Nằm cách Thị trấn Sa Pa 1,5 km theo hướng Tây Nam trên trục đường Sa Pa – Sín Chải, Cát Cát là 1 trong 4 thôn của xã San Xả Hồ. Phía Đông giáp thôn Ý Lình Hồ 1, phía Tây giáp trục đường Sa Pa – Sín Chải, phía Nam giáp thôn Sín Chải và dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Bắc giáp Thị trấn Sa Pa. Tổng diện tích tự nhiên toàn thôn ≈ 1,447 ha. Dân số tính đến ngày 18/12/2008 là 545 người. Trong đó, người Mông có 511 người, chiếm 93,76% . Đây là một bản văn hoá du lịch dân tộc Mông hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Người Mông nơi đây cho đến nay vẫn còn duy trì được nghề dệt từ nguồn nguyên liệu bằng vỏ cây. Cây ấy gọi theo tiếng Mông là Chaoz mangx mà chúng ta vẫn gọi là Cây lanh. Đây là một vấn đề lý thú không chỉ đối với du khách tham quan thôn Cát Cát mà còn là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
Vì vậy, chuyên đề Cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung đề cập đến cây lanh với tư cách là một trong những loại cây đã từng gắn bó với lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng quan trọng nhất là sự gắn bó của nó với đồng bào Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề nằm trong đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống, thuộc dự án Bảo tồn thôn truyền thống dân tộc Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy tư liệu điền dã tại thực địa làm nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu.
30 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN LUẬN
Nằm cách Thị trấn Sa Pa 1,5 km theo hướng Tây Nam trên trục đường Sa Pa – Sín Chải, Cát Cát là 1 trong 4 thôn của xã San Xả Hồ. Phía Đông giáp thôn Ý Lình Hồ 1, phía Tây giáp trục đường Sa Pa – Sín Chải, phía Nam giáp thôn Sín Chải và dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Bắc giáp Thị trấn Sa Pa. Tổng diện tích tự nhiên toàn thôn ≈ 1,447 ha. Dân số tính đến ngày 18/12/2008 là 545 người. Trong đó, người Mông có 511 người, chiếm 93,76%. Đây là một bản văn hoá du lịch dân tộc Mông hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Người Mông nơi đây cho đến nay vẫn còn duy trì được nghề dệt từ nguồn nguyên liệu bằng vỏ cây. Cây ấy gọi theo tiếng Mông là Chaoz mangx mà chúng ta vẫn gọi là Cây lanh. Đây là một vấn đề lý thú không chỉ đối với du khách tham quan thôn Cát Cát mà còn là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
Vì vậy, chuyên đề Cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung đề cập đến cây lanh với tư cách là một trong những loại cây đã từng gắn bó với lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng quan trọng nhất là sự gắn bó của nó với đồng bào Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề nằm trong đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống, thuộc dự án Bảo tồn thôn truyền thống dân tộc Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy tư liệu điền dã tại thực địa làm nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu.
1. TÊN GỌI, ĐẶC ĐIỂM, NGUỒN GỐC XUẤT XỨ CỦA CÂY LANH
1.1. Tên gọi
Nguồn nguyên liệu chính trong nghề dệt của người Mông ở Cát Cát là loại cây được các nhà thực vật học Việt Nam gọi là cây “gai dầu”. Tên gọi này được dùng để phân biệt với cây gai thông thường mọc phổ biến ở vùng đồng bằng và một số nơi ở miền núi phía Bắc nước ta. Nhưng trong quá trình giao lưu văn hoá giữa người Việt và người Mông lại xuất hiện từ “lanh” để chỉ loại cây này.
