Với xu thế hiện nay của quá trình đô thị hóa nhanh và sự phát triển ngày một cao của nền công nghiệp trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới, nhiều vấn đề môi trường nảy sinh và đã trở thành nỗi lo của toàn nhân loại. Đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, làm mất sự cân bằng sinh thái, suy giảm chất lượng môi trường.
Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có những bước biến đổi tích cực. Bức tranh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang mở ra những tương lai tốt đẹp, hứa hẹn một sự phát triển đầy triển vọng. Tuy nhiên, đồng thời với sự phát triển đó, tình trạng xuống cấp về môi trường đang ngày càng rõ nét. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh môi trường đang xấu đi rất nhanh. Các áp lực của đô thị như tài nguyên đất bị khai thác triệt để, để xây dựng đô thị, diện tích cây xanh và mặt nước giảm, nhu cầu nước sạch phục vụ sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất tăng, bùng nổ các phương tiện giao thông cơ giới, tăng nhu cầu năng lượng và nhiên liệu, . ngày càng gia tăng, vượt quá khả năng đáp ứng của đô thị. Từ đó, môi trường đô thị ngày càng bị ô nhiễm, đô thị phát triển sẽ không bền vững nếu không có biện pháp kiểm soát, quản lý, giải quyết các áp lực trên. Từ thực tế đó, đề tài "Bước đầu xác định thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông đối với môi trường thành phố Hà Nội" xem xét ảnh hưởng do hoạt động giao thông đối với môi trường dưới góc độ kinh tế để tìm ra một số giải pháp phục vụ cho quá trình quản lý môi trường đô thị hiện nay.
Trong nội dung đề tài, đối tượng nghiên cứu là các tác động tới môi trường của hoạt động giao thông trong phạm vi thành phố Hà Nội được xem xét dưới góc độ kinh tế và từ thực trạng các tác động đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng môi trường đô thị nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
Hoạt động giao thông tại Hà Nội bao gồm cả vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không nhưng trong đề tài này phạm vi nghiên cứu là hoạt động giao thông đô thị chủ yếu là giao thông bộ. Đây cũng là hình thức giao thông gây ra những tác động ảnh hưởng tới chất lượng môi trường thành phố Hà Nội.
Chuyên đề được chia làm 3 phần gồm có:
Phần I - Một số vấn đề cơ bản về xác định thiệt hại do giao thông
Phần II - Thực trạng tác động tới môi trường do hoạt động giao thông ở Hà Nội
Phần III - Đánh giá thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông ở Hà Nội
Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô giáo hướng dẫn - ĐH Kinh tế quốc dân đã tận tình chỉ bảo em về phương pháp nghiên cứu xác định thiệt hại đồng thời em cũng cảm ơn các chú thuộc Trung tâm môi trường Viện khí tượng thủy văn đã giúp đỡ em trong việc thu thập, xử lý dữ liệu.
87 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu xác định thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông đối với môi trường thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Với xu thế hiện nay của quá trình đô thị hóa nhanh và sự phát triển ngày một cao của nền công nghiệp trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới, nhiều vấn đề môi trường nảy sinh và đã trở thành nỗi lo của toàn nhân loại. Đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, làm mất sự cân bằng sinh thái, suy giảm chất lượng môi trường.
Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có những bước biến đổi tích cực. Bức tranh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang mở ra những tương lai tốt đẹp, hứa hẹn một sự phát triển đầy triển vọng. Tuy nhiên, đồng thời với sự phát triển đó, tình trạng xuống cấp về môi trường đang ngày càng rõ nét. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh môi trường đang xấu đi rất nhanh. Các áp lực của đô thị như tài nguyên đất bị khai thác triệt để, để xây dựng đô thị, diện tích cây xanh và mặt nước giảm, nhu cầu nước sạch phục vụ sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất tăng, bùng nổ các phương tiện giao thông cơ giới, tăng nhu cầu năng lượng và nhiên liệu, ... ngày càng gia tăng, vượt quá khả năng đáp ứng của đô thị. Từ đó, môi trường đô thị ngày càng bị ô nhiễm, đô thị phát triển sẽ không bền vững nếu không có biện pháp kiểm soát, quản lý, giải quyết các áp lực trên. Từ thực tế đó, đề tài "Bước đầu xác định thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông đối với môi trường thành phố Hà Nội" xem xét ảnh hưởng do hoạt động giao thông đối với môi trường dưới góc độ kinh tế để tìm ra một số giải pháp phục vụ cho quá trình quản lý môi trường đô thị hiện nay.
