Chuyên đề Các nghiệp vụ kế toán trong phòng kế toán doanh nghiệp tại Vietcombank Bình Dương

Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định 115/CP ngày 30/12/1962, tiền thân là Cục Quản Lý Ngoại Hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam với tên giao dịch là Bank For Foreign Trade Of Viet Nam, viết tắt là VCB hay VIETCOMBANK và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963. Trong những năm 1963-1989 đây là giai đoạn nền kinh tế đất nước phát triển hết sức khó khăn do những điều kiện lịch sử vốn có của nó. Trong giai đoạn này, một trong những nhiệm vụ đặt ra cho Ngân Hàng Ngoại Thương là phải bằng mọi cách điều khiển cán cân thanh toán quốc tế, bảo đảm an toàn vốn ngoại hối của đất nước, phục vụ kháng chiến chống Mỹ và vượt qua cấm vận của nước ngoài. Kết quả nghiệp vụ kinh doanh lúc đó đã tích lũy được 35 triệu USD lãi ròng, Ngân Hàng Ngoại Thương trở thành trung tâm thanh toán quốc tế, nơi tiếp nhận, ký nhận vay viện trợ của World Bank, nguồn vốn ODA và trở thành đại lý cho Chính Phủ trong quan hệ thanh toán vay nợ viện trợ. Trong suốt thời kỳ khó khăn đó, Ngân Hàng Ngoại Thương không chỉ thực hiện chức năng trung tâm thanh toán xuất nhập khẩu và tín dụng Quốc tế mà còn được Nhà nước giao quản lý toàn bộ vốn ngoại tệ của đất nước. Từ những năm 1990 đến nay, Ngân Hàng Ngoại Thương đã đổi mới chính sách cho vay, huy động vốn và trở thành Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh có nguồn vốn lớn nhất Việt Nam. Hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Ngoại Thương với tỷ trọng gần 80% đầu tư tín dụng phục vụ đối tượng Doanh nghiệp Nhà nước, góp phần cung cấp lượng vốn đáng kể phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia như bưu chính viễn thông, điện lực, than, dầu khí, hoạt động tín dụng của Vietcombank đang thực hiện Đề án tái cơ cấu với mục tiêu đa dạng hóa loại hình dịch vụ phải mở rộng diện cho vay tín dụng. Một trong những thế mạnh của Vietcombank là kinh doanh ngoại tệ. Vietcombank đã thực hiện nối mạng thanh toán toàn cầu SWIFT, và cũng đang triển khai hàng loạt các máy rút tiền tự động ATM trên toàn quốc. Sáu năm liên tiếp (1996 – 2001), Vietcombank được Ngân hàng Chase Mahattan Bank New York trao tặng danh hiệu “Ngân Hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán SWIFT tốt nhất Việt nam” và cũng trong 5 năm liên tiếp (2000 – 2004) tạp chí Banker (Anh Quốc) đã được bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt nam”. Những danh hiệu này đã khẳng định vị trí Vietcombank trong quá trình hội nhập quốc tế. Tính đến cuối năm 2004, với vốn điều lệ hơn 4.843 tỷ đồng, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh bao gồm: - 26 chi nhánh cấp I, 41 chi nhánh cấp II, 47 phòng giao dịch trải đều khắp các tỉnh thành trong cả nước. - Một công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài. - Ba công ty trực thuộc (công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản). - Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng. - Tham gia 4 liên doanh với nước ngoài. Với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành trải qua những bước thăng trầm, những tiền đề cho sự phát triển bền vững của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã được xác định. Từ một Ngân Hàng Thương Mại hoạt động trong cơ chế độc quyền, được Nhà nước bao cấp, khi mới ra đời chỉ có một hội sở chính tại Hà Nội và một cơ sở tại Hải Phòng. Đến nay, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã trở thành một hệ thống phát triển theo hướng tập đoàn tài chính với trên 40 đơn vị thành viên ở trong và ngoài nước, tập hợp gần 5.600 cán bộ nhân viên đang lao động hết mình vì sự nghiệp của ngành.

doc63 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các nghiệp vụ kế toán trong phòng kế toán doanh nghiệp tại Vietcombank Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan