1. Khái niệm hợp đồng
- Hiện nay ở Việt Nam, trên phương diện pháp lý, khái niệm hợp
đồng được hiệu một cách chung nhất là hợp đồng dân sự
“Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 Bộ
luật dân sự 2005).
=> Như vậy: + Hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên;
+ Sự thoả thuận hướng tới các đối tượng xác thực;
+ Sự thoả thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý
.
- Mối liên quan giữa khái niệm hợp đồng dân sự với giao dịch
dân sự và nghĩa vụ dân sự.
70 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 3:
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Khoa Luật - ĐHKTQD
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM
II. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
III. HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT
HỢP ĐỒNG VIỆT NAM
1. Khái niệm hợp đồng
2. Phân loại hợp đồng
3. Nguồn pháp luật về hợp đồng trong kinh
doanh, thương mại
4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật
1. Khái niệm hợp đồng
- Hiện nay ở Việt Nam, trên phương diện pháp lý, khái niệm hợp
đồng được hiệu một cách chung nhất là hợp đồng dân sự
“Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 Bộ
luật dân sự 2005).
=> Như vậy: + Hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên;
+ Sự thoả thuận hướng tới các đối tượng xác thực;
+ Sự thoả thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý
.
- Mối liên quan giữa khái niệm hợp đồng dân sự với giao dịch
dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Phân loại hợp đồng
(theo những tiêu chí khác nhau)
* Theo nội dung của hợp đồng
* Theo tính chất của hợp đồng
* Theo tính thông dụng của hợp đồng
* Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng
* Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng
* Theo hình thức của hợp đồng
=> Chú ý
* Theo nội dung của hợp đồng:
- Hợp đồng không có tính chất kinh doanh hay hợp đồng dân sự theo nghĩa
hẹp;
- Hợp đồng kinh doanh thương mại;
- Hợp đồng lao động
* Theo tính chất của hợp đồng (Điều 406 BLDS 2005):
- Hợp đồng chính;
- Hợp đồng phụ;
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba;
- Hợp đồng có điều kiện.
* Theo tính thông dụng của hợp đồng
(Chương XVIII BLDS 2005)
- Hợp đồng mua bán tài sản;
- Hợp đồng trao đổi tài sản;
- Hợp đồng tặng cho tài sản;
- Hợp đồng vay tài sản;
- Hợp đồng thuê tài sản;
- Hợp đồng mượn tài sản;
- Hợp đồngdịch vụ;
- Hợp đồng vận chuyển;
- Hợp đồng gia công;
- Hợp đồng gửi giữ tài sản;
- Hợp đồng bảo hiểm;
- Hợp đồng uỷ quyền;
- Hứa thưởng và thi có giải.
* Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng:
- Hợp đồng thương mại;
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng giao thầu;
- Hợp đồng vận tải;
- Hợp đồng xây dựng;
- Hợp đồng tư vấn
* Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng (Điều 406 BLDS 2005):
- Hợp đồng song vụ;
- Hợp đồng đơn vụ.
* Theo hình thức của hợp đồng
- Hợp đồng bằng văn bản;
- Hợp đồng bằng hành vi;
- Hợp đồng bằng lời nói.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này
chỉ là những hợp đồng có mục đích lợi
nhuận, chủ thể là những tổ chức kinh tế,
cá nhân kinh doanh có đăng ký kinh
doanh nhằm làm rõ khái niệm hợp đồng
trong kinh doanh, thương mại
3. Nguồn pháp luật về hợp đồng trong
kinh doanh, thương mại
a. Khái quát về quá trình phát triển của pháp
luật dân sự Việt Nam
b. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về hợp
đồng trong kinh doanh, thương mại
b. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về hợp
đồng trong kinh doanh, thương mại
- Bộ luật Dân sự 2005 và hết hiệu lực của Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế 1989;
- Luật Thương mại 2005: Dùng cho các quan hệ hợp đồng trong
hoạt động thương mại;
- Các văn bản pháp luật chuyên ngành: áp dụng cho những lĩnh
vực kinh doanh đặc thù như: Luật dầu khí 1993 sửa đổi, bổ sung
2000; Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000; Luật Điện lực 2004; Bộ luật Hàng
hải Việt Nam 2005; Luật đấu thầu 2005; Luật Kinh doanh bất động sản
2006; Luật Chứng khoán 2006; Pháp lệnh Bưu chính Viễn thống 2002
- Đối với các quan hệ hợp đồng có yếu tố quốc tế còn căn cứ vào:
+ Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Tập quán thương mại quốc tế.
