Thuỷ Nguyên là một huyện đồng bằng ven biển thuộc thành phố Hải Phòng nhưng ở vào vị trí chuyển tiếp của hai vùng địa lý tự nhiên lớn là ĐBSH và vùng đồi núi Đông Bắc. Huyện có diện tích tự nhiên 24.2712 ha.
Thuỷ Nguyên có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, đặc biệt là vị trí đặc biệt gần cảng Hải Phòng và vùng than Quảng Ninh, trong tam giác tăng trưởng và các cảng biển lớn cửa xuất-nhập khẩu hàng hoá quan trọng của toàn toàn vùng Đông Bắc.
Có nhiều khả năng thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng tính đến năm 1996 nền kinh tế Thuỷ Nguyên còn mang nhiều tính thuần nông, tăng trưởng kinh tế hàng năm còn thấp và đời sống nhân dân còn chưa cao, GDP/người mới đạt 1.924.000 đ/năm.
Thực hiện nghị quyết của thành uỷ và UBND thành phố Hải Phòng về việc triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội các huyện thị đến năm 2010 (sau khi quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế- xã hội thành phố đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt), năm 1996 UBND huyện Thuỷ Nguyên phối hợp với trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng xây dựng “ Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 1996-2010 ”. Bản quy hoạch được được thành phồ Hải Phòng phê duyệt và đưa vào thực hiện năm 1998 và năm 2003 đã được rà soát, điều chỉnh lại. Tính đến năm 2003, sau 5 năm thực hiện huyện Thuỷ Nguyên đã thu được một số thành tựu đáng kể về kinh tế-xã hội. Nền kinh tế đã tăng trưởng cao hơn, đời sống nhân dân cũng được cải thiện hơn, lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã có sự phát triển mạnh hơn.
Trong quy hoạch đã đưa ra những phương án phát triển cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực và cũng có quan tâm đến vấn đề môi trường. Tuy nhiên vấn đề bảo vệ môi trường chỉ được quan tâm và nhắc đến một cách chung chung và sau 5 năm thực hiện theo quy hoạch vấn đề bảo vệ môi trường gần nh không được quan tâm đến. Trong thời gian tới khi vốn đầu tư để phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế vấn đề bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng bị hy sinh cho phát triển kinh tế.
Bản quy hoạch này cũng như hầu hết các quy hoạch kinh tế-xã hội đang được thực hiện ở Việt Nam, chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế-xã hội trước mắt, còn vấn đề môi trường chỉ được quan tâm đến khi đã có những sự phát triển nhất định về kinh tế hoặc khi ô nhiễm môi trường đã trở nên quá cấp thiết ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống một cách mạnh mẽ. Xét theo quan điểm phát triển bền vững và dựa trên quan điểm hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường, quy hoạch này chỉ đơn thuần là quy hoạch kinh tế-xã hội không có lồng ghép quy hoạch môi trường nên không thể đảm bảo phát triển bền vững về lâu dài. Nếu có một sự đánh giá nhìn nhận đầy đủ về hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của việc thực hiện theo quy hoạch như vậy có thể thấy được một cách rõ ràng những hiệu quả về kinh tế-xã hội do phát triển theo quy hoạch mang lại cũng như sự cần thiết phải lồng ghép quy hoạch môi trường vào để tạo ra sự phát triển bền vững lâu dài.
Đứng trước một thực tế nh vậy em xin chọn hướng nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là “ Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của quy hoạch kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên-thành phố Hải Phòng”.
79 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế-Xã hội và môi trường của quy hoạch kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên-thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Thuỷ Nguyên là một huyện đồng bằng ven biển thuộc thành phố Hải Phòng nhưng ở vào vị trí chuyển tiếp của hai vùng địa lý tự nhiên lớn là ĐBSH và vùng đồi núi Đông Bắc. Huyện có diện tích tự nhiên 24.2712 ha.
Thuỷ Nguyên có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, đặc biệt là vị trí đặc biệt gần cảng Hải Phòng và vùng than Quảng Ninh, trong tam giác tăng trưởng và các cảng biển lớn cửa xuất-nhập khẩu hàng hoá quan trọng của toàn toàn vùng Đông Bắc.
Có nhiều khả năng thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng tính đến năm 1996 nền kinh tế Thuỷ Nguyên còn mang nhiều tính thuần nông, tăng trưởng kinh tế hàng năm còn thấp và đời sống nhân dân còn chưa cao, GDP/người mới đạt 1.924.000 đ/năm.
