Trong đời sống xã hội hiện nay, báo chí chiếm mội vị trí quan trọng và to lớn. Nó thực sự đã trở thành một món an tinh thần tình cảm và tri thức hàng ngày không thể thiếu được của toàn xã hôị.
Chương trình phát thanh tiếng dân tộc có mộ ý nghĩa lớn trong sự nghiệp cách mạng của đảng ở miền núi, nhằm phát huy tiềm năng nội lực to lớn của đồng bào các dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, củng cố niềm tin yêu của đồng bào dân tộc với Đảng, góp phần chiến thắng đập tan âm mưu luận điệu phản động, lừa bịp của bọn đế quốc và các thế lực thù địch.
Ngày 21-1-2000, Chính phủ có quyết định số 11/2000/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai Thông báo số 255/TB-TW của bộ Chính trị, thực hiện trong 3 năm(2000-2002) giao nhiệm vị cho các bộ ngành địa phương xấy dựng kế hoạch cụ thể. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh: cần tăng cường phủ sóng PT-TH bằng tiếng dân tộc ở địa phương, nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên.
Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới ở nước ta hiện nay, một yêu cầu bức thiết với báo chí nói chung và phát thanh nói riêng đó là: Cần khẩn trương cải tiến nâng cao chất lượng nội dung chương trình sao cho phong phú.
74 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình phát thanh tiếng Thái VOV4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. L ý do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội hiện nay, báo chí chiếm mội vị trí quan trọng và to lớn. Nó thực sự đã trở thành một món an tinh thần tình cảm và tri thức hàng ngày không thể thiếu được của toàn xã hôị.
Chương trình phát thanh tiếng dân tộc có mộ ý nghĩa lớn trong sự nghiệp cách mạng của đảng ở miền núi, nhằm phát huy tiềm năng nội lực to lớn của đồng bào các dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, củng cố niềm tin yêu của đồng bào dân tộc với Đảng, góp phần chiến thắng đập tan âm mưu luận điệu phản động, lừa bịp của bọn đế quốc và các thế lực thù địch.
Ngày 21-1-2000, Chính phủ có quyết định số 11/2000/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai Thông báo số 255/TB-TW của bộ Chính trị, thực hiện trong 3 năm(2000-2002) giao nhiệm vị cho các bộ ngành địa phương xấy dựng kế hoạch cụ thể. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh: cần tăng cường phủ sóng PT-TH bằng tiếng dân tộc ở địa phương, nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên.
Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới ở nước ta hiện nay, một yêu cầu bức thiết với báo chí nói chung và phát thanh nói riêng đó là: Cần khẩn trương cải tiến nâng cao chất lượng nội dung chương trình sao cho phong phú.
Chương trình phát thanh tiếng Thái ra đời từ ngày 07/05/02, đã có quá trình phát triển nhất định. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về chương trình này. Do đó, tôi đã chọn đề tài : “ VÒ chương trình phát thanh tiếng Thái VOV4”. Nhiệm vụ chính của đề tài là khảo sát nghiên cứu tình hình hoạt động của chương trình phát thanh tiếng Thái của Đài tiếng nói Việt nam về tất cả các phương diện: nội dung, hình thức, thời gian phát sóng, thời lượng phát sóng, kết cấu cũng như các chuyên mục được xây dựng trong chương trình... và những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nội dung, chất lượng chương trình trên cơ sở phân tích khái quát đặc điểm tính cách cũng như sở thích thị hiếu của dân tộc Thái ở Sơn la và một số tỉnh lân cận, từ đó có thể đúc rút đựơc những biện pháp cách thức cụ thể để chương trình phát thanh tiếng Thái có chất lượng cao hơn, thiết thực với đồng bào dân tộc Thái nhất.
