Hoạt động bảo vệ môi trường muốn triển khai tốt cần huy động được sự tham gia của mọi người trong xã hội. Ở Việt Nam thì luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất cụ thể về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường; điều này được Đảng và Nhà Nước ta nhấn mạnh trong nhiều văn bản khác nhau. Nghị quyết 41 của Bộ Chính Trị họp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ: “ Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên của ông cha ta”.
Đối với đô thị mới như Hải Dương bên cạnh sự phát triển nhanh và mạnh mẽ đã và đang góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt của đất nước trên nhiều phương diện khác nhau thì cũng đặt ra ra cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về đô thị những khó khăn thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề thu gom, vận chuyển rác thải.
Trong một thời gian dài, việc thu gom, vận chuyển rác thải ở nước ta là do các cơ quan Nhà nước đảm nhiệm. Quá trình hoạt động của các đơn vị này có một số hạn chế, đặc biệt là từ khi các khu công nghiệp được mở ra. Sự tham gia của các công ty tư nhân vào việc thu gom vận chuyển rác thải trong các khu công nghiệp đã góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm kinh phí cho Nhà Nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Với mục đích đánh giá hiệu quả của việc thu gom vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tôi đã chọn đề tài:
“ Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương.”
60 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên Ngành: Kinh Tế và Quản Lý Môi Trường
Đề tài:
Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương
Hà Nội , Năm 2009
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên Ngành: Kinh Tế và Quản Lý Môi Trường
Đề tài:
Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương
Hà Nội , Năm 2009
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động bảo vệ môi trường muốn triển khai tốt cần huy động được sự tham gia của mọi người trong xã hội. Ở Việt Nam thì luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất cụ thể về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường; điều này được Đảng và Nhà Nước ta nhấn mạnh trong nhiều văn bản khác nhau. Nghị quyết 41 của Bộ Chính Trị họp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ: “ Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên của ông cha ta”.
Đối với đô thị mới như Hải Dương bên cạnh sự phát triển nhanh và mạnh mẽ đã và đang góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt của đất nước trên nhiều phương diện khác nhau thì cũng đặt ra ra cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về đô thị những khó khăn thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề thu gom, vận chuyển rác thải.
Trong một thời gian dài, việc thu gom, vận chuyển rác thải ở nước ta là do các cơ quan Nhà nước đảm nhiệm. Quá trình hoạt động của các đơn vị này có một số hạn chế, đặc biệt là từ khi các khu công nghiệp được mở ra. Sự tham gia của các công ty tư nhân vào việc thu gom vận chuyển rác thải trong các khu công nghiệp đã góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm kinh phí cho Nhà Nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Với mục đích đánh giá hiệu quả của việc thu gom vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tôi đã chọn đề tài:
“ Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương.”
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung : Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội – môi trường của công tác quản lý chất thải công nghiệp đã và đang được thực hiện ở Tỉnh Hải Dương.
Mục tiêu cụ thể :
Thu thập số liệu, tính toán và phân tích chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội – môi trường liên quan đến việc thu gom vận chuyển rác thải của Công ty TNHH Sản xuất- Dịch vụ- Thương mại Môi Trường Xanh.
Trên cơ sở của việc đánh giá sẽ góp phần giúp các cơ quan có trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải công nghiẹp có hướng đi đúng, lựa chọn phương án hiệu quả trong việc xử lý chất thải công nghiệp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Tỉnh Hải Dương.
Thông qua viếc đánh giá đưa ra kiến nghị và đề suất giải pháp quản lý và xử lý chất thải công nghiệp.
3.Đối tượng nghiên cứu.
Việc quản lý chất thải công nghiệp phát sinh từ các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hải Dương.
Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.
- Phương pháp thống kê, thu thập, liệt kế số liệu.
- Phương pháp kế thừa so sánh.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích.
- Tham khảo các tài liệu về quản lý chất thải nguy hại.
5. Bố cục của đề tài :
Phần I : Phần mở đầu.
Phần II: Nội dung :
Chương I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI
CÔNG NGHIỆP
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN
RÁC THẢI CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Chương III : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU GOM, VẬN
CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG
Chương IV: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC
THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Phần III: Kết luận.
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản than tôi còn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình từ các thầy, cô giáo trong khoa cũng như bạn bè mà em đã hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Th.S Đinh Đức Trường đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn: KS.Nguyễn Minh Sơn, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương; PGĐ.Nguyễn Văn Chiều, công ty Môi Trường Xanh.
Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo khoa Môi Trường đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong 4 năm học vừa qua.
Sinh viên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Ký tên
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI
CÔNG NGHIỆP
I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI, CHẤT THẢI RẮN, RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP.
1. Chất thải
1.1. Khái niệm
Điều 2, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định như sau:
“ Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác”.
