Đại hội lần thứ VI của Đảng đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong đời sống kinh tế chính trị của nhân dân ta. Đại hội đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng XHCN và trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tập chung thực hiện nghị quyết đại hội đảng VIII về đẩy mạnh sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh tế trực thuộc Nhà nước các cá nhân phải ra sức học tập, nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thức hiện thành công nghị quyết mà đại hôị Đảng đã đề ra. Đưa đất nước ta từ một nước có nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu thành một nước có nền kinh tế phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực.
Đối với một doanh nghiệp, sự tồn tại và phát triển của nó được bắt đầu từ sự tồn tại và phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển thì điều kiện cần thiết không thể thiếu được đó là nguồn vốn. Bởi nguồn vốn là công cụ đặc biệt quan trọng để quản lý kinh tế với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho tất cả các đối tượng, bao gồm : Nhà quản lý, nhà đầu từ, các cơ quan chủ quản, ngân hàng chính phủ Các báo cáo về nguồn vốn cũng giúp cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận có thể nhận biết được quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay không để đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng vững mạnh. Như vậy có thể nói : “Thương trường như chiến trường” trên mặt trận kinh tế. Sự thành công hay thất bại, thua lỗ hay có lợi nhuận để có sự tồn tại và phát triển dựa vào yếu tố tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động của con người. Để làm được điều này, công tác quản lý và sử dụng vốn đóng góp một phần không nhỏ như : Đề cao chức năng và vai trò cung cấp thông tin, tư vấn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra cơ sở vững chắc cho công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, được sự giúp dỡ, giảng dạy của ác thầy, cô giáo đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập ở trường được sự chỉ bảo tận tình hướng dẫn của các cô chú kế toán Công ty cơ khí ô tô 1-5. Em thấy rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng vốn trong công ty . Em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Công tác huy động và sử dụng vốn ở Công ty cơ khí ô tô 1-5”.
Nội dung chuyên đề gồm :
Phần I : Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Phần II : Tình hình thực tế về công tác quản lý và sử dụng vốn
Phần III : Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn.
73 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác huy động và sử dụng vốn ở Công ty cơ khí ô tô 1-5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong đời sống kinh tế chính trị của nhân dân ta. Đại hội đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng XHCN và trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tập chung thực hiện nghị quyết đại hội đảng VIII về đẩy mạnh sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh tế trực thuộc Nhà nước các cá nhân phải ra sức học tập, nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thức hiện thành công nghị quyết mà đại hôị Đảng đã đề ra. Đưa đất nước ta từ một nước có nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu thành một nước có nền kinh tế phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực.
Đối với một doanh nghiệp, sự tồn tại và phát triển của nó được bắt đầu từ sự tồn tại và phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển thì điều kiện cần thiết không thể thiếu được đó là nguồn vốn. Bởi nguồn vốn là công cụ đặc biệt quan trọng để quản lý kinh tế với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho tất cả các đối tượng, bao gồm : Nhà quản lý, nhà đầu từ, các cơ quan chủ quản, ngân hàng chính phủ…Các báo cáo về nguồn vốn cũng giúp cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận có thể nhận biết được quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay không để đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng vững mạnh. Như vậy có thể nói : “Thương trường như chiến trường” trên mặt trận kinh tế. Sự thành công hay thất bại, thua lỗ hay có lợi nhuận để có sự tồn tại và phát triển dựa vào yếu tố tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động của con người. Để làm được điều này, công tác quản lý và sử dụng vốn đóng góp một phần không nhỏ như : Đề cao chức năng và vai trò cung cấp thông tin, tư vấn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra cơ sở vững chắc cho công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, được sự giúp dỡ, giảng dạy của ác thầy, cô giáo đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập ở trường được sự chỉ bảo tận tình hướng dẫn của các cô chú kế toán Công ty cơ khí ô tô 1-5. Em thấy rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng vốn trong công ty . Em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Công tác huy động và sử dụng vốn ở Công ty cơ khí ô tô 1-5”.
Nội dung chuyên đề gồm :
Phần I : Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Phần II : Tình hình thực tế về công tác quản lý và sử dụng vốn
Phần III : Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn.
PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
I. TỔNG QUAN VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về vốn
Trong nền kinh tế Quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cung cấp cho xã hội. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có ba yếu tố cơ bản là : Đối tượng lao động, tư liệu lao động và lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp những yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu nhất định.
