Chuyên đề Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Trong tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, với những xu thế vận động và bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, với những tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội để tránh khỏi bị tụt hậu Việt Nam đang đứng trước thời cơ mới và thách thức mới. Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, để đưa đất nước phát triển nhanh Đảng ta đã khẳng định ” Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài” Quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là tất yếu. Nhật Bản là một trong những nước có tầm ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhật Bản là một cường quốc kinh tế đã trải qua nhiều năm phát triển thần kỳ vào trước thập niên 90của thế kỷ XX khiến cho cả thế giới khâm phục. Nhiều nước trong khu vực Châu Á đã phấn đấu noi theo mô hình phát triển của Nhật Bản, trong đó một số nước và lãnh thổ Đông Á đã nhanh chóng trở thành con rồng, con hổ kinh tế, giải quyết thành công nhiều vấn đề đời sống kinh tế – xã hội, chỉ trong vòng 2 – 3 thập niên.Vì vậy, việc xem xét, nghiên cứu, tìm hiểu học hỏi những chính sách, biện pháp, giải pháp, chiến lược mà chính phủ Nhật Bản đã sử dụng để đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như vậy đối với Việt Nam là rất cần thiết nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao và bền vững cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Sau quá trình thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”. Vì thời gian ngắn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên nội dung chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô chỉ bảo, góp ý để chuyên đề thực tập của em được hoàn chỉnh hơn

doc60 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, với những xu thế vận động và bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, với những tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội… để tránh khỏi bị tụt hậu Việt Nam đang đứng trước thời cơ mới và thách thức mới. Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, để đưa đất nước phát triển nhanh Đảng ta đã khẳng định ” Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài” Quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là tất yếu. Nhật Bản là một trong những nước có tầm ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhật Bản là một cường quốc kinh tế đã trải qua nhiều năm phát triển thần kỳ vào trước thập niên 90của thế kỷ XX khiến cho cả thế giới khâm phục. Nhiều nước trong khu vực Châu Á đã phấn đấu noi theo mô hình phát triển của Nhật Bản, trong đó một số nước và lãnh thổ Đông Á đã nhanh chóng trở thành con rồng, con hổ kinh tế, giải quyết thành công nhiều vấn đề đời sống kinh tế – xã hội, chỉ trong vòng 2 – 3 thập niên.Vì vậy, việc xem xét, nghiên cứu, tìm hiểu học hỏi những chính sách, biện pháp, giải pháp, chiến lược mà chính phủ Nhật Bản đã sử dụng để đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như vậy đối với Việt Nam là rất cần thiết nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao và bền vững cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Sau quá trình thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”. Vì thời gian ngắn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên nội dung chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô chỉ bảo, góp ý để chuyên đề thực tập của em được hoàn chỉnh hơn. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống những vấn đề về cải cách kinh tế của Nhật Bản, hiệu quả của cuộc các cuộc cải cách đó và sự ảnh hưởng của nó tới Việt Nam. Đánh giá bước đầu hiệu quả của các cuộc cải cách đó đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản, Việt Nam và một số tồn tại. Trên cơ sở đó để có những giải pháp và tìm ra những ảnh hưởng của các cuộc cải cách đó đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được mục tiêu trên cần phải có phương pháp, cách tiếp cận khoa học và phù hợp. Cơ sở lý luận thực hiện đề tài chủ yếu dựa vào các lý thuyết liên quan đến lợi thế so sánh, lý thuyết về phát triển thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày nay. III. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Lời nói đầu đề cập đến sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, ý nghĩa, đề tài. Chương I, Đề tài tập trung nghiên cứu về Nhật Bản, quá trình cải cách của Nhật Bản và tầm ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế Nhật Bản. Chương II, Đề tài tập trung phân tích, đánh giá các cuộc cải cách tài chính của Nhật Bản và hiệu quả của nó. Chương III, Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các cuộc cải cách đó và triển vọng phát triển trong tương lai. Kết luận, Trên cơ sở kết quả nghiên cứu phần kết luận khẳng định những kết quả đạt được và một số kiến nghị nhằm nâng cao mối quan hệ kinh tế Nhật Bản - Việt Nam trong tương lai. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN I. XU HƯỚNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng trong hoạt động kinh tế quốc tế. Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) cùng với việc tranh thủ thu hút các nguồn vốn để phát triển cũng khuyến khích, đẩy mạnh việc quan hệ hợp tác với các nước phát triển trên thế giới nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như mở rộng thị trường, tận dụng các nguồn tài nguyên, lao động, tăng nguồn thu lợi nhuận cũng như tăng cường ảnh hưởng với các nước khác và. Chính vì những lẽ đó mà đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra, tổng kết những kinh nghiệm, những vấn đề lý luận, thực tiễn và dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới trong đó có Nhật Bản và Việt Nam. II. NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN TỪ CUỐI NHỮNG NĂM 1980 ĐẾN NAY Nhật Bản, một nước nghèo tài nguyên, không thể đánh mất bất kỳ một cơ hội thương mại quốc tế nào nếu đó là cơ hội để phát triển kinh tế và duy trì một mức sống cao. Các chính sách liên quan tới thương mại và đầu tư do vậy đã chiếm một vị trí nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế. Sau thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, ở Nhật Bản đã nảy sinh hàng loạt vấn đề đòi hỏi nhà nước phải điều chỉnh chính sách và tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa… Phạm vi của đề tài được xác định là những cải cách được tiến hành ở Nhật Bản từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay. Những cải cách này đã, đang và sẽ được tiến hành với nội dung và hình thức rất phong phú và đa dạng, chưa biết được thời gian kết thúc. - Những yếu tố (bên trong và bên ngoài) thúc đẩy Nhật Bản cải cách. Đó là sự đổ vỡ của kinh tế bong bóng, đồng Yên lên giá, hệ thống ngân hàng tài chính lạc hậu, sự già hoá dân số, bộ máy nhà nước yếu kém, tình hình chính trị mất ổn định và tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp tác động mạnh tới kinh tế, xã hội Nhật Bản. - Những nội dung cơ bản của cải cách kinh tế ở Nhật Bản, trong đó bao gồm các chính sách và giải pháp tình thế lẫn các chương trình cải cách kinh tế một cách toàn diện. Đồng thời, đánh gia một số thành công cũng như hạn chế của cải cách kinh tế ở Nhật Bản và cuối cùng vạch ra những vấn đề cần được tiếp tục cải cách. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng nợ đã làm cho nhiều nước đang phát triền lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Để thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái các nước đang phát triển đã phải cải cách kinh tế theo hướng chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH, hướng về xuất khẩu. Và Nhật Bản cũng không là ngoại lệ, từ đầu thập niên 1990 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát hẳn ra khỏi cơn suy thoái kéo dài, cho dù cũng đã có sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế với chỉ số dự đoán khoảng 2,4% năm 2003 (tạp chí “Times” số tháng 10/2003). Sự phát triển không ổn định đi liền với khủng hoảng suy thoái kéo dài là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Nhật Bản trong khoảng hơn thập niên vừa qua. khởi đầu của sự phất triển đó được đánh dấu bởi sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng Nhật Bản vào đầu thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Nhật Bản trong những năm 1990 đã suy giảm liên tục với động thái tăng trưởng rất chậm chạp và thất thường. Cụ thể như sau: Từ 1990 đến 1996: với động thái tăng trưởng kinh tế: 0,5%; 0,6%; 2,8%; và 3,2%. Từ 1997 đến 1999: tiến dần đến tình trạng trầm trọng của khủng hoảng. Khủng hoảng kinh tế Nhật Bản được gắn liền với ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông á (1997 – 1998). Lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm liên tục trong 2 năm liền(1997: - 0,7% và 1998: -1,1%).Năm 1999: kinh tế Nhật Bản phục hồi trở lại nhưng tăng trưởng còn mong manh: 0,7%. Năm 2000: kinh tế Nhật Bản tăng trưởng khả quan: 2,4%. Năm 2001: suy giảm kinh tế trở lại với chỉ số tăng trưởng: -0,4%. Năm 2002 đến nay: đang phục hồi yếu 1,6%. Về đại thể, các chỉ số tăng trưởng GDP hàng năm trên đây đã phản ánh khái quát nhất về mặt định lượng của cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản kéo dài suốt thập niên 1990 đến nay. Nếu so với cuộc khuủng hoảng kinh tế 1973 – 1975 của thế giới Tư Bản Chủ Nghĩa, trong đó có Nhật Bản thì mức độ khủng hoảng lần này còn tồi tệ hơn nhiều (cuộc khủng hoảng 1973 – 1975, năm 1973: tăng trưởng GDP của Nhật Bản là 8%, đến năm 1974 tuy có bị giảm đột ngột đến mức – 1,2%, song đến năm 1975, lại khôi phục trở lại ngay với tăng trưởng 3%, tiếp đó năm 1976 là 4%, từ đó bình quân hàng năm cho đến cuối thập niên 1980 đều đạt tăng trưởng khoảng 5%). Đó là biểu hiện tổng quát nhất của khủng hoảng kinh tế Nhật Bản qua động thái suy giảm của tăng trưởng GDP hàng năm. III. CẢI CÁCH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN Các chính sách và biện pháp cải cách kinh tế ở Nhật Bản kể từ đầu thập kỷ 1990 đến nay có thể được chia thành hai cum chính sách và biện pháp chủ yếu, đó là các chính sách và biện pháp mang tính chất tình thế, và các chương trình cải cách kinh tế một cách cơ bản và toàn diện. 1. Các chính sách và giải pháp tình thế Trước tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng và kéo dài, đồng yên bất ổn định, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng – tài chính, và các vấn đề kinh tế – xã hội khác, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện khá nhiều chính sách và giải pháp tạm thời để khôi phục và lấy lại sức sống cho nền kinh tế. Các chính sách và biện pháp loại này thực ra đã được áp dụng nhiều lần trong các thập kỷ trước đây khi nền kinh tế Nhật Bản có biểu hiện suy thoái theo chu kỳ. Nội dung chủ yếu của nó là bơm thêm tiền vào nền kinh tế bằng các chương trình kích thích kinh tế trọn gói, tăng đầu tư vào các công trình công cộng, giảm thuế, giảm tỷ lệ lãi suất chiết khấu chính thức,… nhằm kích thích nhu cầu trong nước. - Các chương trình kích thích kinh tế trọn gói: Đây là một giải pháp truyền thống mà Chính phủ Nhật Bản thường sử dung để khác phục khủng hoảng chu kỳ. Đó là việc dựa vào ngân sách bổ sung hoặc các chương trình kích thích