Khi các chương trình phát sóng bằng tiếng Thái được cải tiến nâng cao mọi mặt sẽ mang một ý nghĩa chính trị to lớn: khơi dậy và phát huy cao độ niềm tin tự hào chính đáng của dân tộc Thái, củng cố niềm tin sắt đá của đồng bào dân tộc với Bác Hồ, với Đảng. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình phát són tiếng Thái chính là góp phần thúc đẩy đưa đồng bào có điều kiện tiếp cận ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết cách phát huy nội lực, làm giàu bằng chính bàn tay khối óc trên mảnh đất quê hương của mình. Đây thực sự là một công việc hữu ích nhiều mặt và hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Đảng đặc biệt quan tâm: Phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi, giúp đồng bào các dân tộc - nhất là anh em dân tộc thiểu số xoá đói giảm nghèo, vươn lên giàu có.
2. Nhiệm vụ, mục đích và ph¹m vi nghiªn cứu của đề tài.
- Nhiệm vục chính của đề tài: Khảo sát thực trạng chương trình phát thanh tiếng Thái trên tất cả các phương diện: nội dung, hình thức, thời lượng phát sóng, hình thức kết cấu cũng như các chuyên mục thực hiện trong chương trình… và những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nội dung và hình thức chương trình trên cơ sở phân tích, khái quát hoá đặc điểm sở thích thị hiếu đồng bào dân tộc Thái ở khu vực Tây Bắc. Từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm của chương trình. Qua đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Chương trình phát thanh tiếng Thái Đài TNVN VOV4, bao gồm chương trình thời sự tổng hợp và chương trình ca nhạc.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Tính đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về chương trình phát thanh tiếng Thái của VOV4.
Tuy nhiên, hiện đã có những đề tài liên quan như:
Cao Minh Châu: “Đổi mới và nâng cao chất lượng, nội dung chương trình phát thanh tiếng Mông ở tỉnh Sơn La”. Báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học: “ KX- 03-2001” . 2002
Đặng Thị Huệ: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả truyên truyền về dân tộc trên song phát thanh quốc gia”. Đề tài nghiên cứu khoa học. Ban phát thanh dân tộc Đài tiếng nói Việt nam. 2006
Tô Ngọc Trân:“Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng Khơme Nam Bộ”. Đề tài nghiên cứu khoa học- Đài Tiếng nói Việt Nam. 2004.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có 3 chương:
Chương I: Đặc điểm dân tộc Thái và nhu cầu tiếp nhận thông tin của dân tộc Thái.
Chương II: Hiện trạng chương trình phát thanh tiếng Thái.
Chương III: Các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng Thái.
Chương 1: : ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC THÁI VÀ NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA DÂN TỘC THÁI
1.Đặc điểm dân tộc Thái
Tộc danh đồng bào tự gọi là Táy hoặc Thay cùng các tên gọi khác là: Tay Thanh, Man Thanh, Tay mười, Tay Mường... Các nhóm địa phương gồm có:
- Ngành đen ( Tay Đăm): Trước đây phụ nữ thường mặc áo đen
- Ngành trắng( Tay Đón, hay Tay Khao) : Trước đây phụ nũ thường mặc áo trắng
Tuy phân chia hai ngành đen trắng nhưng họ không có gì khác biệt về văn hoá.
Tiếng nói dân tộc Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái.
Theo số liệu điều tra dân số công bố năm 2001 của Tổng cục thống kê thì dân tộc Thái có 1.328.725 người, cư trú tập trung tại các tỉnh Sơn la, Điện Biên, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng.
Văn hoá sản xuất
Người Thái còn gọi là Táy, có nghĩa là người cày ruộng, điều đó nói lên từ lâu đời người Thái đã thành thạo canh tác nông nghiệp ruộng lúa nước, dùng sức kéo đôi trâu để cày bừa làm đất, gieo mạ cấy lúa theo cách lấy giống ngâm nước ấm, cứ 20kg thóc giống cho một lạng muối; thóc nảy mầm thì gieo vào ruộng xâm xấp nước; khi mạ cao 2 đốt tay thì tháo nước đi; mạ cao 20-2cm thì nhỏ cấy dầy vào ruộng khác; khi mạ cao cứng cáp mới nhổ cấy thành ruộng lúa. Đồng bào giải thích cấy chuyển mạ 2 lần thì cây lúa mới khoẻ, trổ bông trắc hạt. Người Thái có tập quán cấy lúa nếp đại trà, nay đã cấy nhiều giống lúa tẻ có năng suất cao.