2. Các đặc trưng của vốn kinh doanh
Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
- Vốn phải vận động để sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này có ý nghĩa gì khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả của đồng vốn sẽ tăng dần theo thời gian nếu doanh nghiệp hoạt động tốt. Ngược lại, giá trị bị giảm nếu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tồi.
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không có ai quản lý.
- Vốn được quan niệm như một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt, có thể mua hoặc bán quyền sử dụng vốn trên thị trường, tạo nên sự giao lưu sôi động trên thị trường vốn và thị trường tài chính.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định hữu hình mà còn được biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình (Tài sản vô hình của doanh nghiệp có thể là vị trí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất, bằng phát minh sáng chế, các bí quyết về công nghệ…)
3. Nhiệm vụ quản lý vốn.
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh quản lý vốn hợp lý là vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển Công ty. Muốn quản lý tốt vốn thì mỗi một doanh nghiệp phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao, phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính của Nhà nước, tìm mọi cách để bảo toàn và phát triển vốn.
4. Phân loại vốn.
Trong thực tế để tiện cho việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý người ta chia vốn ra làm 2 loại :
- Vốn cố định (tài sản cố định) còn được chia thành nhiều loại : tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình.
- Vốn lưu động.
II. VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Tài sản cố định của doanh nghiệp.
1.1. Khái niệm về TSCĐ.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Qua mỗi chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất của tài sản cố định không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khỏi qúa trình sản xuất. Mọi tư liệu lao động là TSCĐ hữu hình có kết cấu độc lập hoặc gồm nhiều bộ phận liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu một bộ phận nào trong hệ thống đó tì không thẻ hoạt động được. Hiện nay, Nhà nước quy định những tư liệu lao động được coi là TSCĐ khi thoả mãn hai điều kiện sau đây :
- Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
1.2. Phân loại TSCĐ.
Để tăng cường công tác quản lý TSCĐ cũng như vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng cần thiết phải tiến hành phân loại tài sản cố định.
Ta có thể phân loại theo một số phương pháp sau đây :
1.2.1. Căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào qúa trình sản xuất.
Với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầutư, công dụng và tình hình khác nhau nên để thuận tiện cho việc quản lý vốn cố định (TSCĐ) có thể chia thành :
- Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh. Loại tài sản này bao gồm : TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
+ TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể. Trong qúa trình sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm. TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng có hình thái không thay đổi đến khi bị hỏng. Nếu phân chia TSCĐ hữu hình theo công dụng, mục đích thì người ta chia thành các loại sau :
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Đất đai
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị dụng cụ quản lý
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản phẩm
- TSCĐ phúc lợi
- TSCĐ khác (mạng lưới, cống dẫn)
+ TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể. Theo quy định, tất cả mọi tài sản có giá trị từ 5. 000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên nếu không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình như : chi phí thành lập doanh nghiệp, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại…
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh và quốc phòng.
- TSCĐ mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước.
Việc phân loại tài sản theo phương pháp trên giúp cho doanh nghiệp biết được vị trí và tầm quan trọng của TSCĐ dùng vào hoạt động kinh doanh và có phương hướng đầu tư vào TSCĐ hợp lý.
1.2.2. Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ người ta chia làm :
- TSCĐ do tự mua sắm
- TSCĐ do được cấp phát
- TSCĐ do các doanh nghiệp khác mang đến góp vốn liên doanh.
1.2.3. Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ thì TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại sau :
- TSCĐ đang sử dụng
- TSCĐ chưa sử dụng
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được một cách tổng quát tình hình sử dụng TSCĐ, mức độ huy động chúng vào sản xuất kinh doanh và xác định đúng đắn số TSCĐ cần tính khấu hao, có biện pháp thanh lý những TSCĐ đã hết thời gian sử dụng để thu hồi vốn.
2. Vốn cố định của doanh nghiệp.
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất được biểu hiện bằng tiền của giá trị toàn bộ TSCĐ đang được sử dụng trong sản xuất kinh doanh
Vốn cố định trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có, được cấp phát, đầu tư XDCB, được biếu tặng, do các doanh nghiệp khác chuyển sang.
Vốn cố định có vai trò quan trọng trong qúa trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định việc trang bị cơ sở kỹ thuật, quyết định đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến. Việc đầu tư đúng hướng vào vốn cố định sẽ mang lại hiệu quả là năng suất cao trong kinh doanh, góp phần cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trên thị trường.
