Chương 3 Lý luận cơ bản về tổ chức không gian kinh tế - xã hội

3.1.Phân bố sản xuất 3.1.1 Một số vấn đề chung * Khái niệm: Pbsx là những căn cứ lý luận để đề ra những chính sách, biện pháp nhằm phân bố các lực lượng sản xuất cân đối,hợp lý giữa các vùng

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 3 Lý luận cơ bản về tổ chức không gian kinh tế - xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương 3 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KT-XH 3.1.Phân bố sản xuất 3.2.Vùng và phân vùng kinh tế 3.3.Quy hoạch vùng 3.1.Phân bố sản xuất 3.1.1 Một số vấn đề chung * Khái niệm: Pbsx là những căn cứ lý luận để đề ra những chính sách, biện pháp nhằm phân bố các lực lượng sản xuất cân đối,hợp lý giữa các vùng. 3.1.1 Một số vấn đề chung * Các yếu tố ảnh hưởng - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội - Các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Trình độ phát triển khoa học và công nghệ - Yếu tố lịch sử xã hội 3.1.2 Các nguyên tắc pbsx: Nguyên tắc 1: Gần tương ứng Các nguyên tắc pbsx Nguyên tắc 2: Cân đối lãnh thổ Nguyên tắc 3: Kết hợp theo ngành và theo vùng Nguyên tắc 4: Mở và hội nhập Nguyên tắc 5: An ninh quốc phòng. Nguyên tắc 1: Gần tương ứng • Nội dung: khi pbsx phải tính đến nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, lao động và thị trường tiêu thụ. • Áp dụng: việc lựa chọn tùy ngành và địa phương cụ thể • Lợi ích : - Giảm chi phí chồng chéo, không cần thiết. - Tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn lực tự nhiên – kinh tế - xã hội trong vùng, - Tăng năng suất lao động trực tiếp và năng suất lao động xã hội. • Thực tế : có ít địa phương nào hội tụ đủ các yếu tố trên. Nguyên tắc 1: Gần tương ứng Chia thành 4 nhóm nghành khi áp dụng nguyên tắc 1 - Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn nguyên liệu: sản xuất gang thép, cơ khí nặng, xi măng, đường mía, chế biến gỗ giấy... - Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn nhiên liệu, năng lượng: sản xuất điện, luyện nhôm, hóa dầu, hóa than, sợi tơ hóa học, chất dẻo... - Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn lao động, thị trường: cơ kim khí, điện tử, dệt da, may mặc, chế biến lương thự­c thực phẩm, văn phòng phẩm, nông cụ, hóa chất khó vận chuyển, các ngành giao thông, bưu điện... - Nhóm phân bố cơ động, rộng khắp: chế biến lương thực thông thường, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường, cơ khí sửa chữa, lắp ráp đồ gia dụng... 2Nguyên tắc 2: Cân đối lãnh thổ • Nội dung: pbsx phải đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ,theo từng giai đoạn phát triển kinh tế. • Áp dụng: chú trọng một số khu vực địa phương kém phát triển. Nguyên tắc 2: Cân đối lãnh thổ • Lợi ích: - Sử dụng được mọi nguồn lực trên mỗi vùng đất nước, đặc biệt là nguồn lực tiềm ẩn ở mỗi vùng chua phát triển ( quặng, mỏ ...) - giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng - tăng cường khối đoàn kết toàn dân • Thực tiễn: áp dụng tại các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên,một số vùng ở miền Trung Theo các bạn tại sao chính phủ chúng ta lại chọn Dung Quất là