Trong nội dung đề tài, đối tượng nghiên cứu là các tác động tới môi trường của hoạt động giao thông trong phạm vi thành phố Hà Nội được xem xét dưới góc độ kinh tế và từ thực trạng các tác động đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng môi trường đô thị nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
Hoạt động giao thông tại Hà Nội bao gồm cả vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không nhưng trong đề tài này phạm vi nghiên cứu là hoạt động giao thông đô thị chủ yếu là giao thông bộ. Đây cũng là hình thức giao thông gây ra những tác động ảnh hưởng tới chất lượng môi trường thành phố Hà Nội.
Chuyên đề được chia làm 3 phần gồm có:
Phần I - Một số vấn đề cơ bản về xác định thiệt hại do giao thông
Phần II - Thực trạng tác động tới môi trường do hoạt động giao thông ở Hà Nội
Phần III - Đánh giá thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông ở Hà Nội
Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô giáo hướng dẫn - ĐH Kinh tế quốc dân đã tận tình chỉ bảo em về phương pháp nghiên cứu xác định thiệt hại đồng thời em cũng cảm ơn các chú thuộc Trung tâm môi trường Viện khí tượng thủy văn đã giúp đỡ em trong việc thu thập, xử lý dữ liệu.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm
PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO GIAO THÔNG
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜMG DO GIAO THÔNG
1.1. Môi trường
Theo nghĩa rộng thì môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Như vậy, bất cứ một vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Nhưng khái niệm môi trường sử dụng trong đề tài này được hiểu là tổng hợp các điều kiện sống của con người. Theo điều 1 Luật môi trường được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993, "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
Mọi hoạt động của con người đều có mối quan hệ mật thiết với môi trường. Các hoạt động phát triển của con người đều có hai mặt lợi và hại, môi trường cũng vậy, một mặt nó cung cấp nguồn tài nguyên và phúc lợi cho con người, mặt khác đó cũng là nguồn thiên tai thảm họa đối với sản xuất và đời sống con người. Hiện nay, do tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các yếu tố tự nhiên của môi trường để phục vụ sự phát triển của mình nên môi trường tự nhiên ngày càng bị tác động nghiêm trọng. Đặc biệt là tình trạng nguồn nguyên liệu và năng lượng được tiêu thụ quá mức đã làm cho môi trường thiên nhiên bị đe dọa, đồng thời cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của chính con người.
1.2. Ô nhiễm môi trường - tiêu chuẩn môi trường
1.2.1. Ô nhiễm môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam 1993, ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Như vậy, xét trên phương diện pháp lý một tác động đến môi truờng chỉ bị coi là gây ô nhiễm môi trường khi:
. Làm thay đổi tính chất môi trường
. Vi phạm tiêu chuẩn môi trường
Theo quan niệm chung ô nhiễm môi trường chỉ tình trạng môi trường mà những chỉ số hóa lý của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Do đó xácđịnh một hành động là gây ô nhiễm môi trường cần căn cứ vào tính chất của từng yếu tố môi trường và những quy định pháp lý về môi trường của Nhà nước đối với một khu vực nhất định.
Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường ở một số phương diện đã vượt quá khả năng tự điều chỉnh của tự nhiên và có nguy cơ gây ra những thảm họa sinh thái. Do vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là chống ô nhiễm môi trường, trả lại cho tự nhiên trạng thái cân bằng vốn có của nó. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của các nhà quản lý môi trường mà còn là sự nhận thức, cố gắng của từng cá nhân.
1.2.2. Tiêu chuẩn môi trường
Tác động đến môi trường của con người mà vi phạm tiêu chuẩn môi trường là một trong hai điều kiện để kết luận tác động đó gây ô nhiễm môi trường (theo khoản 6, điều 2, luật bảo vệ môi trường Việt Nam).
Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của tiêu chuẩn môi trường trong quản lý nhà nước về môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong hoạt động quản lý - tổ chức môi trường, các tiêu chuẩn vừa được xem là một công cụ kỹ thuật vừa là một công cụ pháp lý của Nhà nước. Chỉ trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định một cách chính xác chất lượng môi trường, từ đó có biện pháp khắc phục ngăn chặn ô nhiễm và xử lý vi phạm kịp thời.
