Chuyên đề Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

Như chúng ta biết, trong năm 2008 và cho tới những tháng năm 2009 này khủng hoảng toàn cầu đã lan rộng và hậu quả nặng nề của nó ngày càng lộ rõ trên tất cả mọi mặt của kinh tế - xã hội. Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng với một nền kinh tế đã hội nhập thì những tác động gián tiếp là không thể tránh khỏi. Đúng như cảnh báo của nhiều chuyên gia, xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu Việt Nam đang bắt đầu gánh chịu những khó khăn bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính thế giới. Với mục tiêu, đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh như hiện nay và hy vọng tình hình có thể cải thiện nhanh trong những năm tiếp theo, mục tiêu đó có thể đạt được hay không là nhờ đóng góp phần không nhỏ của hoạt động xuất nhập khẩu trong chuỗi các hoạt động kinh tế nói chung. Từ việc quan sát thực tiễn, nghiên cứu thực tế trong quá trình thực tập ở Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với sự tham khảo ý kiến của thầy giáo hướng dẫn tôi đã quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam” làm chuyên đề thực tập của mình. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vẫn đang còn tiếp diễn, vì vậy cần tiếp tục theo dõi, kịp thời phân tích ảnh hưởng và tác động của nó đối với nền kinh tế trong nước đặc biệt với hoạt động xuất nhập khẩu, để có chủ trương và biện pháp thích hợp. Để hoàn thành bài viết này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thày giáo TS. Nguyễn Ngọc Sơn và cán bộ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân. Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ bản thân và thời gian không cho phép nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của thày cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

doc93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế hoạch và Phát triển Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tên Đề tài: “Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam” Họ và tên sinh viên : Vũ Hồng Nhung Chuyên ngành : Kế hoạch và phát triển Lớp : Kế hoạch A Khóa : 47 Hệ : Chính quy Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Sơn MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH BẢNG Bảng 1: Mô hình thương mại dựa trên thuyết tuyệt đối 4 Bảng 2: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh 5 Bảng 1.4.2. Dự báo tăng trưởng thương mại thế giới năm 2009 – 2010 26 Bảng 2.1.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu quý I năm 2009 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm trước (%) 38 Biểu 2.1.1. Chỉ số lạm phát các tháng trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 40 Bảng 2.2.3.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 47 giai đoạn 1986 – 2007 47 Bảng 2.2.3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 47 giai đoạn 1986 – 2007 47 HÌNH Hình 1: Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo quy mô 9 Hình 2: Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế 10 Hình 1.4.3. WB khoanh vùng các nước rủi ro: Vùng giữa là các nước có khả năng rủi ro về đói nghèo nhất 31 Hình 2.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm giai đoạn 2001 – 2007 (%) 34 Hình 2.3.1. Kim ngạch xuất - nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 2001 – 2007 43 Hình 2.3.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2007 45 Hình 2.3.2.2. Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2007 46 Hình 2.4.1. Kim ngạch xuất – nhập khẩu và cân đối 51 Hình 2.4.3.1. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (phân loại theo SITC) 60 Hình 2.4.3.2. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam 63 (phân loại theo nhóm hàng) 63 Hình 3.3.1.2. Tỷ giá USD/VND những tháng vừa qua 77 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta biết, trong năm 2008 và cho tới những tháng năm 2009 này khủng hoảng toàn cầu đã lan rộng và hậu quả nặng nề của nó ngày càng lộ rõ trên tất cả mọi mặt của kinh tế - xã hội. Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng với một nền kinh tế đã hội nhập thì những tác động gián tiếp là không thể tránh khỏi. Đúng như cảnh báo của nhiều chuyên gia, xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu Việt Nam đang bắt đầu gánh chịu những khó khăn bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính thế giới. Với mục tiêu, đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh như hiện nay và hy vọng tình hình có thể cải thiện nhanh trong những năm tiếp theo, mục tiêu đó có thể đạt được hay không là nhờ đóng góp phần không nhỏ của hoạt động xuất nhập khẩu trong chuỗi các hoạt động kinh tế nói chung. Từ việc quan sát thực tiễn, nghiên cứu thực tế trong quá trình thực tập ở Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với sự tham khảo ý kiến của thầy giáo hướng dẫn tôi đã quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam” làm chuyên đề thực tập của mình. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vẫn đang còn tiếp diễn, vì vậy cần tiếp tục theo dõi, kịp thời phân tích ảnh hưởng và tác động của nó đối với nền kinh tế trong nước đặc biệt với hoạt động xuất nhập khẩu, để có chủ trương và biện pháp thích hợp. Để hoàn thành bài viết này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thày giáo TS. Nguyễn Ngọc Sơn và cán bộ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân. Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ bản thân và thời gian không cho phép nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của thày cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1: Cơ sở lý luận để đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam Một số vấn đề lý luận về xuất nhập khẩu Các lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế Lý thuyết lợi ích tuyệt đối của Adam Smith Năm 1776, Adam Smith đã đưa ra học thuyết về “lợi thế tuyệt đối” và thương mại quốc tế. Theo Adam Smith, cơ sở tiến hành phân công chuyên môn hóa quốc tế là sự khác biệt tuyệt đối của giá thành sản xuất giữa các nước: một quốc gia phải sản xuất những sản phẩm sở trường nhất của mình, tức là những sản phẩm mà giá thành sản xuất “tuyệt đối” rẻ, rồi dùng những sản phẩm này để trao đổi với các nước khác, đem về những sản phẩm không phải sở trường của mình, nhất là những sản phẩm có giá thành sản xuất cao. Nước A, xét trong tương quan với nước B, có thể tỏ ra hiệu quả hơn (có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất mặt hàng X, và kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất mặt hàng Y. Khi đó B là nước có lợi thế tuyệt đối về mặt hàng Y, và bất lợi tuyệt đối trong sản xuất mặt hàng X. Theo A. Smith, nếu mỗi quốc gia tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối và xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia để đổi lấy mặt hàng mà mình có mức bất lợi tuyệt đối, thì sản lượng của cả hai mặt hàng đều tăng lên và cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn. Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với giả thiết: thế giới chỉ bao gồm 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam, và 2 mặt hàng thép và vải, chi phí vận chuyển bằng 0, lao động là yếu tố sản xuất trong nước, nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia, cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường Trong điều kiện tự cung cấp, mỗi quốc gia tự sản xuất hai mặt hàng để tiêu dùng trong nước. Số lượng lao động cần tới ở mỗi nước để sản xuất một đơn vị thép và vải được cho bởi bảng sau. Bảng 1: Mô hình thương mại dựa trên thuyết tuyệt đối Nhật Bản Việt Nam Thép 2 6 Vải 5 3 Nhật Bản là nước có hiệu quả cao hơn hay có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất thép vì để làm ra một đơn vụ thép nước này chỉ cần 2 lao động, trong khi Việt Nam cần tới 6 lao động. Ngược lại, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải vì nước này chỉ cần 3 lao động để sản xuất một đơn vị vải, trong khi Nhật Bản phải dùng tới 5 lao động. Khi đó Nhật Bản sẽ tập trung toàn bộ số lao động của mình để sản xuất thép, còn Việt Nam thì thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn trong việc sản xuất vải, và sau đó 2 nước đem trao đổi một lượng nhất định các mặt hàng này với nhau để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Điều này dẫn tới sự gia tăng sản lượng thép và vải của toàn thế giới, và mỗi quốc gia có khả năng tiêu dùng nhiều hơn so với trường hợp tự cung cấp. Ưu, nhược điểm của mô hình: Mô hình giúp giải thích cho một phần nhỏ của thương mại quốc tế, cụ thể trường hợp nếu một quốc gia không có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng các loại cây như lúa, cà phê… thì buộc phải nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước khác. Mô hình này cũng không giải thích được trường hợp tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra ở một quốc gia có mức bất lợi tuyệt đối. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế tương đối, giúp giải quyết một phần hạn chế mà lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith gặp phải. Ông này cho rằng nếu mỗi nước chuyên môn hóa vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối thì thương mại sẽ có lợi cho các bên. Với các giả thiết của mô hình vẫn giữ nguyên, tuy nhiên lượng lao động cần thiết để sản xuất thép và vải có khác đi theo bảng dưới đây Bảng 2: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh Nhật Bản Việt Nam Thép 2 12 Vải 5 6 Các số liệu cho thấy Nhật Bản cần ít số lượng lao động hơn so với Việt Nam để sản xuất ra cả 2 mặt hàng, thế nhưng điều này cản trở thương mại có lợi giữa hai nước. Tuy Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức lợi thế về sản xuất thép hơn mức lợi thế về sản xuất vải (2/12<5/6) cho nên nước này có lợi thế so sánh về mặt hàng thép. Ngược lại, Việt Nam bất lợi tuyệt đối về cả 2 mặt hàng, nhưng do mức bất lợi về sản xuất vải nhỏ hơn mức bất lợi về sản xuất thép nên Việt Nam có lợi thế so sánh về vải (6/5<12/2). Như vậy, một cách khái quát, Nhật Bản có lợi thế so sánh về mặt hàng thép và sẽ chuyên môn hóa sản xuất thép để xuất khẩu. Trái với lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh là một khái niệm có tính tương đối: trong một thế giới bao gồm 2 quốc gia, 2 mặt hàng, khi đã xác định được một quốc gia có lợi thế hơn so sánh về một mặt hàng nào đó thì có thể rút ra kết luận là quốc gia thứ 2 sẽ có lợi thế về mặt hàng kia. Một cách tổng quát, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn mộ cách tương đối so với quốc gia kia. Cụ thể, nếu quốc gia A có lợi thế tuyệt đối ( hay bất lợi tuyệt đối) trong sản xuất cả hai sản phẩm X và Y thì A chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm X khi và chỉ khi: Chi phí lao động để sản xuất 1 đơn vị X ở A –––––––––––––––––––––––– Chi phí lao động để sản xuất 1 đơn vị X ở B Chi phí lao động để sản xuất 1 đơn vị Y ở A < –––––––––––––––––––––––– Chi phí lao động để sản xuất 1 đơn vị Y ở B Tuy có những tiến bộ quan trọng so với lý thuyết của Adam Smith nhưng lý thuyết của David Ricardo vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Với những giả định trong mô hình thương mại ở trên, lý thuyết lợi thế tương đối khó có thể đứng vững trước những kiểm nghiệm thực tế, tuy nhiên kết luận của Ricardo vẫn là một kết luận rất quan trọng giải thích về nguồn gốc thương mại quốc tế. Lý thuyết Heckscher – Ohlin Là công trình của hai nhà kinh tế học E.F.Hekscher và B.C.Ohlin. Lý thuyết đã đưa ra cơ chế hoạt động của quy luật lợi thế so sánh là do sự khác nhau giữa các yếu tố sản xuất sẵn có ở các nước Các giả thiết của mô hình H-O: Thế giới bao gồm 2 quốc gia, 2 mặt hàng, 2 yếu tố sản xuất (lao động và vốn), mức độ trang bị các yếu tố sản xuất ở mỗi quốc gia là cố định Sản xuất mỗi mặt hàng có hiệu suất không đổi theo quy mô, còn mỗi yếu tố sản xuất thì có năng suất cận biên giảm dần Các mặt hàng khác nhau sẽ có hàm lượng các yếu tố sản xuất khác nhau, và không có sự hoán vị về hàm lượng các yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá cả yếu tố tương quan nào Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cat thị trường hàng hóa lẫn thị trường yếu tố sản xuất (mức giá trên thị trường là duy nhất và được xác định bởi cung cầu, và về dài hạn giá cả hàng hóa đúng bằng chi phí sản xuất) Chuyên môn hóa là không hoàn toàn (hai nước có quy mô tương đối giống nhau, không có nước nào được coi là nước nhỏ hơn nước kia) Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưng không thể di chuyển giữa các quốc gia Sở thích là giống nhau giữa hai quốc gia (nếu hai nước có cùng thu nhập và mức giá cả hàng hóa thì sẽ có xu hướng tiêu dùng lượng hàng hóa như nhau) Thương mại được thực hiện tự do, chi phí vận chuyển bằng 0 (thương mại hàng hóa sẽ cân bằng giá cả hàng hóa giữa hai nước) Khái niệm Định lý H-O được xây dựng trên 2 khái niệm cơ bản: hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố LX LY –––– > –––– KX KY và LY là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y, còn KX và KY là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y. Mặt hàng X được coi là có hàm lượng lao động cao nếu: LA LB –––– > –––– KA KB Tương tự, nếu thì nước A được coi là giàu tương đối về lao động so với nước B Trong đó: LA và LB là lượng lao động, KA và KB là lượng vốn tương ứng ở hai nước A và B Định lý H-O Các nước sẽ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất và xuất khẩu loại hàng hóa mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố tương đối rẻ và sãn có ở nước đó và nhập khẩu loại hàng hóa mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó. Tóm lại, với những giả thiết đơn giản hóa các vấn đề liene quan đến sản xuất và trao đổi giữa hai quốc gia như hiệu suất sản xuất các mặt hàng không thay đổi theo quy mô, cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường, tự do hóa thương mại và không tồn tại chi phí vận chuyển… các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã chỉ ra rằng, bằng việc chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm dựa vào