Thực hiện nghị quyết của thành uỷ và UBND thành phố Hải Phòng về việc triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội các huyện thị đến năm 2010 (sau khi quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế- xã hội thành phố đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt), năm 1996 UBND huyện Thuỷ Nguyên phối hợp với trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng xây dựng “ Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 1996-2010 ”. Bản quy hoạch được được thành phồ Hải Phòng phê duyệt và đưa vào thực hiện năm 1998 và năm 2003 đã được rà soát, điều chỉnh lại. Tính đến năm 2003, sau 5 năm thực hiện huyện Thuỷ Nguyên đã thu được một số thành tựu đáng kể về kinh tế-xã hội. Nền kinh tế đã tăng trưởng cao hơn, đời sống nhân dân cũng được cải thiện hơn, lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã có sự phát triển mạnh hơn.
Trong quy hoạch đã đưa ra những phương án phát triển cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực và cũng có quan tâm đến vấn đề môi trường. Tuy nhiên vấn đề bảo vệ môi trường chỉ được quan tâm và nhắc đến một cách chung chung và sau 5 năm thực hiện theo quy hoạch vấn đề bảo vệ môi trường gần nh không được quan tâm đến. Trong thời gian tới khi vốn đầu tư để phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế vấn đề bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng bị hy sinh cho phát triển kinh tế.
Bản quy hoạch này cũng như hầu hết các quy hoạch kinh tế-xã hội đang được thực hiện ở Việt Nam, chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế-xã hội trước mắt, còn vấn đề môi trường chỉ được quan tâm đến khi đã có những sự phát triển nhất định về kinh tế hoặc khi ô nhiễm môi trường đã trở nên quá cấp thiết ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống một cách mạnh mẽ. Xét theo quan điểm phát triển bền vững và dựa trên quan điểm hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường, quy hoạch này chỉ đơn thuần là quy hoạch kinh tế-xã hội không có lồng ghép quy hoạch môi trường nên không thể đảm bảo phát triển bền vững về lâu dài. Nếu có một sự đánh giá nhìn nhận đầy đủ về hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của việc thực hiện theo quy hoạch như vậy có thể thấy được một cách rõ ràng những hiệu quả về kinh tế-xã hội do phát triển theo quy hoạch mang lại cũng như sự cần thiết phải lồng ghép quy hoạch môi trường vào để tạo ra sự phát triển bền vững lâu dài.
Đứng trước một thực tế nh vậy em xin chọn hướng nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là “ Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của quy hoạch kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên-thành phố Hải Phòng”.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: những hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường do quy hoạch kinh tế-xã hội mang lại đối với huyện Thuỷ Nguyên giai đoạn 1998-2003, dự báo những tác động môi trường do quy hoạch kinh tế –xã hội giai đoạn 2003-2010.
Phạm vi nghiên cứu.
Chuyên đề này tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau.
Những hiệu quả kinh tế-xã hội do thực hiện theo quy hoạch kinh tế-xã hội mang lại tại huyện Thuỷ Nguyên trong giai đoạn 1998-2003.
Những tác động môi trường do thực hiện theo quy hoạch kinh tế-xã hội tại huyện Thuỷ Nguyên trong giai đoạn 1998-2003.
Dự báo những tác động môi trường có thể có do thực hiện theo quy hoạch kinh tế-xã hội tại huyện
Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của quy hoạch kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên-thành phố Hải Phòng” có mục tiêu nh sau:
Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường và dự báo một số tác động môi trường do thực hiện theo quy hoạch kinh tế-xã hội của huyện Thuỷ Nguyên.
Đề xuất hướng khắc phục nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho huyện Thuỷ Nguyên.
Thuỷ Nguyên trong giai đoạn 2003-2010.
Giới thiệu về kết cấu chuyên đề.
Chuyên đề gồm 3 chương :
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội, môi trường và phát triển bền vững
Chương iI: Mô hình quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng giai đoạn 1996-2010 và rà soát điều chỉnh năm 2003.
CHƯƠNG III: đáng giá hiệu quả kinh tế - xã hội và mội trường của quy hoạch kinh tế xã hội của huyện thuỷ nguyên.
LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo và nhiều cán bộ chuyên môn của trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
Thầy Lê Trọng Hoa, giảng viên chính khoa Kinh Tế-Quản Lý Môi Trường và Đô thị, trường đại học KTQD, giáo viên hướng dẫn.