nơi đặt nhà máy lọc dầu ? Nguyên tắc 3: Kết hợp theo ngành và theo vùng • Nội dung: khi pbsx chú trọng kết hợp : - Công nghiệp với nông nghiệp , thành thị với nông thôn - Kết hợp chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp vùng - Kết hợp phân bố kinh tế và quốc phòng - Kết hợp tăng trưởng và bảo vệ môi trường • Áp dụng: Chuyển đổi cơ cấu KT nông thôn, cơ giới hóa, xd công nghiệp nông thôn,xây dựng kinh tế dựa trên ổn định quốc phòng. Nguyên tắc 3: Kết hợp theo ngành và theo vùng • Lợi ích : - Xóa sự chênh lệch - Có thể tiêu thụ sản phẩm của các nghành với nhau - Sử dụng được lợi thế của từng vùng để mở rộng chuyên môn hóa sản xuất,đồng thời có thể sử dụng các nguồn lực nhỏ bị phân tán trong vùng và tổng hợp lại thành các nghành nghề sản xuất • Thực tiễn: ở Việt Nam đã vận dụng vào thực tế phân bố như mở rộng vành đai nông nghiệp ở các thành phố như Hà Nội,Hải Phòng,Thành Phố Hồ Chí Minh. Nguyên tắc 4: Mở và hội nhập • Nội dung: khi pbsx có xem xét đến hợp tác,mở rộng quan hệ với các vùng,các nước và hội nhập vào tổng thể kinh tế thế giới • Áp dụng: - Mở rộng quan hệ hợp tác và tăng cường hội nhập. - Lựa chon đối tác để trao đổi,mua bán sao cho có lợi nhất - Phải thận trọng,khách quan,khoa học để có những mối quan hệ tốt đẹp 3Nguyên tắc 4: Mở và hội nhập • Lợi ích : kết hợp được nguồn nội sinh và ngoại tụ để tăng trưởng kinh tế,thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, thúc đẩy tiến trình hội nhập,mở rộng được GNP. • Thực tiễn: quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ Nguyên tắc 5: An ninh quốc phòng. • Nội dung: khi pbsx chú trọng “củng cố quốc phòng và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” • Áp dụng: kết hợp kinh tế với quốc phòng. • Ý nghĩa: đảm bảo an ninh trong nước và khu vực. Kết Luận • Các nguyên tắc trên có mối liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy khi vận dụng chúng thì phải vận dụng đồng bộ có kết hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng. • Tùy theo từng nước, từng vùng, từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau mà có thể nguyên tắc này, hoặc nguyên tắc kia được nhấn mạnh hơn hoặc loại bỏ đi, nhưng nguyên tắc số 1 vẫn là nguyên tắc quan trọng hơn cả và thích ứng với mọi nước, mọi vùng, mọi thành phần kinh tế, mọi giai đoạn phát triển vì đó là nguyên tắc đem lại nhiều hiệu quả kinh tế nhất. 3.1.3. Xác định vùng thị trường cho các cơ sở sản xuất a. Vùng thị trường K/n: Là giới hạn hợp lý của việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm sao cho có lợi nhất cho nhà sản xuất cũng như cho người tiêu dùng. a. Vùng thị trường Ý nghĩa: - Giúp cho các nhà doanh nghiệp có thể lựa chọn qui mô và địa điểm phân bố thích hợp. - Khoanh vùng tiêu thụ các sản phẩm chuyên môn hóa lớn - Xác định những giới hạn tiết kiệm chi phí sản xuất, vận tải - Tính toán cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm a. Vùng thị trường Áp dụng: đối với các doanh nghiệp lớn có cơ sở sản xuất ở nhiều vùng khác nhau với khối lượng sản phẩm lớn, vận chuyển nhiều và thường xuyên trên những khoảng cách xa, bằng các phương tiện khác nhau. 