Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng, được quan tâm và đề cập trên toàn thế giới. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến những yếu tố cơ bản của cuộc sống con người trên phạm vi toàn cầu về nguồn nước, môi trường, sức khỏe, lương thực Cùng với thế giới, Việt Nam đang nỗ lực tham gia các chương trình hoạt động của nghị định thư Kyoto nhằm giảm bớt lượng phát thải của khí nhà kính- nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Trong đó, cơ chế phát triển sạch ( Clean Development Mechanism – CDM) là một công cụ mang lại nhiều lợi ích về môi trường cũng như mang lại nguồn lợi nhuận lớn về đầu tư kinh tế.
Ở nước ta hiện nay đã có rất nhiều công trình dự án CDM được phê duyệt. Trong đó, thuỷ điện là loại nhà máy cắt giảm phát thải thành công nhất trong CDM, tính theo các dự án đã đăng ký: 40 dự án thủy điện trong số 269 dự án dạng CDM đã được đăng ký. Từ những hiệu quả và lợi ích đó, với sáng kiến sử dụng khí thiên nhiên, là một loại nhiên liệu sạch và phát thải ít hơn so với dầu diesel hoặc than để sản xuất điện năng là một giải pháp CDM mang lại hiệu quả lớn. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của sáng kiến tôi quyết định nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả cơ chế phát triển sạch (CDM) của dự án nhà máy điện khí chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch I ”.
79 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả cơ chế phát triển sạch (CDM) của dự án Nhà Máy Điện Khí Chu Trình Hỗn Hợp Nhơn Trạch I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên Ngành: Kinh Tế và Quản Lý Môi Trường
Đề tài:
Đánh giá hiệu quả cơ chế phát triển sạch (CDM) của dự án Nhà Máy Điện Khí Chu Trình Hỗn Hợp Nhơn Trạch I
Hà Nội , Năm 2009BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên Ngành: Kinh Tế và Quản Lý Môi Trường
Đề tài:
Đánh giá hiệu quả cơ chế phát triển sạch (CDM) của dự án
Nhà Máy Điện Khí Chu Trình Hỗn Hợp Nhơn Trạch I
Hà Nội , Năm 2009
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:: 11
CHƯƠNG 1. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,
NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM: 13
1.1 Hiệu ứng nhà kính và Biến đổi khí hậu: 13
1.1.1. Hiệu ứng nhà kính:: 13
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu: 15
1.1.2.1 Nguồn nước: 16
1.1.2.2 Nông nghiệp và an ninh thực phẩm: 17
1.1.2.3 Các hệ sinh thái: 17
1.1.2.4 Vùng ven bờ: 18
1.2 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí (UNFCCC) -
Nghị Định Thư Kyoto – Cơ chế phát triển sạch (CDM): 18
1.2.1 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC): 18
1.2.2 Nghị định thư Kyoto : 20
1.2.3 Cơ chế phát triển sạch (CDM): 21
1.2.3.1 Nội dung cơ bản của CDM: 21
1.2.3.2 Các điều kiện để tham gia vào CDM: 22
1.2.3.3 Lợi ích từ các dự án CDM: 22
1.2.3.4 Các lĩnh vực thuộc dự án CDM: 22
1.2.3.5 Chu trình thực hiện dự án CDM: 23
1.2.3.6 Tiêu chuẩn quốc gia để phê duyệt dự án CDM tại Việt Nam 25
1.3 Tổng quan về thị trường CERs của quốc tế và Việt Nam: 28
1.3.1 Thị trường CERs quốc tế: 28
1.3.2 Thị Trường KNK Việt Nam: 29
1.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án CDM: 31
1.4.1 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: 31
1.4.2 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích dự án CDM:: 32
1.4.2.1 Bước 1: Xác định chi phí lợi ích: 32
1.4.2.2 Bước 2: Đánh giá chi phí lợi ích:: 33
1.4.2.3 Bước 3: Tính toán các chỉ tiêu: 34
1.4.2.4 Bước 4: Phân tích rủi ro và độ nhạy: 34
1.4.2.5 Bước 5: Kết luận và kiến nghị: 38