Như vậy, chất thải được hiểu là tất cả các sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất hoặc phi vật chất không còn giá trị hoặc còn quá ít giá trị sau quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho đời sống của con người.
Khái niệm trên mới chỉ gắn liền với một quá trình công nghệ hoặc một hoạt động kinh tế cụ thể, khi có sự thay đổi về công nghệ hoặc phương thức hoạt động thì cả số lượng và chất lượng chất thải đều thay đổi hoặc lượng thải của dây chuyền này thành nguyên liệu của dây chuyền khác hứa hẹn tạo ra một chu trình sản xuất khép kín sinh ra rất ít hoặc không có chất thải cuối cùng. Đó chính là nguyện vọng và là mục đích của công nghệ ngày nay.
1.2. Phân loại chất thải
Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây:
- Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh:
+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải hoặc chất thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình.
+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: gồm có chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí.
- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: Theo cách phân loại này người ta chia ra chất thải dạng hữu cơ và vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa….
- Phân loại chất thải theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật như chất thải độc hại, chất thải đặc biệt.
Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả.
1.3. Các thuộc tính của chất thải
- Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định khối lượng rõ rang. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt, bức xạ, phóng xạ… Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hóa học, sinh học của chúng trong đó thuộc tính hóa học là quan trọng nhất. Ta chú ý đến các thuộc tính cơ bản của chất thải về mặt hóa học.
- Thuộc tính tích lũy dần do các hóa chất bền và sự bảo tồn vật chất nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích lũy thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng As, Hg, Zn.
- Các hóa chất có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn, chẳng hạn nước thải chứa Cl hóa hợp với các chất hữu cơ tạo ra hợp chất chứa Cl độc gấp 100 lần ban đầu. Vì vậy người ta gọi đây là đặc điểm cộng hưởng của các chất thải nguy hiểm.
- Một số chất thải rắn, lỏng và khí còn có đặc thù sinh học nên thong qua các quá trình đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà biến đổi thành các sản phẩm tạo các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp.
2. Chất thải rắn
2.1. Khái niệm
Theo Thông tư lien tịch số 1590/1997/TTLT/BKHCNMT – BXD thì “Chất thải rắn được hiểu là chất thải phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và các khu công nghiệp bao gồm: Chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng”. Chúng có đặc điểm chung nhất là không còn giá trị sử dụng hoặc còn rất ít giá trị sử dụng đối với con người.
2.2. Nguồn thải rắn
Chất thải rắn bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt.
- Chất thải công nghiệp có thể có nguồn gốc khác nhau và do đó có bản chất khác nhau: chất thải của ngành khai thác mỏ, của ngành năng lượng, của nhà máy nhiệt điện, công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, của công nghiệp hóa học….
- Chất thải nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là phân và nước tiểu động vật. Nếu áp dụng những biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý thì các chất thải và sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp không những không gây ô nhiễm môi trường, mà chúng còn là nguồn phân bón cho trồng trọt và nguồn năng lượng bổ sung cho các vùng nông thôn. Sự ô nhiễm đất từ nông nghiệp chủ yếu và nguy hiểm nhất từ việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ( thuốc trừ sâu và trừ cỏ).
- Chất thải sinh hoạt bao gồm tất cả các loại chất thải còn lại xuất phát từ mọi khía cạnh của hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày. Trong các chất thải này có những chất hữu cơ có thể lên men, là môi trường phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
3. Chất thải công nghiệp
Chất thải công nghiệp (CTCN) là phần dư của sản phẩm công nghiệp được bỏ đi. Chất thải công nghiệp được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại.
3.1. Nguồn gốc
Chất thải được hiểu là phần dư đa dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần thiết.
Sự tích lũy khối lượng đáng kể phế thải trong nhiều ngành công nghiệp là do trình độ công nghệ chế biến nguyên liệu hiện có và do không sử dụng toàn bộ nó. Việc vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn là một biện pháp tốn kém. Trong luyện kim, trạm nhiệt điện và máy tuyển than chi phí cho chúng khoảng 8-30% giá thành sản xuất sản phẩm chính.
Trong khi đó, phần lớn chất thải của các ngành công nghiệp có thể sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế. Công nghiệp xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng hàng năm khai thác và tiêu thụ gần 3,5 tỉ tấn nguyên liệu, mà phần lớn có thể được thay thế bằng chất thải công nghiệp. việc tận dụng chất thải cho phép giảm chi phí 2-3 lần so với việc
Sự hình thành chất thải là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào. Nguồn gốc chất thải được mô tả theo sơ đồ
Nguyên liệu thô
Khai thác
Tuyển chọn
Nguyên liệu tinh
Chất thải
Chế biến
Sản phẩm
Ứng dụng
Sản phẩm đã dùng
Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải
Nguyên nhân cụ thể của sự phát triển chất thải rất đa dạng, nhưng ta cần lưu ý rằng có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân mà để khắc phục nó cần có thời gian và chi phí lớn.
