Hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế xã hội để hướng tới phát triển bền vững thì không thể thiếu yếu tố môi trường. Tài nguyên môi trường là yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế xã hội.Ở các nước phát triển thì việc lồng ghép các yếu tố tài nguyên môi trường vào trong quy hoạch tổng thể đã thục hiện từ rất sớm.Việc lồng ghép các yếu tố tài nguyên môi trường vào trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài mà khởi đầu là từ nhà xã hội học người pháp Leplay (1877)
Sau hội nghị về môi trường và phát triển bền vững được tổ chức tại Rio De(1992) thì môi trường được quan tâm trên toàn thế giới trong đó vấn đề kết hợp chính sách môi trường và các chính sách kinh tế xã hội được quan tâm.Dựa vào việc tham khảo, thu thập số liệu, kết quae của những nghiên cứu đã có, từ đánh giá của các cơ quan quản lý môi trường về quy hoạch. Quá trình nghiên cứu đánh giá tuân thủ các nguyên tắn sau :
- Tận dụng các số liệu tư liệu đã có. Kế thừa các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đó
- Thông qua việc tập hợp số liệu, phân tích xử lý số liệu, kết hợp lhaor sát bổ sung số liệu khi cần thiết
43 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề : Đánh giá các vấn đề môi trường trong dự án thí điểm quy hoạch sử dụng đất có lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường ở huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Đề xuất các biện pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Đánh giá các vấn đề môi trường trong dự án thí điểm quy hoạch sử dụng đất có lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường ở huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Đề xuất các biện pháp
Chương I.Cơ sở lý luận về việc lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường vào quy hoạch tổng thể.
QHTTPTKTXH
Đối tượng quy hoạch :
Các ngành, lĩnh vực ( công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ, thương mại, du lịch, mạng lưới gaio thông, thông tin liên lạc, thủy lợi, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước,… )
Lãnh thổ : các vùng kinh tế, tỉnh, quận huyện,
Toàn bộ nền kinh tế, xã hội của đất nước
Khái quát về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Các thành phần của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Quy hoạch phát triển xã hội
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch phát triển đô thị
Quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng
Quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước
Quy hoạch phát triển công nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
Quy hoạch phát triển du lịch
Quy hoạch phát triển thương mại và dịch vụ
Vai trò của các yếu tố tài nguyên môi trường trong quy hoạch tổng thể
3.1. Là nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Nó là yếu tố đầu vào của các hệ thống kinh tế xã hội. Do đó sẽ tạo điều kiện tốt trong quá trình phát triển
3.2. Là môi trường tồn tại và duy trì hoạt động của các quá trình sản xuất và đời sống. Mọi hoạt động sản xuất đều diễn ra trong môi trường tự nhiên và xã hội nhất định.Và hoạt động sản xuất bị phá vỡ khi mà môi trường không đảm bảo được chức năng của mình.
3.3. Các yếu tố tài nguyên môi trường thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội các yếu tố tài nguyên môi trường mà thuận lợi thì nó góp phần vào việc tăng hiệu quả các hoạt động kinh tế xã hội. Ngược lại thì nó cũng chính là yếu tố kìm hãm sự phát triển
3.4. Các hoạt động kinh tế xã hội thúc đẩy các yếu tố tài nguyên môi trường
Bản thân các hoạt động kinh tế xã hội tạo ra nguồn lực trong đó có một mặt tạo ra tiền đề nội lực bên trong để duy trì và phát triển tài nguyên môi trường. Ở các nước công nghiệp phát triển có một nền kinh tế tăng trưởng cao, vì vậy mà họ có vốn cũng như nguồn lực để duy trì được các tài nguyên, các hệ sinh thái vốn có. Còn ở các nước kém phát triển đời sống nhân dân còn nghèo đói nên nạn chặt phá rừng bừa bãi, tài nguyên bị tàn phá môi trường bị hủy hoại.
