1.1.2. Các định lý cơ bản về giới hạn của dãy số: Các phép tính hữu tỷ trên các dãy số, sự bảo toàn thứ tự của phép qua giới hạn; Nguyên lý (điều kiện cần và đủ) Cauchy của sự hội tụ; sự hội tụ của dãy đơn điệu; giới hạn riêng, giới hạn trên, giới hạn dưới và điều kiện cần và đủ của sự hội tụ; áp dụng: số e và logarit tự nhiên.
108 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình chi tiết ngành công nghệ điện tử viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
NGÀNH CN ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG
HÀ NỘI – 2003
GIẢI TÍCH
PHÉP TÍNH VI PHÂN VÀ TÍCH PHÂN
Thời lượng: 8 đvht=210 tiết
I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT:
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
* Mục tiêu chung:
* Mục tiêu cụ thể:
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
Chương 1: Giới hạn - Hàm số liên tục 24 tiết (14/10/0)
1.1. Giới hạn của dãy số thực
1.1.1. Dãy số, dãy con, giới hạn của dãy số.
1.1.2. Các định lý cơ bản về giới hạn của dãy số: Các phép tính hữu tỷ trên các dãy số, sự bảo toàn thứ tự của phép qua giới hạn; Nguyên lý (điều kiện cần và đủ) Cauchy của sự hội tụ; sự hội tụ của dãy đơn điệu; giới hạn riêng, giới hạn trên, giới hạn dưới và điều kiện cần và đủ của sự hội tụ; áp dụng: số e và logarit tự nhiên.
1.2. Tôpô trên R
1.2.1. Lân cận, tập mở, tập đóng.
1.2.2. Tập bị chặn và tập compact, định lý Bolzano-Weierstras, nguyên lý Cantor (về dãy đoạn lồng nhau thắt lại).
1.3.Giới hạn của hàm số, hàm số liên tục
1.3.1. Giới hạn của hàm số. Các định lý cơ bản của giới hạn hàm số.
1.3.2. Vô cùng lớn. Vô cùng bé. Các giới hạn đáng nhớ.
1.3.3. Hàm liên tục. Các định lý cơ bản về hàm liên tục. Sự liên tục (gián đoạn) của hàm đơn điệu. Hàm liên tục trên một đoạn (tính liên tục đều, bị chặn, sự tồn tại của Max, Min)
Chương 2: Tô pô trên - Hàm liên t ục trên 24 tiết (14/10/0)
2.1. Không gian mêtric
2.1.1. Định nghĩa mêtric và không gian mêtric
2.1.2. Lân cận, tập mở, tập đóng, phần trong, bao đóng, biên của một tập, tập liên thông.
2.2. Tôpô trên
2.2.1. Không gian vectơ . Chuẩn Euclide, mêtric sinh bởi chuẩn Euclide. Tập mở, tập đóng, tập bị chặn trong .
2.2.2. Giới hạn của dãy điểm trong , nguyên lý hội tụ Cauchy.
2.2.3. Tập compact trong , định lý Bolzano-Weierstras, nguyên lý Cantor (về dãy đoạn lồng nhau thắt lại).
2.3. Hàm số nhiều biến số. Giới hạn. Hàm liên tục.
2.3.1. Giới hạn của hàm trên . Các tính chất cơ bản của giới hạn.
2.3.2. Hàm liên tục. Các điều kiện của sự liên tục.
2.3.3. Hàm số liên tục trên tập compact.
2.3.4. Hàm vectơ trên .
Chương 3: Phép tính vi phân 33 tiết (18/15/0)
3.1. Hàm khả vi trên R
3.1.1. Định nghĩa đạo hàm. Các qui tắc tính đạo hàm: đạo hàm hàm hợp, hàm ngược, hàm cho dưới dạng tham số.
3.1.2. Đạo hàm các hàm sơ cấp cơ bản.