Như vậy, để quản lý tốt được vốn cố định trong mỗi doanh nghiệp là phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật và trình độ quản lý. Quan hệ giữa một bộ phận so với tổng thể vốn ổn định là một chỉ tiêu động, người quản lý không được thoả mãn với kết quả hiện có mà phải năng 3-23-23-2động tìm ra phương pháp tốt nhất trong quản lý vốn cố định. Khi tiến hành xây dựng và cải tiến cơ cấu vốn, chúng ta phải xem xét các vấn đề sau đây :
+ Đặc điểm kỹ thuật của doanh nghiệp : Trong sản xuất, mỗi doanh nghiệp có quy mô, quy trình công nghệ và kỹ thuật khác nhau. Vì vậy mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu vốn khác nhau.
+ Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và mức độ hoàn thiện tổ chức sản xuất.
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật diễn ra ngày càng nhanh chóng, cho nên việc đổi mới, đưa các máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất là rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư vốn vào mua sắm các thiết bị máy móc, dụng cụ quản lý là nhiều hơn so với việc đầu tư xây dựng nhà xưởng.
+ Điều kiện địa lý, tự nhiên và sự phân bổ sản xuất.
3. Khấu hao TSCĐ và các phương pháp tính khấu hao.
3.1. Hao mòn.
- Hao mòn là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ trong qúa trình sử dụng. Có 2 loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
3.1.1. Phương pháp xác định hao mòn hữu hình.
- Hao mòn hữu hình là loại hao mòn xảy ra trong qúa trình doanh nghiệp sử dụng TSCĐ và do sự tác động của môi trường tự nhiên. Hao mòn loại này càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở trong môi trường có sự ăn mòn hoá học hay điện hoá học, cuối cùng tài sản không sử dụng được mà buộc phải thanh lý, về vấn đề này Các Mác đã chỉ rõ “sự hao mòn vật chất” của máy móc thiết bị có hai loại. Một mặt máy móc hao mòn thùy theo vào việc sử dụng nó nhiều hay ít, giống như đồng tiền do lưu thông mà hao mòn, mặt khác nó không hoạt động mà cũng bị han rỉ như thanh gươm han rỉ trong bao gươm vậy.
Trương trường hợp này, máy móc thiết bị trở thành miếng mồi cho tự nhiên. Loại hao mòn thứ nhất thì ít hay nhiều theo tỷ lệ thuận với việc sử dụng. Loại thứ hai tới một mức độ nào đó là tỷ lệ nghịch với việc sử dụng (Các Mác : tư bản, quyển thứ nhất, tập II, nhà xuất bản sự thật).
- Hao mòn hữu hình được xác định bởi hai chỉ tiêu : tỷ lệ hao mòn và mức hao mòn.
Tỷ lệ hao mòn được tính theo thời gian đã sử dụng so với toàn bộ thời gian sử dụng TSCĐ.
Công thức 1 :
Trong đó : Hh/m : Tỷ lệ hao mòn TSCĐ
Tđsd : Thời gian đã sử dụng TSCĐ
Tsđ : Thời gian sử dụng dự kiené của TSCĐ
Mức hao mòn TSCĐ là số tuyện đối phần giá trị TSCĐ bị hao mòn. Nó được xác định căn cứ vào giá trị TSCĐ và tỷ lệ hao mòn TSCĐ.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hao mòn hữu hình của TSCĐ. Có thể các phân thành các nhóm sau :
+ Những nhân tố thuộc về chất lượng chế tạo.
+ Nhữn nhân tố thuộc qúa trình sử dụng
+ Những nhân tố ảnh hưởng tự nhiên, kim loại bị ăn mòn, do sự phá hoại của vi sinh vật.
3.1.2. Hao mòn vô hình.
Là sự giảm giá của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do năng suất lao động xã hội gia tăng.
Khi dề cập đến vấn đề này, Các Mác viết : “Máy mất dần giá trị trao đổi khi có những máy móc cùng loại ngày càng được sản xuất ra rẻ hơn hay khi có những máy cải tiến hơn ra đời ngày càng nhiều cạnh tranh với nó”. (Các Mác : tư bản, quyển thứ nhất, tập II NXB Sự thật Hà Nội, 1960, trang 172).