Các hoạt động kinh tế xã hội là yếu tố kích thích để tài nguyên môi trường có cơ hội phát triển tốt hơn. Có nguồn lực tài chính và kiến thức về môi trường nên một nền kinh tế phát triển sẽ chú ý nhiều hơn tới vấn đề môi trường vì liên quan trực tiếp tới cuộc sống của họ.
Tổng quan về lồng ghép các yếu tố môi trường vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế xã hội để hướng tới phát triển bền vững thì không thể thiếu yếu tố môi trường. Tài nguyên môi trường là yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế xã hội.Ở các nước phát triển thì việc lồng ghép các yếu tố tài nguyên môi trường vào trong quy hoạch tổng thể đã thục hiện từ rất sớm.Việc lồng ghép các yếu tố tài nguyên môi trường vào trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài mà khởi đầu là từ nhà xã hội học người pháp Leplay (1877)
Sau hội nghị về môi trường và phát triển bền vững được tổ chức tại Rio De(1992) thì môi trường được quan tâm trên toàn thế giới trong đó vấn đề kết hợp chính sách môi trường và các chính sách kinh tế xã hội được quan tâm.Dựa vào việc tham khảo, thu thập số liệu, kết quae của những nghiên cứu đã có, từ đánh giá của các cơ quan quản lý môi trường về quy hoạch. Quá trình nghiên cứu đánh giá tuân thủ các nguyên tắn sau :
Tận dụng các số liệu tư liệu đã có. Kế thừa các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đó
Thông qua việc tập hợp số liệu, phân tích xử lý số liệu, kết hợp lhaor sát bổ sung số liệu khi cần thiết
Các nguyên tắc và các bước kết hợp các yếu tố môi trường vào quy hoạch tổng thể
5.1 Để kết hợp các yếu tố tài nguyên và môi trường vào quy hoạch tổng thể phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau :
Phải đảm bảo các yếu tố tài nguyên và môi trường là cơ sở tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội
Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Đảm bảo tính ưu tiên : ưu tiên nhấn mạnh vào một số điểm chủ yếu trong quy hoạch mà những vấn đề đó bảo đảm là chòa khóa để mở các vấn đề khác
Đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường quan trọng nhất là hiệu quả về kinh tế
Tăng cường sự tham gia của quần chúng khi thực hiện quy hoạch
Giải quyết được các mâu thuẫn xung đột nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch
Đảm bảo đánh giá độc lập báo cáo về môi trường thường xuyên
Phân tích đầy đủ về chi phí môi trường đặc biệt là những chi phí cần thiết để phục hồi môi trường
Quy hoạch phải dựa trên các căn cứ pháp lý
Các bước kết hợp các yếu tố môi trường vào quy hoạch tổng thể
Bước 1 : Đánh giá hiện trạng tạo lập cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của khu vực cần quy hoạch. Đây là bước tiền đề cho quy hoạch
Ở bước này cần xác định và trình bày đầy đủ thông tin về số liệu và hiện trạng môi trường vùng. Nêu rõ các tấc động tích cực và tiêu cực giữa môi trường và các lĩnh vực phát triển chủ yếu về kinh tế xã hội.
Phân tích các vấn đề về môi trường, xác định các điểm nóng về môi trường và các khu vực nhạy cảm về môi trường, xác định tiềm năng và sức ép môi trường cho quy hoạch chung toàn vùng.
Bước 2 : Xác định các mục tiêu cần đạt được và các hướng trọng điểm ưu tiên
Xác định các mục tiêu kinh tế xã hội cần ưu tiên tập trung, các yếu tố tài nguyên môi trường cần tập trung.
Xác định các mục tiêu môi trường và phát triển bền vững cần đạt được
Xây dựng quy hoạch cụ thể và các chương trình hướng vào các mục tiêu ưu tiên
Bước 3 : Dự thảo ưu tiên phát triển, xây dựng các phương án thay thế
Kết hợp trọn vẹn và đầy đủ các mục tiêu và hướng ưu tiên của môi trường vào QHTTPTKTXH
Xây dựng các phương án nhằm đạt các mục tiêu về phát triển cũng như các mục tiêu về môi trường
Tiến hành đánh giá chi phí lợi ích và nhu cầu đầu tư các dự án quy hoạch.
