Chuyên đề Cải cách, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế
Trong quá trình chuyển đổi từnền kinh tếkếhoạch hoá tập trung sang kinh tếthị trường, các nước đều phải đối mặt với một loạt vấn đề. Trong đó, xửlý những hậu quảdo quá khứ đểlại đã khó, thì việc lựa chọn những phương án mới, môhình mới cho doanh nghiệp nhà nước trong tương lai còn khó hơn. Các nước Đông Âu, Liên Xô sau khi thểchếchính trịsụp đổ, doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi theo “Liệu pháp sốc”. Các nước XHCN còn lại nhìn chung đều chọn các phương pháp cải cách từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm,tránh không đểphát sinh những hậu quảxấu hoặc sốc vềcác vấn đềxã hội. Trong sốcác môhình có sẵn, có cái đã được đúc kết bởi kinh nghiệm thếgiới, có cái chưa có tiền lệhoặc là có nhưng mới là những nét “chấm phá”, cần được tiếp tục nghiên cứu, nhất là làmsao cho phù hợp với thực tếvà với từng bước cải cách của mỗi nước. Doanh nghiệp nhà nước là một đối tượng không nước nào bỏqua được, và đều phải nghiêmtúc lựa chọn giải pháp xemxét. Một thời kỳdài ởnước ta, doanh nghiệp nhà nước đã đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình phát triển đất nước, bởi vậy càng cần được nghiên cứu một cách sâu sắc để có giải pháp cải cách phù hợp. Trong 20 năm đổi mới đất nước do Đảng ta đềxướng và lãnh đạo, doanh nghiệp nhà nước là đối tượng được Đảng đặc biệt chú trọng tìm giải pháp nhằmnâng cao hiệu quảvà năng lực cạnh tranh. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh cải cách doanh nghiệp nhà nước thông qua các hội thảo, các bài viết trên các báo, tạp chí, các cuộc hội nghịlớn nhỏ. Đảng ta đã có cảNghịquyết riêng về đổi mới doanh nghiệp nhà nước (NQ TW3 khoá 9). Hầu nhưtrong các kiểm điểm cuối năm, giữa kỳ, cuối kỳ, Đảng và Chính phủ đều đã có những đánh giá rất nghiêmtúc và đềra giải pháp tiếp theo cho công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Kết quảquá trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quảdoanh nghiệp nhà nước ởViệt Nam đã có những chuyển biến cụthể, rất tích cực, song vẫn còn nhiều chuyện phải bàn vềdoanh nghiệp nhà nước, nhất là trong giai đoạn mới – thời kỳViệt Nam trởthành thành viên chính thức của Tổchức Thương mại thếgiới (WTO). Một câu hỏi lớn đang đặt ra: Doanh nghiệp nhà nước có cùng với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, và có là “đầu tàu”, hay là con tàu lớn dẫn dắt “Hải đoàn” doanh nghiệp Việt Nam ra khơi trong cộng đồng kinh tếquốc tếkhông?