Bất cứ người làm kinh doanh nào cũng đều mơ ước sẽ tự tạo một “cơ ngơi”
của riêng mình để theo đuổi đam mê vốn có. Nhưng thông thường, không
phải ai cũng có đủ điều kiện về tài lực cũng như trí lực để khởi đầu độc lập,
họ thường lựa chọn tạm ổn định với việc làm công ăn lương, tích lũy kinh
nghiệm và vốn liếng chờ ngày “ra riêng”.
Chuẩn bị trước khi “ra riêng”
Tuy nhiên, việc "đứng một mình" chưa bao giờ là đơn giản cả. Do đó, trước
khi quyết định chuyển hẳn thành một doanh nhân tự lập, sự nhiệt tình thôi là
chưa đủ, "xuôi chèo mát mái" đòi hỏi nhiều hơn thế, còn để thành công thì sẽ
còn rất dài.
Nên thực sự bắt đầu là nhân viên
Không phải chỉ đơn thuần là vấn đề về tài chính, mà rất nhiều người lựa chọn
trở thành nhân viên trong công ty của người khác, do người khác quản lý. Bắt
đầu từ vị trí thấp nhất cũng là bài học để bản thân những người mong muốnlàm ông chủ hiểu được về cách suy nghĩ của nhân viên, cách điều hành và
quản lý họ trong một môi trường làm việc với nhiều yêu cầu phát sinh.
Đúng như vậy, khi nỗ lực được bù đắp, trở thành một vị sếp nhỏ lại là cơ hội
để học cách trở thành doanh nhân độc lập. Nhiều người thất bại khi nôn nóng
xây dựng doanh nghiệp riêng phần vì bản thân họ thiếu sự trải nghiệm trong
việc quản lý, phân quyền, kiểm soát một bộ máy hoạt động.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn bị trước khi “ra riêng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuẩn bị trước khi “ra
riêng”
Bất cứ người làm kinh doanh nào cũng đều mơ ước sẽ tự tạo một “cơ ngơi”
của riêng mình để theo đuổi đam mê vốn có. Nhưng thông thường, không
phải ai cũng có đủ điều kiện về tài lực cũng như trí lực để khởi đầu độc lập,
họ thường lựa chọn tạm ổn định với việc làm công ăn lương, tích lũy kinh
nghiệm và vốn liếng chờ ngày “ra riêng”.
Chuẩn bị trước khi “ra riêng”
Tuy nhiên, việc "đứng một mình" chưa bao giờ là đơn giản cả. Do đó, trước
khi quyết định chuyển hẳn thành một doanh nhân tự lập, sự nhiệt tình thôi là
chưa đủ, "xuôi chèo mát mái" đòi hỏi nhiều hơn thế, còn để thành công thì sẽ
còn rất dài.
Nên thực sự bắt đầu là nhân viên
Không phải chỉ đơn thuần là vấn đề về tài chính, mà rất nhiều người lựa chọn
trở thành nhân viên trong công ty của người khác, do người khác quản lý. Bắt
đầu từ vị trí thấp nhất cũng là bài học để bản thân những người mong muốn
làm ông chủ hiểu được về cách suy nghĩ của nhân viên, cách điều hành và
quản lý họ trong một môi trường làm việc với nhiều yêu cầu phát sinh.
Đúng như vậy, khi nỗ lực được bù đắp, trở thành một vị sếp nhỏ lại là cơ hội
để học cách trở thành doanh nhân độc lập. Nhiều người thất bại khi nôn nóng
xây dựng doanh nghiệp riêng phần vì bản thân họ thiếu sự trải nghiệm trong
việc quản lý, phân quyền, kiểm soát một bộ máy hoạt động.
Học giao phó trách nhiệm và quyền hạn
Bản thân người muốn chủ động làm ông chủ phải là những người có hiểu biết
và tài năng về kinh doanh. Nhưng đôi khi chính sự tự tin đó dẫn tới thất bại
cho doanh nghiệp. Công việc chồng chất và cần thêm người trợ giúp, họ lại
không có khả năng quản lý hiệu quả những việc phát sinh khi có thêm nhân
sự. Nhiều người cố gắng tuyển một trợ lý rồi mới phát hiện ra rằng họ còn
khốn khổ hơn là làm sếp bởi họ không có kinh nghiệm quản lý con người.
Văn hóa doanh nghiệp và giao tiếp công sở
Các thống nhất chung trong hoạt động của một công ty tạo ra môi trường làm
việc, đó là văn hóa doanh nghiệp. Nếu nhìn nhận đơn giản hơn thì đó là việc
xây dựng mối quan hệ làm việc giữa con người với con người.
Khi là cấp dưới trong một công ty, bạn không được quyền lựa chọn đồng
nghiệp hay cấp trên, bạn học được cách phối hợp để đạt được mục tiêu dù
không vui vẻ gì. Nói như vậy, không có nghĩa là khi "ra riêng", nhà quản trị
có thể lựa chọn người mà mình thích hay không thích, nhớ rằng chỉ có người
phù hợp hay không phù hợp mà thôi!
Tập quan sát hoạt động của doanh nghiệp
Biến những thứ đầu vào thành sản phẩm đầu ra để thu về lợi nhuận là cách
hiểu sơ đẳng nhất về kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh trôi chảy thì quản
trị doanh nghiệp phức tạp hơn rất nhiều. Việc học hỏi mô hình quản lý từ các
doanh nghiệp đã trưởng thành là điều hết sức quan trọng. Từ "khung xương"
sẵn có, việc bạn phải làm là tự mình bồi đắp các bộ phận thích hợp với tình
hình để tạo ra công ty riêng cho mình.
Đi một mình là một quá trình
Nhiều người có quan điểm, việc độc lập kinh doanh giống như sự tự do thử
nghiệm, đương đầu và học hỏi từ thực tế. Có thể nó đúng, tuy nhiên, tự do
hơn cũng đồng nghĩa với gánh trách nhiệm nặng nề hơn.
Học cách "đi một mình" là việc khó khăn và cô độc, những nhân viên cấp
dưới của bạn có thể sát cánh lúc này nhưng cũng có thể bỏ đi ngay tức khắc.
Nếu không đủ liều lĩnh và tâm huyết thì bạn nên bắt đầu từ tốn và có định
hướng lâu dài, học hỏi và tích lũy dần dần. Một nhà quản trị giỏi không nhất
thiết phải là doanh nhân, nhưng khi đã là doanh nhân, chắc chắn phải giỏi
quản trị.
Những chia sẻ trên có thể coi là gợi ý để bản thân mỗi người tự xác định
hướng đi và cách đi riêng sẽ như thế nào. Luôn luôn suy nghĩ thật thấu đáo
xem thời điểm nào bản thân sẵn sàng để tự gánh vác cơ nghiệp hay vẫn nên ở
lại gắn bó với công việc hiện tại.
Chúc bạn thành công!