TS Lê Hà Thanh, giảng viên khoa Kinh Tế-Quản Lý Môi Trường và Đô Thị, trường đại học KTQD, giáo viên hướng dẫn.
Cử nhân Đỗ Trung Tuyến, cán bộ ban nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng, cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập.
Cử nhân Vũ Thị Mai Hương, cán bộ ban nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng, cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập.
Các thầy cô giáo khoa Kinh Tế-Quản Lý Môi Trường và Đô Thị.
Các cán bộ ở trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng.
Kinh tế môi trường là một chuyên ngành mới, hơn nữa do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, vì vậy chuyên đề không thể trành khỏi những thiếu sót cần bổ sung sữa chữa. Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến nhận xét, phê bình để nội dung chuyên đề được hoàn thiện hơn.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề này là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các tài liệu, chuyên đề hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Hà nội, ngày 18 tháng 05 năm 2004
Sinh viên
Đỗ Thị Thanh Phượng
Chương I
Cơ sở lý luận về quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội và quy hoạch môi trường
Giới thiệu về quy hoạch kinh tế-xã hội.
Những nhận định tổng quát về quy hoạch kinh tế-xã hội.
Thời gian gần đây, trong quá trình đổi mới công tác quản lý đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, công tác quy hoạch kinh tế-xã hội ngày càng được chú trọng và ngày càng giữ vị trí quan trọng.
Chóng ta đã làm công tác quy hoạch trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết ở tầm vĩ mô theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mới trên thế giới chưa có tiền lệ, vì vấn đề này mang màu sắc rất Việt Nam. Vì vậy, rất cần khách quan, thực sự cầu thị, học tập kinh nghiệm của các nước đã được tích luỹ trên lĩnh vực này. Mặt khác rất cần sáng tạo để tìm ra cách làm phù hợp với nước ta.
Cách làm quy hoạch của các nước có cơ chế thị trường phát triển đặt ra mục tiêu chủ yếu là tạo nên môi trường quản lý, môi trường xã hội để cho thị trường tự do phát triển trển cơ sở động lực là tự do cạnh tranh. Cách làm quy hoạch này không đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối của đảng ta. Vấn đề quy hoạch kinh tế-xã hội đối với chúng ta còn khá mới mẻ, nhiều điều đang cần được nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện.
Quy hoạch kinh tế-xã hội được định nghĩa là văn bản nhà nước cụ thể hoá các mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của một vùng, một địa phương dựa trên cơ sở phân tính, đánh giá sâu sắc hiện trạng và dự báo phát triển trong tương lai. Văn bản quy hoạch xây dựng các kịch bản tăng trưởng, xác định các trọng điểm tập trung nỗ lực, đề ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu.
1.2. Vai trò của quy hoạch kinh tế-xã hội.
Quy hoạch có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương...Quy hoạch nếu được thực hiện một cách đúng đắn có ý nghĩa là:
Trong kinh tế thị trường quy hoạch tổng thể là bộ khung cho các lực lượng thị trường phát triển.
Quy hoạch đảm bảo tính ổn định và tốc độ phát triển của kinh tế. Quy hoạch đảm bảo tính cân đối và nhịp nhàng trong phát triển giữa các khu vực kinh tế, giữa kinh tế và xã hội.
Quy hoạch là biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Quy hoạch tạo lòng tin và tâm lý ổn định cho người đầu tư.
Quy hoạch đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội.
Quy hoạch tạo tính chủ động trong phát triển kinh tế, thúc đẩy tính sáng tạo của các cấp trong xây dựng kinh tế-xã hội.
Giá trị của quy hoạch rất lớn, có giá trị thiết thực. Địa phương phải làm quy hoạch. Quy hoạch là một tài sản.
Sự cần thiết phải có quy hoạch trong hoạt động quản lý nhà nước đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và phát huy tinh thần làm chủ nhân dân. Bởi vì:
Quy hoạch rất quan trọng, không thể thiếu. Trước đây để lẫn trong công tác kế hoạch nhưng nó vẫn luôn được đặt ra nh trong phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch các ngành.
Quy hoạch rất cần thiết để phát huy có hiệu quả các nguồn tài nguyên (thiên nhiên, kinh tế, xã hội), các nguồn lực được huy động.
Quy hoạch cần thiết để đảm bảo giữ vững định hướng phát triển đã được lựa chọn. Với nước ta đó là định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quy hoạch cần thiết để kết hợp giữa phát huy truyền thống với hiện tại và giữa dự báo với hoạt động thực tế.
