1.1. khái niệm
Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đây là loại thuế gián thu do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán (Điều 1, nghị định số 28/ 1998,NĐ-CP ngày11/5/1998 của Chính Phủ)
1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
Trong mỗi khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì thuế GTGT điều được tính trên giá trị bán ra.
Tính thuế GTGT giai đoạn sau đều phải trừ thuê GTGT đã nộp ở giai đoạn trước. Do vậy không gây ra hiện tượng trùng lặp.
Hiệu quả của thuế GTGT không phụ thuộc vào việc tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế cho dù sản phẩm có trải qua bao nhiêu giai đoạn thì tổng số thuế phải nộp cũng chỉ bằng thuế suất nhân với giá mua của người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, thuế GTGT không gây đột biến giá sản xuất khi sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến.
Mức thuế GTGT thường được xây dựng căn cứ vào công dụng vật chất của sản phẩm.
2. Đối tượng nộp thuế GTGT
(Qui định tại điều 3, nghị định số 28/1998 NĐ-CP ngày 11/5/1998 của chính phủ). Bao gồm các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, gọi chung là người nhập khẩu.
Đối tượng chiu thuế và không chịu thuế GTGT:
- Đối tượng chịu thuế GTGT: Là hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng được qui định tại điều 4 của luật này.
- Đối tượng không chịu thuế GTGT: Là sản phẩm hàng hóa do người nông dân trực tiếp sản xuất, những dịch vụ văn hóa phục vụ cho đời sống tinh thần cho nhân dân mà theo điều 4 của luật thuế GTGT đã được sửa đổi theo điều 1 nghị quyết số 240/2000 NQ- UBTVQH là gồm 26 loại hàng hóa dịch vụ: sản phẩm trồng trọt, sản phẩm muối, dịch vụ công cộng vệ sinh thoát nước đường phố.
47 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty điện máy và kỹ thuật Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ GTGT TRONG DnOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1. khái niệm
Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đây là loại thuế gián thu do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán (Điều 1, nghị định số 28/ 1998,NĐ-CP ngày11/5/1998 của Chính Phủ)
1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
Trong mỗi khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì thuế GTGT điều được tính trên giá trị bán ra.
Tính thuế GTGT giai đoạn sau đều phải trừ thuê GTGT đã nộp ở giai đoạn trước. Do vậy không gây ra hiện tượng trùng lặp.
Hiệu quả của thuế GTGT không phụ thuộc vào việc tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế cho dù sản phẩm có trải qua bao nhiêu giai đoạn thì tổng số thuế phải nộp cũng chỉ bằng thuế suất nhân với giá mua của người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, thuế GTGT không gây đột biến giá sản xuất khi sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến.
Mức thuế GTGT thường được xây dựng căn cứ vào công dụng vật chất của sản phẩm.
2. Đối tượng nộp thuế GTGT
(Qui định tại điều 3, nghị định số 28/1998 NĐ-CP ngày 11/5/1998 của chính phủ). Bao gồm các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, gọi chung là người nhập khẩu.
Đối tượng chiu thuế và không chịu thuế GTGT:
- Đối tượng chịu thuế GTGT: Là hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng được qui định tại điều 4 của luật này.
- Đối tượng không chịu thuế GTGT: Là sản phẩm hàng hóa do người nông dân trực tiếp sản xuất, những dịch vụ văn hóa phục vụ cho đời sống tinh thần cho nhân dân mà theo điều 4 của luật thuế GTGT đã được sửa đổi theo điều 1 nghị quyết số 240/2000 NQ- UBTVQH là gồm 26 loại hàng hóa dịch vụ: sản phẩm trồng trọt, sản phẩm muối, dịch vụ công cộng vệ sinh thoát nước đường phố...