43.1.3. Xác định vùng thị trường cho các cơ sở sản xuất b.Tính bán kính tiêu thụ BKTT là giới hạn hợp lý của việc vận chuyển một loại sản phẩm chuyên môn hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng một phương tiện vận tải nhất định, theo một hướng nhất định. Tính bán kính tiêu thụ PB – PA + TB * r R(A-B) = TA + TB PA – PB + TA * r R(B-A) = = r – R(A-B) TA + TB Tính bán kính tiêu thụ Trong đó: R: là bán kính tiêu thụ cần tính giữa 2 cơ sở A và B Pa và Pb: là chi phí sản xuất/ 1 đơn vị sản phẩm tại cơ sở A và B Ta: là cước phí lưu thông/ đơn vị sản phẩm/ km hướng từ A B Tb: là cước phí lưu thông/ đơn vị sản phẩm/ km hướng từ B A Bài tập 1: Chi phí sản xuất cho 1 tấn xi măng ở vùng I là 40 USD, ở vùng II là 50 USD, khoảng cách giữa 2 vùng là 1.000 km, chi phí vận tải 1 tấn/ km xi măng theo hướng từ vùng I về vùng II là 1 USD, còn theo hướng ngược lại là 0,5 USD. Tính bán kính tiêu thụ xi măng tương quan giữa cơ sở I và cơ sở II. Bài tập 2: Một hãng nước ngọt có 2 cơ sở sản xuất ở Hà Nội với chi phí sản xuất là 500.000 đồng/ tấn, ở TP HCM với chi phí sản xuất là 600.000 đồng/tấn. Khoảng cách giữa Hà Nội và TP HCM là 1720 km. Chi phí vận chuyển dọc quốc lộ 1 theo cả 2 chiều là 500 đồng/tấn/km. Tính các bán kính tiêu thụ giữa các cơ sở? 3.2.Vùng và phân vùng kinh tế 3.2.1. Vùng kinh tế 3.2.2. Phân vùng kinh tế 3.2.3.Quy hoach vùng 53.2.1. Vùng kinh tế Khái niệm: Các vùng kinh tế là những bộ phận lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân của đất nước đã được tổ chức chuyên môn hóa sản xuất theo lãnh thổ ở mức độ nhất định, có những quan hệ qua lại với nhau bởi khối lượng hàng hóa thường xuyên sản xuất ra ở đó và bởi những quan hệ kinh tế - xã hội khác. 3.2.1.1Các đặc trưng cơ bản của các vùng kinh tế - Tính hệ thống - Tính cấp bậc - Tính đặc thù - Tính tổng hợp - Tính tổ chức 3.2.1.2.Các loại vùng kinh tế - Theo cấp bậc: vùng kinh tế lớn, các vùng kinh tế cấp 2 và vùng kinh tế cấp 3. - Theo ngành chuyên môn hóa: vùng nông nghiệp, công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm, khu du lịch, - Theo đơn vị hành chính: tỉnh, thành phố lớn, quận, huyện, xã,  Dù chia như thế nào thì mỗi vùng kinh tế đều có 2 nội dung chính: chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp vùng Lợi ích của việc phân vùng - Giúp nhận thức vùng rõ hơn từ đó định được hướng đầu tư phát triển đúng đắn cho từng vùng. - Phát huy được lợi thế riêng của từng vùng,đề xuất được những chính sách,hướng đi kinh tế vùng thích hợp. - Định hướng quy hoạch,thiết kế vùng,thu hút các dự án đầu tư,lựa chọn vùng đầu tư và địa điểm phân bố các xí nghiệp,doanh nghiệp. 3.2.2. Phân vùng kinh tế • K/n: PVKT là dựa trên các cơ sở khoa học để phân chia lãnh thổ quốc gia thành hệ thống các loại vùng và cấp vùng kinh tế khác nhau, nhằm xác định đúng đắn phương hướng phát triển kt-xh của vùng. Các nhân tố tạo vùng gồm: nhân tố kinh tế, tự nhiên, khoa học – kỹ thuật, dân cư – xã hội 3.2.2.1. Nội dung của việc phân vùng kinh tế • Vạch ra (hoặc điều chỉnh) ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng, hoặc từng bộ phận của vùng. • Định hướng chuyên môn