1. Đặt vấn đề
Giao tiếp là một hoạt động rất cần thiết của con người để tồn tại và phát triển trong
xã hội. Trong xã hội ngày nay, giao tiếp được coi như là một phương tiện để hoàn thành
tốt công việc. Trong những mối quan hệ này nếu thực hiện thành công việc giao tiếp
được coi như thành công một nửa. Trong cuộc sống, xây dựng được mối quan hệ với
người khác là một nhu cầu có tính bắt buộc của con người. Giao tiếp là hoạt động đặc
trưng cho mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Giao tiếp là điều kiện thiết yếu
trong mọi hoạt động của con người, góp phần tạo dựng nên nhân cách con người. Mối
quan hệ giao tiếp giữa người với người là rất thiết yếu đối với hạnh phúc cá nhân ở nhiều
khía cạnh khác nhau: trong quan hệ giúp ta tích lũy tri thức, hiểu thấu đáo về thế thái
nhân tình, giao tiếp hội nhập giúp ta hiểu rõ mình hơn, hình thành được phẩm chất nhân
cách theo hướng tích cực và thuần phác, tạo ra sự hài hòa cân đối trong cuộc sống vật
chất và tinh thần. Với vai trò quan trọng như vậy, giao tiếp luôn là vấn đề thời sự của tâm
lý học. Các nhà tâm lý học trong và ngoài nước đã nghiên cứu giao tiếp với nhiều góc độ
khác nhau. SV sư phạm hôm nay sẽ là những thầy cô giáo trong tương lai. Họ sẽ hoạt
động nghề nghiệp mà mối quan hệ người - người là chủ yếu. Do đó để thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục và phát triển nhân cách học sinh, người giáo viên cần phải có
KNGT tốt. KN này người giáo viên cần rèn luyện trong suốt cuộc đời. Nhưng bản thân
mỗi SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần được hình thành KNGT để phục vụ
cho nghề nghiệp của SV sau khi ra trường. Nhà giáo dục N. I. Bôn – đư rép trong cuốn
“Chuẩn bị cho SV làm công tác giáo dục ở trường phổ thông”, trang 52 đã khẳng định:
“Những yêu cầu về chuyên môn của người thầy giáo tất nhiên không phải chỉ có kiến
thức phong phú mà còn phải có những KN cần thiết đó là KN giao tiếp’’. Vì vậy có thể
khẳng định nghiên cứu về KNGT là một vấn đề có tính chiến lược cho bất kỳ một quan
điểm tâm lý nào.
Thực tế hiện nay trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy KNGT của SV ở
trường Đại học Thủ Dầu một còn nhiều hạn chế như: cách nói năng, diễn đạt khi trả lời
các câu hỏi của giáo viên còn chưa lưu loát, chưa rõ ràng, ngắn gọn, trong giao tiếp quan
hệ với bạn bè còn thiếu tế nhị và khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống còn lúng túng,5
trong thảo luận nhóm còn e ngại không chịu phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm của
mình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và chất lượng giảng dạy, giáo dục của
SV sau này. Vì vậy việc rèn luyện, nâng cao KNGT cho SV là một vấn đề rất cần thiết.