Trên thực tế, cây lanh có tên khoa học là Brevimulticaulis hoặc Lunumusitatissimum, thuộc loại cây công nghiệp ôn đới ngắn ngày, họ lanh (linaceae). Đây là loại cây không có ở Việt Nam mà chỉ được trồng chủ yếu ở các nước có khí hậu ôn đới. Còn cây gai dầu có tên khoa học là Cananbis Sativa L.Subsp, Sativa là loại cây thuộc họ gai dầu (Cannbaceae). Cả hai loại cây này đều là loại cây thảo dùng để lấy sợi và lấy dầu với những đặc điểm khá giống nhau nhưng chúng khác nhau ở đặc điểm cơ bản về chiều cao. Trong khi cây gai dầu có chiều cao từ 1 – 3 m thì cây lanh chỉ cao từ 0,75 – 1,2 m. Ngoài ra, sợi lấy từ vỏ cây gai dầu chắc và bền hơn so với sợi lấy từ vỏ cây lanh rất nhiều.
Tuy nhiên, do từ “lanh” lâu nay đã ăn sâu vào tiềm thức không chỉ của người Mông mà còn của các dân tộc khác ở đất nước ta khi nhắc tới hay nghĩ tới loài cây này nên trong chuyên đề này, chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ “lanh” để chỉ đối tượng nghiên cứu.
1.2. Đặc điểm
Cây lanh hay còn gọi là cây lanh mèo (từ đây gọi chung là cây lanh) là loại cây thảo, cao 1 – 3 m, có thân vuông, suốt dọc thân có rãnh, bề mặt thân cây phủ lông mềm, sù sì, lá có cuống, thường mọc so le, có phiến chia đến tận gốc thành 5 – 7 lá chét hẹp hình ngọn giáo, đầu nhọn, hai cạnh lá có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc. Hoa được xếp thành hình xim kép ở nách và ngọn, các hoa cái xếp thành hình xim hay xim có nách những lá bắc dạng lá. Hạt không có nội nhũ, chứa nhiều tinh dầu.
Nghiên cứu các đặc điểm và thành phần của cây lanh, các ngành khoa học ứng dụng trên thế giới đã cho thấy cây lanh có rất nhiều tác dụng có thể áp dụng vào thực tiễn đời sống của con người hiện đại. Cụ thể như sau:
+ Thân cây và hạt của cây lanh có thể chế ra chất bào mòn, chất dẫn lưu. Hạt cây lanh còn có thể dùng làm thức ăn, làm bánh, thức ăn gia súc, bột năng lượng giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, hạt cây lanh còn có thể dùng để ép lấy dầu. Thân cây lanh có thể tước vỏ lấy sợi, còn lõi cây ép lấy bã để làm giấy (giấy in, bìa cứng, giấy bồi, giấy lọc, bìa caston, bao bì…). Bã cây lanh cũng có thể sử dụng để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng (tấm sơ ép, nguyên liệu cách ly thay thế sợi thuỷ tinh, các khối kết gắn thay thế xi măng, bê tông, vữa và hồ…). Sợi cây lanh ngoài việc làm nguyên liệu cho ngành dệt dân dụng (đồ trang trí bằng vải, khăn, vải thô, túi, sợi bông, bảo hộ lao động, tất, giầy, vải cao cấp…), ngành dệt kỹ thuật (dây bện, dây thừng, lưới, túi vải bạt, vải làm cánh buồm…) thì cũng có thể dùng để làm giấy, làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, sợi lanh còn có thể dùng để sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác như sợi hỗn hợp, dây phanh.v.v…
+ Lá cây lanh có thể được dùng để làm thức ăn cho động vật, làm phân bón và làm chất tạo dinh dưỡng cho ngành nông nghiệp trồng nấm.