các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố nguyên liệu sẵn có thì sản xuất của mỗi nước sẽ hiệu quả hơn, giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn và khi đem ra trao đổi với các nước sẽ thu được lợi ích nhiều hơn khi mỗi nước tự sản xuất và tự tiêu dùng. Các lý thuyết mới về thương mại quốc tế Thương mại dựa trên tính kinh tế theo quy mô Buôn bán giữa các nước không những chỉ xảy ra giữa các nước có các yếu tố nguồn lực khác nhau mà còn xảy ra mạnh mẽ giữa các nước có lợi thế giống nhau. Những hình thức thương mại này không thể lý giải bằng học thuyết về lợi thế so sánh. Giả sử, Mỹ và Nhật cùng sản xuất hai mặt hàng là tàu thủy và máy bay trong điều kiện có cùng các điều kiện về nguồn lực như nhau được biểu thị bằng một đường giới hạn khả năng sản xuất là MA (là đường lồi so với gốc tọa độ do lợi tức tăng dần) và các đường bàng quan I1, I2, I3. Khi chưa có thương mại, 2 nước có chung điểm cân bằng, tức là cùng mức sản xuất và tiêu thụ tại điểm E1 và có khả năng tiêu dùng tại điểm này Hình 1: Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo quy mô Tàu thủy M I3 S I1 I2 F E2 E3 E1 T L A Máy bay Khi có thương mại, Mỹ sẽ tập trung sản xuất máy bay tại điểm A, khi đó điểm tiêu dùng của Mỹ là E2 và Nhật Bản sẽ sản xuất tàu thủy tại điểm M, điểm tiêu dùng là E3. E2 và E3 đều cao hơn mức ban đầu E1. Nhật xuất khẩu một lượng MF tàu thủy và nhập FE2 máy bay từ Mỹ. Mỹ nhập từ Nhật một lượng E3L = MF tàu thủy và xuất sang Nhật LA = FE2 máy bay. Thương mại dựa trên sự biến đổi công nghệ Thương mại quốc tế với các sản phẩm công nghệ thường xảy ra theo học thuyết về vòng đời sản phẩm của Raymon Vernon (Hình 2) Từ t0 – t1: Giai đoạn sáng tạo và phát triển sản phẩm ở trong nước phát minh ra sản phẩm. Tại t1 sản phẩm được giới thiệu Từ t1 – t2: Nước phát minh XK và các nước phát triển NK Từ t2 – t3: Sản phẩm thành thục, thị trường tiêu thụ mở rộng, các nước đang phát triển như Việt Nam bắt đầu NK, tạo điều kiện sản xuất với quy mô lớn, chi phí thấp. Lợi thế so sánh chuyển từ nước phát minh sang nước phát triển và đến thời điểm t3 các nước này tiến hành XK, nước phát minh giảm XK. Hình 2: Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế XK t0 t1 t2 t3 t4 t NK Các nước phát triển Các nước đang phát triển (Việt Nam) Từ t3 – t4: Công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa và phổ biến rộng, các nước đang phát triển có thể bắt chước để sản xuất được. Với lợi thế chi phí lao động thấp, các nước phát triển mất dần lợi thế so sánh. Vì thế, việc sản xuất ra sản phẩm chuyển dần sang các nước đang phát triển và tại thời điểm t4 các nước đang phát triển XK sang các nước phát minh ra sản phẩm. Lý thuyết thương mại liên quan đến cầu Đối với các mặt hàng công nghiệp cao cấp thì nguyên nhân nảy sinh trao đổi hàng hóa giữa các nước lại xuất phát từ mặt cầu của người tiêu dùng. Nhà kinh tế học S.B.Linder cho rằng, công nghiệp mà lượng cầu trong nước khá lớn sẽ tác dụng đến doanh nghiệp và sự kích thích ra sự phát minh ra sản phẩm mới. Nhân tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu của một nước là thu nhập binh quân đầu người. Ngoài ra, nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng còn do các yếu tố khác như: văn hóa, thói quen… hay nói cách khác là thị hiếu của họ. Chẳng hạn, người Việt Nam rất thích dùng các mặt hàng nhập khẩu của các nước phát triển. Vì vậy, mặc dù hoàn toàn có thể giống nhau về chất lượng, giá cả trong nước lại thấp hơn nhưng người Việt lại chọn các sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Pháp… Do vậy, có thể nói rằng bất chấp mọi yếu tố khác, thị hiếu người dùng vẫn tồn tại như một nguồn gốc độc lập của thương mại quốc tế. Các lý thuyết về kinh tế quốc tế đã đưa ra được các cách giải thích khác nhau về nguyên nhân của thương mại quốc tế cũng như cách tiếp cận khác nhau trong việc giải thích các hiện tượng kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế, khả năng cạnh tranh quốc gia và các quan hệ tiền tệ quốc tế khu vực. Chúng là những căn cứ quan trọng về mặt lý thuyết để nhận thức một cách có hệ thống và hợp logic các quan hệ kinh tế quốc tế. Mức độ hoàn chỉnh và tổng quát của các lý thuyết này ngày càng được nâng cao. Một số vấn đề lý luận về xuất nhập khẩu Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi. Khái niệm nhập khẩu Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi. Đơn vị tính khi thống kê về xuất, nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...) Cán cân thương mại Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại: Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng. Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ
Tài liệu liên quan