Trong chuyên đề này chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan kĩ
năng giao tiếp
2. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận
Đề tài sử dụng nghiên cứu phân tích tổng hợp các luận điểm, luận đề, quan điểm
để xây dựng cơ sơ lý luận về giao tiếp và KNGT
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cơ sở lý luận về kĩ năng giao tiếp và thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Đại học Thủ Dầu Một, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC
-------------------------
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĔNG GIAO
TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT
Mã số: GD – 02. 11. 03
CHUYÊN ĐỀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĔNG GIAO TIẾP VÀ THỰC
TRẠNG KỸ NĔNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ
PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Chủ nhiệm đề tài: GVC. ThS Hoàng Hữu Miến
Bình Dương, tháng 10 nĕm 2013
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC
-------------------------
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĔNG GIAO
TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT
Mã số: GD – 02. 11. 03
CHUYÊN ĐỀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĔNG GIAO TIẾP VÀ THỰC
TRẠNG KỸ NĔNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ
PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Chủ nhiệm đề tài: GVC.ThS Hoàng Hữu Miến
Bình Dương, tháng 10 nĕm 2013
3
MỤC LỤC
1.Đặt vấn đề 3
2.Phương pháp nghiên cứu 3
3. Nội dung nghiên cứu 4
4. Kết luận 23
5.Tài liệu tham khảo 24
4
1. Đặt vấn đề
Giao tiếp là một hoạt động rất cần thiết của con người để tồn tại và phát triển trong
xã hội. Trong xã hội ngày nay, giao tiếp được coi như là một phương tiện để hoàn thành
tốt công việc. Trong những mối quan hệ này nếu thực hiện thành công việc giao tiếp
được coi như thành công một nửa. Trong cuộc sống, xây dựng được mối quan hệ với
người khác là một nhu cầu có tính bắt buộc của con người. Giao tiếp là hoạt động đặc
trưng cho mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Giao tiếp là điều kiện thiết yếu
trong mọi hoạt động của con người, góp phần tạo dựng nên nhân cách con người. Mối
quan hệ giao tiếp giữa người với người là rất thiết yếu đối với hạnh phúc cá nhân ở nhiều
khía cạnh khác nhau: trong quan hệ giúp ta tích lũy tri thức, hiểu thấu đáo về thế thái
nhân tình, giao tiếp hội nhập giúp ta hiểu rõ mình hơn, hình thành được phẩm chất nhân
cách theo hướng tích cực và thuần phác, tạo ra sự hài hòa cân đối trong cuộc sống vật
chất và tinh thần. Với vai trò quan trọng như vậy, giao tiếp luôn là vấn đề thời sự của tâm
lý học. Các nhà tâm lý học trong và ngoài nước đã nghiên cứu giao tiếp với nhiều góc độ
khác nhau. SV sư phạm hôm nay sẽ là những thầy cô giáo trong tương lai. Họ sẽ hoạt
động nghề nghiệp mà mối quan hệ người - người là chủ yếu. Do đó để thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục và phát triển nhân cách học sinh, người giáo viên cần phải có
KNGT tốt. KN này người giáo viên cần rèn luyện trong suốt cuộc đời. Nhưng bản thân
mỗi SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần được hình thành KNGT để phục vụ
cho nghề nghiệp của SV sau khi ra trường. Nhà giáo dục N. I. Bôn – đư rép trong cuốn
“Chuẩn bị cho SV làm công tác giáo dục ở trường phổ thông”, trang 52 đã khẳng định:
“Những yêu cầu về chuyên môn của người thầy giáo tất nhiên không phải chỉ có kiến
thức phong phú mà còn phải có những KN cần thiết đó là KN giao tiếp’’. Vì vậy có thể
khẳng định nghiên cứu về KNGT là một vấn đề có tính chiến lược cho bất kỳ một quan
điểm tâm lý nào.
Thực tế hiện nay trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy KNGT của SV ở
trường Đại học Thủ Dầu một còn nhiều hạn chế như: cách nói nĕng, diễn đạt khi trả lời
các câu hỏi của giáo viên còn chưa lưu loát, chưa rõ ràng, ngắn gọn, trong giao tiếp quan
hệ với bạn bè còn thiếu tế nhị và khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống còn lúng túng,
5
trong thảo luận nhóm còn e ngại không chịu phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm của
mình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và chất lượng giảng dạy, giáo dục của
SV sau này. Vì vậy việc rèn luyện, nâng cao KNGT cho SV là một vấn đề rất cần thiết.
Trong chuyên đề này chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan kĩ
nĕng giao tiếp
2. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận
Đề tài sử dụng nghiên cứu phân tích tổng hợp các luận điểm, luận đề, quan điểm
để xây dựng cơ sơ lý luận về giao tiếp và KNGT
3. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được
3.1. Một số quan niệm về giao tiếp
3.1.1. Khái niệm giao tiếp
Vấn đề giao tiếp hiện nay là một điểm nóng của những cuộc tranh luận khoa học
trong tâm lý học
Các nhà Tâm lý học Tư sản chủ yếu mới dừng lại ở sự mô tả bề ngoài của sự
giao tiếp
E.E. Acgyet - Nhà Tâm lý học Mỹ đã không dùng thuật ngữ giao tiếp mà chỉ nói
đến sự tác động, truyền và tiếp nhận thông tin, trao đổi thông tin của con người.
T. Chuccon – Nhà tâm lý học người Mỹ xem giao tiếp như là một tác động qua lại
trực tiếp lên nhân cách và dẫn đến hình thành những ý nghĩ.
T. Stecren – Người Pháp xem giao tiếp là sự trao đổi ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc
giữa con người với nhau.