Người Thái đã thành thạo làm thuỷ lợi, thể hiện qua câu thành ngữ:" Mương phai lài lín "( Khơi nước đắp đập, dẫn nứơc qua chướng ngại, đặt máng trên cánh đồng ). Đặc biệt là lợi dụng sức nứơc dựng hệ thống cây cọn quay đưa nước từ sông suối lên cánh đồng.
Người Thái vẫn canh tác nương rẫy bằng cách dùng cày cuốc làm đất nương, thâm canh trồng ngô, khoai, sắn, vừng, lạc, trồng bông, trồng chàm.
Người Thái cũng canh tác vườn để trồng cây ăn quả, rau xanh, và họ sử dụng cả vườn treo (đổ đất vào máng đặt lên sân sàn trồng rau,gia vị, húng, hành ..
Người Thái trước đây có tập quán nuôi trâu thả rông trong những Púng rào giậu kín, tụ chúng sống sinh đẻ, đến mùa mới bắt trâu về kéo cày. Nay thì họ đã nuôi trâu theo gia đình, có chuồng trại riêng. Còn chăn nuôi lợn gà ngan ngỗng thì rất phát triển. Vật nuôi vừa trở thành hàng hoá vừa trở thành vật sử dụng trong lễ tết.
Nghề thủ công của người Thái rất phong phú, phát triển đạt đến trình độ cao. Phổ biến trong mỗi gia đình là nghề đan lát mây tre, mạy loi thành những tấm cót trải sàn, những vật dụng hàng ngày ( như: nong, nia, dần, sàng, dậu, mặt ghế..). Đặc biệt nghề kéo sợi, dệt vải là công việc gắn với mỗi gia đình, gắn với mỗi người phụ nữ Thái. Ngoài ra còn có những nghề thủ công mang tính chuyên nghiệp như nghể rèn nông cụ xẻng, cuốc, lưỡi cày, dao, kéo... Người Thái đã biết dùng bàn xoay, độ nung cao trong nghề làm gốm tạo thành những chum, vại, nồi, chõ đất, bát đĩa đạt trình độ kỹ thuật và mỹ thuật.
Kinh tế hái lượm vẫn chiếm địa vị đáng kể trong đời sống của người Thái. Rừng cung cấp các loại rau, quả, hạt, nấm, mộc nhĩ, măng, rêu đá, các loại côn trùng, các loại thú nhỏ và thú lớn. Rừng còn cho các lậi cây thuốc quý, tre, gỗ, song, mây. Các khe suối cho tôm, cua, ốc, cá nhỏ; các suối cho cá lớn. Người Thái có thói quen nuôi cá trong ruộng lúa, hay nuôi cá trong lồng dọc theo hai bên các dòng sông. Người Thái có câu: " Pây hỉn pá, má kin lẩu" (đi ăn cá, về uống rượu) nói lên việc ăn cá là một thú vui của họ.
Văn hoá tổ chức đời sống
Người Thái phổ biến sống theo kiểu gia đình nhỏ phụ quyền. Biểu hiện bằng việc mỗi nóc nhà được tượng trưng bằng chiếc cột chính( sâu hẹ hay sâu cốc), ở đầu cột treo các vật thiêng liêng như lông gà, xương thú hay xương cá to. Ông chủ nhà nằm bên cột chính, cạnh bàn thờ là ma nhà, như để khẳng định tính chất phụ quyền của gia đình. Con gái như người ngoài, không được quyền quyết định gì trong việc gia đình ngoài việc sinh con và công việc nội trợ. Con dâu phaỉ đổi họ theo chồng. Quan hệ dòng họ của người Thái được biểu hiện ở hai khía cạnh:
- Khía cạnh tô tem giáo như: Họ Lò kiêng ăn thịt chim láng lò, không ăn măng lò; hị Vi kiêng dùng quạt( vi) để quạt sôi; họ Lộc không giết và không ăn thịt hổ; họ Lường kiêng ăn nấm mọc trên cây đã ngả sẵn trên rừng.