Như vậy theo Các Mác, thì TSCĐ vô hình được chi thành hai loại :
Hoa mòn vô hình loại I : là hao mòn xảy ra do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho máy móc cùng loại sản xuất ra trước đó bị giảm giá. Tỷ lệ hao mòn này được xác định :
Trong đó :
HLI : Tỷ lệ hao mòn vô hình loại I
Gđ : Giá trị ban đầu
Gkp : Giá trị khôi phục TSCĐ
Hao mòn vô hình loại II : Do sự tiến bộ KHKT làm xuất hiện những máy mới có năng suất cao hơn mà giá cả vẫn giữ nguyên như cũ. Lượng giá trị TSCĐ mất đi do hao mòn vô hình loại II gây ra được tính từ khi máy mới xuất hiện cho đến khi máy cũ hết hạn sử dụng. Hao mòn loại II được xác định gồm 2 chỉ tiêu :
- Tỷ lệ hao mòn vô hình loại II là tỷ lệ giữa phần giá trị TSCĐ không được chuyển vào giá trị của sản phẩm do máy mới xuất hiện so với giá trị ban đầu của nó.
- Mức hao mòn vô hình loại II là số tuyệt đối phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra.
Trong qúa trình nghiên cứu các dạng hao mòn TSCĐ đã đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp là phải có những biện pháp làm giảm hao mòn : nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ cả về thời gian và cường độ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành chế tạo máy và xây lắp TSCĐ, đẩy mạnh cải tiến và hiện đại hoá máy móc thiết bị, ý thức làm chủ của công nhân.
3.2. Khấu hao TSCĐ.
3.2.1. Khái niệm.
Khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
Khấu hao được thực hiện bằng cách chuyển dần giá trị của TSCĐ một cách có kế hoạch, theo định mức đã quy định vào sản phẩm sản xuất ra hoặc vào công tác phục vụ trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ, đồng thời lập qũy khấu hao để bù đắp lại từng phần và toàn bộ hình thái vật chất của TSCĐ.
3.2.2. Các hình thức khấu hao.
Có hai hình thức khấu hao là khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn.
Do việc bù đắp và mục đích khấu hao khác nhau nên tiền trích khấu hao được chia thành 2 bộ phận.
- Tiền khấu hao cơ bản : dùng để bù đắp TSCĐ sau khi bị đào thải vì mất giá trị sử dụng. Ở một số doanh nghiệp thì phải trích nộp một phần vào ngân sách, phần còn lại để bổ sung vào qũy. Còn ở một số doanh nghiệp khác phải lập qũy khấu hao cơ bản để duy trì hoạt động ở doanh nghiệp và thực hiện tái sản xuất mở rộng.
- Tiền khấu hao sửa chữa lớn và bảo dưỡng dùng để sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ một cách có kế hoạch và hệ thống nhằm duy trì khả năng sản xuất của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng.
Tùy vào mức độ sửa chữa mà chia thành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.
+ Sửa chữa thường xuyên TSCĐ là công việc sửa chữa nhỏ có tính chất bảo dưỡng hoặc sửa chữa lặt vặt hoặc thay thế những chi tiết bộ phận nhỏ không chủ yếu của TSCĐ.
+ Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc sửa chữa có tính chất thay thế đại tu, khôi phục năng lực làm việc của TSCĐ. Trong thời gian sửa chữa, TSCĐ không ngừng hoạt động.
Việc xác định mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao phụ thuộc vào thời hạn tính khấu hao. Việc tìm ra thời gian hữu ích của TSCĐ không phải là đơn giản vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, thời hạn tính khấu hao phải ngắn hơn thời gian sử dụng tài sản cố định
Để xác định được lượng khấu hao hàng năm của TSCĐ chúng ta cần phải xác định được tổng giá trị bình quân TSCĐ cần tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao.
Sở dĩ chúng ta phải xác định tổng giá trị bình quân TSCĐ cần tính khấu hao bởi vì TSCĐ trong năm tăng, giảm do nhiều nguyên nhân :
+ Tăng do mua sắm, được cấp, tặng, XDCB hoàn thành, nhận vốn góp liên doanh.