L.X. Vưgotxki cho rằng sự giao tiếp là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại một
cách thuần túy giữa người với người.
X.L. Rubinstein cho rằng giao tiếp là hình thức giao tiếp giữa con người với nhau.
Những quan niệm này theo chúng tôi là chưa đầy đủ, vì trẻ em ngôn ngữ chưa
hình thành nhưng vẫn giao tiếp với mẹ. Điều đó có nghĩa giao tiếp có thể bằng ánh mắt,
nụ cười, cử chỉ, điệu bộ...
6
Từ những nĕm 1970 trở lại đây xuất hiện rất nhiều quan niệm khác nhau về
giao tiếp của các tác giả khác nhau. Mỗi người nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác
nhau và đưa ra khái niệm khác nhau:
A.G. Xpirkin đề cập đến mục đích điều khiển giao tiếp trong “Ý thức và tự ý
thức”.
“Giao tiếp đó là một qua trình trao đổi ý nghĩ, tình cảm, kích thích ý chí với mục
đích người này điều khiển người kia”.
Kolominxki mô tả: “Giao tiếp là sự tác động qua lại của đối tượng và thông tin
giữa con người với con người’’.
L.P. Bueva lại cho rằng “Giao tiếp không chỉ là một quá trình tinh thần, mà còn là
quá trình vật chất, quá trình xã hội trong đó diễn ra sự trao đổi hoạt động, kinh nghiệm,
sản phẩm của hoạt động’’.
Ngoài ra ở thời gian này ở Liên Xô ta thấy xuất hiện hai trường phái đấu
tranh gay gắt với nhau trong lĩnh vực này. Đó là:
A.A. Leonchiep cho rằng giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động bao gồm
“chủ thể - hoạt động – đối tượng”.
Trong “Giao tiếp như là khách thể của sự nghiên cứu tâm lý trong những vấn đề
phương pháp luận của tâm lý xã hội”. Ông viết giao tiếp như vậy được hiểu không phải
như hiện tượng xã hội, như chủ thể của nó được xét không phải cá thể biện luận mà như
nhóm xã hội nói chung.
B.Ph.Lomop lại cho rằng giao tiếp không phải là một dạng hoạt động mà nó phải
được xem xét như một phạm trù tương đối đọc lập trong tâm lý học.
Cả hai trường phái trên đều có những điểm chưa thỏa đáng:
A.A.Leeonchiep lý giải chưa thật xác đáng về đối tượng, động cơ và chủ thể của
hoạt động này.
B.Ph.Lomop lại quá đối lập mối quan hệ “ Chủ thể - hoạt động- đối tượng” với
mối quan hệ “Chủ thể - chủ thể” trong giao tiếp.
Về khái niệm giao tiếp cũng có nhiều ý kiến khác nhau:
7
Trong “Giao tiếp sư phạm” Đại học Sư phạm 1989, TS Nguyễn Công Hoàn cho
rằng: “Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với nhau nhằm mục đích trao đổi tư
tưởng, tình cảm, kỹ nĕng, kỹ xảo...”.
- Theo Nguyễn Thạc và Hoàng Anh giao tiếp có 4 dấu hiệu sau:
+ Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ con người mới có giao
tiếp thực sự.
+ Giao tiếp là cách thể hiện mối quan hệ với một hay nhiều người khác trên cơ sở
các quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội.
+ Giao tiếp được thực hiện ở sự trao đổi thông tin sự hiểu biết lẫn nhau.
+ Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với nhau.
Trong từ điển Tiếng Việt nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1988 “Giao tiếp là trao đổi
tiếp xúc với nhau”
Trong cuốn sổ tay tâm lý, Giao tiếp được định nghĩa là quá trình thiết lập và tiếp
xúc giữa các cá nhân xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động.
Trong giáo trình “Tâm lý học xã hội (1995) của Đại học Quốc gia Hà Nội: giao
tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao
đổi thông tin với nhau [20].
Trong tâm lý học Giao tiếp của GS Trần Tuấn Lộ viết. Giao tiếp là nhu cầu và một
loại hoạt động của con người nhằm tiếp xúc đối tác và giao lưu với người khác [27].
Diệp Quan Mang, Đinh Trọng Lạc (1991) cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc với
nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong cộng đồng xã hội. Loại động vật cũng có thể
sống thành xã hội vì chúng sống có giao tiếp với nhau, như loài ong, kiến” [23].
