Chiến lược mở cửa để đưa dần nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cách đây hơn 13 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chính sách mở cửa là chủ trương thu hót vốn đầu tư của nước ngoài và đặc biệt quan trọng là chính sách thu hót vốn trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
77 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera trong thời gian tới.
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi.
Chiến lược mở cửa để đưa dần nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cách đây hơn 13 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chính sách mở cửa là chủ trương thu hót vốn đầu tư của nước ngoài và đặc biệt quan trọng là chính sách thu hót vốn trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thu hót đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển hàng xuất khẩu không chỉ nhằm tăng thêm vốn cho đầu tư phát triển sản xuất mà còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp cho nước nhà những máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng cao, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần ổn định nền tài chính tiền tệ quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển …
Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hót vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam trước thềm thế kỷ 21. Đồng thời cũng là nhân tố quan trọng để đưa đất nước ta từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp, để đưa chủ trương của Đảng ta xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh sớm trở thành hiện thực.
2.Mục đích của đề tài Môc ®Ých cña ®Ò tµi
Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá khái quát và phân tích tổng thể về đặc điểm, xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng, xác định tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung và của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Từ nội dung nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá để rót ra những bài học thực tiễn góp phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển hàng xuất khẩu của nước nhà. Qua đây làm sáng tỏ quá trình thu hót có kết quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Chuyên đề phân tích cụ thể môi trường đầu ở nước ta, chủ trương tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước nói chung và xuất khẩu của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Qua đó nhằm đưa ra những đề xuất phát triển của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới.
3.Phương pháp nghiên cứu Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu
Chuyên đề được xây dựng và trình bày trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó có vận dụng lý thuyết kinh tế học hiện đại về đầu tư và xuất nhập khẩu hàng hoá. Dùng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê và khái quát hoá đối tượng nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra.
4.Kết cấu của chuyên đề KÕt cÊu cña chuyªn ®Ò
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo…chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Những lý luận chung về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera.
Chương III: Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này em đã luôn nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của THS. Phạm Văn Hùng cùng các cô chú, anh chị tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo cùng các cô, chú tại Công ty. Kính chúc các cô, các chú có sức khoẻ và công tác tốt.
Chương I
Những lý luận chung về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hoá
I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài. §Çu t trùc tiÕp níc ngoµi.
1.1 Khái niệm.
· Khái niệm đầu tư.
Có nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư
Có quan niệm cho rằng
Đầu tư theo nghĩa rộng, có thể hiểu là quá trình bỏ vốn (bao gồm cả tiền, nguồn lực, thời gian, trí tuệ, công nghệ…) để đạt được mục đích hay mục tiêu nhất định nào đó.
Các nhà kinh tế cho rằng:
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu hót về các kết quả nhất định tương lai, lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền, vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và nguồn nhân lực có điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội.
Cho dù đầu tư được quan niệm như thế nào thì bản chất đích thực của hoạt động đầu tư vẫn là sự ứng trước một lượng vốn nhất định (dưới dạng tiền hay hiện vật, hoặc sáng chế phát minh, dây chuyền công nghệ…) để tạo các yếu tố vật chất và lao động, hình thành nên hoạt động kinh doanh: mua máy móc thiết bị, nguyên liệu, thuê mướn nhân công…nhằm thu hót lại một lượng lớn sau hơn một khoảng thời gian nhất định. Đây là hoạt động thường xuyên của mọi nền kinh tế và là nền tảng của sự phát triển của xã hội loại người.
Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào trong nước vốn dưới dạng tiền hoặc hiện vật được nước nhận đầu tư chấp nhận để sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.
· Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment)
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào qúa trình điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về kết quả, cùng hưởng lợi và cùng chia sẽ rủi ro tuỳ theo kết quả của hoạt động kinh doanh và phần vốn góp. Đây là loại hình đầu tư khá phổ biến hiện nay.
· Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tù chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của mình.
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được.
- Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động của nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các Công ty nhằm xây dựng các cơ sở, các chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Chỉ có điều ở đây chủ đầu tư phải đóng góp một lượng vốn đủ lớn, đủ để họ có quyền tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2 Lợi thế do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại
Như đã nói ở trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đem lại lợi Ých cho cả hai bên đầu tư và bên nhận đầu tư. Tuy nhiên do tính chất của đề tài nên bài viết chỉ tập trung vào phân tích ưu thế do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho bên nhận đầu tư .
· Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước.
Nền kinh tế nước ta vốn chủ yếu dùa vào sản xuất nông nghiệp là chính và đất nước phải trải qua thời kỳ chiến tranh kéo dài đã làm cho đời sống cuả nhân dân vô cùng khó khăn, gian khổ.
Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương “Đổi mới” nền kinh tế xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp sang chế độ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế trong nước đã dần dần biến đổi. Trước đây nước ta là một nước chủ yếu sống bằng nông nghiệp mà hàng năm vẫn thiếu ăn, từ khi thực hiện “ đổi mới” nền kinh tế đã có biến đổi to lớn… Nhân dân không còn cảnh đói cơm, rách áo mà đất nước lại có lương thực dư thừa để xuất khẩu…Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động tích cực đến nền kinh tế nước ta, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân lao động, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước đạt kết quả tích cực, trong đó có chương trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của một quốc gia và là một giải pháp được xây dựng ở tầm vĩ mô mà công cụ chủ yếu là những biện pháp mạnh mẽ của Nhà nước thông qua những chủ trương, chính sách và pháp luật. Bên cạnh đó muốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công thì những yếu tè nh: Vốn đầu tư, máy móc kỹ thuật và công nghệ, nhân tè con người… cần được quan tâm và phát triển. Những yêu tố giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công một mặt phải dùa vào nội lực của đất nước là chính, song bên cạnh đó cũng cần tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước, xu thế này không chỉ được nước ta vận dụng mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ có chuyển dịch cơ cấu theo ngành nghề mà còn chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ để sao cho sự phát triển giữa các vùng trong một nước được đồng đều, tạo những yếu tố để các vùng phát huy hết những tiềm năng sẵn có, góp phần vào việc phát triển chung của cả nước.
· Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam góp phần tăng vốn cho đầu tư phát triển và tăng thu nhập quốc dân.
Theo nguyên lý chung, muốn có tăng trưởng cao phải có đầu tư cao hay nói cách khác: đầu tư quyết định tăng trưởng. Một số quốc gia khi tiến hành đầu tư để phát triển kinh tế đều phải dùa vào hai nguồn chủ yếu là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn của nước ngoài. Nguồn vốn trong nước là do tích luỹ từ nội tại nền kinh tế có được; nguồn vốn từ bên ngoài là do đi vay của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế, nguồn viện trợ không hoàn lại và nguồn quan trọng nhất là từ đầu tư trực tiếp nước ngoài.
· Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam góp phần trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho nền kinh tế quốc dân.
Khả năng vốn có của đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những đóng góp quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân nước ta trong những năm qua.
Phía đối tác Việt Nam khi tham gia vào các dự án liên doanh, phần góp vốn của phía Việt Nam chủ yếu là đất đai, nhà xưởng mà phần nhà xưởng khi góp lại ở tình trạng cũ nát và một phần rất nhỏ là vốn bằng tiền. Ngược lại đối với các nhà đầu tư nước ngoài phần vốn góp vào liên doanh lại chủ yếu là hiện kim bằng ngoại tệ, hiện vật là thiết bị, máy móc kỹ thuật và công nghệ, bản quyền, bằng phát minh sáng chế.
Phần đóng góp của nước ngoài nêu trên là những lĩnh vực mà nền kinh tế Việt Nam vốn rất thiếu và rất cần được bổ sung để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Phát triển đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để phát triển kinh tế đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay được mở rộng với nhiều hình thức đầu tư như hình thức hợp tác liên doanh gồm phía đối tác Việt Nam và một hoặc nhiều đối tác nước ngoài hay một đối tác nước ngoài và nhiều đối tác phía Việt Nam; hình thức đầu tư với 100% vốn là của nước ngoài...