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP
Nguyên tắc chung: Giá tính được xác định tùy theo hàng hóa dịch vụ. Đối với các hàng hóa dịch vu do cơ sở kinh doanh bán ra hoặc cung cấp cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT
1. Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.1. Đối tượng áp dụng
Các đơn vị tổ chức kinh doanh cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và bên nước ngoài có tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần các tổ chức kinh tế các tổ chức xã hội khác (trừ các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp )
1.2. Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGTphải nộp
Số thuế GTGTđầu ra
Số thuế GTGTvào ra
=
-
a) Xác định thuế GTGT đầu ra:
Số thuế GTGTđầu ra
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó
=
x
Giá tính thuế của hàng hoádịch vụ chịu thuế bán ra
Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ chịu thuế bán ra phải được căn cứ vào những quy định tại điều 7 của luật thuế GTGT và điều 6 của nghị định số 79/2000 NĐ - CP
Số thuế GTGTđầu ra
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó
=
x
Giá tính thuế của hàng hoádịch vụ chịu thuế bán ra
Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ: Theo quy định tại điều 8 của luật thuế GTGT và điều 7 của nghị định số 79/2000 NĐ - CP thì thuế suất thuế GTGT có 4 mức thuế suất sau: 0%; 5%; 10% và 20% trong đó mức 10% là mức phổ biến nhất.
- Mức 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, việc quy định mức thuế suất 0% chủ yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu.
- Mức 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, phân bón, dụng cụ y tế
- Mức 20% áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ không thiết yếu như vàng bạc đá quý..., khách sạn, xổ số kiến thiết...
b) Xác định thuế GTGT đầu vào:
Số thuế GTGTđầu vào
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó
=
x
Giá mua chưa thuế củahàng hoá dịch vụ chịu thuế
Thuế GTGT đầu vào thường được xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (cả TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh, hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT) hoặc được ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu. Riêng đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù như tem bưu chính vé cước vận tải, vé số kiến thiết ...giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT.
Giá chưa cóthuế GTGT
Giá thanh toán (tiền bán vé, tem bưu chính...)
1 + % (thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó)
=
=> Thuế GTGT đầu vào = Giá thanh toán - Giá chưa có thuế GTGT
Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào của cơ sở kinh doanh được khấu trừ như sau:
+ Thuế GTGT được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
+ Hàng hóa bị tổn thất do thiên tai hỏa hoạn, mất cắp...được xác định trách nhiệm bồi thường thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa này được tính vào giá trị hàng hóa bị tổn thất phải bồi thường không được tính vào số thuế GTGT được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp.
+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
2. Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
2.1. Đối tượng áp dụng
- Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam.
- Tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý, ngoại tệ.
2.2. Xác định thuế phải nộp
- Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế x Thuế suất
GTGT của hànghoá dịch vụ
Doanh số của hànghoá dịch vụ bán ra
Giá vốn của hànghoá dịch vụ bán ra
=
-
Giá trị gia tăng chính là phần chênh lệch giữa doanh số bán và doanh số vật tư hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, hoặc;
Giá vốn của hànghoá dịch vụ bán ra
Doanh sốtồn đầu kỳ
=
+
Doanh sốmua trong kỳ
-
Doanh sốtồn cuối kỳ
@ Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ để tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau:
- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hóa dịch vụ có hóa đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh chỉ có hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ mà không đầy đủ hóa đơn chứng từ mua hàng.
- Đối với cá nhân, hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ thì Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ mà ấn định mức doanh thu tính thuế.
GTGT = Doanh thu ấn định x GTGT tính trên doanh thu (% này do cục thuế xác định)
B. HẠCH TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP
I. HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ
1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào
1.1. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán thuế GTGT đầu vào, kế toán sử dụng tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ, tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Tài khoản này chỉ sử dụng đối những cơ sơ kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (không áp dụng đối cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và đối tượng không chịu thuế GTGT).
1.2 . Kết cấu và nội dung của tài khoản 133
Bên nợ: Số thuế GTGT đầu ra được khấu trư.
Bên có: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trư.
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Số thuế GTGT được hoàn lại.
Số dư bên nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn lại.
+ Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2
TK 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”
TK 1332 “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”
1.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Đối với hàng hoá, vật tư, TSCĐ mua vào dùng cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT.