3.1.3. Các định lý về giá trị trung bình: Fermat, Rolle, Lagrange, Cauchy.
3.1.4. Vi phân, ứng dụng của vi phân vào phép tính gần đúng.
3.1.5. Đạo hàm cấp cao - Leibniz. Vi phân cấp cao.
3.1.6. Công thức Taylor.
3.1.7. Qui tắc L'Hôpital với các giới hạn dạng vô định.
3.2. Hàm khả vi trên
3.2.1. Định nghĩa đạo hàm và vi phân. Đạo hàm theo hướng và mối liên hệ của nó với đạo hàm.
3.2.2. Những tính chất cơ bản của đạo hàm (tính duy nhất, tính tuyến tính,...), các qui tắc lấy đạo hàm (đạo hàm hàm hợp, qui tắc Leibniz).
3.2.3. Đạo hàm riêng. Biểu diễn đạo hàm qua đạo hàm riêng (ma trận Jacobi).
3.2.4. Công thức số gia giới nội và ứng dụng.
3.2.5. Ứng dụng hình học: Đường cong trong (với n=2,3); hình bao của họ đường cong; Mặt cong trong . Tiếp tuyến, pháp tuyến, mặt phẳng tiếp xúc.
3.3. Đạo hàm riêng và vi phân cấp cao
3.3.1. Đạo hàm riêng cấp 2. Vi phân cấp 2.
3.3.2. Đạo hàm riêng cấp cao. Vi phân cấp cao.
3.3.3. Tính đối xứng của vi phân (hay sự không phụ thuộc vào thứ tự lấy đạo hàm riêng).
3.3.4. Công thức Taylor.
3.4. Cực trị địa phương
3.4.1. Cực trị địa phương. Điều kiện cần của cực trị.
3.4.2. Điều kiện cần và đủ cho cực trị địa phương,
3.4.3. Cực trị có điều kiện. Định lý Lagrange.
3.5. Định lý về hàm ngược và hàm ẩn (không chứng minh).
Chương 4: Tích phân một lớp 24 tiết (14/10/0)
4.1. Tích phân xác định
4.1.1. Định nghĩa tích phân, ý nghĩa hình học và vật lý
4.1.2. Các điều kiện khả tích: Điều kiện cần, điều kiện cần và đủ (qua tích phân Darboux). Định lý Lebesgue (không chứng minh).
4.1.3. Các tính chất cơ bản của tích phân (tuyến tính, cộng tính, bảo toàn bất đẳng thức, tính khả tích và khả tích của giá trị tuyệt đối, của tích, của thương hàm khả tích)
4.1.4. Lớp các hàm khả tích thường gặp: Hàm liên tục, hàm gián đoạn tại một số hữu hạn điểm, hàm đơn điệu bị chặn
4.1.5. Các định lý về trung bình tích phân
4.1.6. Các phương pháp tính tổng quát để tính tích phân: công thức Newton-Leibniz, công thức đổi biến, công thức tích phân từng phần.
4.2. Nguyên hàm
4.2.1. Định nghĩa. Nguyên hàm của các hàm sơ cấp cơ bản
4.2.2. Tích phân các hàm hữu tỷ
4.2.3. Phép hữu tỷ hoá, tích phân một số hàm vô tỷ
4.2.4. Tích phân các hàm lượng giác
4.3. Tích phân suy rộng
4.3.1. Tích phân suy rộng: với cận vô tận của hàm không bị chặn
4.3.2. Các tiêu chuẩn hội tụ của tích phân suy rộng
4.4. Ứng dụng của tích phân một lớp
4.4.1. Độ dài cung, cách tính
4.4.2. Diện tích của hình phẳng, cách tính
4.4.3. Thể tích của khối tròn xoay, diện tích mặt tròn xoay
Chương 5: Chuối số - dãy và chuỗi hàm 27 tiết (15/12/0)
5.1. Chuỗi số
5.1.1. Định nghĩa về chuỗi số, sự hội tụ của chuỗi sỗ. Các điều kiện (cần, cần và đủ) của sự hội tụ của chuỗi số.