- Quan hệ dòng họ liên minh, biểu hiện ra:
Quan hệ Ải noọng: Quan hệ giữa những người con trai cùng thế hệ có hôn nhân với những người con gái của dòng họ khác.
Quan hệ Lúng ta: Quan hệ giữa những người con trai trong dòng họ có quan hệ hôn nhân với thành viên trai của Ải noọng, nói cách khác là con gái làm râu bên Ải noọng.
Quan hệ Nhính sao: là quan hệ giữa nhữn người con trai dòng họ có quan hệ hôn nhân với thành viên gái của Ải noọng, nói cách khác là có con trai về làm rể Ải noọng.
Ba quan hệ trên đây xuất phát từ hình thái hôn nhân thuận chiều, tàn tích của liên minh thị tộc. Trong ba quan hệ đó, quan hệ giữa những người Ải noọng là cơ bản, quan hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự trường tồn của dòng họ. Còn quan hệ Lúng ta biểu thị chủ yếu vị trí của ông cậu với cháu ngoại.
Người Thái gắn kết xã hội trong phạm vi cơ bản, bởi một số dòng họ cùng chung nhau hệ thống thuỷ nông và lịch canh tác ruộng nước cũng như nương rẫy, cùng chung nhau những cánh rừng, những con sông con suối. Nói chung là kiên kết với nhau về kinh tế trên một địa bàn dân cư nhất định. Đồng thời liên kết về đời sống chính trị dưới sự điều hành của Tạo bản ( làm nghĩa vụ cuông, nhóc, pụa đối với hệ thống chúa mường làng xã, hàng tổng hàng châu).
Trong xã hội người Thái trước đây, danh nghĩa tất cả đất đai, ruộng nương, nguồn nước, rừng đều là sở hữu công cộng; nhưng thực chất các chúa đất lớn a nha giành chiếm những khu rừng nhiều sản vất quý hiếm, nhiều thú, những khúc sông nhiều cá,lắm tôm, những hang động, những tổ ong lớn làm của riêng. Nhân dân săn được thú lớn từ hươu nai trở lên trong khu rừng chúa cai quản phải nộp đìu, nộp da, xương ( nều là hổ) mật ( nều là gấu) cho chúa.
Ngày nay, tổ chức đời sống đã khác hẳn. Người Thái cũng như các dân tộc anh em khác, theo già làng truởng bản, thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng một cuộc sống dân giàu nước mạng, xã hội công bằng văn minh.
Văn hoá vật chất
* Nếp ăn
Cơ cấu bưa ăn của người Thái đầu bảng vẫn là chất bột cộng thêm rau, thịt, cá. Trước đây người Thái có thói quen cấy nhiều lúa nếp nên gạo nếp được coi là lương ăn truyền thống. Gạo nếp được ngâm đồ trên chõ, dỡ ra mủng nắm tay ăn bốc là thói quen trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ngày nay việc dùng gạo tẻ thổi cơm đang trở nên phổ biến. Trên mâm cơm hàng ngày không thể thiếu món muối ớt dầm thêm tỏi, rau thơm, hàng mùi, có thể thêm gan gà luộc, ruột cá nướng gọi chung là món chéo. Người Thái không có thói quen ăn luộc, rau hàng ngày xào mỡ hoặc rang bỏ muối. Khi có giết trâu, bò, nai thì thể nào cũng tuốt lấy sữa đắng ở ruột non các con vật hoà với tỏi ớt, nước chua làm thành món nước chấm hoặc sốt để ăn gọi là Nậm pịa.