- Mua về nhập kho
Nợ TK 152 “Mua nguyên vật liệu”
Nợ TK 153 “Mua CCDC”
Nợ TK 156 “Mua hàng hóa”
Nợ TK 211 “Mua TSCĐ”
Nợ TK 133 “Thuế GTGT đầu vào”
Có TK liên quan : 111, 112, 331: “Tổng giá thanh toán”
- Mua dịch vụ vật tư dùng trực tiếp cho sản xuất
Nợ TK621 “Mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất”
Nợ TK627 “Mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chung”
Nợ TK641,642 “Mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho bộ phận bán hàng”
Nợ TK241 “Mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho xây dựng cơ bản”
Nợ TK133 “Thuế GTGT đầu vào”
Có TK 111, 112, 331
- Mua hàng hóa giao bán ngay
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán “(giá mua + chi phí mua)
Nơ TK 133 “Thuế GTGT đầu vào”
Có TK 111, 112, 331
- Khi nhập khẩu hàng hóa ,vật tư
Phản ánh giá trị hàng hóa vật tư nhập khẩu
Nợ TK 152 “Nhập nguyên vật liệu”
Nợ TK 156 “Nhập hàng hóa”
Nợ TK 211 “Nhập TSCĐ”
Có TK 3333 “Thuế nhập khẩu”
Có TK 111, 112, 331
Phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 133 “Thuế GTGT đầu vào” (Giá mua + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất
Có TK 33312 “Thuế GTGT của hàng nhập khẩu”
+ Trường hợp xác định số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ theo quy định.
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng mua không chịu thuế GTGT”
Có TK 133 “Phần thuế không được khấu trừ”
Trường hợp số thuế đầu vào không được khấu trừ lớn
Nợ TK 142
Có TK 133
Định kỳ phân bổ
Nợ TK 632
Có TK 142
2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra
2.1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là tất cả đơn vị, tổ chức kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, HTX thực hiện hạch toán kế toán sản xuất kinh doanh mặt hàng dịch vụ chịu thuế GTGT nộp thuế theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp đều phai sử dụng tài khoản 3331 để hạch toán số thuế GTGT phải nộp.
2.2. Kết cấu và nội dung tài khoản 3331
Bên nợ:
Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách.
Số thuế GTGTcủa hàng bán bị trả lại.
Bên có:
Sô thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ.
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa dịch vụ dùng trao đổi, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ.
Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu chịu thuế.
Số dư có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Số dư nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách.
- Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3
TK 33311 “Thuế GTGT đầu ra”
TK 33312 “Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa nhập khẩu”
2.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT kế toán viết hóa đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT phụ thu, phí thu thêm ngoài giá ban (nếu có) thuế GTGT phải nộp, tổng giá thanh toán, phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ (chưa có thuế GTGT).
Nợ TK111, 112, 131 “Tổng giá thanh toán”
Có TK 511, 512 “Doanh thu chưa thuế”
Có TK 3331(33311) “Số thuế GTGT phải nộp”
- Đối với hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT
Nợ TK 111, 112, 131 “Tổng giá thanh toán”
Có 511,512
- Đốivới hoạt động cho thuê tài sản
+ Trường hợp trả từng kỳ
Nợ TK 111,112 “Tổng tiền thanh toán”
Có TK 33311 “Thuế GTGT phải nộp”
Có TK 711 “Giá cho thuê”
+ Trường hợp cho thuê tài sản nhận tiền cho thuê nhiều kỳ
Khi nhận tiền cho thuê
Nợ TK 111, 112 “Tổng số tiền nhận trước”
Có TK 3387 “Doanh thu nhận trước”
Có TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán
Nợ TK 3387 “Doanh thu nhận trước không thuế GTGT”
Có TK 511 “Doanh thu bán hàng”
Có TK 3331
Kỳ kế toán tiếp theo ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 511
Có TK 3331
-Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 33311 “Thuế GTGT theo doanh thu một lần”
CóTK 511 “Doanh thu bán hàng một lần”
Có TK 711 “Lãi bán hàng trả chậm”
Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT:
+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 152 “Đổi lấy nguyên vật liệu”
Nợ TK 153 “Đổi lấy công cụ, dụng cụ”
Nợ TK 156 “Đổi lấy hàng hóa”
Nợ TK 131 “Chênh lệch hàng trao đổi nhỏ hơn hàng đem đổi”
Có TK 511 “Doanh thu không thuế GTGT”
Có TK 331 “Chênh lệch hàng trao đổi lớn hơn hàng đem đổi”
+ Phản ánh thuế GTGT của hàng trao đổi
Nợ TK 133
Có TK 3331
- Khi sử dụng hàng hóa để khuyến mãi biếu tặng
+ Phản ánh doanh thu:
Doanh thu không thuế
Nợ TK 641, 642
Có TK 512
+ Phản ánh thuế GTGT của hàng hóa biếu tặng khuyến mãi
Nợ TK 1331
Có TK 33311
- Trường hợp trả lương bằng sản phẩm
Nợ TK 334 “Giá có thuế GTGT”
Có TK 512 “Doanh thu không thuế”
Có TK 33311 “Thuế GTGT”
- Khi phát sinh các khoản thu nhập tài chính, hoạt động bất thường
Nợ TK 111,112,138
Có TK 33311
Có TK 711, 721
- Trường hợp hàng bán bị trả lại đã hạch toán doanh thu
+ Trường hợp người mua đã thanh toán
Phản ánh doanh thu bị trả lại
Nợ TK 531 “Doanh thu không thuế”
Nợ TK 3331 “Thuế GTGT”
Có TK 111, 112, 338
Nhận hàng lại:
Nợ TK 155,156 “Nhập lại kho”
Nợ TK 641 “Đưa vào chi phí”
Nợ TK 1388 “Chờ xử lý”
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán bị trả lại”
+ Trường hợp người mua chưa trả tiền
Nợ TK 531 “Doanh thu không thuế”
Nợ TK 3331 “Thuế GTGT”
Có TK 131
Khi nhận lại hàng hạch toán như trên
3. Hạch toán thuế GTGT phải nộp
Cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp.
- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ ghi:
Nợ TK 3331(33311, 33312)
Có TK 133(1331, 1332)
Khoản chênh lệch khi nộp thuế GTGT ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 111,112
II. HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP TRÊN GTGT VÀ CƠ SỞ KINH DOANH KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT
- Nguyên tắc chung khi mua vật tư hàng hóa dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh phản ánh tài khoản 152,153,156... là giá mua bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.
Nợ TK 211,152,153,156,641.642 “Tổng giá thanh toán”
Có TK 111,112,131
-Khi bán hàng thì phản ánh doanh thu trên các TK 511, 512, 531, 711, 721 là doanh thu đã có thuế GTGT, kế toán không tách thuế đầu ra để hạch toán vào TK 3331.
- Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp.
Nợ TK 642
Có TK 33311
- Các trường hợp dùng sản phẩm trao đổi, biếu tặng hay sử dụng nội bộ chỉ hạch toán một bút toán doanh thu (có thuế GTGT) không hạch toán thuế riêng như phương pháp khấu trừ .
A . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬTCÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG
1. Quá trình hình thành
Công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ là một công ty trực thuộc của tổng công ty điện máy Hà Nội. Ra đời sau khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng (19/09/1975) tuy còn non trẻ nhưng công ty điện máy Miền Trung đã và đang trưởng thành nhanh chóng, chiếm một lĩnh vực quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, trong các lĩnh vực chính trị xã hội, ngoại giao kinh tế văn hóa, khoa học quốc phòng.
Công ty điện máy Miền Trung có tên giao dịch đối ngoại là GELIMEX, được thành lập từ ngày 17/09/1975 theo quyết định số 75/ MT QĐT của bộ nội thương và tên gọi đầu tiên là công ty điện máy cấp I Đà Nẵng, đến tháng 06/1981, công ty được chia thành hai chi nhánh :
- Chi nhánh điện máy Miền Trung Đà Nẵng.
- Chi nhánh xe đạp, xe máy, máy tính Đà Nẵng.
Văn phòng công ty đặt tại 124 nguyễn chí thanh thành phố Đà Nẵng
Đến ngày 20/12/1985, hai chi nhánh này được xác lập lại thành công ty điện máy xe đạp, xe máy, máy tính theo quyết định số A1/TCTCT và đến ngày 28/05/1993 công ty được bộ thương mại ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 607/TM. TCB và lấy tên là “ Công ty điện máy Miền Trung “cho đến ngày nay. Công ty hoạt động kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu các loại mặt hàng vi tính, điện tử, diện lạnh, xe máy ... và các mặt hàng tiêu dùng khác .Công ty hoạt động theo điều lệ số 519/TM.TCB ngày 19/06/1995 do bộ thương mại phê duyệt và cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100901 ngày 22/06/1993 do trọng tài kinh tế tỉnh Quãng Nam Đà Nẵng cấp: Ngày 22/11/1993 theo quyết định số 13599/TM.TCB của bộ thương mại đổi tên TODIMAX thành GELIMEX.
