Chương IX: Liên kết kinh tế quốc tế và hộ nhập kinh tế thế giới

1. Phân công lao động quốc tế 1.1. Khái niệm PCLĐ là sự chuyên môn hóa của một quốc gia vào sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào đó, dựa vào lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh của nước mình để cung cấp cho các quốc gia khác thông qua trao đổi buôn bán. 1.2. Đặc điểm - Việc ra đời các liên minh kinh tế nhà nước ở các khu vực cho phép hạn chế được tính tự phát, ngẫu nhiên, bất ổn định trong phân công lao động quốc tế.

pdf23 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương IX: Liên kết kinh tế quốc tế và hộ nhập kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ HỘ NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI Nội dung chương Phân công lao động quốc tế1 Liên kết kinh tế quốc tế2 3 Một số liên kết kinh tế quốc tế và tổ chức kinh tế quốc tế lớn 1. Phân công lao động quốc tế 1.1. Khái niệm PCLĐ là sự chuyên môn hóa của một quốc gia vào sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào đó, dựa vào lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh của nước mình để cung cấp cho các quốc gia khác thông qua trao đổi buôn bán. 1.2. Đặc điểm - Việc ra đời các liên minh kinh tế nhà nước ở các khu vực cho phép hạn chế được tính tự phát, ngẫu nhiên, bất ổn định trong phân công lao động quốc tế. 1. Phân công lao động quốc tế - Việc lập ra các liên minh kinh tế khu vực trở thành xu hướng của thời đại, thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế trên toàn cầu. - Sự bành trướng phát triển của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia trở thành nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của kinh tế thế giới. - Chuyển dịch vốn, kỹ thuật từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển giúp cho nhiều nước trở thành nước công nghiệp mới trở lại cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển. - Các hình thức hợp tác phân công lao động quốc tế đa dạng và phong phú trong tất cả các lĩnh vực 2. Liên kết kinh tế quốc tế 2.1. Khái niệm  Là quá trình được điều chỉnh có ý thức làm cho các nền kinh tế trở nên tương thích với nhau, dần dần hình thành 1 chỉnh thể kinh tế thống nhất có kết cấu tối ưu và năng suất laođộng cao hơn.  Biểu hiện - Có sự gia tăng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế - Sự hình thành và phát triển của các thị trường thống nhất trên quy mô khu vực và toàn cầu. - Sự hình thành và phát triển của các định chế quản lý toàn cầu để điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế. Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô 2.2. Các hình thức của liên kết kinh tế quốc tế Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô (Macro-Integration)  Nguyên nhân hình thành - Cho phép các quốc gia thực hiện đồng thời 2 mục tiêu: tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại và dựa vào đồng minh để bảo hộ. - Nhiều vấn đề của khu vực cần có sự đồng thuận của nhiều chính phủ. - Tiến trình toàn cầu hóa làm cho lợi ích của các quốc gia gắn chặt với nhau. Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô  Vai trò của các liên kết lớn - Phát triển các quan hệ TMQT, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. - Tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của lợi thế tương đối và tuyệt đối tại mỗi quốc gia. - Tăng cường sức cạnh tranh của các thành viên. Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô Đồng minh tiền tệ Khu cự mậu dịch tự do Đồng minh Hình thức của Mac-In Thị trường chung Đồng minh kinh tế thuế quan Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô  Các hình thức của liên kết kinh tế vĩ mô  Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area – FTA) Là liên minh giữa hai hay nhiều nước thường trong cùng một khu vực địa lý, trong đó có thể chế quy định rằng: - Xóa bỏ mọi cản trở thương mại đối với các nước thành viên - Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực - Ví dụ: EFTA (1960), NAFTA (1992), AFTA (1992) Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô  Đồng minh thuế quan (Custom Union) Là liên minh giữa hai hoặc nhiều nước trong cùng một khu vực địa lý trong đó có thể chế quy định: - Xóa bỏ mọi rào cản đối với các nước thành viên - Lập ra chính sách thuế quan chung áp dụng khi buôn bán với các nước ngoài khối. - Ví dụ: EEC (1957) Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô  Thị trường chung (Common Market) Là liên minh giữa hai hoặc nhiều nước trong cùng một khu vực địa lý trong đó có thể chế quy định: - Các đặc điểm tương tự như đồng