kinh tế trọn gói nhằm kích cầu trong nước thông quq việc mỏ rộng các công trình công cộng. Kể từ khi nền kinh tế “bong bóng” sụp đổ, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện rất nhiều biện pháp cả gói với tổng chi phí lên tới 107.000 tỷ Yên. Đây chính là những biện pháp can thiệp của Chính phủ mà theo lý thuyết của Kêyn thì có thể tạo ra những đòn bẩy cho nền kinh tế. - Cắt giảm thuế và xoá matt phần nợ cho các công ty kinh doanh bất động sản: Đây cũng là một giải pháp quan trọng nhằm trợ giúp các công ty đang đứng trước bờ vực thẳm của sự phá sản sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng. Ví dụ, Nội các của thủ tướng Obuchi đã thực hiện giảm thuế thu nhập 9.000 tỷ Yên (2%GDP). Mức thuế thu nhập cao nhất của cả cấp quốc gia và cấp địa phương đã được giảm từ 65% xuống còn 50%. Sự giảm thuế này được hy vọng là sẽ thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và kích thích tinh thần làm việc chung. Việc giảm thuế để khuyến khích xây dựng nhà ở cũng đã được tiến hành một cách rộng rãi. Hơn nữa, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định giảm tỷ lệ thuế kinh doanh kết hợp cả quốc gia và địa phương từ mức 46,36% xuống 40,87% tương đương với 2,4 tỷ tỷ Yên (0,4% GDP). Thông qua các cuộc cải cách và giảm thuế này, Chính phủ hy vọng giảm gánh nặng thuế xuống bằng mức trung bình của các nước đã công nghiệp hoá. Cùng với quá trình này, việc lập quyết định về ngân sách quốc gia và cải cách thuế đã đưa vấn đề cơ cấu vào bàn nghị sự. Chính phủ đã tăng ngân sách về nghiên cứu cơ bản và phát triển 8,1%, các thiết bị thông tin như máy vi tính, máy photcoppy kỹ thuật số, và máy điện thoạ kỹ thuật số sẽ được thanh lý ngay nếu chúng ít hơn 1 triệu Yên. Để khuyến khích sử dụng các loại ô tô có hiệu quả và ít gây ô nhiễm môi trường, thuế xe khách và các loại xe tải tương tự sẽ được giảm đi. Nhằm khuyến khích việc quốc tế hoá đồng Yên, Chính phủ đã ban hành hệ thống bỏ thầu mở đối với các trái phiếu ngắn hạn, đây là matt hình thức miễn thuế thu nhập đặc biệt đối với các trái phiếu Chính phủ cho những người không phải cư dân Nhật Bản. Chính phủ cũng đã quyết định huỷ bỏ thuế giao dịch chứng khoán và ban hành một hệ thống thuế đã được củng cố trong năm 2001. - Giảm lãi suất chiết khấu chính thức: Trước tình trạng sản xuất đình trệ, nhu cầu đầu tư trong nước giảm sút, Chính phủ Nhật Bản đã liên tục giảm lãi suất cho vay chính thức của ngân hàng nhằm kích thích đầu tư. Đây cũng là một trong những hướng cơ bản của chính sách kích cầu trong nước. Trong suốt những năm 1990, lãi suất chính thức đã luôn được giảm đi trước tình trạng kinh tế suy thoái. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã duy trì một tỷ lệ lãi suất thấp tới mức chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản (0,5%) trong suốt nhiều năm liên tục và thậm chí hiện nay đã xuống tới mức sấp sỉ con số không nhằm phuch hồi và lấy lại sinh khí cho nền kinh tế. 2. Các chương trình cải cách kinh tế một cách cơ bản và toàn diện Nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng trì trệ kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản là sự bất cập hay những hạn chế của mô hình kinh tế Nhật Bản trước bối cảnh mới của tình hình kinh tế quốc tế, sự lạc hậu của hệ thống ngân hàng tài chính mang nặng tính bao cấp, sự cứng nhắc cũng như thiếu minh bạch của bộ máy hành chính trong việc quản lí và điều hành nền kinh tế… Chính vì vậy, để khắc phục một cách triệt để tình trạng kinh tế suy thoái đòi hỏi phải tiến hành những cải cách toàn diện hệ thống kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải vấn đề này đã được nhận thức và thực hiện ngay từ đầu thập kỷ1990 sau khi những “bong bóng” kinh tế