5.1.2. Các tính chất cơ bản của chuỗi hội tụ
5.1.3. Chuỗi số dương. Các tiêu chuẩn hội tụ: Cauchy, D’Alembert, tích phân.
5.1.4. Chuỗi đan dấu, tiêu chuẩn Leibniz
5.1.5. Chuỗi hội tụ tuyệt đối. Các tính chất.
5.1.5. Chuỗi hội tụ không tuyệt đối, định lý Riemann (không chứng minh)
5.2. Dãy hàm
5.2.1. Miền hội tụ của dãy hàm
5.2.2. Hội tụ đều. Tiêu chuẩn hội tụ đều
5.2.3. Tính chất của giới hạn dãy hàm hội tụ đều: tính liên tục, tính khả vi, tính khả tích. Định lý Dini (không chứng minh).
5.3. Chuỗi hàm
5.3.1. Miền hội tụ của chuỗi hàm. Sự hội tụ đều. Các tiêu chuẩn hội tụ đều
5.3.2. Tính chất của tổng chuỗi hàm hội tụ đều: tính liên tục, tính khả vi, tính khả tích và việc qua giới hạn, lấy đạo hàm, tích phân dưới dấu tổng.
5.4. Chuỗi luỹ thừa
5.4.1. Chuỗi luỹ thừa. Bán kính hội tụ, miền hội tụ.
5.4.2. Tính liên tục, khả vi, khả tích và việc lấy đạo hàm, tích phân dưới dấu tổng của chuỗi luỹ thừa
5.4.3. Chuỗi Taylor của hàm số.
5.5. Chuỗi Fourier
5.5.1. Tính trực giao của hệ hàm lượng giác. Chuỗi Fourier và sự hội tụ của nó
5.5.2. Kai triển Fourier - Khai triển theo Sin, theo Cos.
Chương 6: Tích phân bội (2,3 lớp) và tích phân phụ thuộc tham số
28 tiết (16/12/0)
6.1. Tích phân trên hình hộp
6.1.1. Định nghĩa tích phân trên hình hộp. Điều kiện cần để khả tích
6.1.2. Các tính chất cơ bản (tuyến tính, bảo toàn bất đẳng thức, tính khả tích tuyệt đối…)
6.1.3. Điều kiện cần và đủ cho tính khả tích (liên hệ với tổng Darboux).
6.2. Tích phân trên miền đo được (tích phân Riemann)
6.2.1. Tích phân lặp. Định lý Fubini
6.2.2. Định nghĩa (qua tích phân trên hình hộp)
6.2.3. Các tính chất cơ bản
6.2.4. Điều kiện cần và đủ cho tính khả tích
6.2.5. Tích phân lặp. Định lý Fubini
6.3. Vài ứng dụng của tích phân bội
6.3.1. Diện tích hình phẳng
6.3.2. Thể tích hình khối
6.4. Tích phân phụ thuộc tham số
6.4.1. Tích phân phụ thuộc tham số với cận không đổi: tính liên tục, khả vi, khả tích và việc qua giới hạn, đạo hàm, tích phân dưới dấu tích phân
6.4.2. Tích phân phụ thuộc tham số với cận thay đổi: tính liên tục, khả vi, khả tích
6.4.3. Tích phân suy rộng phụ thuộc tham số: Sự hội tụ đều, tính liên tục, khả vi, khả tích và việc qua giới hạn, đạo hàm, tích phân dưới dấu tích phân