minh thuế quan. - Xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước hội viên. - Ví dụ: EC (1993) Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô  Đồng minh kinh tế (Economic Union) Là liên minh giữa hai hoặc nhiều nước trong cùng một khu vực địa lý trong đó có thể chế quy định: - Đặc điểm giống thị trường chung - Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước thành viên, xóa bỏ chính sách kinh tế riêng của mỗi nước. - Ví dụ: EU Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô  Đồng minh tiền tệ (Monetary Union) Là liên minh giữa hai hoặc nhiều nước trong cùng một khu vực địa lý trong đó có thể chế quy định: - Những đặc điểm tương tự như đồng minh kinh tế - Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của các nước hội viên; quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất; xây dựng ngân hàng chung thay thế cho ngân hàng TW các nước; xây dựng quỹ tiền tệ chung; xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung. - Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô Tạo lập mậu dịch Tác động của Chuyển hướng mậu dịch Tự do hóa thương mại cấp thấp việc hình thành các FTA Liên kết kinh tế quốc tế vi mô (Micro-Integration) Khái niệm Liên kết kinh tế quốc tế vi mô là hình thức liên kết kinh tế quốc tế ở cấp công ty, xí nghiệp... để lập ra các công ty quốc tế. - Công ty quốc tế là các tổ chức sản xuất kinh doanh được thành lập dựa trên các hiệp định của CP hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức tư nhân ở các nước khác nhau nhằm triển khai hoạt động kinh doanh ở nhiều nước. Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô - Công ty đa quốc gia là một doanh nghiệp gồm nhiều đơn vị ở hai hay nhiều nước, bất kể hình thức pháp lý, lĩnh vực hoạt động của các đơn vị này, hoạt động theo một hệ thống các chính sách tự quyết, có sự liên hệ và một chiến lược chung thông qua một hay nhiều trung tâm quyết định. Các đơn vị trong doanh nghiệp được liên kết bằng hình thức sở hữu hoặc dưới hình thức khác; sự liên kết diễn ra giữa hai hay nhiều đơn vị để có thể tạo ra sự thuận lợi lớn cho hoạt động, đặc biệt là chia sẻ hiểu biết, nguồn lực và trách nhiệm. (Theo UNCTAD) Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô Nguyên nhân hình thành o Là cách thức thực hiện phân công lao động quốc tế. o Là một đối pháp đối với chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước o CMKHKT dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành mới đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật cao cấp... vượt quá khả năng của 1 công ty quốc gia. Liên kết kinh tế quốc tế vi mô Vai trò của MNC o Thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới, qua đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. o Thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản quốc tế, làm tiền đề cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên toàn cầu. o Giảm bớt sự khác biệt về công nghệ o Cung cấp vốn cho các nước đang phát triển thông qua các hoạt động đầu tư o Thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế, chính sách khai thác lợi thế so sánh của các nước theo hướng tích cực Liên kết kinh tế quốc tế vi mô Các loại hình liên kết vi mô MIC-IN Theo nguồn hình thành vốn pháp định Theo phương thức hoạt động MNC TNC Trust Consortium Syndicat Cartel MNC- Multinational Corporation  Khái niệm - Theo LHQ: Công ty đa quốc gia là công ty sở hữu hoặc quản lý toàn bộ phương tiện sản xuất hoặc dịch vụ của công ty ở trong nước và cả ở quốc gia bên ngoài nơi nó tọa lạc. - Theo UNCTAD: Công ty đa quốc gia là một doanh nghiệp gồm nhiều đơn vị ở hai hay nhiều nước, bất kể hình thức pháp lý, lĩnh vực hoạt động của các đơn vị này, hoạt động theo một hệ thống các chính sách tự quyết, có sự liên hệ và một chiến lược chung thông qua một hay nhiều trung tâm quyết định. Các đơn vị trong doanh nghiệp được liên kết bằng hình thức sở hữu hoặc dưới hình thức khác; sự liên kết diễn ra giữa hai hay nhiều đơn vị để có thể tạo ra sự thuận lợi lớn cho hoạt động, đặc biệt là chia sẻ hiểu biết, nguồn lực và trách nhiệm MNC- Multinational Corporation Đặc điểm và xu hướng phát triển của MNCs  Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư  Mua lại và Sáp nhập (M&A) là hình thức đầu tư chủ yếu để bành trướng thế lực kinh tế của các công ty quốc tế.  Mở rộng hình thức liên hiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh  Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng chiến lược mới của mỗi công ty quốc tế 3. Một số liên kết quốc tế và tổ chức kinh tế quốc tế lớn