Sự phân loại chất thải có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóa chất, luyện kim, nhiên liệu…, hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể như chất thải của ngành sản xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric). Tuy nhiên do tính đa dạng của chất thải và thành phần rất khác nhau ngay cả với chất thải có cùng tên nên chưa thể có sự phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thể phải tìm phương án xử lý riêng biệt. Mặc dù các phương pháp được ứng dụng là chung trong công nghệ chế biến vật liệu.
3.2. Đặc điểm
Chất thải công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là
Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy
Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy.
Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư.
Chi phí cho xử lý, quản lý chất thải nằm trong hạch toán giá thành sản phẩm
Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, chất thải công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh hoạt. do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
3.3. Quy trình quản lý rác thải công nghiệp
Quản lý rác thải bao gồm các công đoạn: thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Trong đó công việc tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải đóng một vai trò khá quan trọng. Chi phí cho các công đoạn này tăng đáng kể ở hầu hết các nước, chiếm tỷ lệ từ 70 – 90% chi phí quản lý.
Quá trình thu gom chủ yếu bao gồm việc vận chuyển rác thải từ chỗ lưu giữ tới chỗ chon lấp.
Các trạm vận chuyển không chỉ là nơi chuyên chở chất thải từ hình thức này sang hình thức khác có năng suất tối ưu mà còn là nơi xử lý nén chặt, phân loại và tái sinh chất thải. Khối lượng chất thải cần xử lý có thể giảm đáng kể ở trạm vận chuyển bằng cách cho phép tư nhân hoạt động thu gom tại trạm vận chuyển.
Như vậy, việc thu gom, vận chuyển tạo ra một thách thức lớn về tổ chức và gánh nặng tài chính trong hệ thống quản lý chất thải công nghiệp. Hơn nữa, hiệu quả của các công đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả xử lý rác thải, vì vậy nếu làm tốt công việc này sẽ càng làm nâng cao hơn nữa công tác quản lý rác thải.
Hầu hết các phương pháp xử lý chất thải ở các nước đang phát triển là chon lấp hợp vệ sinh, làm phân ủ, thiêu đốt và hủy kỵ khí:
- Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát ô phân hủy chất thải trong đất bằng cách chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn đọng lại trong chon lấp bị tan rữa về mặt hóa học và sinh học rồi tạo ra các chất rắn, lỏng và khí.
Chôn lấp hợp vệ sinh, nói chung là biện pháp chon lấp rác thải tương đối rẻ, có thể chấp nhận được về khía cạnh môi trường. Bởi vậy, tổ chức và hoạt động của các bãi chon lấp có thể kiểm soát và thiết kế chuẩn mực sẽ tạo ra cơ sở cho chiến lược quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển và tạo ra tiền lệ đối với các pháp xử lý hoặc thu hồi chất thải.
- Ủ thành phân hữu cơ
Ủ là một quá trình mà trong đó các chất thải thối rữa chuyển hóa về mặt sinh học trong chất thải rắn, biến chúng thành phân hưu cơ gọi là compost.
Chất thải ở các nước đang phát triển chứa tới 70 – 80% chất thực vật dễ thối rữa, lại có một tiềm năng thị trường đáng kể đối với Compost nhờ có phương pháp canh tác nông nghiệp phong phú và giá cả phân bón hưu cơ cao, có sức lao động rẻ, thuận tiện và tiết kiệm trong việc ủ phân. Bởi vậy, biện pháp chon lấp và sử dụng chất thải giữ vai trò hữu ích đối với việc quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển.
- Ủ tạo khí ga
Làm tiêu hủy bằng kỵ khí, quá trình chuyển hóa sinh học của chất hưu cơ thành hỗn hợp mêtan và cacbon dioxit gọi là sinh khí, cùng với các chất cặn bã thể lỏng và rắn khác. Chất khí cung cấp nhiên liệu có lượng calo thấp, trong khi đó các chất rắn ổn định sẽ giữ lại giá trị phân bón của chất nền nguyên thủy.
Tiêu hủy kỵ khí không được áp dụng ở mức độ rộng rãi để hủy chất thải rắn. Biện pháp hủy chất thải phối hợp nay, cả về nhiên liệu và sản phẩm phân bón có tiềm năng áp dụng ở các nước đang phát triển, chủ yếu về khía cạnh giảm nhập khẩu nhiên liệu và phân bón đáng kể nhất là ở vùng nông thôn.