bất đông sản sụp đổ đẩy nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng và kéo dài. Mà phải đến 1996, sau khi hàng loạt các chương trình kích thích kinh tế trọn gói, như đã đề cập đến ở trên, không đem lại hiệu quả, Chính phủ Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hashimoto mới ban hành một loạt các chương trình cải các liên quan đến nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội Nhật Bản. Có 6 chương trình cải cách lớn đã được đưa ra, trong đó có 3 chương trình liên quan đến cải cách kinh tế. Đó là: Điều chỉnh chính sách kinh tế; Cải cách cơ cấu kinh tế; và Cải cách hành chính. Sau đây là một số nội dung cơ bản nhất của các chương trình cải cách này. Thứ nhất, để thực hiện cải cách cơ câu kinh tế, Chinh phủ Nhật Bản một mặt đã áp dụng các giải pháp hỗ trợ đối với một số nghành công nghiệp đang bị sa sút như luyện kim, đóng tầu, hoá chất… nhằm ngăn chặn nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực này. Các giải pháp chủ yếu như tài trợ qua ngân sách, kích thích đổi mới trang thiết bị qua thực hiện khấu hao nhanh, áp dụng giải pháp miễn thuế và hỗ trợ thất nghiệp… Mặt khác, Chính phủ đã thực thi các giải pháp để khuyến khích đầu tư vào các nghành công nghệ mới như ưu đãi về thuế để khuyến khích các hoạt động đầu tư nghiên cứu triển khai (R&D), thực hiện trợ cấp cho các chương trình và dự án quan trọng có qui mô lớn, và các dự án trong các lĩnh vực mới có nhiều rủi ro. Chính phủ cũng thực hiện hỗ trợ cho công tác nghiên cứu tại các trường, các viện và kêu gọi vốn của khu vực tư nhân tập trung vào nghiên cứu cơ bản, sáng chế quy trình công nghệ mới. Thứ hai, cùng với các biện pháp kích cầu của Chính phủ, các công ty Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt các giải pháp như: + Cắt giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí lao động. Trong suốt những năm 1990, các công ty Nhật Bản đã hết sức hạn chế việc tuyển thêm công nhân mới, giảm công nhân hợp đồng, khuyến khích những người cao tuổi về hưu sớm, và ép các xí nghiệp vừa và nhỏ làm thầu khoán phải giảm tối đa các chi phí sản xuất phụ tùng. Kết quả là thất nghiệp gia tăng và các công nhân thường xuyên còn được tuyển mộ phải làm thêm giờ song tiền lương lại không được tăng một cach tương ứng. Chính vì thế trong suốt những năm 1990, những cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm tại các công sở nhà nước lẫn khu vực tư nhân cho những người dân ở Nhật Bản ở độ tuổi lao động, đặc biệt là những sinh viên mới và đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, đã trở nên rất khó khăn. Đối với những ai lần đầu tiên đi tìm kiếm công ăn việc làm thì quả thật là cơ hội rất mỏng manh. Bởi vì phần đông các công ty Nhật Bản trong những năm này luôn ở trong tình trạng suy thoái, họ phải co nhỏ lại quy mô họat động kinh doanh để tránh tổn thất và sa thải công nhân. Một số nhỏ các công nhân được thuyên chuyển tới các xí nghiệp vừa và nhỏ với những công việc mang tính chất tạm thời. + Tiến hành thu hẹp và giảm đầu tư vào nhiều khâu sản xuất cần nhiều lao động, không còn cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đồng thời chuyển chúng sang các nước Đông Á. Đó là các nghành sản xuất phụ tùng ô tô, lắp ráp đồ điện, điện tử, dệt… Hướng thích ứng này đã dẫn tới nguy cơ của sự “trống rỗng” nền công nghiệp trong nước mà các sách báo đã đề cập đến rất nhiều. Theo các số liệu thống kê của 14 nghành công nghiệp, tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài trong những năm giữa thập kỷ 90 bình quân đều đạt trên 27%, vượt xa mức 1,8% vào năm 1986. Trong đó công nghiệp chế tạo tăng mạnh nhất. Ví dụ, đằu tư ra nước ngoài trong ngành chế tạo ô tô đã tăng từ 4,8% năm 1986 lên 