Khoản 7, điều 2 luật bảo vệ môi trường quy định: " Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường". Những chuẩn mực giới hạn cho phép ở đây được hiểu là nồng độ, liều lượng các chất ô nhiễm có mặt trong các thành phần môi trường mà con người có thể chấp nhận được không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người và môi trường hiện tại cũng như tương lai. Chẳng hạn, tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam về chất lượng không khí - khí thải phương tiện giao thông đường bộ - giới hạn tối đa cho phép như sau :
Bảng 1: Giới hạn tối đa cho phép của thành phần ô nhiễm trong khí thải
Thành phần ô nhiễm trong khí thải
Phương tiện đang sử dụng
Phương tiện đăng ký lần đầu
Phương tiện động cơ xăng
Phương tiện động cơ điezen
Phương tiện động cơ xăng
Phương tiện động cơ điezen
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 1
Mức 2
Mức 1
Mức 2
CO (%V)
6,5
6,0
4,5
_
_
4,5
_
_
HC (ppm V)
ĐC 4 kỳ
_
1500
1200
_
_
1200
_
_
ĐC 2 kỳ
_
7800
7800
_
_
7800
_
_
ĐC đặc biệt
_
3300
3300
_
_
3300
_
_
Độ khói (%
_
_
_
85
72
_
72
50
Nguồn : TCVN 6438 - 1998
1.3. Tác động đến môi trường của hoạt động giao thông
Hoạt động giao thông là một phần không thể thiếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của con người, giao thông tạo ra sự lưu thông hàng hóa giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, phân công lao động theo lãnh thổ. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hoạt động giao thông với các phương tiện xe cơ giới đã gây ra không ít các tác động đến chính môi trường sống của con người.
1.3.1. Tác động tới môi trường của một số loại hình vận tải
Giao thông vận tải trong toàn bộ quá trình từ xây dựng hạ tầng giao thông đến vận hành đều gây ra những tác động đến môi trường. Theo đánh giá của các nhà khoa học tác động đến môi trường của các loại hình vận tải khác nhau sẽ gây ra những tác động riêng đặc thù của từng hình thức phụ thuộc vào loại phương tiện, nhiên liệu tiêu thụ, ... Dưới đây là những tác động tới môi trường của một số loại hình vận tải đã được đánh giá:
Bảng 2: Tác động môi trường của một số loại hình vận tải
(Chapman and Hall 1991)
Môi trường không khí
Môi trường nước
Môi trường đất
Chất thải rắn
Tiếng ồn
Tai nạn
Các tác động khác
Đường bộ
Ô nhiễm không khí (CO, HC, NOX, bụi xăng), ô nhiễm toàn cầu (CO2, CFCS)
Ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do nước chảy trên mặt đất, thay đổi hệ thống dòng chảy do xây dựng đường
Mất đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác vật liệu làm đường
Các phương tiện bị vứt bỏ, dầu thải
Tiếng ồn và chấn động do các phương tiện giao thông gây nên tại các đô thị và dọc các tuyến đường
Thiệt hại về tính mạng, thương tật, tài sản do tai nạn giao thông, vận chuyển các chất độc hại
Chia cắt hoặc phá hoại các khu vực lân cận đồng ruộng hoặc nơi cư trú của loài hoang dại; ách tắc giao thông
Đường thủy
Thải nước đáy, thải dầu làm thay đổi hệ dòng chảy do xây dựng cảng, đào, nạo vét kênh
Mất đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, vứt bỏ các phương tiện cũ của cảng
Các phương tiện giao thông thủy vứt bỏ
Nguy cơ tai nạn đối với tàu chở nhiên liệu và chất độc hại
Đường sắt
Mất đất để xây dựng hệ thống đường ga, kho tàng để po, các phương tiện cũ
Các tuyến đường, thiết bị và phương tiện bị vứt bỏ
Tiếng ồn và chấn động tại khu vực ga và tuyến đường
Các tàu chở chất độc hại bị trật bánh hoặc đâm nhau
Chia cắt các khu vực lân cận, đồng ruộng, nơi cư trú của ĐV hoang dã
Đường hàng không
Ô nhiễm không khí do phát thải khí NOX ở tầng cao, gây hiệu ứng nhà kính và suy giảm tầng ôzôn
Do xây dựng sân bay làm thay đổi dòng chảy, tầng nước ngầm
Mất đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, các phương tiện cũ
Các phế liệu, phế thải, phương tiện bị vứt bỏ, dầu thải
Tiếng ồn quanh khu vực sân bay
Thiệt hại về tính mạng, thương tật, tài sản do tai nạn máy bay, tuy nhiên so với vận tải bộ còn ít hơn
Nguồn Chapman and Hall - 1991
Hoạt động của các phương tiện vận tải:
Tác động của các loại phương tiện vận tải đối với môi trường đã được nêu ở phần trên nhưng dưới đây là một số vấn đề đáng chú ý khác.