- Thiêu đốt
Thiêu đốt là quá trình chất thải dễ cháy bị chuyển hóa thành cặn bã chứa các chất hầu như không cháy được và các chất khí phát tán vào khí quyển. Chất cặn bã còn lại và khí thải ra thường phải được tiếp tục xử lý. Nhiệt phát sinh trong quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thiêu đốt không phải là một giải pháp quan trọng về kinh tế và phù hợp về kỹ thuật đối với các thành phố ở các nước đang phát triển, xét về khía cạnh giá trị calo thấp và nồng độ hơi nước cao trong chất thải. Trong nhiều trường hợp, công đoạn cuối của quá trình đốt cần phải them nhiên liệu bổ sung. Hơn nữa, thiêu đốt là quá trình cần phải có vốn cũng như chi phí vận hành dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển.
- Thu hồi tài nguyên
Tất cả các dạng xử lý và chôn lấp chất thải tạo ra các cơ hội để chiết và tái chế chất thải. Tái chế có thể được thực hiện tại nguồn phát sinh chất thải, tại điểm thu gom và trên các xe thu gom và chuyên chở, tại các trạm chuyển hoặc tại nơi chôn lấp cuối cùng.
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ THU GOM RÁC TRÊN THẾ GIỚI
Một đặc ddiemr chung ở rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là xu hướng áp dụng cách tiếp cận tổng hợp trong việc quản lý rác thải: giảm thiểu rác thải tại nguồn và tối đa hóa tái sử dụng và tái chế rác thải, tất cả đều tránh việc tiêu hủy chất thải. Giảm thải tại nguồn có thể bao gồm việc tái sử dụng sản phẩm, tăng vòng đời của sản phẩm và giảm tiêu dùng. Việc gia tăng tái chế vật liệu đang được khuyến khích ở nhiều nước trên thế giới. Các loại
Hiện nay các nước đang áp dụng các phương thức thu gom sau:
Thu gom ở lề đường, lối đi.
Thu gom tại các điểm công cộng ( hay thu gom tập trung )
Thu gom thường xuyên
Thu gom vào một thời điểm trong ngày
Thu gom những vào một thời điểm trong ngày
Thu gom những loại rác đặc biệt
1.Các tác nhân tham gia vào quá trình thu gom
1.1. Chính phủ là tác nhân chính trong việc thu gom rác.
Quản lý rác nói chung và thu gom rác nói riêng nằm trong số các dịch vụ công cộng. Những dịch vụ nay. Do những đặc tính của chúng như tốn kém vè chi phí đầu tư ban đầu, thời gian thu hồi vốn lâu, tính tiết kiệm tho quy mô, tính không bị loại trừ trong tiêu dung nên thường được khu vực nhà nước cung cấp hơn là khu vực tư nhân. Trên thực tiễn, dịch vụ thu gom rác ở nhiều nước hiện nay vẫn do nhà nước cung cấp dưới dạng đầu tư vào xây dựng hệ thống thu gom, phương tiện thu gom và trả lương cho đội ngũ công nhân thu gom. Tuy nhiên, khi lượng rác thải tăng lên trong khi nguồn lực nhà nước dành cho quản lý rác thải hạn chế thì việc mở rộng quyền thực hiện dịch vụ thu gom cho những đối tượng khác là cần thiết.
1.2. Sự tham gia của khu vực tư nhân
Tư nhân hóa trong việc thu gom rác nhìn chung lien quan đến việc chính phủ ký hợp đồng thực hiện dịch vụ thu gom rác với một hoặc nhiều doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp này nhận được sự độc quyền thu gom có quản lý từ phía chính phủ. Khi những thỏa thuận này được quản lý tốt và không có tham nhũng, chúng có thể đem lại một dịch vụ thu gom tiết kiệm chi phí hơn so với việc chính phủ tự thực hiện dịch vụ này. Ngược lại, trong một số trường hợp những nỗ lực tư nhân hóa đã gây ra sự rút lui hoàn toàn của chính quyền khỏi việc quản lý rác thải. Trong trường hợp này, không có sự quản lý của chính phủ, các doanh nghiệp thu gom rác thải phải làm việc trực tiếp với những người sản sinh ra rác và làm hợp đồng thu gom với họ. Điều này có xu hướng tạo ra các hệ thống thu gom dư thừa, tức là các xe rác cùng đến thu gom rác ở một số khu vực gần kề nhau. Phí thu gom có xu hướng cao, một số doanh nghiệp nhỏ hơn có thể thất bại hoặc trở thành mục tiêu để các doanh nghiệp khác mua lại. Điều nay có thể nhah chóng dẫn đến tình trạng độc quyền thu gom không được quản lý và chi phí thu gom rác có thể lên rất cao. Do đó, tư nhân hóa cần có sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước và xu hướng này đang được áp dụng thành công ở nhiều nước công nghiệp phát triển.
1.3. Các tác nhân khác
Ở nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, tình trạng dư thừ lao động là khá phổ biến và những người này đang được thu hút vào khư vự