38,1% năm 1995 (Tạp chí “Kinh tế hệ” số tháng 7/1996). Tỷ trọng sản xuất ở nước ngoài (chỉ mối quan hệ giữatổng ngạch tiêu thụ của các xí nghiệp ở nước ngoài thuộc ngành chế tạo với tổng ngạch tiêu thụ của ngành chế tạo trong nước) đã tăng từ 3% năm 1985 lên 6,4% năm 1990 và 7,4% năm 1993, trong đó nghành sản xuất máy điện tăng lên 12,6%, máy móc vận tải tăng lên 17,3% (Sách trắng đầu tư, Hội Chấn hưng mậu dịch Nhật Bản năm 1995). + Tăng cường nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, bán thành phẩm, và linh kiện, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất từ những cơ sở chế tạo của Nhật Bản ở nước ngoài và nâng cao hơn nữa giá cả hàng xuất khẩu để bù lại những thiệt hại do sư tăng giá của đồng Yên gây ra. Ví dụ trong năm 1995, nhiều công ty xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng giá hàng xuất khẩu từ 10 – 15%. Điều này đã khiến cho hàng nhập khẩu dễ có điều kiện thâm nhập hơn vào thị trường Nhật Bản trong khi đó hàng xuất khẩu từ Nhật Bản lại khó được chấp nhận hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu của Nhật Bản trong name 1995 chỉ tăng có 2,6%so với 5,1% vào năm 1994, trong khi đó, nhập khẩu tăng tới 9,2% so với 8,4% vào năm 1994. Do xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, cán cân mậu dịch thặng dư của Nhật Bản đã giảm đi đáng kể. Song điều đáng nói là trong khi thặng dư mậu dịch với Mỹ và EU giảm đi thì thặng dư mậu dịch của Nhật Bản với Châu Á vẫn tiếp tục tăng nhanh, chứng tỏ Châu Á ngày càng trở thành một thị trường xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản. Ví dụ, xuất khẩu của Nhật Bản sang Châu Á trong 6 tháng đầu năm 1995 đã lên tới 99,8 tỷ đôla, cao hơn cả xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ và EU cộng lại (97,3 tỷ đôla). (Trịnh Ngọc - Kinh tế Nhật Bản phục hồi trong sự trì trệ. Nghiên cứu Nhật Bản, số 1(5), 3/1996). + Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Đồng thời tến hành đào tạo lại lao động, hợp nhất các cơ sở sản xuất không có hiệu quả, hoặc bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài… Thứ ba, trong lĩnh vực tài chính, “Bing Bang” được coi là một trong những cuộc cải cách có vị trí quan trọng hàng đầu. Đây là một cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc, và triệt để với mục tiêu cơ bản là: làm cho thi trường tài chính Nhật Bản năng động hơn, linh hoạt hơn, tự do hơn, minh bạch, chuẩn mực hơn và có thể sánh vai với những trung tâm tài chính lớn như New York và Luân Đôn. Những nội dung chủ yếu của cuộc cải cách này là: + Mở rộng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư và những người đi vay. + Cải tiến chất lượng phục vụ của các trung gian tài chính và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. + Phát triển một thị trường đem lại nhiều lợi ích hơn. + Thiết lập những khung khổ pháp lý và những quy định đáng tin cậy cho sự giao dịch bình đẳng, minh bạch. Trên cơ sở những hướng cải cách cơ bản nói trên, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành và thực hiện hàng loạt các chính sách và biện pháp cải cách cụ thể đối với từng lĩnh vực của hệ thống tài chính. Trong đó, đặc biệt là các chính sách cơ cấu lại Bộ Tài Chính, chính sách tăng cường vai trò của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, chính sách cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, chính sách nới lỏng các quy chế tạo điều kiện cho sự phát triển của các thị trường vốn độc lập và sự thâm nhập vào các công việc kinh doanh lẫn nhau của các cơ quan tài chính nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của chúng, các chính sách về lãi suất tín dụng, tỷ giá đồng Yên, và thị trường chứng khoán, các chính sách về thuế, thu chi