Nói chung, các phương tiện giao thông vận tải chiếm phần khá quan trọng trong việc gây ô nhiễm không khí nhất là các đô thị và khu công nghiệp. Tỷ trọng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông gây nên so với toàn bộ các nguồn phát thải tại một số thành phố lớn như Niu Đêli 57%, tại Bắc Kinh 75%, Manila 70%, Kuala Lampua 86% (WRI 1994).
Về phương diện chiếm dụng mặt đường và phát thải của các phương tiện có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá lựa chọn các phương án nhất là trong tổ chức giao thông đô thị. Trung bình để chuyên chở một hành khách thì xe điện cần 0,9 m2, xe ô tô con cần 2 m2 và xe buýt cần 1,1 m2.
Ngoài ra, sự hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải còn ảnh hưởng tới ô nhiễm không khí toàn cầu. Các phương tiện vận tải cơ giới phát thải khoảng 14% tổng lượng khí CO2 trên toàn thế giới. Ngay ngành hàng không cũng gây ô nhiễm đáng quan tâm, không những vì khối lượng phát thải mà còn vì vị trí phát thải nữa. Theo cơ quan năng lượng quốc tế, năm 1990, các máy bay đã sử dụng tới 176 triệu tấn xăng (chiếm 14% tổng lượng nhiên liệu dùng trong GTVT), thải ra 550 triệu tấn CO2, 220 triệu tấn hơi nước, 3,5 triệu tấn NOx và 0,18 triệu tấn SO2. Các phân tử NOx và hơi nước được thải ra ở độ cao 9 - 13 km so với mặt biển có thể tồn tại lâu hơn 100 lần so với trường hợp chúng được phát thải gần mặt đất. Vài người còn đánh giá rằng NOx phát thải từ máy bay đóng góp khoảng 8% cho hiện tượng nóng lên toàn cầu.
1.3.2. Các chất gây ô nhiễm môi trường do giao thông
Môi trường không khí bị ô nhiễm do nhiều nguồn khác nhau, trong đó đóng góp đáng kể là từ các phương tiện giao thông vận tải do các phương tiện này sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. Lượng thải các chất độc hại tùy thuộc vào loại động cơ tương ứng với loại nhiên liệu mà nó sử dụng. Hiện nay thường sử dụng hai loại động cơ chính là động cơ xăng và động cơ điezen.
Động cơ xăng: sử dụng nhiên liệu xăng (phân đoạn nhẹ trong quá trình chưng cất dầu mỏ, gồm các hidrocacbon có nhiệt độ sôi từ 40 - 210oC).
Động cơ điezen: dùng loại nhiên liệu là dầu điezen hay dầu nặng là phân đoạn của các hidrocacbon có nhiệt độ sôi cao hơn.
Bảng 3: Thành phần khí thải của ô tô theo loại động cơ
STT
Thành phần khí thải
Nồng độ % thể tích của khí thải
Động cơ xăng
Động cơ điêzen
1
N2
74 - 77
76 - 78
2
O2
0,3 - 8,0
2 - 18
3
Hơi nước
3,0 - 5,5
0,5 - 4,0
4
CO2
5,0 - 12,0
1,0 - 10,0
5
CO
0,5 - 12,0
0,01 - 0,5
6
Nox
0,0 - 0,8
0,002 - 0,5
7
CxHy
0,2 - 3,0
0,009 - 0,5
8
Aldehyt
0,0 - 0,2
0,001 - 0,009
9
Muội
0,0 - 4 g / m3
0,01 - 1,1 g / m3
10
Bendơpiren
10 - 20 mg/m3
< 10 mg/m3
1.3.3. Con đường xâm nhập vào cơ thể người và động vật của các chất ô nhiễm
Cơ thể con người được ngăn cách với môi trường xung quanh bởi 3 loại màng chính :
+ Da.