Trong vĕn hóa giao tiếp (1996) của Phạm Vũ Dung: Giao tiếp là một quá trình trao
đổi tiếp xúc với nhau giữa con người với bản thân, xã hội, tự nhiên, gia đình...
TS Hoàng Anh cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên quan hệ giữa hai
người hoặc nhiều người với nhau chứa đựng một nội dung xã hội lịch sử nhất định có
nhiều chức nĕng tác động hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau thông báo, điều khiển, nhận thức,
hành động...” [1].
8
Tóm lại hiện nay còn tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về giao tiếp. Có những
định nghĩa thu hẹp khái niệm giao tiếp, có định nghĩa mở rộng khái niệm giao tiếp, các
nhà nghiên cứu đều đứng ở một góc độ nhất định. Chính vì vậy họ đều có quan niệm
riêng của mình...
Tuy nhiên các nhà tâm lý học Macxit và phần lớn các nhà tâm lý học nước ta đều
có những điểm chung là công nhận giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người
trong đó có sự trao đổi tư tưởng, tình cảm, tác động lẫn nhau. Từ định nghĩa trên chúng ta
có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của giao tiếp là:
+ Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù trong mối quan hệ của con người, chỉ con
người mới có.
+ Trong giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, tình cảm, thế giới quan... của những
người tham gia vào quá trình giao tiếp.
+ Trong giao tiếp diễn ra sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau
+ Giao tiếp là một quan hệ xã hội mang tính lịch sử xã hội
Trong đề tài này chung tôi sử dụng khái niệm giao tiếp của TS Hoàng Anh làm
công cụ. TS Hoàng Anh cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên mối quan hệ
giữa hai người hoặc nhiều người với nhau chứa đựng một nội dung xã hội lịch sử
nhất định có nhiều chức nĕng tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng nhau thông báo điều
khiển, nhận thức, hành động...” [1].
Chúng tôi chọn khái niệm này vì:
+ Khái niệm này nêu được đặc trưng tâm lý giao tiếp
+ Nêu lên được tác động hai chiều của quan hệ chủ thể và đối tượng giao tiếp
+ Nêu rõ được chức nĕng của giao tiếp
3.1.2. Các loại hình giao tiếp
a. Cĕn cứ vào sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của chủ thể và đối tượng giao
tiếp, người ta chia làm hai loại:
- Giao tiếp trực tiếp: là quá trình giao tiếp được tiến hành đồng thời cùng một thời
điểm có mặt hai hay nhiều người.
- Giao tiếp gián tiếp: được thực hiện thông qua người thứ 3 hoặc nhân tố khác.
9
b. Cĕn cứ vào thành phần những người tham gia vào giao tiếp:
- Giao tiếp giữa một cá nhân với cá nhân
- Giao tiếp giữa một cá nhân với nhóm người
- Giao tiếp giữa một nhóm người với một nhóm người khác
c. Cĕn cứ vào quy cách ta có:
- Giao tiếp chính thức: là giao tiếp khi thực hiện các chức trách trong hệ thống tổ
chức nhà nước, phương tiện và cách thức của loại giao tiếp này thường theo qui tắc nhất
định.
- Giao tiếp không chính thức: là sự giao tiếp giữa các cá nhân trong các nhóm
không chính thức với nhau không theo một nghi thức nào cả.
d. Cĕn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Giao tiếp phi ngôn ngữ
3.1.3. Giao tiếp sư phạm
3.1.3.1. Khái niệm giao tiếp sư phạm
Quá trình hình thành nhân cách con người gắn liền với giao tiếp. Giao tiếp là một
nhân tố không thể thiếu được để hình thành nhân cách. Trong hoạt động dạy học
(HĐDH) và giáo dục ở nhà trường luôn có sự tham gia của giao tiếp. “Giao tiếp giữa con
người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm” [17].
Trong thực tế giáo dục hiện nay tồn tại nhiều dạng quan hệ như các quan hệ: giáo
viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, học sinh với cán bộ
công nhân viên nhà trường...
Giao tiếp của học sinh thể hiện sự tác dộng qua lại với những người xung quanh là
sự trao đổi cả giá trị tinh thần và các giá trị được mọi người thừa nhận. Trong quá trinh
dạy học và giáo dục, giáo viên đã truyền đạt cho học sinh những tri thức khoa học, những
kỹ nĕng, kỹ xảo tương ứng và học sinh lĩnh hội biến thành phẩm chất tâm lý của cá nhân.