+ Dầu ép từ hạt lanh có thể dùng để làm thức ăn như dầu sa lát, bơ, thức ăn bổ xung; các sản phẩm kỹ thuật như sơn dầu, dung môi, mỡ bôi trơn răng cưa xích chuyển động, mực in, chất đánh bóng, chất mài nhẵn (matit), lớp phủ ngoài, nhiên liệu, chất đốt; làm nguyên liệu thành phần cho ngành sản xuất các sản phẩm vệ sinh cá nhân như xà phòng, dầu gội đầu, sữa tắm, mĩ phẩm…
Ở Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á ngoài việc đầu tư phát triển Hợp tác xã thôn nghề lanh truyền thống ở Lùng Tám (Hà Giang) để tiêu thụ tại chỗ (chủ yếu là hàng lưu niệm phục vụ du lịch), xuất khẩu sang thị trường Austraylia và một số thị trường Âu - Mỹ thì cũng đang nghiên cứu thí nghiệm về cây lanh và những tác dụng của nó. Hiện nay, Trung tâm đã trồng thí điểm lanh ngay tại Đồng bằng Bắc Bộ để lấy sợi dệt xuất khẩu, cũng như đang thí điểm lấy lõi cây lanh làm giấy và ép hạt lanh lấy dầu. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn giới hạn trong phạm vi rất nhỏ nên chưa mang lại lợi ích thực sự cho vùng đồng bào dân tộc Mông. Vì vậy, việc khai thác các giá trị của cây lanh (ngoài việc lấy sợi) cần được chú trọng và đầu tư vào các dự án trọng điểm mang tính ứng dụng cao.
1.3. Nguồn gốc, xuất xứ và những đóng góp của cây lanh trong nền văn minh nhân loại:
Một kết quả nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy, người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng sợi cây lanh làm dây buộc và lưới đánh cá từ rất sớm (khoảng 4.500 TCN). Sự phát hiện của người Trung Quốc cổ đại trong việc sử dụng cây lanh làm giấy cuộn đã thật sự mang đến sự phát triển của công nghiệp giấy đầu tiên trên thế giới. Nghệ thuật làm giấy của Trung Quốc đã phát triển tới tận Ba Tư và thế giới Ả Rập vào thế kỷ XVIII. Những tác phẩm viết của Khổng Tử và Lão Tử cũng được viết trên giấy lanh.
Bên cạnh đó, người Trung Quốc cổ đại cũng đã trồng lanh để dệt vải và dùng hạt của nó để làm thức ăn và ép lấy dầu. Cây lanh và các sản phẩm của nó phát triển rộng rãi ở Trung Quốc vào thế kỷ III TCN. Hạt của nó được đưa tới Triều Tiên (Choson), ngang qua biển Nhật Bản (Yamamoto) để tới hòn đảo phía nam của Nhật Bản - đảo Kyushu. Các học giả người Nhật từ đó ngoài việc sử dụng cây lanh lấy sợi dệt đã chú ý học cách làm giấy và làm thuốc từ cây lanh của người Trung Quốc. Sau đó, theo các con đường thông thương buôn bán, loại cây này đã phát triển ở Địa Trung Hải và dần trở thành loại hàng hoá có giá trị của các dân tộc nói ngôn ngữ Slavơ, Xắc xông, Noóc măng... Điều này được minh chứng bằng di tích hoá thạch của dây lanh và sợi dệt được tìm thấy ở gần Stuttart (Đức) được xác định niên đại từ năm 400 TCN bằng phương pháp đo Cacbon CO4. Cây lanh sau đó được tiếp tục trồng ở trung tâm châu Âu. Từ thế kỷ XVI, nghệ thuật làm giấy bằng cây lanh đã xuất hiện tại châu Âu. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chất liệu lanh đã thống trị trong các loại sợi ở châu Âu và châu Á. Dây buộc, cánh buồm làm từ lanh là các mặt hàng chính trong các tầu buôn của các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Pháp, Hà Lan, Tây Ba Nha, Anh, Đức và Nga - những nước khai thác lanh đầu tiên và một số thuộc địa của các nước này. Trong đó, Nga là nước xuất khẩu lanh nhiều nhất thế giới hồi đó, chủ yếu là xuất cho các công ty của Mỹ, Canada sản xuất dây lanh và vải lanh.