4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật
a. áp dụng phối hợp Luật chung và Luật chuyên
ngành;
b. áp dụng quy định trong các văn bản của cùng
nhóm luật chung hoặc cùng nhóm luật chuyên
ngành;
c. áp dụng pháp luật theo thời gian;
d. áp dụng pháp luật theo không gian.
a. áp dụng phối hợp Luật chung và
Luật chuyên ngành
- Nếu Luật chuyên ngành và Luật chung cùng
quy định về một vấn đề thì ưu tiên áp dụng các quy
định của Luật chuyên ngành;
- Những vấn đề nào Luật chuyên ngành không
quy định thì áp dụng các quy định của Luật chung;
- Để xác định quy định chung hay quy định
chuyên ngành phải xem xét trong từng quan hệ hợp
đồng cụ thể.
b. áp dụng quy định trong các văn bản của
cùng nhóm Luật chung hoặc cùng nhóm
Luật chuyên ngành
- ưu tiên áp dụng quy định trong văn bản có giá trị
pháp lý cao hơn:
+ Hiến pháp;
+ Bộ luật;
+ Các đạo luật;
+ Pháp lệnh;
+ Nghị định; quyết định của TTg; thông
tư
- Nếu cùng giá trị pháp lý thì áp dụng quy định
trong văn bản pháp luật ra đời sau.
c. áp dụng pháp luật theo thời gian
- Nguyên tắc không hồi tố của pháp luật;
- Hợp đồng ký kết trước 01/01/2006, áp dụng:
+ Bộ luật dân sự 1995;
+ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989.
- Hợp đồng ký kết từ ngày 01/01/2006, áp dụng:
+ Bộ luật dân sự 2005.
- Nếu hợp đồng ký trước 01/01/2006 nhưng có nội
dung và hình thức không trái Bộ luật dân sự 2005 thì
được quyền áp dụng theo Bộ luật Dân sự 2005.
d. áp dụng pháp luật theo không gian
- Pháp luật Việt Nam được áp dụng đối với:
+ Hoạt động ký kết, thực hiện hợp đồng trên
lãnh thổ Việt Nam;
+ Ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng các bên thoả
thuận lựa chọn luật Việt Nam.
- Hợp đồng giữa các tổ chức, cá nhân Việt
Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể quy
định áp dụng luật nước ngoài.
II. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1. Giao kết hợp đồng
2. Thực hiện hợp đồng
3. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng
1. Giao kết hợp đồng
a. Các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
b. Chủ thể của hợp đồng dân sự
c. Nội dung của hợp đồng dân sự
d. Hình thức của hợp đồng dân sự
e. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự
g. Những vấn đề khác trong giao kết hợp đồng
dân sự
h. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng – Các
trường hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô
hiệu
a. Các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân
sự
(Điều 398 BLDS 2005)
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp
luật, đạo đức xã hội;
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung
thực và ngay thẳng.
b. Chủ thể của hợp đồng dân sự
- Chủ thể của HĐDS là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự;
- Các bên tham gia vào HĐDS gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ
hợp tác. (Trong đó, cá nhân bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài,
người không quốc tịch).
- Nhưng muốn tham gia và trở thành chủ thể hợp pháp của hợp đồng dân
sự thì các bên phải có đủ tư cách của chủ thể.
- Cá nhân có đủ tư cách chủ thể của hợp đồng có thể tự mình giao kết
hợp đồng. Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác phải giao kết hợp đồng thông
qua người đại diện theo pháp luật.
- Những người có thẩm quyền giao kết hợp đồng có thể uỷ quyền (bằng
văn bản) cho người khác (có đủ năng lực chủ thể) thực hiện việc giao kết.