+ Giảm do thanh lý, nhượng bán, góp vốn liên doanh, bàn giao cho đơn vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Do vậy, khi tính khấu hao ta phải tính tổng giá trị bình quân TSCĐ theo công thức :
Tổng giá trị bình quân TSCĐ cần tính khấu hao trong năm
=
Tổng giá trị TSCĐ có ở đầu năm
+
Giá trị bình quân TSCĐ tăng thêm trong năm
-
Giá trị bình quân TSCĐ giảm trong năm
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính (giá trị hiện tại của số tiền thuê phải trả) =
Trong đó :
A : Số tiền phải trả mỗi năm
i : Tỷ lệ lãi suất
n : Số năm trả tiền
Ví dụ 1 :
Đầu năm N một doanh nghiệp X có lượng tài sản cố định với tổng nguyên giá là 545 triệu đồng, ngày 18/2 năm N mua thêm một lượng tài sản cố định với nguyên giá là 30 triệu đồng, ngày 10/6 thanh lý số tài sản cố định với trị giá là 16 triệu đồng. Hãy xác định giá trị bình quân tài sản cố định doanh nghiệp X trong năm N.
Giá trị bình quân TSCĐ tăng trong năm
=
30 x 10
=
25.000.000đ
12
Giá trị bình quân TSCĐ tăng trong năm
=
16 x 6
=
8.000.000đ
12
Vậy tổng giá trị bình quân của tài sản cố định trong năm N của doanh nghiệp X là :
545.000.000đ + 25.000.000đ - 8.000.000đ = 528.000.000đ
Sau khi xác định được tổng giá trị bình quân của tài sản cố định cần tính khấu hao, chúng ta cần phải xác định tỷ lệ khấu hao hàng năm. Tỷ lệ khấu hao này phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao.
3.2.3. Các phương pháp tính khấu hao cơ bản TSCĐ hữu hình.
Trong thực tế doanh nghiệp có thể trích khấu hao theo các phương pháp chủ yếu sau :
Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính, bình quân theo thời gian) nội dung như sau :
Số tiền KH trung bình tính mỗi năm
=
NG TSCĐ
+
CP tháo dỡ để thanh lý TSCĐ thu tiền được
-
Giá trị thanh lý TSCĐ thu hồi được
x
Tỷ lệ thời gian sử dụng TSCĐ trong năm
Số năm hữu dụng dự kiến của TSCĐ
Trong đó :
Tỷ lệ thời gian sử dụng TSCĐ trong năm
=
Số tháng sử dụng TSCĐ
12
Số tiền khấu hao TB phải trích mỗi tháng
=
Số tiền khấu hao trung bình phải trích mỗi năm
12
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm =
Hay
Trong đó :
K : Là mức khấu hao TSCĐ hàng năm : K = G : N
T : Là tỷ lệ khấu hao (%)
G : Nguyên giá TSCĐ
N : Thời gian hữu dụng dự kiến
Theo chế độ tài chính hiện hành ở nước ta quy định thì tỷ lệ khấu hao TSCĐ thống nhất với từng nhóm TSCĐ. Mức khấu hao được tính hàng tháng như sau :
Số tiền khấu hao TSCĐ trích trong tháng
=
Tỷ lệ khấu hao năm
12
Tuy nhiên, tuỳ vào đặc điểm, điều kiện của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể dựa vào mức khấu hao tháng trước, mức khấu hao tăng, giảm trong tháng nảy để tính khấu hao phải trích.
Số khấu hao TSCĐ trích trong tháng
=
Số khấu hao TSCĐ trích tháng trước
+
Số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng
-
Số khấu hao TSCĐ giảm trong tháng
Ví dụ 2 :
Trong kỳ báo cáo doanh nghiệp vừa mới mua một TSCĐ mới để đưa vào hoạt động với giá trị trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
Biết rằng TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng TSCĐ doanh nghiệp dự kiến là 10 năm tài sản cố định được đưa vào sử dụng ngày 1/1/2000.
Nguyên giá TSCĐ = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 trđ
Mức khấu hao trung bình hàng năm
=
120.000.000đ
=
12 triệu đồng/năm
10 năm
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm
=
12.000.000đồng/năm
x
100%
=
10%
120.000.000đ
Mức khấu hao tháng
=
120.000.000đồng/năm
=
1 triệu đồng
10 năm
Vậy hàng năm doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí khấu hao TSCĐ đó vào chi phí kinh doanh. Tỷ lệ khấu hao bình quân một năm là 10%.
Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Phương pháp này dựa trên tổng sản lượng ước tính trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ đó và sản lượng thực tế do TSCĐ đó tham gia tạo ra trong kỳ. Cụ thể như sau :
Mức khấu hao trích trong kỳ
=
NG TSCĐ
+
CP tháo dỡ để thanh lý TSC