6.5. Biến đổi Fourier. Các tính chất, công thức nghịch đảo.
Chương 7: Tích phân đường và mặt 26 tiết (15/11/0)
7.1. Tích phân đường
7.1.1. Tích phân đường loại I
Đường cong trên mặt phẳng và trong không gian
Tích phân đường loại I
Sự tồn tại và cách tính tích phân đường loại I
Đổi biến số trong tích phân đường loại I
7.1.2. Tích phân đường loại II
Định hướng đường cong
Định nghĩa tích phân đường loại II
Sự tồn tại và cách tính tích phân đường loại II
Liên hệ giữa hai loại tích phân đường
Công thức Green
Các điều kiện cần và đủ để tích phân đường loại II theo đường cong nối hai điểm không phụ thuộc đường đi
7.2. Tích phân mặt
7.2.1. Khái niệm về mặt cong
7.2.2. Diện tích mặt cong
7.2.3. Tích phân mặt loại I, các tính chất
7.2.4. Mặt cong định hướng. Tích phân mặt loại II trên mặt cong định hướng, các tính chất
7.2.5. Các công thức tích phân cơ bản (Ostrogradski-Gauss, Stokes)
7.3. Ứng dụng
7.3.1. Khối lượng, trọng tâm, mômen
7.3.2. Khái quát về lý thuyết trường
Trường vô hướng và trường vector
Các khái niệm div, rot, grad
7.3.3. Dạng vector của các loại tích phân đường, mặt và các công thức tích phân cơ bản, ý nghĩa cơ học, vật lý của chúng.
Chương 8: Phương trình vi phân thường 24 tiết (14/10/0)
8.1. Định nghĩa:
Phương trình vi phân, nghiệm riêng và nghiệm tổng quát. Bài toán Cauchy. Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm của bài toán Cauchy (không chứng minh)
8.2. Phương trình vi phân cấp I
8.2.1. Phương trình với biến số phân ly
8.2.2. Phương trình thuần nhất
8.2.3. Phương trình tuyến tính và các phương trình Bernoulli - Riccati
8.2.4. Phương trình Clairaut, Lagrange
8.2.5. Phương trình vi phân hoàn chỉnh. Nhân tử tích phân
8.3. Phương trình vi phân cấp II
8.3.1. Các trường hợp đưa được về cấp I
8.3.2. Phương trình tuyến tính thuần nhất
Nghiệm độc lập tuyến tính
Định thức Wronski (chỉ cho kết quả)
Cấu trúc của nghiệm tổng quát
Phương trình với hệ số hằng
8.3.3. Phương trình tuyến tính không thuần nhấtvới hệ số hằng. Các phương trình với vế phải đặc biệt. Phương pháp biến thiên hằng số.
8.3.4. Hệ hai phương trình vi phân cấp I với hệ số hằng số
8.4. Các hàm đặc biệt: hàm Hermite, hàm Legendrre, hàm Laguerre.
IV. DỰ KIẾN KIỂM TRA VÀ THI CỦA MÔN HỌC:
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
VI. NGƯỜI BIÊN SOẠN: PGS.TS. Hà Tiến Ngoạn
LỊCH HỌC: năm thứ nhất
Học kỳ I: 105 tiết (7 học trình)
Học kỳ II: 105 tiết (7 học trình)
HÌNH HỌC GIẢI TÍCH VÀ ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH
(Học kỳ I : 45 tiết)
PHẦN I : HÌNH HỌC GIẢI TÍCH
I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT:
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
+ Mục tiêu chung:
+ Mục tiêu cụ thể:
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
Chương 1: Kiến thức chuẩn bị 10 tiết (6/4/0)
1.1. Tập hợp; ánh xạ; các phép toán về tập hợp
1.2. Quan hệ thứ tự; quan hệ tương đương
1.3. Phép toán hai ngôi; nhóm; nhóm giao hoán
1.4. Vành; trường; trường thực R và trường phức C
1.5. Đa thức; định lý cơ bản của đại số; phân thức hữu tỷ
Chương 2: Hình học giải tích 25 tiết (15/ 10/0)
2.1. Véc tơ; các phép toán trên véc tơ; sự phụ thuộc tuyến tính của các véc tơ; không gian aphin; không gian Ơclit, phép chiếu vuông góc, khoảng cách.