Khi các dự án đầu tư được thực hiện thì cũng là lúc các nhà đầu tư nước ngoài đưa các thiết bị kỹ thuật, dây chuyền máy móc và công nghệ… vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh. Đi liền với máy móc hiện đại là quy trình công nghệ tiên tiến để vận hành sản xuất kinh doanh. Những người tiếp quản để thực hiện sản xuất kinh doanh Êy có một số rất Ýt là người nước ngoài, số còn lại hầu hết là người Việt Nam. Đây là một thời cơ quan trọng để lực lượng lao động của chúng ta tiếp cận với thiết bị máy móc hiện đại và công nghệ kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
Trang thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến đã giúp cho các liên doanh sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. Đây là một đóng góp tích cực của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vào chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu mà Đảng và Nhà nước ta đề ra
· Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam góp phần đào tạo nhân lực, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã có tác động mạnh mẽ tới mọi tầng líp trong xã hội nước ta, từ các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh đến những người lao động …Để dần phù hợp với cơ chế thị trường thì việc tổ chức lại bộ máy làm việc, đặc biệt tổ chức lại bộ máy trong sản xuất kinh doanh đã được các đơn vị quan tâm giải quyết.
Từ thực tế của việc chuyển đổi cơ chế quản lý trong những năm qua cho thấy:
Thứ nhất: Khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh cho phù hợp với cơ chế thị trường đã dẫn tới một tình hình chung của các đơn vị này là một lượng lao động đáng kể dư ra mà các đơn vị không có khả năng bố trí được.
Thứ hai: Để thực hiện chủ trương bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, Nhà nước không thể tiếp tục bù lỗ cho các đơn vị làm ăn kém hiệu quả mà có hướng để các đơn vị này sát nhập hoặc tuyên bố phá sản và như vậy tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng một số lớn lao động sẽ không có việc làm.
Thứ ba: Mét mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường đối với Công ty và người lao động của Việt Nam ta còn hết sức mới mẻ, nhu cầu đào tạo, trang bị những kiến thức cần thiết cho người lao động, từ cán bộ quản lý đến những người lao động có tay nghề chuyên môn sao cho phù hợp với cơ chế thị trường là một nhu cầu đòi hỏi có tính chất khách quan và cấp bách của nền kinh tế nước ta.
Để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, trong đó có việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, đào tạo một líp người mới có trình độ nghiệp vụ, có tay nghệ kỹ thuật phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường thì đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian vừa qua được triển khai cho thấy đã góp phần đắc lực vào việc đào tạo một đội ngò đông đảo những nhà quản lý, những người lao động có trình độ kỹ thuật, có tay nghề cao và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Từ chính sách mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường thu hót đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mở ra những cơ hội mới để lực lượng lao động trong nước ta tiếp cận với phương thức quản lý và điều hành theo cơ chế thị trường. Đồng thời người lao động nước ta cần được đào tạo, trang bị những kỹ năng vận hành đối với các loại máy móc và quy trình công nghệ hiện đại của thế giới mà trước đó chưa có điều kiện biết tới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được triển khai đã thu hót hàng trăm nghìn lao động có việc làm ổn định, có thu nhập bình quân khá cao so với thu nhập bình quân của người lao động khác trong nước, tạo ra sự ổn định về đời sống kinh tế, xã hội nước nhà.
· Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam những năm qua đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của Nhà nước.
Thực hiện quản lý theo cơ chế thị trường, nguồn thu về tài chính bổ sung vào ngân sách Nhà nước đã có nhiều thay đổi. Phần lớn những khoản nép vào ngân sách trước đây của Công ty nay đã thay bằng các loại thuế. Để duy trì mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước bao gồm các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến cấp quản lý phường, xã; duy trì hoạt động của các lực lượng vũ trang đến các hệ thống giáo dục đào tạo, dạy nghề, hệ thống an ninh xã hội…tất cả phần lớn đều trông chờ vào nguồn thu ngân sách quốc gia.