Bước 4 : Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và đánh giá các ảnh hưởng tới môi trường
Trong bước này về cơ bản chúng ta phải xây dựng cho được quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhưng phải nhìn trước được các vấn đề môi trường
Đánh giá phạm vi các yếu tố cần kết hợp các yếu tố tài nguyên môi trường vào các mục tiêu ưu tiên trong quy hoạch tổng thể.
Tiến hành xây dựng QHTTPTKTXH có kết hợp các yếu tố tài nguyên môi trường
Thực hiện việc kiểm tra khả năng gây ra tác động bổ sung lên các yếu tố môi trường của các chiến lược quy hoạch phát triển đảm bảo phát triển bền vững.
Xem xét dự thảo môi trường trên các phương diện phù hợp với khung thể chế và chính sách pháp luật của nhà nước.
Bước 5 : Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu môi trường
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu môi trường nhằm đơn giản hóa thông tin
Mở rộng việc sử dụng lượng hóa thông tin để xác định và tìn hiểu nguyên nhân biến động theo thời gian.
Bước 6 : Kết hợp các kết quả đánh giá môi trường vào dự thảo cuối cùng của quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội được lựa chọn
Xây dựng bản thảo cuối cùng của QHTTPTKTXH có kết hợp đầy đủ các yếu tố môi trường.
Xây dưng bản thảo quy hoạch môi trường như một bộ phận không thể thiếu được của QHTTPTKTXH.
Bước 7 : Xem xét bản dự thảo lần cuối của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội để xác nhận nội dung môi trường đã đáp ứng theo những yêu cầu trong luật bảo vệ môi trường đề ra hay chưa.
Cơ quan quản lý môi trường rà soát các báo cáo nghiên cứu môi trường và các kế hoạch hành động môi trường xác định là đã đạt yêu cầu và đã được lồng ghép vào bản thảo quy hoạch.
Bước 8 : Thẩm định và phê duyệt
Các cơ quan chức năng thẩm định QHTTPTKTXH trong đó có quy hoạch môi trường và xác nhận nghĩa vụ thực thi các nội dung trông quy hoạch tổng thể.
Nhà nước phê duyệt quy hoạch tổng thể và quy hoạch trở thành văn bản pháp lý có giá trị thi hành trong các cấp các ngành.
Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch môi trường
Sự cần thiết phải gắn kết quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch môi trường
Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) trước hết được hiểu là việc tổ chức, sắp xếp các đối tượng không gian phù hợp với chức năng và mục tiêu sử dụng trong một thời gian xác định. Như vậy, khi nói đến quy hoạch có nghĩa là phải trả lời được những câu hỏi sau: "Làm gì ?", "ở đâu?", "Làm như thế nào?" và "Trong thời gian bao lâu?".
Khi tiến hành lập quy hoạch môi trường (QHMT) cho một vùng, trước tiên phải trả lời những câu hỏi nêu trên. Tuy nhiên, QHMT là một dạng quy hoạch đặc biệt có nhiệm vụ điều hoà mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để thực hiện được nhiệm vụ này, người làm quy hoạch phải xem xét, đánh giá tác động bất lợi tới môi trường của việc sử dụng từng đơn vị đất đai, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động bất lợi đó.
Từ phân tích trên cho thấy, giữa QHMT và QHSDĐ có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau.
Như vậy, QHMT gắn với QHSDĐ là sự hoạch định, tổ chức, sắp xếp các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm từ quá trình sử dụng đất đai bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững KT - XH của vùng quy hoạch.
Nội dung của quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụng đất
Để tiến hành QHMT gắn với QHSDĐ thì qui trình và nội dung thực hiện như sau
Thu nhập thông tin
Đánh giá HTMT
Dự báo DBMT
Đề xuất QHMT
Thuyết minh QHMT
- Điều kiện tự nhiên & phát triển KTXH
- Quá trình sử dụng đất
- Các tác động của quá trình tự nhiên
- Tác động của HTSDĐ
- Các tai biến địa chất
- Tác động của QHSDĐ
- Mục tiêu & các chỉ tiêu BVMT
- Các phương án và nhu cầu SDĐ BVMT
- Bằng văn bản
- Bằng bản đồ
Hình 1. Qui trình và nội dung QHSDĐ gắn với QHMT
Thu thập thông tin
Để thực hiện nội dung này cần kế thừa tổng hợp có chọn lọc tất các nghiên cứu có liên quan từ các cơ quan và các chuyên gia trong và ngoài nước. Các tài liệu thường mang tính riêng lẻ và thiếu đồng bộ gây nhiều khó khăn trong xử lý thông tin. Vì vậy phải kiểm tra chỉnh sửa thông tin bằng công tác điều tra khảo sát theo một hệ thống tiêu chí nhất định.
Đánh giá hiện trạng môi trường
Đối với quy hoạch môi trường trước hết cần quan tâm đánh giá quy hoạch không gian đặc biệt là QHSDĐ. Do vậy, các dữ liệu môi trường được thu thập và những khuyến nghị đưa ra đều dựa trên cơ sở là các đơn vị không gian đã được xác định. Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến xem xét việc sử dụng các đơn vị đất đai và môi trường mà thông qua đó sẽ liên kết được các chỉ tiêu kinh tế và môi trường với nhau.
Dự báo diễn biến môi trường
Dự báo diễn biến môi trường nhằm phân tích xác định các ảnh hưởng trong tương lai của QHSDĐ đối với môi trường. Từ đó có các biện pháp đề xuất các biện pháp giảm nhẹ các tác động môi trường trong tương lai
Đề xuất QHMT
Căn cứ vào các phân tích đánh giá về môi trường để đưa ra các đề xuất về môi trường. Các đề xuất chỉ tiêu cụ thể và thời gian đạt được : chỉ tiêu cấp nước sạch và tỉ lệ số người cấp nước sạch, diện tích cây xanh. Từ các chỉ tiêu trên các chuyên gia quy hoạch sẽ tính toán nhu cầu sử dụng đất cho từng giải pháp quy hoạch nhằm đạt các chỉ tiêu đề ra đồng thời sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện từng biện pháp trên cơ sở nhu cầu thực tế tại nơi quy hoạch.
Thuyết minh QHMT
Bằng văn bản : Tổng hợp toàn bộ các nội dung đã thực hiện
Bằng bản đồ : Trình bày một cách trực quan không gian quy hoạch và các giải pháp bảo vệ môi trường.
Lồng ghép đất đai và môi trường
1.Khái niệm
Lồng ghép đất đai vào môi trường là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Có quan điểm cho rằng lồng ghép đất đai và môi trường là giải pháp hướng tới việc tích hợp các quy định về đất đai và về môi trường sao cho hai lĩnh vực này chỉ cần một đạo luật duy nhất điều chỉnh. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng lồng ghép đất đai và môi trường là quá trình lồng ghép hai chiều theo đó yêu cầu bảo vệ môi trường được lồng ghép vào pháp luật đất đai và yêu cầu bảo vệ đất đai được lồng ghép vào pháp luật bảo vệ môi trường. Cũng có quan điểm cho rằng lồng ghép đất đai và môi trường là một giải pháp để giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà khi điều chỉnh các vấn đề đất đai và môi trường bằng hai hệ thống quy phạm khác nhau.
Trên thế giới thì quan niệm rằng lồng ghép đất đai và môi trường chỉ được hiểu là lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường vào các quy định liên quan tới đất đai chứ không có chiều ngược lại. Tóm lại lồng ghép đất đai và môi trường là lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường vào các quyết định liên quan tới đất đai nhằm sử dụng đất đai bền vững.