Ở châu Á, cây lanh phát triển từ Trung Quốc ra khắp các phần lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á mà điển hình ở Nhật Bản. Do dần thích nghi được với điều kiện khí hậu ở nơi đây nên đến thế kỷ III SCN nó đã trở thành loại cây trồng lấy sợi dệt vải bền chắc có tính ổn định của người Nhật cũng như là dùng để làm lưới, làm dây buộc, làm giấy. Nhưng trong tín ngưỡng của người Nhật, cây lanh vẫn chiếm vị trí độc tôn. Chẳng hạn, trong tín ngưỡng Shinto – tôn giáo bản địa của người Nhật thờ Thần đạo, cây lanh tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sạch và sự phì nhiêu, màu mỡ (khả năng sinh sản). Tại ngôi đền cổ tại Taimdo gần Osaka cũng thờ thần Cây lanh (giống như đền Đồng Cổ của người Việt tại phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ thờ thần Trống đồng vậy). Trong các ngôi đền thờ Thần đạo và thờ Phật, những hiện vật mang tính biểu trưng hiện nay là dây chuông, gậy trừ tà, màn che và áo choàng của thầy tu được làm bằng sợi cây lanh. Các nhà Thiền học (zen) và các Võ sĩ đạo (samurai) thường nhấn mạnh nguồn cảm hứng từ cây lanh trong thơ Haiku - một thể loại thơ cổ của người Nhật, trong võ thuật và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Do thông thương buôn bán giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên ngày càng phát triển trong các thế kỷ tiếp theo nên các học giả người Nhật thường đến Trung Quốc để nghiên cứu về khoa học, thuốc và nông nghiệp. Họ học cách chế biến từ cây lanh để làm thuốc chữa các loại bệnh như táo bón, hen suyễn, các vấn đề về da cũng như tăng cường thể lực… Những giá trị cao của cây lanh đã tạo ra những sản phẩm có thể đem bán đã mang lại sức mạnh về kinh tế và quyền lực cho những người đi săn thời phong kiến Nhật Bản và giữ những người nông dân nhỏ bé bận rộn với công việc chuyên môn hoá tạo ra sản phẩm. Lá cây lanh đã trở thành một mô típ phổ biến trong nghệ thuật trang trí trên nền vải của người Nhật và thậm chí vẫn còn xuất hiện trong chăn màn, các bộ Kimono và các bức màn che. Lanh và một phần tơ tằm đã từng là loại sợi dùng để may mặc chính ở Nhật Bản đến tận thế kỷ XVII, trước khi có sự xuất hiện của bông - một loại cây mới có năng xuất cao hơn và giá thành thấp hơn. Từ khi bông xuất hiện đã nhanh chóng được dùng phổ biến trong những tầng lớp làm việc trồng trọt ở nông thôn. Lanh trở thành loại cây được bảo lưu cho những loại trang phục đặc biệt và cho tầng lớp cao trong xã hội Nhật Bản thời kỳ đó. Mặc dù bị thu hẹp vai trò trong việc làm ra vải nhưng cây lanh vẫn tiếp tục giữ vị trí độc tôn trong số những nguyên liệu thô ở Nhật Bản trong suốt thế kỷ XIX. Những người nông dân Nhật Bản đã dùng sợi lanh cùng với các loại cây khác làm nói đội và ván để chở các vật nặng đi qua những vùng khó đi trên núi. Và cũng như châu Âu thời điểm này, quân đội Nhật Hoàng đã dùng dây lanh để làm dây neo và cánh buồm cho các tàu chiến của lực lượng hải quân.
1.4. Cây lanh trong đời sống của người Mông ở Cát Cát
Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào để chúng ta có thể xác định được thời điểm cây lanh đến với văn hoá Mông. Chỉ biết rằng, loại cây này đã được người Trung Quốc cổ đại phát hiện và sử dụng đầu tiên trên Thế giới. Người Mông gọi nó là mangx còn người Trung Quốc thì gọi nó là má ( ). Theo Tân Hoa Đại Từ điển thì “má là một loài cây thực vật, thuộc loài cây thảo, gồm có nhiều chủng loại, vỏ của cây này có thể dùng để dệt vải”. Đây là một giả thuyết quan trọng khiến chúng ta có thể nghĩ rằng người Mông (Miêu tộc) đã tiếp nhận yếu tố lanh và văn hoá lanh từ Hán tộc rồi dần đồng hoá nó trong quá trình phát triển của tộc người.