Người Thái cũng có lệ cúng cơm sau vụ gặt. Món ăn truyền thống trong lễ cơm mới là xôi nhiều màu như dân tộc Mường, với món cá muối từng khúc tẩm bột gói lá đồ lên. Tuy ở miền rừng núi nhưng thói quen ăn cá của người Thái vẫn rất phổ biến. Có gia đình hàng năm thả nuôi cá và đánh bắt hàng tạ cá để muối ăn dần. Câu tục ngữ " đi ăn cá, về uống rượu" đã nói lên điều đó. Người Thái từ lâu đã biết cất rượu trắng ( lẩu xiêu) bằng gạo, sắn, ngô và men lá. Rượu cần ( lẩu xá) là loại rượu đặc trưng của người Thái, được dùng hàng ngày, nhất là dịp lên nhà mới, cưới xin hội hè... Người Thái có thói quen hút thuốc lào bằng điếu ống tre nứa to, khi hút có lệ mời người bên cạnh uống trước.
* Trang phục
Tục ngữ Thái có câu : " Đàn bà dệt vải đàn ông đan chài". Người Thái Thanh Hoá lại có câu :
Trời sinh con gái phải biết trồng bông dệ vải
Trời sinh con trai đi cày bừa chớ có đánh trâu
Truyện nàng Hoan của người Thái lại có đoạn " cha nàng làm nương săn thú, mẹ nàng quay sợi dệt vải ". Những câu trên đây nói lên việc lo cái mặc của người Thái đã được phân công cho phụ nữ.
Người Thái còn có câu " Nhác trồng bông nghĩ đến mùa đông", " đất đen trồng bông, chọn được ngày lành tháng tốt, chồng đi trước trọc lỗ, vợ đi sau trỉa hạt bông" và " Nương bông hửng nắng trưa phải cố thu hoạch"
Đàn ông có thể tham gia vào công việc trồng bông, chăm sóc bông, thu hoạch bông, thu hái bông, nhưng khi bông đã về nhà thì việc chọn bông, cán bông, cuộn bông kéo sợi, nhuộm sợi, dệt thành vải thì hoàn toàn do bàn tay người phụ nữ đảm nhiệm. Trong nhà người Thái quanh năm lúc nào cũng thấy có vải dệt dở trên khung cửi. Tranh thủ ngày mùa, trước lúc lên nương, trước lúc đi ngủ là người phụ nữ Thái ngồi vào khung cửi. Những câu ngạn ngữ:
"Thóc lúa lo trồng, sợi bông lo dệt
Yêu chồng chăm dệt vải, thương con chăm vá may"
đã nói về đức tính chịu thương chịu khó của người phụ nữ Thái
Người Thái cũng giỏi nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa. Những váy lụa, áo lụa có hàng khuy bạc ónh ánh, quấn quýt mềm mại trong điệu múa xoè, nhảy sạp là nhờ vào đôi bàn tay phụ nữ Thái.
Vải của người Thái chủ yếu nhuộm chàm. Cây chàm trồng trên nương đến độ thu hoạch được thì cắt về ngâm vào chum dăm bảy ngày, nước thôi màu đỏ là tốt. Nước chàm lọc sạch, nhúng vải nhuộm phơi khô, dăm bảy lần thành màu xanh đậm. Lại nhuộm thêm nước vỏ cây hoa lan và vỏ cây năm lau, màu chàm trở nên xanh đen đậm, chỉ có thể thấy ở Tây bắc
Còn khi nhuộm sợi các màu dệt thổ cẩm, chăn đệm, khăn piêu thì màu đỏ nhuộm từ nước vỏ cây phong hoặc cây xơm pú. màu vàng ( hương) nhuộm từ nước vỏ cây hom, màu đen thì dùng vải tràm nhuộm thêm nước củ nâu ( mắc ban) là được. Vải người Thái mặc rách vẫn bền màu.
