Chuyển biến kinh tế - Xã hội huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005)

Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay một chế độ chính trị xã hội nào thước đo trình độ phát triển của chúng đều dựa trên những thành tựu của nhiều yếu tố hợp thành, trong đó thành tựu kinh tế - xã hội giữ vai trò quan trọng. Vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc đều tìm cho mình một con đường phù hợp vươn lên trở thành một cường quốc về kinh tế, xã hội. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975) đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước quá độ lên CNXH. Chống trả quyết liệt CNXH, các thế lực thù địch đã tiến hành bao vây cấm vận một nước Việt Nam còn mang đầy mình vết thương chiến tranh cũ lại phải gồng mình gánh chịu vết thương mới do hai cuộc chiến tranh biên giới gây ra. Trong khi đó cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng XHCN với một xuất phát điểm thấp, trình độ tổ chức, quản lý xã hội còn nhiều hạn chế nên nửa đầu thập kỷ 80 ở thế kỷ XX, nền kinh tế xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Để thoát khỏi tình trạng đó Việt Nam cần phải có những bước đi mang tính đột phá. Đại hội VI của Đảng là mốc đánh dấu quan trọng có ý nghĩa bước ngoặt trong đổi mới tư duy, lý luận về kinh tế - xã hội. Đại hội xác định phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Trong sự phát triển chung của kinh tế quốc doanh, kinh tế địa phương được ví như tế bào sống của quốc gia

pdf128 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển biến kinh tế - Xã hội huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ======== NGUYỄN THỊ KIM NHUNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2005) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ======== NGUYỄN THỊ KIM NHUNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2005) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn GS-TS Nguyễn Ngọc Cơ, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để em hoàn thành luận văn này. Cho phép em được gửi lời cảm ơn tới UBND tỉnh Bắc Giang, Huyện uỷ, UBND huyện Việt Yên, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND các xã, các hộ gia đình, các chủ trang trại tại khu vực nghiên cứu đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng, những hạn chế và thiếu sót trong luận văn là không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 9 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS-TS Nguyễn Ngọc Cơ. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Th¸i Nguyªn, ngµy 27 th¸ng 9 n¨m 2010 Người cam đoan Nguyễn Thị Kim Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. CNXH (Chủ nghĩa xã hội) 2. HTX (Hợp tác xã) 3. UBND (Uỷ ban nhân dân) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 0 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài .................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 3.3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................. 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5 4.1. Nguồn tư liệu ........................................................................................... 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 6 6. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 6 Chương 1. KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỚC KHI ĐỔI MỚI ...................................................................................................................... 7 1.1. Vài nét về huyện Việt Yên. ...................................................................... 7 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình. ............................................................................ 7 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên . ....................................................................... 9 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ...................................................................... 12 1.2.1. Đặc điểm kinh tế. ................................................................................ 12 1.2.2. Đặc điểm xã hội. ................................................................................. 13 1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Việt Yên trước năm 1986. .................. 15 1.3.1. Kinh tế. ............................................................................................... 15 1.3.2 . Xã hội ................................................................................................ 23 Chương 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN VIỆT YÊN TỪ 1986 - 2005................................................................................................................ 30 2.1. Việt Yên trong thời kỳ đổi mới đất nước ............................................... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới ........................................................................... 30 2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Việt Yên ........ 31 2.2. Chuyển biến kinh tế huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005 ......................... 34 2.2.1. Chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế ....................................................... 34 2.2.2. Trong nông nghiệp - lâm nghiệp ......................................................... 35 2.2.3. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp................................................ 52 2.2.4. Thương mại, dịch vụ, du lịch .............................................................. 58 2.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng ...................................................................... 61 Chương 3. CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 ........................................................................................................ 67 3.1. Về dân số - lao động - việc làm ............................................................. 