Chương IV: Luật hiến pháp

NỘI DUNG TÌM HIỂU • Khái niệm luật hiến pháp: định nghĩa, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh? • Một số chế định cơ bản của Luật Hiến pháp VN: chế độ chính trị; chế độ kinh tế; chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

pdf23 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương IV: Luật hiến pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV LUẬT HIẾN PHÁP 2TÀI LIỆU HỌC TẬP VĂN BẢN PHÁP LUẬT • Hiến pháp 2013 GIÁO TRÌNH • Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương – Khoa Luật – ĐH Quốc Gia Hà Nội • Giáo trình Luật Hiến pháp – Trường ĐH Luật Hà Nội 3NỘI DUNG TÌM HIỂU • Khái niệm luật hiến pháp: định nghĩa, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh? • Một số chế định cơ bản của Luật Hiến pháp VN: chế độ chính trị; chế độ kinh tế; chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? 4I - KHÁI NIỆM LUẬT HIẾN PHÁP 1. Đối tượng điều chỉnh 2. Phương pháp điều chỉnh 3. Định nghĩa 4. Nguồn của Luật hiến pháp 51. Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của Luật HP Việt Nam là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quốc phòng – an ninh, văn hóa giáo dục khoa học và công nghệ , quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN VN. - Trong lĩnh vực chính trị; - Trong lĩnh vực kinh tế; văn hóa - xã hội; an ninh và quốc phòng; - Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và Nhà nước; - Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. 62. Phương pháp điều chỉnh • Phương pháp cho phép: QPPL LHP trao cho chủ thể luật hiến pháp quyền thực hiện những hành vi nhất định. • Phương pháp bắt buộc: QPPL LHP buộc chủ thể luật hiến pháp phải thực hiện hành vi nhất định. • Phương pháp cấm: QPPL LHP nghiêm cấm chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp thực hiện những hành vi nhất định. 73. Định nghĩa Luật Hiến pháp là 1 ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn với với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ quan của công dân, tổ chức và hoạt động của BMNN. 84. Nguồn của Luật hiến pháp • Hiến pháp 2013; • Luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành; • Pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội; • 1 số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng CP ban hành; • 1 số nghị quyết do HĐND ban hành. 9II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HIẾN PHÁP 1. Chế độ chính trị 2. Chế độ kinh tế 3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 4. Tổ chức BMNN 10 1. Chế độ chính trị 1.1. Định nghĩa Chế độ chính trị là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm của luật hiến pháp (bao gồm các nguyên tắc, quy phạm hiến định và các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thể hiện trong các nguồn khác của luật hiến pháp) để xác lập và điều chỉnh các vấn đề chính thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và mục đích của Nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước và quyền lực nhân dân, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam. 11 1.2. Nội dung cơ bản 1.2.1. Chính thể của Nhà nước CHXHCN Việt Nam 1.2.2. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam 1.2.3. Hệ thống chính trị 12 1.2.1. Chính thể của nước CHXHNH Việt Nam Chính thể của nước CHXHCN Việt Nam là chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân: • Tất cả quyền lực NN thuộc về tay nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua QH và HĐND các cấp do mình bầu ra (nhiệm kỳ 5 năm) và chịu trách nhiệm trước nhân dân. • Tất cả các CQNN đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. 13 1.2.2. Bản chất của NN CHXHCN Việt Nam • Là Nhà nước XHCN, lấy liên minh giữa g/cấp công nhân với g/cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, t/hiện c/sách đại đoàn kết dân tộc và sự l/đạo của ĐCSVN đối với NN và xã hội là nguyên tắc hiến định. • Là NN pháp quyền của dân, do dân và vì dân. • Là NN thống nhất của các dân tộc Việt Nam, NN thực hiện chính sách bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc. • Mục đích là xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, h/phúc, có điều kiện p/triển toàn diện. 14 1.2.3. Hệ thống chính trị a/ Định nghĩa Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm Nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển của chế độ đó. 15 Hệ thống chính trị MTTQ và các t/chức t/viên khác ĐCS Việt Nam b/ Cấu thành hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam Nhà nước CHXHCN Việt Nam Là hạt nhân chính trị, lãnh đạo HTCT Là trụ cột, giữ vai trò trung tâm, là công cụ thực hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỷ cương, an toàn XH Củng cố, t/cường khối đại đ/kết toàn dân; tạo nên sự nhất trí về c/trị và t/thần, thắt chặt mqh giữa ND, Đảng và NN 16 Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” (Điều 4 Hiến pháp 1992) 17 Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” (Điều 9 Hiến pháp 2013) 18 2. Chế độ kinh tế 2.1. Định nghĩa Chế độ kinh tế được hiểu là một hệ thống những nguyên tắc, những quy định điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội nhất định 19 2.2. Nội dung cơ bản “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” (Điều 50 Hiến pháp 2013) 20 2.2. Nội dung cơ bản “1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.” (Điều 51 Hiến pháp 2013) 21 2.2. Nội dung cơ bản “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.” (Điều 52 Hiến pháp 2013) 22 3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Tự nghiên cứu từ Điều 14 đến 49 Hiến pháp 2013
Tài liệu liên quan