hóa và xác định cơ cấu kinh tế vùng. • Xác định các mối liên hệ nội vùng và liên vùng, điều tiết sự phân bố các lực lượng sản xuất trong vùng. • Lập ra các kế hoạch hàng đầu dành cho các dự án đầu tư ưu tiên. • Đề xuất các chính sách kinh tế vùng thích hợp. 63.2.2.2.Các nguyên tắc phân vùng kinh tế Phân vùng kinh tế theo quan điểm địa lý kinh tế phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc kinh tế - Nguyên tắc hành chính - Nguyên tắc trung tâm - Nguyên tắc viễn cảnh 3.2.3.Quy hoạch vùng 3.2.3.1. Khái niệm “Quy hoạch là một tập hợp công tác đồng bộ nhằm phân bố có căn cứ dân cư , sinh hoạt , xây dựng , thiết bị, và những phương tiện giao thông liên lạc trải rộng trên lãnh thổ” (P.Merlin) Đô thị và quy hoạch “Quy hoạch vùng là phương pháp phân bố cụ thể kinh tế và dân cư, cấu trúc hạ tầng sản xuất xã hội trên một lãnh thổ tương đối không lớn. (N.N Nêkraxov) Kinh tế vùng 3.2.3.1. Khái niệm “Quy hoạch vùng là lý luận và thực tiễn phân bố hợp lý nhất trên lãnh thổ của vùng các xí nghiệp sản xuất, giao thông liên lạc và các điểm dân cư với sự tính toán tổng hợp các nhân tố và các điều kiện địa lý, kinh tế, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật công trình.” ( E.N.Pertxik ) Quy hoạch vùng 3.2.3.2.Nội dung quy hoạch: - Thời hạn: thường từ 5 – 15 năm - Quy mô: nhỏ hơn vùng kinh tế lớn và lớn hơn một đơn vị sản xuất. - Nội dung : Chủ yếu là quy hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phân bố các lực lượng sản xuất Nội dung cụ thể của quy hoạch vùng gồm  Phần 1: Xác định mục đích, yêu cầu của đợt quy hoạch • Nêu ra những vấn đề cần giải quyết của đợt quy hoạch • Giới hạn phạm vi lãnh thổ sẽ tiến hành quy hoạch: tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch nghỉ mát... • Ấn định thời gian cho đợt quy hoạch: 5 năm, 10 năm, 15 năm tùy theo quy mô vùng, trình độ phát triển Nội dung cụ thể của quy hoạch vùng gồm  Phần 2: Đánh giá hiện trạng vùng •Phân tích các nguồn lực nội sinh và ngoại tụ Vị trí địa lý và quy mô lãnh thổ vùng, nguồn nhân lực hệ thống cấu trúc hạ tầng,nguồn vốn sản xuất trong vùng,các quan hệ thị trường ... •Phân tích hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng Quy mô kinh tế, đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế trong vùng 7Nội dung cụ thể của quy hoạch vùng gồm  Phần 3: Định hướng phát triển và phân bố các lực lượng sản xuất vùng • Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn quy hoạch • Luận chứng phát triển ngành • Luận chứng phân bố theo vùng • Nêu các chương trình, kế hoạch hàng đầu, các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư có căn cứ khoa học và có sức hấp dẫn. • Tính toán và tìm kiếm các giải pháp thích hợp, có hiệu quả; đề xuất các kiến nghị với các cấp chính quyền, với các nhà đầu tư. 3.2.3.3 Các nguyên tắc quy hoạch vùng  Nguyên tắc hiệu quả tổng hợp  Nguyên tắc tối ưu tương đối  Nguyên tắc tầm xa ảnh hưởng  Nguyên tắc cụ thể về mặt địa lý  Nguyên tắc tìm định hướng bền vững  . 3.2.3.4.Các bước tiến hành lập phương án quy hoạch vùng a) Chuẩn bị b) Phân tích c) Nghiên cứu d) Tổng hợp e) Thuyết minh g) Thẩm định và duyệt y