+ Biểu mô của hệ tiêu hóa.
+ Biểu mô của hệ hô hấp
Để xâm nhập vào máu, một chất độc hại phải vượt qua các màng này trước khi tấn công lên một vị trí xác định. Sự xâm nhập của một chất độc qua bất kỳ một màng sinh học nào đều được quyết định bởi tính chất hóa lý của nó là:
- Mức độ ion hóa thấp
- Hệ số phân bố mỡ/nước của dạng ion hóa là cao.
- Các bán kính nguyên tử hoặc phân tử của các chất có khả năng tan được trong nước là nhỏ.
Ngay khi một chất độc đã vượt qua các màng này, nó nhập vào vòng tuần hoàn và được mang đi khắp cơ thể. Sự di chuyển của chất độc hại bên trong cơ thể bao gồm các tác nhân ảnh hưởng tới sự định vị sinh học của hóa chất bên trong cơ thể, nó liên quan tới một số tính chất như kích cỡ hạt, điều kiện tiếp xúc, trạng thái sức khỏe. Hóa chất phải từ vị trí tiếp xúc đi vào máu để chuyển động. Trong máu chất độc có thể ở dạng tự do hoặc liên kết với protein (thường là anbumin). Tiếp theo, nó đi vào các mô, ở đó có thể anbumin bị chuyển hóa (trong gan), tích lũy (trong mỡ), bài tiết (trong thận) hoặc thể hiện ở đáp ứng (trong não). Các chất này phải vượt qua màng kép phospholipid của tế bào thông qua các quá trình vận chuyển bị động và chủ động. Sự định vị của chất ô nhiễm trong cơ thể phản ánh cuộc đời của nó trong cơ thể, bao gồm quá trình hấp thụ, phân bố, chuyển hóa sinh học, bài tiết và động học của các qúa trình này.
Khi một hóa chất đi đến mục tiêu nó sẽ phản ứng với các phân tử chức năng trong tế bào tấn công để gây ra tác động hoặc ứng đáp, ứng đáp là do hóa chất quyết định và nó liên quan đến liều lượng. Một liều là một đơn vị tiếp xúc với một hóa chất và thường được biểu diễn ở một đơn vị hóa chất trên đơn vị thể trọng (kg thể trọng) hoặc trên diện tích bề mặt cơ thể (m2 hay cm2 bề mặt cơ thể). Giữa liều lượng và ứng đáp có liên hệ nhân quả với nhau, có hai quan hệ liều lượng - đáp ứng :
- "Đáp ứng chia cấp bậc" : miêu tả sự ứng đáp của cá thể trên một khoảng các liều lượng của một hóa chất và được đặc trưng bởi sự tăng liên quan tới liều lượng trong tính khốc liệt của ứng đáp.
- "Ứng đáp định lượng" : miêu tả sự phân phối của các ứng đáp đối với các liều khác nhau trong một quần thể của cá thể.
Có rất nhiều loại đáp ứng xuất hiện sau khi xảy ra tương tác giữa hóa chất và cơ thể. Chúng bao gồm sự thay đổi hình thái, mức độ lớn và nhỏ, thay đổi các chức năng sinh lý và sinh học. Một số yếu tố ảnh hưởng tới đáp ứng là : đặc tính lý hóa, độ bền, độ tinh khiết của hóa chất, tiếp xúc nhiều hay ít, lâu hay chóng, bằng con đường nào, tính trạng di truyền, loài, giống, giới tính, tuổi, trọng lượng cơ thể, tình hình sức khỏe của đối tượng khi tiếp xúc, sự có mặt của các hóa chất khác, điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,..), khả năng đáp ứng hoặc chống chịu, độ nhạy cảm.
1.3.4. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí tới con người và hệ sinh thái
Các chất ô nhiễm trong khí quyển gây nên vô số hậu quả tai hại không những chỉ đối với các sinh vật, trong đó kể cả con người, mà còn đối với cả các hệ sinh thái bằng cách làm rối loạn các chu trình sinh địa hóa.