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN CDM NHÀ MÁY
ĐIỆN KHÍ CHU TRÌNH HỖN HỢP NHƠN TRẠCH I: 39
Giới thiệu về dự án CDM Nhà máy Điện khí Chu trình hỗn hợp
Nhơn Trạch I:: 39
2.1.1. Loại hình hoạt động: 39
2.1.2 Vị trí thực hiện dự án: 39
2.1.3 Quy mô của dự án: 41
2.1.4 Thời gian hoạt động dự án dự tính như sau: 42
2.1.5 Giới thiệu công nghệ áp dụng trong hoạt động dự án: 42
2.2 Tính toán lượng giảm phát thải phát thải carbon: 46
2.2.1 Phát thải do hoạt động dự án gây ra: 46
2.2.2 Phát thải đường cơ sở của lưới điện quốc gia: 47
2.2.3 Lượng phát thải rò rỉ hàng năm: 52
2.2.4. Giảm phát thải của dự án: 54
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN CDM NHÀ MÁY ĐIỆN KHÍ CHU TRÌNH HỖN HỢP NHƠN TRẠCH I: 55
3.1 Phân tích chi phí lợi ích của dự án nền.: 55
3.1.1 Xác định chi phí của dự án nền: 55
3.1.2 Xác định lợi ích của dự án nền: 56
3.1.3 Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án nền: 57
3.2 Xác định chi phí và lợi ích tăng thêm nhờ áp dụng CDM khi bán
được CERs: 57
3.2.1 Xác định chi phí : 57
3.2.2 Xác định lợi ích: 58
3.2.2.1 Xác định giá bán CERs: 58
3.2.2.2 Xác định lợi ích từ bán CERs: 59
3.3 Xác định lợi ích và chi phí của dự án từ việc bán điện và bán CERs: 60
3.3.1 Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án khi bán được CERs:...61
3.3.2 Phân tích rủi ro và độ nhậy: 62
3.3.2.1 Phân tích độ nhạy do sự thay đổi của chi phí vận hành
và bảo dưỡng: 63
3.3.2.2 Phân tích độ nhạy do sự thay đổi của giá bán điện: 64
3.4 Kết luận về dự án: 65
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ: 69
4.1. Đối với chính phủ cơ quan chức năng và có thẩm quyền về CDM tại
Việt Nam: 69
4.2.Đối với dự án CDM Nhà máy Điện khí Chu trình Hỗn Hợp
Nhơn Trạch 1: 70
KẾT LUẬN: 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 72
PHỤ LỤC: 74
BẢNG GIẢI NGHĨA CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDM
Cơ chế phát triển sạch
KNK
Khí nhà kính
IPCC
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
UNFCCC
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
UNEP
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
WMO
Tổ chức Khí tượng Thế giới
INC
Uỷ ban Đàm phán Liên chính phủ
EU
Châu Âu
IJ
Cơ chế đồng thực hiện
IET
Cơ chế buôn bán quyền phát thải
CERs
Giảm phát thải được chứng nhận
ODA
Quỹ dành cho cho Hỗ trợ phát triển chính thức
TW
Trung Ương
IAE
Cơ quan năng lượng Quốc tế
tCO2e
Tấn CO2 tương đương
NPV
Giá trị hiện tại ròng
BCR
Tỷ suất lợi ích – chi phí
IRR
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
PB
Thời gian hoàn vốn
EVN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
EPC
Hợp đồng Thiết kế - Cung ứng vật tư thiết bị - Xây lắp
OM
Chi phí hàng năm
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1
Tiêu chuẩn ưu tiên cho các dự án CDM tại Việt Nam
Bảng 1.2
Bảng minh họa tổng hợp chi phí và lợi ích theo thời gian
Bảng 2.1
Các thông số chính Turbin khí
Bảng 2.2
Các thông số chính của lò thu hồi nhiệt
Bảng 2.3
Các thông số chính Turbine hơi
Bảng 2.4
Chi phí sản xuất điện của các nhà máy điện
Bảng 2.5
Tỷ lệ sản lượng điện của cá nguồn bắt buộc phải hoạt động với chi phí thấp
Bảng 2.6
Sản lượng điện và tiêu thụ nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện từ năm 2005 – 2007
Bảng 2.7
Các nhà máy điện có tổng sản lượng chiếm 20% sản lượng điện quốc gia
Bảng 2.8
Lượng giảm phát thải của hoạt động dự án
Bảng 3.1
Bảng tổng hợp lợi ích và chi phí của dự án
Bảng 3.2
Bảng kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án nền
Bảng 3.3
Bảng Chi phí tăng thêm khi bán CERs