Người Thái có câu tục ngữ: " ở bản cái nhà, đi xa bộ váy áo" nói lên việc mặc đối với người Thái rất quan trọng, nhất là đối với người phụ nữ. Trang phục người Thái đen gồm:
- Váy ( xỉu hoặc nổng): váy Thái được tạo từ 4 tấm vải khổ 0,4m dài từ nganh thắt lưng tới chấm gót. Phía trên có cạp váy hay đầu váy ( hua nịu) cao khoảng 10cm bằng vải xanh hoặc đỏ, đôi khi cũng dệt cạp váy riêng, thêu hoa văn giống cạp váy người Mường. Gấu váy cũng khâu nẹp thường là màu đỏ cao khoảng 3cm. Khi khâu váy, đườn dọc can các tấm váy khâu vắt cho mềm, còn đường khâu cạp và gấu váy khâu đột cho cứng. Váy Thái có lót bên trong, thường là màu trắng, may ngắn hơn váy ngoài 15cm. Váy Thái phổ biến là màu đen, đôi khi màu tràm. Khi mặc váy có thể gấp vào trước bụng hay bên sườn. Ở nhà mặc váy dài, đi làm lao động trên ruộng nương thì xắn váy ngắn lên . Khi ngồi trên sàn thì duỗi hai chân ra phía trước gấp váy vào lòng chân hoặc gấp chéo hai chân sang một bên, váy gấp thu vào lòng, khi ngồi ghế cũng phải thu váy vào lòng. Người Thái có câu nhắc nhở phụ nữ ngồi: " Ngồi xổm phải xem gấu váy". Ngày nay phụ nữ Thái có thói quen mặc váy ngang bọng chân để tiện khi lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi. Váy mặc lao động hàng ngày may bằng vải thường, váy mặc vào dịp lễ tết, ngày cưới may bằng vải lụa lanh, sa tanh. Mặc váy tiện lợi khi mang thai, là "buồng tắm di động" tắm suối khi đi làm nương về. Trong nhà có chỗ quy định riêng để thay váy goi là hỏng téng vẻng ( cửa sổ trang điểm) sát trong vách chỗ cầu thang xia bước lên sàn.
- Thắt lưng ( xai ẻo): thường làm bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây, hai đầu can thêm 2 mảnh vải đỏ thêu thùa có rua 3 phía. Khi xải ẻo quấn vào giữ cạp váy, hai miếng vải để hai đầu được giắt vào bụng hoặc lệch sang bên hông. Thắt lưng không có trang trí trừ hai đầu tua rua.
- Áo ( sửa): gồm có
Sửa hổm nôm: là áo lót bên trong, may bằng một tấm vải khoét lỗ chui đầu, phủ trùm hai vai xuống ngực, đính khuy hai bên sườn. Ngày nay, phụ nữ Thái đã bỏ kiểu áo này, dùng kiểu áo lót như phự nữ người Kinh.
Sửa cỏm: là cái áo ngắn từ xưa đến nay vẫn phổ biến ở cả hai ngành Thái đen và Thái trắng. Áo may dài tay hẹp, thân cũng hẹp, bó sát người. Áo chỉ ngắn đến thắt lưng.Khi mặc gấu áo giấu trong thắt lưng. Áo phụ nữ Thái nổi bật là hàng khuy dọc trước bụng, khuy có thể tết bằng vải hoặc bằng bạc, hình con bướm ve sầu hoặc cánh hoa... gọi là măk pém. Ngày nay hiếm bạc thì làm bằng nhôm. Măk pém bao giờ cũng là số lẻ ( 9 hoặc 11), số dương cầu mong sự sinh sôi.Giải thích về măk pém có nhiều cách: măk là quả, nghĩa bóng là nhành cây, bông hoa mà phụ nữ đại diện cho sinh nở nên măk là khai hoa kết quả. Còn pém là bám vào, mà theo quan niệm của người Thái chiếc áo là nơi trú ngụ của hồn người. Măk pém còn được giải thích như sau: bên khuyết là giống cái nữ, bên khuy là giống đực, măk pém là một đôi nam nữ phối hợp là nguồn gốc của sự sinh sôi nảy nở. Áo ngắn dùng khi lao động may bằng vải thường; áo lễ hội, cưới xin may bằng vải lụa, sa tanh. Áo thường màu trắng và màu đen, màu xanh lam hoặc lá cây. Bộ váy áo thắt lưng của phụ nữ Thái vừa kín đáo vừa phô bày thêm nét quyến rũ.