Chính trong qua trình ấy giáo viên và học sinh đã diễn ra sự tiếp xúc tâm lý, diễn ra quá
trình giao tiếp. Rõ ràng là tri thức, kinh nghiệm mà học sinh lĩnh hội được do giáo viên
10
cung cấp được diễn ra trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp có ảnh hưởng quyết định đến
việc lĩnh hội tri thức biến tri thức thành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân học sinh.
Quá trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức kinh nghiệm... diễn ra trong mối quan hệ
giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Giao tiếp sư phạm ở đây diễn ra như điều kiện hoạt
động sư phạm. Theo X.I Rubin xtêin hoạt động của nhà giáo dục không thể nào thực hiện
bằng một phương tiện nào khác ngoài giao tiếp.
E.V.Sukanôva cho rằng giao tiếp sư phạm là một trong những phương thức chủ
yếu tác động nên các quan hệ của học sinh. Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh là một
khâu quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, phát triển tính tích cực nhận thức
và xã hội của học sinh, trong quá trình hình thành tập thể học sinh [1].
Như vậy, sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
(như là một quá trình giao tiếp) có nội dung thông tin nhất định. Vì vậy, giáo viên phải
suy nghĩ về tính chất của thông tin, hình thức và phương tiện biểu đạt thông tin.
Theo TS Hoàng Anh giao tiếp sư phạm có hai mặt:
- Mặt tổ chức: Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh
- Mặt giáo dục: Tác động giáo dục đến học sinh
Như vậy giao tiếp gắn chặt với hoạt động dạy học. Trong hoạt động sư phạm giao
tiếp và hoạt động dạy – học có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau.
+ Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp sư phạm theo những xu hướng khác
nhau, có thể chia ra hai loại xu hướng chủ yếu sau:
Xu hướng 1: Một số tác giả có xu hướng giới hạn phạm vi của giao tiếp sư phạm
trong việc truyền thụ trí thức, đồng nhất giao tiếp sư phạm với các quá trình thông báo
thông tin:
N.Đ. Lêvi tôp trong cuốn: “Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học sư phạm” cho rằng
“Giao tiếp là nĕng lực truyền đạt tri thức cho trẻ bằng cách trình bày rõ ràng, hấp dẫn,
ngắn gọn.
F.N .Gôlôbôlin trong cuốn: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” đã chỉ
ra rằng: nĕng lực giao tiếp là nĕng lực truyền đạt một cách dễ hiểu để các em nắm được
và ghi nhớ tài liệu đó, nĕng lực thu hút học sinh truyền nhiệt tình cho các em, cuốn hút,
11
kích thích các em có những cảm xúc thích hợp, nĕng lực thuyết phục mọi người có ảnh
hưởng giáo dục đồi với họ bằng lời nói, việc làm, bằng tấm gương của bản thân [12].
Trong khi đó mục đích cuối cùng của giao tiếp sư phạm không chỉ dừng lại ở
truyền đạt trí thức có hiệu quả mà nhằm thiết lập nên những mối quan hệ sư phạm, là sự
tiếp xúc tâm lý, trao đổi ý nghĩ, trao đổi hình thức, và tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau giữa giáo viên và học sinh.
Như vậy các định nghĩa này đã thu hẹp nội hàm của khái niệm giao tiếp sư phạm.
Xu hướng 2: Một số tác giả coi giao tiếp sư phạm như là một quá trình thể hiện
mối liên nhân cách và cụ thể hóa giao tiếp sư phạm ở khả nĕng thuyết phục khéo léo đối
xử nhằm thiết lập các quan hệ:
A.I Secbaccov “Tâm lý học học lứa tuổi và sư phạm” do A.V Pêtôpxki chủ biên
đã xem nĕng lựcc giao tiếp sư phạm giúp xác lập những quan hệ qua lại đúng đắn với trẻ
em, sự khéo léo đối xử về mặt sư phạm, việc tính đến những đĕc điểm cá nhân và lứa tuổi
[32].
I.V Tra khov cho rằng giao tiếp sư phạm là nĕng lực tiếp xúc với học sinh, KN tìm
được, cách đối xử đúng đắn đối với trẻ thiết lập nên những mối quan hệ hợp lý theo quan
điểm sư phạm...