- Giao kết hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập hoặc
người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện không bị coi là vô hiệu
toàn bộ nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng được người có thẩm quyền
ký kết hợp đồng đó chấp thuận hoặc đã biết hợp đồng đã được ký kết mà
không phản đối. (Điều 145, 146 BLDS 2005)
c. Nội dung của hợp đồng dân sự
(Điều 402 BLDS)
- Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công
việc phải làm hoặc không được làm;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp
đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạt vi phạm hợp đồng;
- Các nội dung khác.
d. Hình thức của hợp đồng dân sự
- BLDS không bắt buộc hợp đồng phải ký bằng
văn bản. Nhưng có một số hợp đồng pháp luật bắt
buộc phải ký bằng văn bản thì phải tuân theo quy
định đó;
- Mở rộng quan niệm về văn bản hợp đồng: các
thông điệp dữ liệu điện tử cũng được coi là văn bản
hợp đồng;
- Hình thức hợp đồng không phải là điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng.
e. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự
- Đề nghị giao kết hợp đồng: (Khoản 1 Điều 390 BLDS 2005)
“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng
và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được
xác định cụ thể”.
=> muốn xác lập được hợp đồng dân sự thì một bên phải thể hiện trước ý
muốn của mình ra bên ngoài bằng một hành vi nhất định.
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: là sự trả lời của bên được đề
nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị do bên đề nghị giao kết hợp
đồng đưa ra.
+ Bên được đề nghị có thể trả lời ngay hay không hoặc có thể bên được
đề nghị cần phải có thời gian để cân nhắc, tính toán việc giao kết hợp đồng.
+ Trường hợp, bên được đề nghị chỉ chấp nhận một phần nội dung của đề
nghị giao kết hợp đồng thì coi như bên được đề nghị đưa ra một đề nghị
giao kết hợp đồng mới và trở thành bên đề nghị giao kết hợp đồng.
g. Những vấn đề khác trong giao kết hợp
đồng dân sự
* Hợp đồng mẫu:
- Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng được một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả
lời trong một thời gian hợp lý.
* Phụ lục hợp đồng:
- Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục hợp đồng để quy định một cách cụ thể,
chi tiết một số điều khoản của hợp đồng mà các bên phải làm rõ khi thực hiện hợp
đồng, tránh cách hiểu mập mờ, mâu thuẫn về các cam kết trong hợp đồng.
- Phụ lục có nội dung không trái với hợp đồng và có hiệu lực như hợp đồng.
- Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục có điều khoản trái với hợp đồng thì coi
như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
* Giải thích hợp đồng:
- Việc giải thích hợp đồng phải theo các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo
hợp đồng là ý chí chung và thể hiện lợi ích của các bên.
- Các trường hợp cần giải thích hợp đồng bao gồm: hợp đồng có điều khoản
không rõ ràng; một điều khoản có thể hiểu theo nhiều nghĩa; hợp đồng có ngôn từ
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu; hợp
đồng thiếu một số điều khoản; ngôn từ trong hợp đồng mâu thuẫn với ý chí chung;
khi bên mạnh đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu.
h. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng – Các trường
hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu
* Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
* Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
* Xử lý hợp đồng vô hiệu
* Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
- Các bên có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự;
- Mục đích không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Các bên tự nguyện;
- Hình thức hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực
nếu được pháp luật quy định.
* Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
- Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội;
- Do giả tạo;
- Do người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ký
kết;
- Do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ;
- Do không tuân thủ quy định về hình thức;
- Do ký sai thẩm quyền;
- Do một bên không có đăng ký kinh doanh.
VI PHẠM ĐIỀU CẤM CỦA PHÁP LUẬT
- Vi phạm điều cấm của pháp luật là việc các bên
thoả thuận với nhau để thực hiện những công
việc pháp luật cấm thực hiện.
- Thông thường được phản ánh qua điều khoản
đối tượng của hợp đồng
- Lưu ý ngoại lệ: Thoả thuận thanh toán bằng
ngoại tệ.
* Xử lý hợp đồng vô hiệu
Nếu hợp đồng chưa
được thực hiện
Nếu hợp đồng đã được
thực hiện một phần
Nếu hợp đồng đã được
thực hiện xong
Không được phép
tiếp tục thực hiện
Phải chấm dứt
việc thực hiện
và bị xử lý tài sản
Bị xử lý về tài sản
Mức
độ
thực
hiện
hợp
đồng
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ TÀI SẢN
- Các bên hoàn trả cho nhau các tài sản đã nhận được
từ việc thực hiện hợp đồng. Nếu không thể hoàn trả
bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền (nếu tài sản đó
không bị tịch thu);
- Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà
nước;
- Thiệt hại phát sinh:
+ Nếu các bên cùng có lỗi thì thiệt hại của bên nào, bên đó tự
chịu;
+ Nếu một bên có lỗi thì bên đó phải bồi thường thiệt hại.