Bảng 3.4
Bảng lợi ích của dự án từ việc bán CERs
Bảng 3.5
Bảng tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án CDM trong trường hợp bán được CERs
Bảng 3.6
Bảng tổng chi phí và lợi ích của dự án
Bảng 3.7
Bảng kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án khi bán được CERs
Bảng 3.8
Bảng các chỉ tiêu thay đổi khi chi phí vận hành, bảo dưỡng thay đổi
Bảng 3.9
Bảng các chỉ tiêu thay đổi khi giá điện thay đổi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1
Hình mô tả quá trình hiệu ứng nhà kính
Hình 1.2
Sự gia tăng khí nhà kính trong giai đoạn 1870 đến 2000
Hình 1.3
Mô tả những đối tượng bị tác động chính của biến đổi khí hậu
Hình 1.4
Chu trình thực hiện dự án CDM
Hình 1.5
Hình Mô tả quá trình phê duyệt dự án CDM trong nước
Hình 2.1
Vị trí của tỉnh Nhơn Trạch trên bản đồ Việt Nam
Hình 2.2
Vị trí của dự án trong tỉnh Đồng Nai
Hình 2.3
Sơ đồ bố trí các hạng mục
Hình 3.1
Biểu đồ mô tả độ nhay khi chi phí vận hành và bảo dưỡng thay đổi
Hình 3.2
Biểu đồ mô tả độ nhạy khi giá điện thay đổi
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng, được quan tâm và đề cập trên toàn thế giới. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến những yếu tố cơ bản của cuộc sống con người trên phạm vi toàn cầu về nguồn nước, môi trường, sức khỏe, lương thực…Cùng với thế giới, Việt Nam đang nỗ lực tham gia các chương trình hoạt động của nghị định thư Kyoto nhằm giảm bớt lượng phát thải của khí nhà kính- nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Trong đó, cơ chế phát triển sạch ( Clean Development Mechanism – CDM) là một công cụ mang lại nhiều lợi ích về môi trường cũng như mang lại nguồn lợi nhuận lớn về đầu tư kinh tế.
Ở nước ta hiện nay đã có rất nhiều công trình dự án CDM được phê duyệt. Trong đó, thuỷ điện là loại nhà máy cắt giảm phát thải thành công nhất trong CDM, tính theo các dự án đã đăng ký: 40 dự án thủy điện trong số 269 dự án dạng CDM đã được đăng ký. Từ những hiệu quả và lợi ích đó, với sáng kiến sử dụng khí thiên nhiên, là một loại nhiên liệu sạch và phát thải ít hơn so với dầu diesel hoặc than để sản xuất điện năng là một giải pháp CDM mang lại hiệu quả lớn. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của sáng kiến tôi quyết định nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả cơ chế phát triển sạch (CDM) của dự án nhà máy điện khí chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch I ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra lợi ích kinh tế xã hội môi trường cũng như khó khăn khi thực hiện dự án. Đồng thời tính hiệu quả kinh tế nhờ bán khí CO2 từ CDM dự án nhà máy điện khí chu trình hồn hợp để chứng mình vẫn có thể đạt được các mục tiêu kinh tế đồng thời cải thiện được môi trường đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội
3. Đối tượng nghiên cứu
Dự án CDM nhà máy điện khí Chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch I
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Phạm vị dự án CDM nhà máy điện khí Chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch I
Thời gian: số liệu được tính toán trong giai đoạn 10 năm tín dụng của dự án tính từ 04/2009 – 04/2018.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mền excel
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích
Cấu trúc của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có 4 chương
Chương 1: Hiệu Ứng Nhà Kính, Biến Đổi Khí Hậu, Nghị Định Thư Kyoto và Cơ Chế Phát Triển Sạch CDM.
Chương 2: Giới thiệu về dự án CDM Nhà máy Điện Khí Chu Trình Hỗn Hợp Nhơn Trạch I.