Đến thế kỷ thứ XVIII – XIX, vải lanh thêu của người Mông (gọi là Miêu bố, Miêu cầm) đã được coi là loại vải tốt nhất để triều đình Mãn Thanh làm quà biếu, tặng các công sứ phương Tây trong các cuộc ngoại giao chính trị quan trọng của quốc gia.
Hiện nay, cây lanh, sợi lanh, vải lanh, áo, quần/váy lanh… đã thực sự trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất của người Mông nói chung, người Mông ở Cát Cát nói riêng. Cây lanh không chỉ là thứ vật liệu cơ bản dùng dể dệt vải may mặc mà đã trở thành một yếu tố xuyên suốt vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đi vào thế giới tâm linh, tình cảm. Nó trở thành biểu tượng của sự gắn kết lứa đôi, biểu tượng cho sự bền chắc của đời người và là sợi dây dẫn hồn người chết trở về với thế giới của tổ tiên…
2. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI TÁC ĐỘNG TỚI CÂY LANH CỦA NGƯỜI MÔNG Ở CÁT CÁT
Hệ sinh thái của mỗi vùng được quyết định bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội. Cây lanh của người Mông ở Cát Cát cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để tìm hiểu nguyên nhân về sự tồn tại và phát triển của cây lanh ở Cát Cát, chúng ta cần xem xét đến đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội nơi đây.
2.1. Môi trường tự nhiên
Xem xét môi trường tự nhiên nhằm tìm hiểu những yếu tố cơ bản của thiên nhiên tác động trực tiếp đến điều kiện sinh trưởng của cây lanh, chúng ta cần tìm hiểu về đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và thuỷ văn của địa bàn này.
- Về địa hình, quá trình tạo núi trong Tân kiến tạo với sự phân bậc địa hình đã tạo nên tính chất núi cao cho thôn Cát Cát. Bề mặt địa hình của thôn là dạng bề mặt đỉnh san bằng – bóc mòn không hoàn toàn với đặc điểm là bề mặt nằm ngang và hơi nghiêng được phân bố rộng khắp địa vực cư trú của quần thể dân cư trong thôn, trên các đường chia nước phụ và các đồi thoải lượn sóng hoặc phân bậc. Thành tạo bề mặt bao gồm eluvi và đá khối tảng lẫn dăm sạn, trơ sỏi đá, vỏ phong hoá vụn bở litoma và sapolit, có chỗ còn bảo tồn tầng phong hoá khá tốt. Tuổi tương đối của bề mặt này là Paleogen thượng – Mioxen (P3-N1).
Xen kẽ với dạng địa hình trên là dạng địa hình dòng chảy thường xuyên được hình thành từ giai đoạn Holocen (QIV) - hiện đại, nhưng do nằm trong vùng nâng mạnh trong suốt thời kỳ Đệ tứ nên không tìm thấy di tích của các bậc thềm sông. Đặc điểm của dạng địa hình này là bãi bồi nhỏ hẹp do hầu hết là đáy thung lũng xâm thực sâu và mạnh mẽ làm trơ đá gốc có trắc diện ngang hình chữ V, trắc diện dọc chưa đạt tới trạng thái cân bằng tạo ra những thác ghềnh đặc trưng, mà tiêu biểu ở đây là thác Cát Cát.