2. Ích lợi của việc lồng ghép
Việc thực hiện lồng ghép đất đai và môi trường sẽ mang lại những ích lợi sau :
- Góp phần đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong mọi quyết định liên quan tới sử dụng đất đai. Đảm bảo đất đai sử dụng theo hướng phát triển bền vững
- Góp phần tiết kiệm chi phí bảo vệ môi trường : ngăn ngừa các tác hại ngoài dự kiến đối với môi trường, có biện pháp chủ động phòng ngưaf các tác hại gây ra cho môi trường.
- Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường: đưa vấn đề bảo vệ môi trường gần gũi, gắn kết với từng hành vi của chủ thể trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sinh hoạt.
Thực hiện tốt chủ trương lồng ghép đất đai và môi trường là giải pháp quan trọng để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong mọi ngành mọi lĩnh vực của nền kinh tế cũng như toàn xã hội.
Tuy nhiên thực hiện lồng ghép đất đai vào môi trường cũnh đặt ra rất nhiều thách thức đối với công tác quản lý nhà nước. Muốn lồng ghép hiệu quả thì phải thực hiện cho được những vấn đề sau :
- Loại quyết định nào liên quan đến đất đai cần được lồng ghép
- Yêu cầu bảo vệ môi trường cần được lồng ghép là các yêu cầu nào? Yêu cầu ấy có quan hệ như thế nào với các quyết định liên quan tới đất đai.
- Qui trình thực hiện việc lồng ghép ra sao (trình tự, thủ tục tiến hành,trách nhiệm các bên liên quan)
- Lồng ghép có thể dẫn tới việc người ra quyết định phải chịu nhiều ràng buộc hơn trong việc ra quyết định của mình, vì thế quá trình ra quyết định khó khăn, phức tạp và tốn kém hơn.
- Lồng ghép có thể dẫn tới người sử dụng đất phải thực hiện nhiều thủ tục hơn, phải đáp ứng nhiều yêu cầu hơn so với bình thường, vì vậy người sử dụng đất có thể cảm thấy khó chịu với việc lồng ghép này.
2. Nội dung lồng ghép đất đai và môi trường
Lồng ghép về mặt kĩ thuật bao gồm :
Xác định các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch kế hoạch ngành có tác động tới môi trường.
Xác định các vấn đề môi trường, xu thế diễn biến môi trường, điểm nóng môi trường của khu vực wuy hoạch. Đây sẽ là yếu tố được đưa vào phần dữ liệu hiện trạng cải quá trình lập quy hoạch.
Xác định các biện pháp lập quy hoạch giúp giải quyết một số vấn đề môi trường.
Lựa chọn tiêu chuẩn môi trướng sẽ được sử dụng dể đánh giá tác động môi trường của các phương án quy hoạch
Mô tả chi tiết các tác động về mặt môi trường của các phương án quy hoạch chính.
Xây dựng kế hoạch cụ thể cho bảo vệ môi trường cho kì quy hoạch
3. Các bước của quy trình lồng ghép :
Bước 1 : Xác định bối cảnh và mục đích của quy hoạch
Xác định cách tiếp cận và thiết lập tổ chức cho QHSDĐ
Xem xét các chỉ tiêu kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới quy hoạch và môi trường
Thu thập và xem xét quy hoạch của các ngành khác trong khu vực
Xác định mục tiêu cho quy hoạch sử dụng đất
Lựa chọn các chỉ số cơ bản sẽ dùng để đánh giá các phương án quy hoạch
Bước 2 : Điều tra và thu thập các dữ liệu nền cần thiết, phân tích xu thế
Xác định các vấn đề cơ bản về đất đai và môi trường
Phân tích tác động của các hình thức sử dụng đất đối với môi trường
Phân tích các bên liên quan
Thu thập dữ liệu nền
Đánh giá xu thế sử dụng đất và xu thế môi trường.