Chương 3: Phân tích hiệu quả của dự án CDM Nhà máy Điện Khí Chu Trình Hỗn Hợp Nhơn Trạch 1
Chương 4: Đề xuất và Kiến Nghị
CHƯƠNG 1. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM
1.1 Hiệu ứng nhà kính và Biến đổi khí hậu
1.1.1. Hiệu ứng nhà kính
Khí hậu của Trái đất có liên quan chặt chẽ với lượng bức xạ của mặt trời xuống Trái đất và bức xạ nhiệt từ Trái đất vào không gian. Mức cân bằng giữa bức xạ của mặt trời và bức xạ nhiệt xác định nhiệt độ trung bình trên Trái đất.
Trái đất phản xạ năng lượng vào vũ trụ với tỷ lệ mà Trái đất hấp thụ năng lượng từ mặt trời. Năng lượng mặt trời chiếu xuống Trái đất dưới dạng bức xạ sóng ngắn. Một số bức xạ này được bề mặt trái đất và khí quyển phản xạ, còn phần lớn các bức xạ này xuyên qua khí quyển và làm nóng bề mặt trái đất.
Trái đất giải phóng các năng lượng này (đưa chúng trở lại vũ trụ) dưới dạng sóng dài - bức xạ hồng ngoại. Phần lớn bức xạ hồng ngoại này được hấp thụ bởi hơi nước, CO2, CH4 và N2O và các khí tự nhiên khác được gọi các “khí nhà kính”.
Khi nồng độ các khí nhà kính được giữ ở mức tự nhiên, cân bằng nhiệt trên trái đất được duy trì, bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ sinh thái, môi trường trên Trái đất.
Các khí nhà kính tự nhiên đóng vai trò như một tấm mái kính giữ cho Trái đất ở nhiệt độ đủ ấm và có ý nghĩa sống còn đối với mọi sự sống trên Trái đất. Không có tấm mái kính tự nhiên này, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ giảm xuống nhiều so với hiện tại. Giống tác động của mái nhà kính, hiệu ứng giữ nhiệt này được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Hình 1.1 Hình mô tả quá trình hiệu ứng nhà kính
Tuy nhiên các hoạt động của con người đang làm tấm mái kính này thay đổi. Từ thời kỳ tiền công nghiệp (1870) đến nay, cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ, con người thông qua các hoạt động của mình như đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, khai phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất lương thực, chăn nuôi, xử lý chất thải và các hoạt động sản xuất công nghiệp… đã và đang làm tăng nồng độ các khí nhà kính (KNK) trong khí quyển và gây nên sự biển đổi khí hậu. Báo cáo kỹ thuật của Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã nêu rõ:
Nồng độ của CO2 trong khí quyển đã tăng 31% kể từ năm 1750. Khoảng 3/4 tổng lượng CO2 nhân tạo phát thải vào khí quyển trong 20 năm qua là do đốt nhiên liệu hoá thạch. Phần còn lại chủ yếu là do phá rừng, thay đổi sử dụng đất.
Nồng độ CH4 trong khí quyển đã tăng 151% kể từ năm 1750 và đang tiếp tục tăng. Hơn 1/2 phát thải CH4 hiện nay là do nhân tạo (sử dụng nhiên liệu hoá thạch, chăn nuôi gia súc, trồng lúa và sử dụng đất…).
Nồng độ N2O trong khí quyển đã tăng 17% kể từ năm 1750 và đang tiếp tục tăng. Nồng độ N2O hiện chưa vượt quá nồng độ của hàng ngàn năm qua. Khoảng 1/3 phát thải N2O hiện nay là do nhân tạo (sử dụng đất nông nghiệp, đất chăn nuôi gia súc và từ ngành hóa chất...)
Hình 1.2 Sự gia tăng khí nhà kính trong giai đoạn 1870 đến 2000
Như vậy các hoạt động phát thải quá mức các khí nhà kính vào khí quyển của con người chính là nhân tố quyết định gây biến đổi khí hậu toàn cầu từ hơn một thế kỷ qua. Các bằng chứng khoa học cho thấy trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,6 0C và mực nước biển dâng khoảng 10-12 cm. Nếu việc phát thải KNK tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay, dự báo nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm 1,4 - 5,80C và mực nước biển sẽ dâng cao từ 13 – 94 cm vào năm 2010.
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu gây nhiều tác động tiêu cực đối với hệ thống tự nhiên và con người. Hệ thống tự nhiên và con người có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi khí hậu như sự thay đổi về nhiệt độ trung bình và lượng mưa cũng như tần suất và mức độ khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết. Ngoài ra, các hệ thống này còn chịu tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, thay đổi độ ẩm trong đất, thay đổi điều kiện đất và nước, bệnh dịch.