2. Thực hiện hợp đồng
a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
b. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
c. Sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ
a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
(Điều 412 BLDS 2005)
- Thực hiện hợp đồng đúng cam kết;
- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực,
theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên,
bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
- Thực hiện hợp đồng dân sự không được xâm
hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
b. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
(Điều 318 BLDS 2005)
- Cầm cố tài sản;
- Thế chấp tài sản;
- Đặt cọc;
- Ký cược;
- Ký quỹ;
- Bảo lãnh;
- Tín chấp.
c. Sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ
* Sửa đổi hợp đồng:
- Do điều kiện, hoàn cảnh của mỗi bên mà các bên có thể thoả thuận sửa đổi
hợp đồng đã có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
- Khi sửa đổi, các bên phải giải quyết hậu quả của việc sửa đổi.
* Huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng:
- Căn cứ để huỷ bỏ hoặc đình chỉ hợp đồng:
+ Theo sự thoả thuận của các bên;
+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ
hoặc đình chỉ hợp đồng;
+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng;
- Bên yêu cầu huỷ bỏ, đình chỉ phải thông báo ngay cho bên kia.
- Các bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm được yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
3. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng (trách nhiệm tài sản)
a. Phạt vi phạm
b. Bồi thường thiệt hại
c. Điều kiện kết hợp phạt vi phạm và bồi thường
thiệt hại
a. Phạt vi phạm
- Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm:
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng;
+ Có lỗi của bên vi phạm;
+ Các bên có thoả thuận trước về phạt hợp đồng.
- Mức phạt tối đa:
+ BLDS 2005 không khống chế mức phạt tối đa;
+ LTM 2005 quy định mức phạt tối đa không quá 8% giá
trị nghĩa vụ bị vi phạm.
b. Bồi thường thiệt hại
- Căn cứ áp dụng:
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng;
+ Có thiệt hại thực tế (giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi đáng lẽ
được hưởng);
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại
thực tế;
+ Có lỗi của bên vi phạm (lỗi suy đoán).
- Các bên không cần thoả thuận trước về việc áp dụng
chế tài bồi thường thiệt hại;
- Bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế tổn thất;
- Thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu.
c. Điều kiện kết hợp phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại
- Theo BLDS 2005: Để áp dụng đồng thời phạt vi phạm
và bồi thường thiệt hại thì các bên phải thoả thuận
trước (Điều 422);
- Theo LTM 2005: Nếu hợp đồng có quy định về phạt vi
phạm thì bên bị thiệt hại có thể yêu cầu áp dụng đồng
thời vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại (Điều
307).
III. HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT
ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1. Đặc điểm, phân loại hợp đồng trong hoạt động
thương mại
2. Hợp đồng mua bán hàng hoá
3. Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
4. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong
hoạt động thương mại
(Các vấn đề trình bày trong phần này theo LTM 2005)
1. Đặc điểm, phân loại hợp đồng trong hoạt
động thương mại
a. Khái quát về hợp đồng trong hoạt động
thương mại
b. Đặc điểm
c. Phân loại
a. Khái quát về hợp đồng trong hoạt
động thương mại
- LTM 2005 không có định nghĩa riêng về “hợp đồng
thương mại” nhưng có đề cập đến các loại hoạt động cụ thể
trong hoạt động thương mại.
- Hợp đồng thương mại là hợp đồng trong hoạt động
thương mại hay hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại.
- Hợp đồng thương mại được hiểu là thoả thuận giữa các
thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực
hiện một hay nhiều hành vi thương mại nhằm mục đích lợi
nhuận.
b. Đặc điểm
- Chủ thể của hợp đồng: là thương nhân hoặc một bên
là thương nhân.
Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng
ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại thường
xuyên, độc lập.
- Hình thức của hợp đồng: như quy định về hình thức
hợp đồng dân sự trong BLDS. Trường hợp, pháp luật quy
định hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên phải tuân
theo quy định đó, khi đó hình thức hợp đồng là một trong
những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
- Mục đích của hợp đồng: là lợi nhuận.
c. Phân loại
Hợp đồng trong hoạt động thương mại được
chia làm hai loại chủ yếu là:
- Hợp đồng mua bán hành hoá
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
2. Hợp đồng mua bán hàng hoá
a. Khái niệm, đặc điểm
b. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
c. Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng
hoá
d. Quyền và nghĩa vụ của các bên
e. Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
a. Khái niệm, đặc điểm
- Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá và nhận tiền; người mua có
nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng theo thoả thuận. Hoạt động mua bán hàng
hoá được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá:
+ Đối tượng hợp đồng là: hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp
luật của nước bên mua và bên bán;
Điều 25 LTM quy định các hàng hoá cấm kinh doanh; hàng hoá hạn chế kinh
doanh; hàng hoá kinh doanh có điều kiện. Việc mua bán hàng hoá phải tuân theo
các quy định này.
+ Nội dung hợp đồng: gồm các điều khoản mà hai bên thoả thuận.
Nội dung hợp đồng phải rõ ràng, đầy đủ, tránh nhầm lẫn, có thể có các nội dung
như Điều 402 BLDS quy định.
Ngoài ra, hợp đồng thương mại cần có thêm các điều khoản như: chọn luật áp
dụng; cơ quan giải quyết tranh chấp để đảm bảo quyền lợi cho các bên khi các
bên không có chung một hệ thống pháp luật.
b. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
- Phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
gồm:
+ Phương thức trực tiếp;
+ Phương thức gián tiếp.
- Phương thức gián tiếp: các bên trao đổi các nội dung
hợp đồng qua các tài liệu giao dịch như công văn,
điện báo, đơn đặt hàng, đơn cháo hàng, thông điệp
dữ liệu điện tử
- Trình tự giao kết hợp đồng theo phương thức gián tiếp
gồm hai giai đoạn:
+ Chào hàng
+ Chấp nhận chào hàng
Chào hàng
- Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán
hàng hoá trong một thời hạn nhất định, được chuyển cho
một hay nhiều người đã xác định.
- Chào hàng có thể là chào bán hàng hoặc chào mua hàng.
- Bên chào hàng có trách nhiệm đối với lời chào hàng của
mình trong thời hạn đã đưa ra trong chào hàng.
- Chào hàng hết hiệu lực khi thời hạn chấp nhận quy định
trong chào hàng hết hoặc chào hàng bị từ chối, hoặc trường
hợp chưa hết thời hạn chấp nhận nhưng bên chào hàng
không tham gia kinh doanh nữa.
- Hình thức của chào hàng không bắt buộc là văn bản,
nhưng để chuyển tải được đầy đủ nội dung cần thiết và
tránh hiểu nhầm thì hình thức văn bản là cần thiết (đặc biệt
là khi các bên không cùng chung tiếng nói.
Chấp nhận chào hàng
- Chấp nhận chào hàng là thông báo của bên được chào hàng
chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ nội dung của
chào hàng.
- Nếu bên được chào hàng yêu thay đổi nội dung chủ yếu của
chào hàng thì đó là hành vi từ chối chào hàng và hình thành một
chào hàng mới.
- Bên được chào hàng trả lời cho bên chào hàng trong thời hạn
quy định nêu trong chào hàng, nếu chào hàng không quy định rõ thì
là 30 ngày kể từ ngày chào hàng được chuyển đi (theo LTM).
- Chấp nhận chào hàng có thể biểu hiện dưới mọi hình thức. Im
lặng hoặc không hành động không được coi là đồng ý với chào hàng
(trừ khi có thoả thuận trước). Tuy nhiên, chấp nhận chào hàng nên
thể hiện bằng văn bản để tránh hiểu nhầm dẫn đến tranh chấp.
Trong trường hợp mua bán hàng hoá với người nước ngoài thì việc
ký hợp đồng gián tiếp phải bằng văn bản mới có giá trị pháp lý.
c. Thời điểm xác lập hợp đồng mua
bán hàng hoá
- Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết
kể từ thời điểm các bên ký vào hợp đồng.
- Nếu các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng thì
thời điểm ký hợp đồng là thời điểm bên chào hàng nhận
được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện của
chào hàng trong thời gian chào hàng quy định.
- Sau khi hợp đồng được ký kết, chỉ bản hợp đồng đó
có giá trị, các văn bản giao dịch trước đó hết hiệu lực
trừ trường hợp có thoả thuận khác.
d. Quyền và nghĩa vụ của các bên (LTM)
* Quyền và nghĩa vụ của bên bán:
- Phải giao hàng hoá phù hợp với hợp đồng về số lượng, chất lượng, đóng gói, bảo quản;
- Phải giao hàng đún