Nguồn thu ngân sách Nhà nước không những trang trải cho các nhu cầu trên mà còn đóng góp một phần đáng kể vào vốn đầu tư Nhà nước, đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản , công trình cơ sở hạ tầng, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.
2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi
2.1 Khái niệm.
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là doanh nghiệp sử dụng vốn dưới dạng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức cá nhân nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
2.2. Phân loại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư nước ngoài được thông qua nhiều hình thức như: hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; hợp đồng xây dùng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)…
Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài còn được đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Dưới đây sẽ là hai loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phổ biển nhất:
· Liên doanh: Là hình thức đầu tư do hai bên cùng nhau góp vốn theo một tỷ lệ nhất định để thành lập một doanh nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành riêng và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ăn chia lợi nhuận và gánh chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp.
Về thực chất đây là sự chung vốn giữa nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhà đầu tư nước sở tại để hình thành nên một doanh nghiệp thống nhất về cơ cấu tổ chức, kinh tế kỹ thuật. Nói cụ thể hơn, đó là sự góp riêng thành một vốn chung, tạo nên một cơ sở vật chất chung để thực hiện một nhiệm vô chung, cùng hưởng lãi và chia sẽ rủi ro theo phần vốn góp.
Hình thức này thường được tiến hành khi cả hai bên cùng có lợi. Đó là lúc mà nhà đầu tư nước ngoài cần dùa vào đối tác nước sở tại để có thể tiếp xúc với môi trường đầu tư mới khi mà họ chưa thật sự hiểu biết nhiều về nó, một nơi mà tuy hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng rất có thể cũng Èn chứa nhiều rủi ro và nguy cơ.
Hình thức liên doanh cũng giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài có thể nhanh chóng giải quyết các thủ tục cần thiết cho việc đầu tư. Có thể nói bằng hình thức này họ đã tạo ra được một ‘tay trong”, người am hiểu về luật pháp, thông lệ và tập quán của nước sở tại, và là một yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng thực hiện được nguyện vọng đầu tư của mình, điều mà một mình họ khó có thể thực hiện được. Còn nhà đầu tư trong nước cần đủ vốn để họ được phép kinh doanh trong những ngành nghề có mức vốn tối thiểu theo quy định, cần khoa học công nghệ và cả kinh nghiệm quản lý, thông tin về thị trường, về bạn hàng… Do đó hình thức hùn vốn kinh doanh là hình thức được cả hai bên lùa chọn, đặc biệt là khi bắt đầu đầu tư vào thị trường mới. Chính phủ các quốc gia chậm phát triển rất coi trọng hình thức này vì nó giúp nước sở tại tiến bộ rất nhanh về nhiều mặt như tạo thêm công ăn việc làm, giúp tiếp thu công nghệ mới, phương pháp quản lý hiện đại, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp. Hơn nữa, sự có mặt trực tiếp của thành viên nước sở taị trong hội đồng quản trị, cùng tham gia điều hành trực tiếp doanh nghiệp, mà chính phủ nước sở tại có thể nắm bắt được ý đồ đầu tư của các chủ tư bản nước ngoài và kịp thời điều chỉnh nếu hoạt động của doanh nghiệp này làm phương hại đến lợi Ých quốc gia, đến lợi Ých của người lao động nước mình… đồng thời cũng thông qua hoạt động điều hành quản lý doanh nghiệp mà có thể nhanh chóng nắm bắt được thị trường, được bạn hàng quen của các chủ đầu tư nước ngoài để có thể vươn lên làm chủ trong tương lai.
· Đầu tư độc lập, tạo ra Công ty 100% vốn nước ngoài. Đây là hình thức độc lập đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài, là việc các chủ đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn, xây dựng doanh nghiệp của mình trên lãnh thổ của nước sở tại và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tự mình gánh chịu