Khí SO2 là một trong những chất ô nhiễm khí quyển mà tác động của nó lên các sinh vật là đáng lo ngại nhất hiện nay. Theo đánh giá năm 1982, tổng lượng khí SO2 đã được thải vào khí quyển bởi tất cả các nguồn là gần 200 triệu tấn. Khí này nhanh chóng chuyển thành axit sunfuric, một chất rất háo nước và do đó nó đóng vai trò chủ yếu trong sự tạo thành khói mù axit, một thứ sương mù đặc trưng cho các thành phố và khu công nghiệp, gây nên sự ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng. Tại London vào tháng 12 năm 1952, một lớp khói sương mù dày đặc tồn tại trong năm ngày liên tục và gây ra 4000 trường hợp tử vong. Ngoài ra khí này còn chịu trách nhiệm về các trận mưa axit ở các nước công nghiệp hóa và các vùng lân cận. Ngày nay, hiện tượng mưa axit đã phát triển trên quy mô toàn cầu gây ra những thảm họa sinh thái thực sự. Các trận mưa axit đã phá hủy cả những khu rừng thông rộng lớn và axit hóa nước trong các hồ, dẫn đến sự hủy diệt các sinh vật sống trong hồ. Sự ô nhiễm không khí bởi SO2 là đặc biệt tai hại đối với thực vật, trong đó có một loài hoa ẩn (Cryplogame) như địa y có độ nhạy cảm lớn đến mức người ta dùng chúng làm chỉ thị sinh học của sự ô nhiễm không khí. Không một cây địa y nào có thể sống được khi nồng độ SO2 trong không khí lớn hơn 35 ppb (ppb = 1/109). SO2 cũng rất độc đối với cây có hoa, không một loại thực vật bậc cao nào có thể phát triển bình thường khi trong không khí thường xuyên có 80 ppb SO2. Ngay các loại cây chống chịu mạnh nhất cũng bị thương tổn khi nồng độ đạt đến 0,25 ppm. Trong số các cây gỗ rừng thì cây thông là nhạy nhất với SO2. Người ta đánh giá rằng hiện có khoảng 5 triệu ha rừng của cộng đồng kinh tế châu Âu bị đe dọa phá hủy bởi tác động tổng hợp của khí SO2 và mưa axit. Người và động vật cũng bị tác động bởi sự ô nhiễm không khí do SO2. Tác hại của nó đối với động vật có vú thể hiện ở sự giảm tính nhạy cảm của phổi ở nồng độ thấp hơn 1 ppm, còn ở nồng độ cao hơn thì có sự tăng tiết tĩnh mạch phế quản. Khí SO2 tác dụng hợp đồng với khói thuốc lá gây nên bệnh viêm phế quản mãn tính ở người.
Các ôxit của N2 cho dù chỉ độc đối với động vật và thực vật ở nồng độ lớn nhưng cũng tạo thành một loại chất ô nhiễm không khí rất nguy hiểm, đặc biệt là do tác dụng gián tiếp của chúng. Trong khí quyển thành phố bị ô nhiễm và nhiều nắng, chúng chuyển thành các hợp chất PAN (PAN: ôzôn và peroxiaxetyl nitrat) rất độc và là tác nhân thuận lợi cho sự tạo thành khói mù quang hóa, là nơi xảy ra nhiều phản ứng khác nhau dẫn đến tạo thành ôzôn, chất này đến lượt nó lại tác động lên các chất ô nhiễm khác như CxHy chưa cháy để tạo thành PAN, những sản phẩm rất độc hại cho cả động vật lẫn thực vật. Thực tế cho thấy rằng 15 ppb PAN đủ để gây ra bệnh bỏng là ở các cây có hoa, còn ở nồng độ hàng chục ppb thì gây ra sự kích thích mạnh màng nhầy của mắt và phế quản của động vật có vú, trong khi ở một số thành phố thỉnh thoảng người ta vẫn đo được nồng độ đến 150 ppb.
Các hydrocacbua chưa cháy là các cấu tử chiếm ưu thế trong khí quyển bị ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và các thành phố lớn, trong đó có một số là những chất ô nhiễm thứ cấp được tạo thành từ sự đốt cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ. Đó là trường hợp các hydrocacbon đa vòng gây ung thư như Benzopỉen, Benzauthraxen, Fluaranthren,... là những chất rất hay gặp trong khói, bồ hóng và khí thải động cơ, chủ yếu là động cơ điezen.
Cacbon oxit, CO cũng được sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ. Nó là chất ô nhiễm có khối lượng lớn nhất trong không khí, với nồng độ thường vào khoảng từ