Qua hơn 20 năm hoạt động với đội ngũ cán bộ kỹ sư có năng lực về quản lý trong kinh doanh của công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Tạo sự uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay công ty là một doanh nghiệp lớn và thành đạt tại khu vực Miền Trung có mạng lưới lớn với mười đơn vị xí nghiệp trực thuộc, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và hệ thống kho hàng rộng lớn, an toàn, thuận lợi đảm bảo kinh doanh tạo hiệu quả ngày càng cao. Mặc dù gặp không ít khó khăn công ty đã từng bước khắc phục vượt lên và đạt được những thành tích đáng khích lệ trong thời gian qua.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ Đà Nẵng
2.1. Chức năng
Công ty điện máy Miền Trung là loại xí nghiệp, thương nghiệp làm nghĩa vụ đại lý cho các công ty chuyên kinh doanh thuộc tổng công ty điện máy. Thực hiện việc mua bán hàng hóa với các tổ chức kinh tế nhà nước ở miền nam. Tiếp nhận hàng nhập khẩu và viện trợ (trong phạm vi kinh doanh) của tổng công ty điện máy tại khu vực cảng Đà Nẵng.
Công ty điện máy Miền Trung là đơn vị kế hoạch, đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập nằm trong tổng thể tổng công ty điện máy, có tư cách pháp nhân, được cấp vốn kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng và được đúng con đấu riêng theo thể thức nhà nước quy định.
2.2. Nhiệm vụ
Đại diện cho các công ty chuyên doanh thuộc tổng công ty điện máy ký hợp đồng mua bán của các tổ chức kinh tế miền nam. Tổ chức vận chuyển giao hàng số hàng gốc cho các công ty chuyên doanh hoặc các đơn vị tiêu thụ theo kế hoạch của các công ty chuyên doanh.
Đại lý cho các công ty chuyên doanh, tiếp chuyển hàng điện máy giao cho các tổ chức kinh tế miền nam theo kế hoạch của ủy ban kế hoạch nhà nước và cán bộ đại diện cho các công ty chuyên doanh tiếp nhận hàng điện máy xuất khẩu và viện trợ cho ngoại thương giao tại khu vực cảng Đà Nẵng để giao cho các tổ chức kinh tế miền nam và cho các công ty chuyên doanh.
Căn cứ vào nhiệm vụ về kế hoạch do tổng công ty giao và trên cơ sở hợp đồng kinh tế ký kết với các công ty chuyên doanh và xây dựng kế toán tiếp nhận, vận chuyển tài vụ ... lao động tiền lương, vật tư trang thiết bị và tổ chức thực hiện của kế hoạch ấy, sau khi đã được tổng giám đốc công ty duyệt.
Tổ chức kiểm nghiệm thu hàng hóa bảo quản phân loại, đóng gói hàng hóa theo đúng chế độ hợp đông đã ký nhằm bảo đảm số lượng, chất lượng hàng hóa chịu trách nhiệm trước các công ty chuyên doanh về tình trạng thừa thiếu máy móc, hư hỏng hàng hóa.
Làm đầy đủ các nguyên tắc, các thủ tục giấy tờ và nhập xuất hàng hóa, chuyển các giấy tờ và nhập xuất hàng hóa, chuyến các giấy tờ cho các công ty chuyên doanh đúng thời hạn quy định, tổ chức và quản lý tốt các kho hàng, các phương tiện kỹ thuật được trang bị, ứng dụng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật tiến bộ vào việc quản lý kho hàng
bốc dỡ, chất xếp bảo quản, vận chuyển hàng hóa không ngừng cải thiện điều kiện làm việc và bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
Tổ chức hạch toán chính xác và kịp thời việc nhập xuất hàng hóa và các chi phí phát sinh trong quá trình tiếp nhận cho công tác quản lý kinh doanh của công ty. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách chế độ thể lệ quản lý kinh tế kỹ thuật của nhà nước thông qua hoạt động kinh doanh của mình. Đề xuất với tổng công ty tiến độ, xem bổ sung sửa đổi các chính sách chế độ định mức xét thấy không còn phù hợp.
Quản lý toàn diện và tổ chức tốt đời sống đối với cán bộ công nhân viên chức trong công ty theo đúng chính sách chế độ nhà nước.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG
1. Đặc điểm hoạt động của công