Bước 3 : Đánh giá tiềm năng đất đai và xây dựng các phương án quy hoạch
Đánh giá tiềm năng đất đai trong mối quan hệ với các xu thế sử dụng đất đai trong tương lai
Phân tích khả năng cải thiện môi trường thông qua QHSDĐ
Xác định hướng quy hoạch thông qua các chỉ tiêu về môi trường, tiêu chí các yêu cầu bảo vệ môi trường
Xây dựng kịch bản
Xây dựng phương án quy hoạch cho từng kịch bản
Bước 4 : Thẩm định các phương án và lựa chọn phương án tối ưu
Phân tích và so sánh các tác động về mặt kinh tế xã hội và môi trường của các phương án quy hoạch
Lấy các ý kiến liên quan và các cơ quan quản lý về các phương án quy hoạch
Lựa chọn phương án thích hợp nhất để cụ thể hóa
Bước 5: Xây dựng quy hoạch và lập báo cáo môi trường liên quan
Xây dựng bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất triển khai
Đề xuất biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường
Đề xuất quy hoạch
Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường
Lấy ý kiến quy hoạch được đề xuất
Bước 6 : Phê duyệt
Phê duyệt quy hoạch đề xuất và báo cáo đánh giá môi trường
Kết luận cuối cùng của UBND huyện về quy hoạch có lồng ghép
Bước 7 : Thực hiện và giám sát
Công khai quy hoạch
Giám sát việc thực hiện quy hoạch
4.Những nội dung lồng ghép cụ thể
4.1 Lồng ghép vào quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
a. Yêu cầu về nội dung
-Trong các văn bản quy phạm pháp luật phải có các quy định về bảo vệ môi trường đất
- Trong các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải chú ý đến mục tiêu môi trường
- Các quyết định liên quan đến việc sử dụng đất đai phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
b.Yêu cầu về quá trình xây dựng
- Phải tham khảo ý kiến của cộng đồng trong quá trình ra quyết định
- Phải có sự phân tích đánh giá về khả năng tác động của các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phải có ý kiến đánh giá, bình luận về mặt môi trường của các chuyên gia có kinh nghiệm hoặc các cơ quan chuyên trách.
4.2 Lồng ghép vào quyết định điều tra cơ bản về đất đai
- Đối với hoạt động điều tra cơ bản về đất đai ngoài điều tra các thông số cơ bản về chất đất, cơ cấu sử dụng đất, thổ nhưởng, thành phần đất cần có sự điều tra về hiện trạng môi trường đất, tình trạng môi trường đất trên khu vực điều tra
- Xây dựng bản đồ đất đai : nên có sự lồng ghép bản đồ hiện trạng môi trường vào bản đồ đất đai từ để có một cái nhìn tổng quan.
4.3 Lồng ghép vào quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch sử dụng đất
+ Nội dung quy hoạch
Phải có mục tiêu bảo vệ môi trường đất và môi trường tại khu vực đó
Phải có nội dung về việc sử dụng đất cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường.
+ Về quy trình
* Phải lập báo cáo tác động môi trường chiến lược
* Phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quy hoạch
* Phải có ý kiến của các nhà chuyên môn và các chuyên gia về tác động của quy hoạch tới môi trường.
- Kế hoạch sử dụng đất
+ Nội dung kế hoạch
4.4 Lồng ghép vào quyết định giao đất cho thuê đất
Giao đất, cho thuê đất và cho phép nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp cho các cá nhân hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở cần lồng ghép các vấn đề sau đây :
Người được giao đất phải làm cam kết bảo vệ môi trường đất được giao, cho thuê, đặc biệt không được sử dụng các hóa chất độc hại làm ô nhiễm đất ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng khai thác đất được giao.
Các thông số về môi trường đất cần được báo cho người cho thuê đất và giao đất.
Giao đất và cho thuê đất phục vụ các dự án sản xuất kinh doanh nên lồng ghép các vấn đề sau đây :
Phải đảm bảo đúng quy định về đánh giá tác động môi trường
Quá trình đánh giá tác động môi trường cần phải có sự tham gia của cộng đồng
Chủ dự án phải làm các cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án
Cộng đồng được phép giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường của chủ dự án.
4.5 Lồng ghép vào các quyết định thu hồi đất và quyết định xử phạt vi phạm liên quan đ