2.2. Hệ toạ độ Đề các; toạ độ cực; toạ độ trụ; toạ độ cầu; tích vô hướng, tích có hướng của các véc tơ.
2.3. Đường và mặt; phương trình của đường và mặt; phương trình tham số; đường thẳng và mặt phẳng.
2.4. Đường bậc hai: Elip và hyperbol; phương trình chính tắc của chúng; tiếp tuyến.
2.5. Mặt tạo bởi phép quay; mặt cầu; mặt paraboloid, hyperboloid một tầng, hyperboloid hai tầng
PHẦN II: ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH
Chương 1: Hệ phương trình tuyến tính, ma trận định thức
10 tiết (6/4/0)
1.1. Định nghĩa ma trận, các phép tính trên ma trận, ma trận chuyển vị, ma trận nghịch đảo, nghịch đảo của một tích.
1.2. Định thức, các tính chất (khai triển theo hàng, cột), tính định thức bằng biến đổi sơ cấp, định thức của một tích, công thức ma trận nghịch đảo theo phần phụ đại số, hạng của một ma trận, biến đổi ma trận về dạng bậc thang.
1.3. Giải hệ phương trình tuyến tính, định lý Cramer
1.4. Phương pháp Gauss-Jordan giải hệ phương trình, tính ma trận nghịch đảo bằng phương pháp Gauss-Jordan. (5 tiết :3-2)
Chương 2: Không gian véc tơ, ánh xạ tuyến tính 12 tiết (7/5/0)
2.1. Không gian véc tơ: định nghĩa, độc lập và phụ thuộc tuyến tính, cơ sở và chiều, không gian con, tổng và tổng trực tiếp.
2.2. Ánh xạ tuyến tính: định nghĩa, ảnh của một cơ sở, hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính, không gian thương, ma trận của một ánh xạ tuyến tính, ma trận đổi cơ sở, không gian nghiệm của một hệ phương trình tuyến tính.
2.3. Dạng tuyến tính, dạng song tuyến tính.
Chương 3: Toán tử tuyến tính, giá trị riêng véc tơ riêng
10 tiết (6/ 4/0)
Định nghĩa, không gian con bất biến, giá trị riêng véc tơ riêng
Đa thức đặc trưng, trường hợp ma trận đối xứng.
Chéo hoá ma trận, quy tắc tính toán.
Chương 4: Không gian Ơclit, toán tử trực giao, toán tử tự liên hợp
10 tiết (6/4/0)
4.1. Tích vô hướng, không gian Ơclit, độ dài, bất đẳng thức tam giác
4.2. Vuông góc, sự tồn tại của hệ cơ sở trực chuẩn, trực giao hoá Gram-Schmidt, khoảng cách, thể tích
4.3. Ánh xạ đẳng cự, các tính chất, toán tử trực giao, ma trận của một toán tử trực giao.
4.4. Liên hợp của một toán tử tuyến tính, toán tự tự liên hợp, vấn đề chéo hoá trực giao.
Chương 5: Không gian Hécmit, toán tử unita 8 tiết (5/3/0)
IV. DỰ KIẾN KIỂM TRA VÀ THI CỦA MÔN HỌC:
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Nguyễn Đình Trí, Toán cao cấp, Tập I, Đại số tuyến tính và hình học giải tích, NXB GD,
Ngô Việt Trung, Giáo trình đại số tuyến tính, NXB Đại học quốc gia
Gelfand, Các bài giảng Đại số tuyến tính, NXB Hoà bình, (Nga)
VI. NGƯỜI BIÊN SOẠN: PGS. TS. Nguyễn Việt Dũng
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
(18 đvht, trong đó có 3 đvht thực tập)
PHẦN I:
CƠ HỌC - NHIỆT HỌC - VẬT LÝ PHÂN TỬ
MECHANICS - MOLECULAR PHYSICS AND HEAT
Thời lượng: 5 đvht=75 tiết (54/21/0)
I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT:
Học xong chương trình toán, vật lý phổ thông. Nếu đã học toán giải tích, hình giải tích và đại số thì thuận lợi hơn.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
+ Mục tiêu chung:
Nắm được các quy luật, hiện tượng cơ bản về cơ học, nhiệt học và làm các bài tập tương ứng.