- Về địa chất, đất đai trong địa phận thôn Cát Cát chủ yếu thuộc nhóm đất mùn đỏ vàng núi trung bình. Bề mặt xuất hiện tầng thảm mục bán phân huỷ (tầng A0). Tầng mặt đất có mầu xám đen của mùn, càng xuống sâu, phẫu diện càng chuyển sang vàng đỏ, độ ẩm cao, hàm lượng mùn cao, phản ứng chất chua do axit mùn, nghèo cation kiềm, khả năng trao đổi thấp. Do phát triển trên các nhóm đá mẹ khác nhau nên đã hình thành nên một số loại đất mang những đặc trưng riêng biệt như sau:
+ Đất mùn xám vàng trên đá macma axit (HFa): hình thành trên đá granit có độ đá lẫn cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, phân tầng rõ rệt, có phản ứng chua đến rất chua. Dung tích hấp thụ thấp. Hàm lượng chất tổng số và dễ tiêu ở tầng mặt đều ở mức nghèo đến trung bình, xu hướng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện.
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất (HFj): hình thành trên các đá amphybolit và philit. Đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lượng các chất tổng số và dễ tiêu phần lớn đều đạt ở mức trung bình, khả năng hấp thụ thay đổi theo thành phần cơ giới và hàm lượng hữu cơ trong đất.
Đất đai trong thôn trải qua quá trình khai thác đã làm hình thành thêm loại đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl). Loại đất này có sự phân hoá rõ rệt theo tầng. Tầng đất mặt do ngập nước định kỳ và cầy bừa thường xuyên nên mất cấu trúc, cơ giới thường thô nhẹ, nhiều phẫu diện hình thành tầng cát thạch anh, thoát nước mạnh, khả năng giữ nước và phân kém. Độ phì của loại đất này rất thấp, đất thường có phản ứng chua đến rất chua, dung tích hấp thụ thấp, hàm lượng các chất tổng số trung bình. Tầng đất sâu thường từ 40 – 50 cm hầu hết còn giữ nguyên đặc tính của đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit, kiến trúc dạng viên hạt hay cục nhỏ; phản ứng chua, dung tích hấp thu thấp, nghèo mùn và các chất tổng số, hàm lượng các chất dễ tiêu trung bình.
- Khí hậu ở thôn Cát Cát mang đặc trưng chung của khí hậu khu vực Hoàng Liên Sơn với đặc điểm là hầu như quanh năm ẩm ướt. Vào mùa đông, frôn cực đới thường bị chặn lại trên sườn đông dãy Hoàng Liên Sơn, gây mưa dai dẳng nhiều ngày làm cho ở đây hầu như mất hẳn thời kỳ khô hanh nửa đầu mùa đông. Độ ẩm tương đối trung bình năm > 85%, tháng ít mưa nhất cũng đạt > 20 – 30 mm. Mưa phùn cuối mùa đông phổ biến vì thung lũng ở đây mở rộng về phía Đông Nam tạo điều kiện cho gió nồm từ biển xâm nhập vào.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 230C. Tổng tích ôn khoảng 7.500 – 8.0000C. Tháng 1 lạnh nhất trong năm có nhiệt độ trung bình ≈ 11 – 120C, có năm xuống 6 – 70C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, đạt 19 – 200C. Số giờ có nắng khoảng 1.450 – 1.600 giờ/năm. Thời kỳ có số giờ nắng lớn là mùa hè, tháng có giá trị max là tháng 5 (160 – 190 giờ/tháng). Các tháng cuối mùa đông có trị số trung bình thấp nhất (75 – 95 giờ/tháng). Ở đây, thời kỳ ít nắng nhất trùng với thời kỳ mưa nhiều nhất (tháng 6 – 7), trung bình 75 – 95 giờ/tháng.
Lượng mưa khoảng 2.000 – 2.500 mm/năm với số ngày mưa khoảng 100 – 150 ngày/năm. Sự thay đổi độ cao và hướng phơi địa hình làm nơi đây trở thành một trung tâm mưa lớn trên những sườn đón gió (tuyến Tả Van – Cát Cát – Ô Quý Hồ - Sa Pa). Số ngày mưa khoảng 180 – 200 ngày/năm (trung bình 20 – 25 ngày/tháng). Mùa mưa dài 7 tháng (tháng 4 – 10). Tháng 7 – 8 có lượng mưa lớn nhất lên tới 400 – 500 mm/tháng. Nửa đầu mùa đông là thời kỳ ít mưa nhất trong năm, thường là vào tháng 12 và tháng 1. Thời kỳ này trung bình có 10 – 12 ngày mưa/tháng. Lượng mưa ở các tháng khô nhất cũng đạt tới 60 – 70 mm/tháng.