Hình 1.3 Mô tả những đối tượng bị tác động chính của biến đổi khí hậu
1.1.2.1 Nguồn nước
Các nhà khoa học đã dự báo rằng: sự nóng lên toàn cầu sẽ gây nên những biến đổi đáng kể đến đặc trưng nhiệt độ và dạng mưa. Thông qua cân bằng nước trong mỗi khu vực sẽ có những tác động tới dòng chảy sông ngòi và tài nguyên nước.
Sự nóng lên toàn cầu làm giảm tài nguyên nước ở Châu Á, khu vực Địa Trung Hải và Nam Phi trong khi đó tài nguyên nước có xu thế tăng lên ở vùng vĩ độ cao và Đông Nam Á.
Nhu cầu về nước đang tăng lên do phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số. Khoảng 1,7 tỉ người hiện đang sống trong tình trạng khan hiếm nước. Dự báo, đến năm 2025 con số này sẽ tăng đến 5 tỉ người. Biến đổi khí hậu làm suy giảm lưu lượng dòng chảy và nước ngầm ở nhiều nước vốn đã khan hiếm nước sinh hoạt như Trung Á, Nam Phi và các nước ven biển Địa Trung Hải.
Nông nghiệp và an ninh thực phẩm
Khi nhiệt độ tăng lên, ở vùng nhiệt đới, sản lượng sẽ giảm ngay khi nhiệt độ thay đổi không đáng kể. Trong khi đó ở vùng ôn đới, sản lượng của một số cây trồng sẽ tăng lên. Nhìn chung nhiệt độ tăng sẽ có hại đối với số lượng lớn các loài cây trồng do chưa thích nghi với điều kiện thay đổi.
Suy thoái đất và tài nguyên nước là một trong những thách thức của ngành nông nghiệp toàn cầu.
Ngoài ra, sự tăng lên của các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ làm tăng số lượng gia súc chết.
Biến đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi nhỏ trong thu nhập toàn cầu với những thay đổi có lợi cho các nước phát triển và thay đổi tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình năm tăng 2,50C sẽ đẩy giá thực phẩm tăng lên do hạn chế việc mở rộng khả năng cung cấp thực phẩm toàn cầu trong khi nhu cầu thực phẩm tăng lên. Do vậy, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm thu nhập và tăng số lượng thiếu ăn của người dân.
Các hệ sinh thái
Các hệ sinh thái phải gánh chịu nhiều sức ép như thay đổi sử dụng đất, chất ô nhiễm, thay đổi khí hậu tự nhiên… Biến đổi khí hậu là một sức ép làm thay đổi hoặc gây nguy hại cho các hệ sinh thái.
Nhiều loại cây bị đe dọa do biến đổi khí hậu. Nếu không có các biện pháp thích ứng, nhiều loài cây sẽ có nguy cơ biến mất trong thế kỷ 21. Điều này sẽ tác động đáng kể đến cộng đồng thu nhập thấp sống phụ thuộc vào cuộc sống tự nhiên. Bên cạnh đó, do vai trò của các loài thực vật trong hệ sinh thái, suy giảm của các loài thực vật sẽ tác động đến các hiện tượng tự nhiên (sự thụ phấn...), các tập quán văn hóa của người bản địa.
Biến đổi khí hậu cũng làm giảm số lượng hồ, vùng đầm lầy và các dòng sông băng, đồng thời làm tăng sự xâm lấn của các động thực vật ngoại lai, làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm hiện tại như nhiễm độc, mưa axít và bức xạ tia tử ngoại.
1.1.2.4 Vùng ven bờ
Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ mặt biển và mực nước biển, làm suy giảm lớp băng phủ và độ mặn, dòng chảy của nước biển. Những thay đổi trong đại dương sẽ có tác động ngược trở lại đối với khí hậu toàn cầu cũng như đối với khí hậu của khu vực ven bờ.
Nhiều vùng ven bờ phải chịu lũ lụt do nước biển dâng, sự xói mòn và sự nhiễm mặn nguồn nước ngọt.
Nhiều đồng bằng và vùng ven bờ sẽ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng.