+ Mục tiêu cụ thể:
Nhận thức: Hiểu được tính hệ thống của học phần là nghiên cứu chuyển động và nguyên nhân gây ra chuyển động của chất điểm, vật rắn và quá trình biến đổi năng lượng của chúng trong hệ quy chiếu quán tính, đồng thời nắm vững các nguyên lý của nhiệt động lực học và thuyết động học chất khí.
Kỹ năng: Biết vận dụng các quy luật để giải thích một số hiện tượng thường gặp và làm các bài tập theo nội dung các chương trong chương trình.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
Chương 1: Mở đầu vật lý học 1 tiết (1/0/0)
1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa học, kỹ thuật khác.
. Đo lường, đơn vị và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị Quốc tế SI.
Chương 2: Động học chất điểm 3 tiết (1/2/0)
(Nhắc lại khái niệm cơ bản và ôn tập qua bài tập)
2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, quỹ đạo, phương trình chuyển động.
2.2. Vận tốc và gia tốc.
2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: Chuyển động của vật bị ném, chuyển động tròn.
Chương 3: Động lực học chất điểm 4 tiết (2/2/0)
(Nhắc lại khái niệm cơ bản và ôn tập qua bài tập)
3.1. Lực và khối lượng
3.2. Ba định luật Newton
3.3. Áp dụng định luật Newton trong việc giải các bài toán vật chuyển động thẳng, chuyển động tròn (lực hướng tâm).
3.4. Động lực, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng.
3.5. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)
Chương 4 :Chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán tính
3 tiết (2/1/0)
4.1. Chuyển động trong các hệ quy chiếu quán tính.
4.2. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính: Lực quán tính, lực quán tính ly tâm.
4.3. Sự thay đổi trọng lượng theo vĩ độ.
Chương 5: Công và năng lượng 6 tiết (4/2/0)
5.1. Năng lượng, công và công suất.
5.2. Động năng. Biến thiên động năng và công của lực.
5.3. Lực thế. Thế năng. Biến thiên thế năng và công của lực thế.
5.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng.
5.5. Va chạm đàn hồi. Va chạm mềm.
Chương 6: Chuyển động của vật rắn 5 tiết (4/1/0)
6.1. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Khối tâm. Chuyển động của khối tâm vật rắn.
6.2. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh trục toạ độ.
6.3. Momen quán tính của vật rắn. Định lý Steiner.
6.4. Momen động lượng. Định lý biến thiên và bảo toàn momen động lượng.
6.5. Động năng của vật rắn quay.
Chương 7: Trường hấp dẫn chuyển động trong trường xuyên tâm
7 tiết (5/2/0)
7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ. Đo hằng số hấp dẫn.
7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn.
7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler.
7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai.
7.5. Chuyển động của vệ tinh. Vệ tinh địa tĩnh và ứng dụng.
Chương 8: Cơ sở của thuyết tương đối hẹp 8 tiết (6/2/0)
8.1. Phép biến đổi Galileo. Nguyên lý tương đối Galileo.
8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp.
8.3. Phép biến đổi Lorentz.
8.4. Tính tương đối của chiều dài, của khoảng thời gian.
8.5. Biến đổi vận tốc, gia tốc trong động học tương đối.
8.6. Định luật cơ bản của động lực học tương đối.
Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng.
Chương 9: Dao động và sóng cơ 9 tiết (7/2/0)
9.1. Dao động điều hoà - Sự biến đổi và bảo toàn năng lượng.
Con lắc toán học và con lắc vật lý.
Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số và tần số gần nhau. Hiện tượng phách.
9.4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng.
Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc.
