hàng tồn kho, máy móc, hay bất động sản, trong việc xác định quy mô khoản vay và các điều khoản. Bên đi vay cung cấp những lợi ích bí mật các tài sản này để cho vay thế chấp đối với khoản vay. Và cho vay sử dụng IP làm tài sản bảo đảm thì cũng tương tự như các khoản vay có tài sản đảm bảo là tài sản hữu hình. Rõ ràng khi sử dụng tài sản trí tuệ là tài sản bổ sung hay tài sản chính để đảm bảo khoản vay thì đó đều được coi là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng, ngân hàng có thể bán đi để giảm thiểu khả năng bị mất vốn. Thứ tư, tài sản trí tuệ giúp cung cấp vốn nhanh chóng trở lại vào nghiên cứu và phát triển Sử dụng IP là tài sản thế chấp giúp tăng đòn bẩy tài chính. Điều này xảy ra bởi vì, hiện nay, nhiều dòng tiền bản quyền được thu về một lần duy nhất chứ không phải trả dần qua từng năm. Khoản tiền trọn gói nhận được này sau đó có thể được dùng đầu tư vào các dự án trong tương lai, hoặc dự án hiện tại mà có lợi nhuận cao hơn so với chi phí tài chính. Bằng cách đảm bảo các IP từ các 49THAÙNG 7.2016 - SOÁ 170 nghiên cứu và phát triển đã thành công trước đó để vay vốn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có nguồn vốn này để tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, với điều kiện họ có khả năng chuyển đổi các nghiên cứu và phát triển trở thành những tài sản thực sự như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền mà có khả năng đảm bảo vay vốn. 3. Rủi ro của việc sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản đảm bảo Thứ nhất, về vấn đề định giá tài sản trí tuệ Rất khó định giá IP do IP thường là tài sản đứng một mình, không có tài sản tương đương trên thị trường, do vậy cũng rất khó xác định được tỷ lệ chiết khấu đối với IP. Điều này sẽ là trở ngại lớn nhất của các NHTM Việt Nam. Hiện nay các NHTM Việt Nam đang cho vay dựa trên việc định giá tài sản đảm bảo làm căn cứ xác định mức cho vay. Nếu không xác định được giá trị tài sản đảm bảo thì các NH sẽ không có căn cứ để xác định được giới hạn cho vay tối đa theo giá trị tài sản đảm bảo. Thông thường, các nhà đầu tư vào IP nhắm đến thu nhập kỳ vọng trong tương lai, thay vì định giá dựa trên giá trị thị trường như các loại tài sản khác. Thêm vào đó, đối thủ cạnh tranh có thể tấn công vào IP được bảo hộ làm mất đòn bẩy thực thi quyền của chủ sở hữu IP hoặc thị trường có thể nhận định giá trị sử dụng mà IP mang lại là rất nhỏ. Đây chính là lý do tại sao các nhà đầu tư tiềm năng và NH chưa sẵn sàng đầu tư vào IP. Trên thực tế hiện nay có 3 phương pháp định giá tài sản. Tuy nhiên với cả 3 phương pháp định giá này đều có nhược điểm và việc áp dụng các phương pháp này ở Việt Nam hiện nay có thể đem lại kết quả không chính xác về giá trị tài sản bảo đảm. Cụ thể như sau: - Phương pháp dựa vào thu nhập: Phương pháp này tập trung vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mong muốn nhận được trong thời gian hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, phương pháp này sử dụng khấu hao tiền mặt để tạo ra giá trị hiện tại cho nguồn thu nhập trong tương lai. Có thể ước tính được thu nhập khi nhìn vào số tiền mà doanh nghiệp thu được từ li-xăng1 nếu doanh nghiệp thực 1 Li- xăng có nguồn gốc từ một danh hiện li-xăng một quyền sở hữu trí tuệ cụ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này khi áp dụng ở Việt Nam chính là sự phức tạp của nó. Ví dụ như việc xây dựng mô hình định giá không phù hợp, không phản ánh đúng thực tế hoặc có ý kiến chủ quan của người định giá khi đưa ra các con số dự đoán hoặc khi dữ liệu đầu vào không đúng thì kết quả đầu ra sẽ không chính xác - Phương pháp dựa vào chi phí: Phương pháp này được sử dụng để ước tính các lợi ích trong tương lai của IP bằng cách tính số tiền cần để thay thế IP được đề cập. Nhược điểm của phương pháp này chính là cơ hội dẫn đến kết quả nhầm lẫn cao. Sở dĩ như vậy là do trong hầu hết các trường hợp, chi phí liên quan đến phát triển một thứ gì đó không nhất thiết liên quan trực tiếp đến giá trị của nó. Điều này đặc biệt đúng trong hoạt động nghiên cứu và triển khai đối với IP ở Việt Nam. từ La-tinh là licentia, nghĩa là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu trí tuệ (Bên chuyển quyền sử dụng- thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng- thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ đó. Rất khó định giá tài sản trí tuệ (IP) do IP thường là tài sản đứng một mình, không có tài sản tương đương trên thị trường, do vậy cũng rất khó xác định được tỷ lệ chiết khấu cho vay đối với IP. Thông thường, các nhà đầu tư vào IP nhắm đến thu nhập kỳ vọng trong tương lai, thay vì định giá dựa trên giá trị thị trường như các loại tài sản khác. Thêm vào đó, đối thủ cạnh tranh có thể tấn công vào IP được bảo hộ làm mất đòn bẩy thực thi quyền của chủ sở hữu IP hoặc thị trường có thể nhận định giá trị sử dụng mà IP mang lại là rất nhỏ. Đây chính là lý do tại sao các nhà đầu tư tiềm năng và ngân hàng chưa sẵn sàng đầu tư vào IP vì họ biết không rõ về cách thức thị trường sẽ phản ứng với các tài sản trong tương lai. 50 SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016 - Phương pháp dựa vào thị trường: Phương pháp này dựa vào việc bên thứ ba sẵn sàng chi để mua hoặc thuê tài sản. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng bổ sung cho phương pháp thu nhập. Một số doanh nghiệp coi đây là phương pháp tốt nhất vì tính đơn giản và khả năng sử dụng thông tin thị trường. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không cung cấp được thông tin về cách xử lý các đặc điểm riêng biệt của từng giao dịch cụ thể. Như vậy, với mỗi phương pháp khác nhau có thể đưa ra kết quả giá trị của cùng một IP khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp để định giá của các DN tham gia định giá cũng rất khác nhau, cùng một loại tài sản nhưng mỗi nơi có một phương pháp riêng và thường sẽ cho ra kết quả khác nhau. Điều đó phần nào cũng làm giảm uy tín của các tổ chức định giá đối với khách hàng. Một khó khăn nữa là những phương pháp định giá IP không được công bố rộng rãi trên các phương tiện tra cứu thông thường, nên việc hiểu và áp dụng để định giá IP càng trở nên phức tạp. Thứ hai, vấn đề duy trì giá trị của tài sản trí tuệ Việc duy trì giá trị này khác nhau đối với các loại tài sản khác nhau của IP. Điều này đòi hỏi sự am hiểu của người quản lý và việc theo dõi sát sao với từng loại hình IP cũng trở nên phức tạp hơn các loại tài sản thông thường khác. Ví dụ, tên thương mại và bằng sáng chế cần phải được bảo vệ khỏi sự xâm phạm. Tương tự bất kỳ tài sản nào khác, việc duy trì để giữ nguyên giá trị thường bị bỏ qua khi một công ty hoạt động kém, do đó làm mất giá trị của IP. Một khó khăn khác là sự lỗi thời, nếu có một sản phẩm mới với công nghệ mới được đưa vào thị trường, giá trị của tài sản trí tuệ kết hợp với các sản phẩm của nó đang giao dịch trên thị trường sẽ giảm. Đây là một khó khăn của việc quản lý giá trị IP. Một sai lầm thường thấy là nhà đầu tư thường quá lạc quan vào sản phẩm, cho đến khi thị trường đánh giá lại. Thứ ba, vấn đề giám sát tài sản trí tuệ Nhiều vấn đề khác liên quan đến IP. Chẳng hạn, ai có quyền sở hữu tài sản? Loại tài sản này có được bảo hộ hay không? Khi nào IP đó phát sinh thu nhập? Lộ trình phát triển kinh doanh mà người vay đưa ra liệu có phi thực tế và thiếu khách quan? Bên cạnh đó vấn đề giám sát IP, như mã nguồn của các phần mềm, đôi khi chỉ thay một vài dòng lệnh trong số ngàn hàng dòng lệnh cũng đã có thể được cấp bản quyền khác. Giống như những khoản cho vay khác ở ngân hàng, các khoản cho vay IP này cũng có nợ xấu, một khi ngân hàng định giá sai. Thứ tư, tài sản trí tuệ có thể gặp khó khăn do vấn đề pháp lý Hai ví dụ điển hình là (1) Rủi ro về sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và (2) Hết thời hạn bảo hộ. Rủi ro về sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường xảy ra với những sản phẩm mới, khi nó chưa được biết đến rộng rãi nhưng có một sản phẩm tương tự nhái lại trên thị trường đã được tung ra trước với giá thấp hơn giá của IP này. Lúc này khi IP được đưa ra thị trường muộn hơn, dù được bảo hộ bởi Nhà nước nhưng cũng đã giảm mất giá trị hoặc là không còn giá trị trên thị trường. Rủi ro về hết thời hạn bảo hộ đối với IP xảy ra khi người cho vay không xác định rõ ràng những đăng kí bảo hộ hoặc gia hạn bảo hộ của chủ sở hữu IP với các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Nếu các IP này không còn thời hạn bảo hộ, thì sẽ khó khăn trong việc giao dịch, chuyển nhượng hoặc thanh lý, dẫn tới giảm giá trị. 4. Giải pháp cho việc sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản đảm bảo Thứ nhất, đối với ngân hàng Các NH cần chấp nhận nó như một tài sản có thể bảo đảm cho vay để mở rộng thị trường và gián tiếp giúp nâng cao nhận thức đối với IP. Cán bộ tín dụng phải có cập nhật nhanh chóng với thị trường IP, cũng như cách xác định giá trị IP cho mục đích đảm bảo cho vay phù hợp với thị trường cho vay của Việt Nam và sự an toàn của NH. Cần bổ trợ kiến thức về thẩm định tài sản vô hình nói chung và IP nói riêng cho các cán bộ tín dụng. IP thường có thị trường giao dịch rất nhỏ và khá đặc thù. Theo lẽ thường, với loại giao dịch này, chỉ cần có bên mua và bên bán đồng ý thì giao dịch sẽ diễn ra mà không cần hoạt động định giá độc lập và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động định giá đối với các NH trước khi quyết định tài trợ vốn cho DN dựa trên 51THAÙNG 7.2016 - SOÁ 170 tài sản đảm bảo là IP lại rất quan trọng và đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ. Mục đích việc định giá IP