1.2 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí (UNFCCC) - Nghị Định Thư Kyoto – Cơ chế phát triển sạch (CDM)
1.2.1 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
Trước những bằng chứng khoa học về sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu toàn cầu ngày càng tăng lên cùng mối quan tâm của cộng đồng về môi trường đã dẫn đến việc đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào chương trình nghị sự. Năm 1988, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã thành lập Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) nhằm cung cấp các thông tin khoa học chính xác cho các nhà lập chính sách. IPCC gồm hàng trăm nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu của thế giới về hiện tượng nóng lên toàn cầu, có nhiệm vụ đánh giá thông tin khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu, đánh giá những tác động tiềm tàng về kinh tế - xã hội và môi trường do biến đổi khí hậu gây ra và đưa ra những tư vấn chính sách mang tính thực tiễn.
IPCC đã đưa ra báo cáo khẳng định rằng biến đổi khí hậu là mối đe doạ và kêu gọi cần phải có điều ước quốc tế giải quyết vấn đề này. Cuối năm 1990, Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ hai cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã hưởng ứng lời kêu gọi thông qua các cuộc đàm phán chính thức liên quan đến Công ước khung về Biến đổi khí hậu và thành lập "Uỷ ban Đàm phán Liên chính phủ" (INC) nhằm thúc đẩy Công ước này. Đến tháng 5 năm 1992, UNFCCC đã chấp thuận. Đến nay, 188 nước trên thế giới đã phê chuẩn Công ước.
Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn định nồng độ KNK trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức đó phải được đạt tới trong một khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, đảm bảo sản xuất lương thực không bị đe doạ và cho phép phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Công ước phân chia các nước thành 2 nhóm:
-Các Bên thuộc Phụ lục I: các nước công nghiệp hóa là các nước chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu
- Các Bên không thuộc Phụ lục I: gồm phần lớn là các nước đang phát triển.
Nguyên tắc công bằng và "trách nhiệm chung nhưng có phân biệt" của Công ước đòi hỏi các Bên thuộc Phụ lục I phải đi đầu trong tiến trình nhằm giảm mức phát thải khí nhà kính của mình vào năm 2000 bằng phát thải năm 1990. Các nước này cũng phải đệ trình các báo cáo định kỳ, còn gọi là Thông báo Quốc gia, nhằm nêu rõ các chính sách, chương trình về biến đổi khí hậu và kiểm kê khí nhà kính hàng năm.
1.2.2 Nghị định thư Kyoto
Các Bên tham gia UNFCCC nhận thức sự cần thiết phải có những cam kết cụ thể đối với các nước để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Năm 1997, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua. Nghị định thư xây dựng các chỉ tiêu mang tính ràng buộc pháp lý đối với các Bên thuộc Phụ lục I của Công ước, trong thời kỳ cam kết đầu tiên 2008-2012 các nước này phải giảm phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2% lượng phát thải của họ so với mức phát thải năm 1990 trong đó, EU phải giảm 8%, Nhật Bản 6%, Mỹ 7%.
Sáu khí nhà kính được kiểm soát bởi Nghị định thư Kyoto bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6.
Nghị định thư Kyoto có hiệu lực thi hành khi có ít nhất 55 nước phê chuẩn hoặc chấp thuận và trong đó các nước thuộc Phụ lục I có lượng phát thải chiếm ít nhất 55% tổng phát thải CO2 năm 1990 của các Bên thuộc Phụ lục I.
Các nước đang phát triển cần phải báo cáo tình hình phát thải của mình nhưng tạm thời không có sự cam kết về giảm thải nào cả. Tuy nhiên, cần có sự tham gia của các nước này vào chính sách khí hậu toàn cầu ngay từ giai đoạn đầu và họ cần được sự hỗ trợ từ các nước phát triển. CDM là một trong những công cụ quan trọng nhằm đạt được những mục tiêu này.
Đến tháng 2 năm 2004, 120 nước đã phê chuẩn Nghị định thư trong đó các Bên thuộc Phụ lục I phê chuẩn chiếm 44,2% tổng lượng phát thải CO2 năm 1990. Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) đã chính thức có hiệu lực mở ra một triển vọng mới cho thị trường Cácbon quốc tế - là một thị trường đã được hình thành sớm từ năm 2000.
1.2.3 Cơ chế phát triển sạch (CDM)
Trong ba “cơ chế mềm dẻo” củ