Lượng bốc hơi đạt 650 – 700 m, cao nhất vào tháng 5 (110 – 130 mm). Thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (30 – 40 mm/tháng). Độ ẩm cao >80% duy trì quanh năm. Độ ẩm trung bình năm đạt >90%. Từ tháng 7 đến tháng 2, độ ẩm không khí rất cao và đồng đều, trung bình khoảng 85 – 90%. Chính vì vậy mà ở đây cũng không có thời kỳ khô rõ rệt vào đầu mùa đông mà chỉ duy nhất có một tháng tương đối khô vào tháng 3 hoặc tháng 4, khoảng 81 – 82%. Tuy nhiên, những trường hợp khô cực đoan thường gặp trong những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh vào tháng 12 – 1 với trị số khoảng 10 – 15%.
* Các đặc điểm địa hình và khí hậu đặc thù nơi đây còn thường xuyên tạo ra các hiện tượng thời tiết đặc biệt:
Dông: trung bình khoảng 55 – 60 ngày dông/năm. Mùa đông trùng với mùa gió mùa Đông Bắc, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10. Tháng 7 và tháng 8 thường có nhiều dông nhất, khoảng 9 – 10 ngày/tháng.
Mưa đá: mưa đá thường kèm theo dông, trung bình khoảng 2 – 3 trận mưa đá/năm.
Mưa phùn: do nằm ở khu vực phía Đông Hoàng Liên Sơn vào mùa đông luôn có một frônt tĩnh, gây mưa dai dẳng tạo cho khu vực này là một trong các nơi có nhiều mưa phùn nhất nước ta. Mưa phùn tập trung chủ yếu vào mùa đông, từ tháng 12 đến tháng 3. Tháng 1 – 2 có số ngày mưa phùn lớn nhất, trung bình khoảng 8 – 9 ngày/tháng ở vùng thấp, 13 – 14 ngày/tháng.
Sương mù: trung bình khoảng 115 – 120 ngày có sương mù/năm. Hiện tượng sương mù hay gặp vào mùa đông. Tháng 12 – 1 số ngày có sương mù lớn nhất, trung bình 3 – 4 ngày/tháng. Mùa hè, trung bình mỗi tháng cũng có 2 – 4 ngày có sương mù. Sương mù đặc biệt cao trong thung lũng kín khuất gió làm cho khu vực này trở nên ẩm ướt với hệ số thuỷ nhiệt trên 2,3.
Sương muối: ít xuất hiện ở đây so với nhiều vùng núi khác. Tuy nhiên, số ngày có sương muối trung bình trong năm cũng lên tới 7 – 8 ngày. Tháng 12 và tháng 1 có khoảng 2 – 4 ngày/tháng.
- Chế độ thuỷ văn ở Cát Cát mang đặc thù miền núi Tây Bắc rõ nét, các khe suối có dạng hình chữ V, hai bên là sườn tích tụ khá dốc. Độ cao bình quân lưu vực (Ho), độ dốc bình quân lưu vực (Io) và mật độ lưới dòng chảy (D) của các con suối ở đây lớn hơn nhiều, trong khi hệ số uốn khúc (Kuk) lại nhỏ hơn, hệ số hình dạng (Khd) có giá trị tương đương so với trị số bình quân toàn quốc.
Khí hậu nhiệu đới - gió mùa ẩm, mưa lớn, địa hình phân cắt mạnh tạo cho mật độ lưới dòng chảy khá dày (0,7 – 1 km/km2), có dạng cành cây và vuông góc, hệ sông suối nhỏ và chủ yếu xâm thực sâu.
* Các yếu tố thiên nhiên (môi trường tự nhiên) nêu trên đã có tác động trực t