Ở Việt Nam trong những nĕm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu giao
tiếp sư phạm và đã công bố:
Theo tiến sĩ Ngô Công Hoàn cho rằng: “Giao tiếp giữa con người với con người
trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm” [17].
Tác giả cho rằng hoạt động sư phạm điển hình được xảy ra trong nhà trường và
trong đó chủ yếu là giao tiếp giữa hai đối tượng giáo viên và học sinh, ngoài ra các quan
hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cha mẹ học sinh,học sinh với học sinh,học
sinh với lực lượng khác trong xã hội là các loại giao tiếp hỗ trợ trong quá trình giáo dục
nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức, kỹ nĕng, kỹ xảo và phát triển toàn diện nhân cách
học sinh. Chính vì vậy, tác giả viết: “Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và
học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm, kỹ
nĕng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh” [17].
12
Từ định nghĩa này ta thấy giao tiếp sư phạm là giao tiếp nghề nghiệp giữa giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, trong đó giáo viên là chủ thể với tư
cách là người tổ chức quá trình giao tiếp, người đặt mục đích và xác đinh nội dung giao
tiếp, còn học sinh là đối tượng giao tiếp. Tuy nhiên, có lúc có nơi và tùy điều kiện mà học
sinh có thể chủ động thực hiện sự tiếp xúc với giáo viên nếu các em có vấn đề cần giải
quyết.
+ Theo GS Nguyễn Vĕn Lê giao tiếp sư phạm là một thành phần cơ bản của hoạt
động sư phạm. Nó diễn ra khi nhà sư phạm tiến hành các hình thức giảng dạy – giáo dục
với học sinh, lên lớp, phụ đạo, kiểm tra, thi cử, hướng dẫn tham quan, hướng dẫn thực
hành thí nghiệm... Đó là sự tiếp xúc trao đổi giữa giáo viên và học sinh, sử dụng các
phương tiên ngôn ngữ, phi ngôn ngữ nhằm thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục
có hiệu quả” [25].
Như vậy giao tiếp sư phạm là một bộ phận không thể thiếu được của hoạt động sư
phạm và nó diễn ra trong hoạt động sư phạm giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục với việc sử dụng các phương tiên ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ.
+ Từ những định nghĩa đã trình bày ở trên chúng ta thấy quan niệm về giao tiếp sư
phạm chưa có sự thống nhất còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên dựa vào những
định nghĩa này chúng ta có thể nhận ra một số nhận xét có tính khái quát sau:
Giao tiếp sư phạm gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm, nó vừa là điều kiện của
hoạt động sư phạm, vừa là đối tượng của tác động sư phạm.
Giao tiếp sư phạm là một quá trình tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh
trong đó diễn ra chủ yếu sự trao đổi thông tin, cảm xúc, truyền đạt và lĩnh hội tri thức, kỹ
nĕng, kỹ xảo nghề nghiệp qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện
các nhiệm vụ giảng dạy – học tập và giáo dục.
3.1.3.2. Vai trò của giao tiếp sư phạm trong việc hình thành nhân cách người thầy
giáo
Giao tiếp có vai trò quan trong đối với quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân và cả
với sự phát triển tiến bộ của xã hội nói chung.
13
- Trong diễn tiến của xã hội, các cá nhân có sự tác động lẫn nhau, mỗi cá nhân qua
giao tiếp sẽ học hỏi được những kinh nghiệm xã hội, những hành vi xã hội thích hợp và
hiểu được tác dụng, ý nghĩa của những kinh nghiệm ấy, những hành vi đó trong điều kiện
xã hội mà họ đang sống.
- Trong sự hình thành nhân cách con người nói chung giao tiếp là điều kiện tất yếu
và có vai trò rất quan trọng.
+ Với tính quần chúng giao tiếp đã cung cấp cho con người một lượng thông tin
vĕn hóa vô cùng to lớn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ngày nay nhân
loại rất chú ý tới ảnh hưởng của truyền hình đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của
trẻ em.
+ Trong cuộc đời xây dựng được mối quan hệ với người khác là một nhu cầu
không thể thiếu được của cuộc sống mỗi người. Người bình thường cũng mong muốn có
quan hệ với người khác và khi có những nhu cầu riêng tư. muốn thỏa mãn, cần qua việc
tương giao, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Muốn có thành công trong sự nghiệp, muốn có
hạnh phúc gia đình, muốn có tình cảm bạn bè đều tùy thuộc vào việc xây dựng và duy trì
các mối quan hệ với người khác. Nói