68 3.2. Công tác xoá đói, giảm nghèo ............................................................... 75 3.3. Về Văn hoá, Giáo dục, Y tế ................................................................... 87 3.4. Về vấn đề xã hội - an ninh quốc phòng .................................................. 98 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay một chế độ chính trị xã hội nào thước đo trình độ phát triển của chúng đều dựa trên những thành tựu của nhiều yếu tố hợp thành, trong đó thành tựu kinh tế - xã hội giữ vai trò quan trọng. Vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc đều tìm cho mình một con đường phù hợp vươn lên trở thành một cường quốc về kinh tế, xã hội. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975) đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước quá độ lên CNXH. Chống trả quyết liệt CNXH, các thế lực thù địch đã tiến hành bao vây cấm vận một nước Việt Nam còn mang đầy mình vết thương chiến tranh cũ lại phải gồng mình gánh chịu vết thương mới do hai cuộc chiến tranh biên giới gây ra. Trong khi đó cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng XHCN với một xuất phát điểm thấp, trình độ tổ chức, quản lý xã hội còn nhiều hạn chế nên nửa đầu thập kỷ 80 ở thế kỷ XX, nền kinh tế xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Để thoát khỏi tình trạng đó Việt Nam cần phải có những bước đi mang tính đột phá. Đại hội VI của Đảng là mốc đánh dấu quan trọng có ý nghĩa bước ngoặt trong đổi mới tư duy, lý luận về kinh tế - xã hội. Đại hội xác định phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Trong sự phát triển chung của kinh tế quốc doanh, kinh tế địa phương được ví như tế bào sống của quốc gia. Vì vậy hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng do Đại hội lần thứ VI đề ra là: Cần tăng cường chính sách trao đổi hàng hoá giữa nhà nước và nông dân, mọi quan hệ trao đổi hàng hoá giữa nhà nước với hợp tác xã theo nguyên tắc bình đẳng thuận mua vừa bán, bảo đảm củng cố liên minh công nông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 Như vậy, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng nên việc đầu tư phát triển kinh tế địa phương được Đảng xác định là nhiệm vụ hàng đầu, mang tính lâu dài và tất yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước. Thực tiễn cách mạng nước ta đã chỉ ra rằng không thành công trên lĩnh vực kinh tế thì không giữ được con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để làm được điều đó chúng ta cần xác định rõ bước đi cho quá trình phát triển, việc nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trong giai đoạn vừa qua. Huyện Việt Yên là một vùng quê có truyền thống lịch sử và văn hoá lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử truyền thống ấy ngày càng được trân trọng và phát huy. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Yên một lòng theo Đảng làm cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ và nhân dân Việt Yên đã cùng với cả nước đứng lên làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công, tiến hành các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, bước vào thời kỳ đổi mới Đảng bộ và nhân dân huyện Vịêt Yên đã tiếp nhận, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội VI tháng 12/1986 của Đảng đề ra. Thực tiễn của hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Việt Yên đã có những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Sự chuyển biến đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng cũng như sự vận dụng một cách chủ động, sáng tạo đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Yên, nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Yên nói riêng và Bắc Giang nói chung. Tuy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Yên trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn song vẫn còn những hạn chế cần phát huy được tiếp tục tổng kết rút kinh nghiệm nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005)” làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay vấn đề kinh tế - xã hội cả nước nói chung, ở các địa phương nói riêng, không chỉ được các nhà lãnh đạo mà cả các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội quan tâm. Vấn đề kinh tế - xã hội nói chung đã được đề cập tới trong các văn kiện của Đảng, từ văn kiện Đại hội lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X. Trong những văn kiện đó vấn đề kinh tế - xã hội đã được nêu lên thành đường lối mang tính định hướng cho sự phát triển. Đáng chú ý trong đó là tài liệu: Đảng cộng sản Việt Nam ( 1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 - Nxb ST, H. Tác giả Ngô Đình Giao ( 1998), Chuyển dịch cơ sở kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Những thông tin trên trang http:/Vietbao.vn/kinhte/nhìn lại nền kinh tế Việt Nam qua 20 năm đổi mới. Tác giả, Nguyễn Trọng Phúc ( 2000) trong cuốn “Một số kinh nghiệm của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới”. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã tổng kết một số chủ trương của Đảng và những thành tựu tiêu biểu mà chúng ta đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo. Về kinh tế - xã hội huyện Việt Yên, các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, XV, XVI, XVII, XVIII, XIX và một số tài liệu khác đã đề cập đến. Năm 1996 ban thường vụ huyện uỷ đã cho xuất bản cuốn lịch sử Đảng bộ huyện Việt Yên. Cuốn sách đã trình bày một cách đầy đủ về quá trình ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ Việt Yên cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương từ năm 1945 - 1995. Các báo cáo hàng năm, báo cáo trong những nhiệm kỳ đại hội về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên từ năm 1986 đến năm 2005 của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang, huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên là sự tổng kết tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, của huyện. Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Hà Bắc (1985-1997) tỉnh Bắc Giang (1997 - 2005) và phòng thống kê huyện Việt Yên đã phản ánh tình hình kinh tế xã hội hàng năm. Tuy nhiên những công trình còn mang tính chất thống kê. Nhìn chung các công trình trên đây ở những khía cạnh khác nhau đã đề cập đến vấn đề kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên nói riêng. Song cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên trong thời kỳ đổi mới từ 1986 - 2005. Tuy nhiên những công trình trên đã giúp cho chúng tôi phương hướng tiếp cận để tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề mà chúng tôi đặt ra. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt Yên trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài giới hạn trong huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang địa giới hành chính huyện gồm 17 xã 2 thị trấn. Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ, chính quyền nhân dân huyện Việt Yên thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội từ năm 1986 đến năm 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Thứ nhất: Thông qua các nguồn tư liệu hiện có chúng tôi dựng lại bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế xã hội của huyện Việt Yên từ năm 1986 đến năm 2005. Hai là: Từ việc nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt Yên từ 1986 đến năm 2005 chúng tôi rút ra những thành công và hạn chế trong lãnh đạo thực hiện đổi mới của Đảng. Ba là: Từ những thành công và hạn chế rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những kiến nghị thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau: Một số văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra chúng tôi còn dựa vào các văn kiện, các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Đảng bộ huyện Việt Yên từ năm 1975 đến nay. Đặc biệt là báo cáo tình hình kinh tế xã hội của uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên từ năm 1986 đến năm 2005. Nguồn bảng biểu thống kê của các sở, ban ngành liên quan như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở văn hoá - thông tin, Sở giáo dục đào tạo, Sở tài nguyên môi trường, Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, phòng Thống kê huyện Việt Yên… Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, lịch sử Đảng bộ huyện Việt Yên và các bài viết đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của huyện Việt Yên nói riêng. Ngoài ra chúng tôi còn đi khảo sát thực tế hỏi các nhân chứng lịch sử để bổ sung, thẩm định cho các tư liệu lưu trữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Chuyển biến kinh tế xã hội của Việt Yên trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2005, trên cơ sở nguồn tư liệu đã thu thập được, chúng tôi dựa trên quan điểm phương pháp luận Macxít trong nghiên cứu lịch sử và sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp định lượng, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp và khảo sát điền giả… 5. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt Yên trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2005. Việc tập hợp và xử lý các nguồn tư liệu, luận văn làm rõ những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ đổi mới. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh của huyện trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Luận văn còn cung cấp thêm nguồn tư liệu để phục vụ việc nghiên cứu giảng dạy lịch sử ở địa phương. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu tạo thành 3 chương. Chương 1: Kinh tế xã hội huyện Việt Yên trước khi đổi mới. Chương 2: Chuyển biến kinh tế huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005. Chương 3: Chuyển biến xã hội huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 Chương 1 KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỚC KHI ĐỔI MỚI 1.1. Vài nét về huyện Việt Yên 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Huyện Việt Yên thuộc vùng trung du của tỉnh Bắc Giang nằm giữa lưu vực sông Cầu và sông Thương, trong khoảng 1060,01’ - 1060,07’ kinh tuyến Đông, 210,16’ - 210,17’ vĩ tuyến Bắc, có diện tích 171,447km2. So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 12km. Phía Bắc giáp huyện Tân Yên Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang Phía Tây giáp huyện Yên Phong và huyện Hiệp Hoà. Việt Yên thời Hùng Vương - An Dương Vương nằm trong bộ lạc Tây Vu thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang - Âu Lạc Có tên gọi là Yên Việt. Thời Bắc Thuộc, Yên Việt vẫn thuộc bộ lạc Tây Vu quận Giao Chỉ. Thời Lý, sau khi chiến thắng oanh liệt của quân dân ta chống quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Cầu 1076, một vùng dọc theo tả ngạn sông Cầu đối diện với Thị Cầu, Vọng Nguyệt, Vạn Xuân được thành lập huyện Yên Việt thuộc phủ Bình Lỗ, bộ Bắc Giang. Thời Lê, Yên Việt thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Đầu thời Minh Mệnh 1824, Yên Việt đổi thành Việt Yên. [2, tr.5] Như vậy trong suốt quá trình hình thành và tồn tại Việt Yên được ghi nhận như một tế bào, một chỉnh thể thống nhất trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trải qua quá trình lịch sử, địa giới hành chính huyện Việt Yên cũng có những thay đổi. Đến nay huyện Việt Yên có 19 đơn vị hành chính bao gồm 2 thị trấn và 17 xã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 Địa hình Việt Yên khá đa dạng có cả đồi núi và đồng bằng. Địa hình đồi núi thấp thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 6m-120m như: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn, Tiên Sơn, Ninh sơn. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161m tại xã Minh Đức. Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 15 0 (khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 150) Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông đường quốc lộ 1A gồm các xã Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh… và một số xã vùng giữa huyện ven quốc lộ 37 như Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái. Độ cao bình quân 80m so với mực nước biển là 2,5-5m. Địa hình thấp ở một số xã phía Bắc của huyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn. Độ cao trung bình từ 15-25m so với