- Khăn piêu: phụ nữ chưa chồng thì búi tóc thả xuống sau gáy, khi có chồng búi tóc chổng ngược lên đỉnh đầu sau đó đầu đội chiếc khăn piêu. Piêu là một tấm vải bông nhuộm màu chàm, hai đầu thêu nhiều hoa văn, chỉ màu phối hợp sặc sỡ. Dân ca Thái có câu:
Em se sợi thành vóc hoa dâu
Em dệt cửi thành gấm vân chéo
Em dệt tơ thành đoá hoa vàng
Người các bản mường muốn khóc
Đều ước ao được như em
Khăn piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông lạnh. Khăn piêu là trang sức quan trọng trong lúc đi chơi hay lễ hội. Vải được chọn làm piêu phải mịn, nhuộm chàm được nước. Piêu Thái không trang trí ở toàn bộ diện tích mà chủ yếu ở hai viền vải màu đỏ rộng khoảng 1cm, sau đó làm cút dính vào piêu. Việc thêu piêu đòi hỏi nhiều công sức, tài nghệ của người phụ nữ Thái, thể hiện trang trí hình rồng, hình cành lá, hình hoa ban.
- Nón ( cúp): Phụ nữ Thái đội nón rộng vành, bên trong có đính khua nón đi đôi cho cân nón. Đội bên trên chiếc khăn piêu, chiếc nón rộng vành không che kín mặt mà vành nón như bông hoa nỏ xoè trên đầu.
- Xà cạp ( pe păn kha): là miếng vải như cờ đuôi nheo nhuộm chàm. Phụ nữ Thái cuốn xà cạp quanh bắp chân khi đi làm đồng, vừa để chống giá lạnh vừa bảo vệ da ở bắp chân.
Trang sức của phụ nữ Thái có: Trâm cài tóc (may khắt cẩu) đôi hoa tai ( cóng ku), vòng cổ ( pok co), đôi vòng đeo hai cổ tay ( pok khẻn), bộ sà tích (pua sỏi) đều được làm bằng bạc, chạm trổ đẹp, công phu. Đó là những đồ trang sức quý giá nhất.
Trang phục Nam giới người Thái bao gồm: khăn, áo, quần
- Khăn: khăn của nam giới không như piêu của người phụ nữ mà chỉ là một miếng vải chàm màu đen. Khăn có 2 loại: Khăn pau dài hơn 1m, quấn nhiều vòng quanh đầu khi đi xa hoặc hội hè lễ tết. Loại thứ 2 là khăn trọc ngắn hơn khăn pau, quấn khi lao động trên ruộng nương hoặc ở nhà. Khăn trọc cuốn hình chữ nhân ở trán. Thiếu niên Thái ( 14,15 tuổi) được nhận biết dấu hiệu trưởng thành bắt đầu từ việc cuốn khăn. Khăn che nắng chống rét, giữ gọn tóc khi lao động. Trời rét khăn có thể vừa bịt đầu vừa quấn cổ. Thanh niên ưa dùng khăn màu chàm biếc. Các cụ già ưu dùng khăn chàm đen.
- Áo: may cổ đứng, xẻ tả, mổ bụng, cài khuy, ống tay rộng. Quanh 2 bên cổ áo được lót một miếng vải tròn phủ kín hai vai gọi là tấm giữ mồ hôi, vừa là để cho áo đứng, bền. Hai vạt trước may hai túi to, nẹp áo trước bụng táp thêm miếng vải cho dày, cứng. Bên phải đính khuy, bên trái đính khuyết. Áo của nam giới Thái may " thưọng thu hạ thách