9.5. Phương trình sóng và các đại lượng đặc trưng.
9.6. Năng lượng và mật độ dòng năng lượng của sóng.
9.7. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng.
9.8. Các đặc trưng của sóng âm và siêu âm.
Hiệu ứng Doppler.
Chương 10: Nhiệt độ 4 tiết (3/1/0)
10.1. Nhiệt độ, đo nhiệt độ.
10.2. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học.
10.3. Thang nhiệt độ Quốc tế, thang Celsius, Thang Fahrenheit.
10.4. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng.
Chương 11: Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học
5 tiết (4/1/0)
11.1. Nội năng của hệ nhiệt động. Nhiệt và công.
11.2. Biểu thức của nhiệt và công trong quá trình biến đổi trạng thái.
11.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học.
11.4. Nhiệt dung của vật chất.
11.5. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng.
Các hiện tượng truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ.
Chương 12: Thuyết động học chất khí 7 tiết (5/2/0)
12.1. Chuyển động nhiệt. Số Avogadro.
12.2. Khí lý tưởng.
12.3. Áp suất, nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử.
12.4. Động năng của chuyển động tịnh tiến. Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử.
12.5. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell.
12.6. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzmann.
12.7. Số bậc tự do. Sự phân bố đều năng lượng theo bậc tự do.
Nhiệt dung khí lý tưởng.
Chương 13: Các hiện tượng động học trong chất khí 5 tiết (4/1/0)
13.1. Va chạm phân tử. Quãng đường tự do trung bình.
13.2. Hiệu tượng khuếch tán.
13.3. Hiện tượng dẫn nhiệt.
13.4. Hiện tượng nội ma sát.
13.5. Tính chất của khí kém. Chân không cao, bơm chân không dầu.
Chương 14: Entropy và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học
8 tiết (6/2/0)
14.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch.
14.2. Chu trình. Chu trình Carnot.
14.3. Động cơ nhiệt và máy lạnh chạy theo chu trình Carnot.
14.4. Hai cách phát biểu nguyên lý số 2 nhiệt động lực học của Thomson và của Clausius.
14.5. Định lý Carnot về động cơ nhiệt.
14.6. Entropy. Quy luật tăng Entropy trong quá trình bất thuận nghịch - Cách phát biểu thứ 3 về nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học.
14.7. Ý nghĩa của Entropy
IV. DỰ KIẾN KIỂM TRA VÀ THI:
Sau khi học hết chương 8 nên kiểm tra một lần trong 2 giờ để biết sự tiếp thu và nhắc nhở sinh viên học tập.
Thi học kỳ: Lý thuyết 6 điểm; Bài tập 4 điểm
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
D. Haliday R Resnick và J. Walker . Cơ sở vật lý - Tập I, II, III. Cơ học bản dịch NXB-GD, 1996 - 1998.
Nguyễn Hữu Xý, Nguyễn Văn Thoả. Cơ hoc: NXB-ĐH, 1995.
Lương Duyên Bình chủ biên vật lý đại cương. Tập I, NXB-GD, 1994.
Đàm Trung Đồn . Nguyễn Viết Kính - vật lý phân tử và nhiệt học. NXB-ĐH, 1985.
Norman. C. Harris Introductory Applied Physics - Mc. Graw Hill. International student edition - 1992.
Richard Wolfson và Jay M. Pasachoff. Physics with Modern Physics for Scientist and Engineers. Harper Collin College Publishers - New York 1995.
AA. DETLAP VÀ B.M. IAVORSKI. Giáo trình vật lý - NXB-MAT-CƠ-VA. Các Trường ĐH, 1989.
VI. NGƯỜI BIÊN SOẠN:
PHẦN II:
ĐIỆN VÀ TỪ HỌC
ELECTRICITY AND MAGNETIZM
Thời lượng: 4 đvht=60 tiết (42/18/0)
I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT:
Học toán giải tích, phương trình vi phân.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
+ Mục tiêu c