Quy hoạch cần thiết để đảm bảo cân đối, hài hoà, nhịp nhàng giữa các ngành, các địa phương.
Quy hoạch cần thiết để đảm bảo an toàn, chủ động cho các ngành, các
cấp trong triển khai các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của mình.
Thiên chức của các nhà lãnh đạo và quản lý nhà nước là xây dựng và quản lý thực thi quy hoạch tổng thể.
1.3. Nội dung của quy hoạch kinh tế-xã hội.
Phân tích hiện trạng. Đánh giá các nguồn lực phát triển. Xác định các tiền đề.
Các nhóm vấn đề cần được phân tích đánh giá gồm:
Tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vât, sinh thái.
Tài nguyên lao động, nhân lực: số lượng, cơ cấu, trình độ.
Các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
Xã hội, nhân văn: truyền thống, tay nghề, tập quán, lịch sử.
Vị trí địa lý, các mối quan hệ liên vùng, liên địa phương.
Các tiền đề cần xác định gồm:
Các đường lối, chiến lược phát triển chung của Đảng lãnh đạo, của nhà nước đối với các vùng.
Các dự báo phát triển về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ trong tương lai.
Xây dùng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
Để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cần :
Cân nhắc, phân tích sâu sắc trên cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các quan điểm phát triển.
Xác định các mục tiêu chung cần đạt đến cuối kỳ quy hoạch, đó là :
Mục tiêu sản xuất.
Mục tiêu đời sống.
Mục tiêu xã hội.
Mục tiêu phát triển kinh tế.
Mục tiêu môi trường.
Lựa chọn, xây dựng các mục tiêu cụ thể: chỉ xây dùng trong những lĩnh
vực trọng tâm, những hoạt động chủ yếu.
Tính toán xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế chung.
Xây dùng quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực.
Việc phân chia các ngành và lĩnh vực có thể khác nhau, cách sắp xếp cũng có thể khác, tuỳ theo điều kiện đặc biệt của địa bàn làm quy hoạch, tuỳ theo điều kiện tư liệu, tài liệu thu thập được, tuỳ theo yêu cầu cụ thể đặt ra cho công tác quy hoạch.
Quy hoạch phát triển các tiểu vùng, các khu vực, các đơn vị hành chính.
Xây dựng nội dung các giải pháp chủ yếu đảm bảo quy hoạch tổng thể.
II. Quy hoạch môi trường.
2.1. Giới thiệu về quy hoạch môi trường.
Tác động do các hoạt động của con người đối với môi trường tự nhiên đã được nhận thấy từ nhiều thế kỉ nay . Tuy nhiên, đối với nhiều nơi , những điều quan sát thấy không giúp một cách hệ thống việc giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn do các quyết định sai trái của con người .
Từ những năm cuối thập kỉ 60 , mối quan tâm của thế giới đối với suy thoái môi trường ngày càng gia tăng . Việc quy hoạch một cách có hệ thống nhằm duy trì chất lượng môi trường đã được tăng cường ở nhiêù nước trên thế giới. Nhiều luật và nghị định của chính phủ được ban hành bắt buộc các tổ chức phải xem xét , tính đến các tác động môi trường trong các quyết định của họ. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các ảnh hưởng môi trường do các hoạt động của con người làm xuất hiện một lĩnh vực mới đó là quy hoạch môi trường .
Ở Việt Nam , luận bảo vệ môi trường năm 1993 có quy định “ Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước , lập quy hoạch bảo vệ môi trường , xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi ttường ở trung ương và địa phương . Nhà nước có chính sách đầu tư , khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư dưới nhiều hình thức , áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững , việc nhất thể hoá quy hoạch môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là điều cần thiết. Quy hoạch môi trường là sự cố gắng nhằm làm cân bằng và hài hoà các hoạt động phát triển mà con người vì lợi Ých của mình đã áp đặt quá mức lên môi trường tự nhiên. Đặc biệt là với việc công nghiệp hoá, không chỉ có tài nguyên môi trường bị khai thác liên tục mà chính bản thân môi trường đã trở thành một thùng đựng mọi loại chất thải công nghiệp , dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng mà thường là không sửa chữa được .
Sự cần thiết phải khôi phục lại mối quan hệ tôn trọng và phụ thuộc lẫn nhau, đòi hỏi phải có các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ môi trường .Quy hoạch môi trường cung cấp một cơ hội để vạch ra các biện pháp này, ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển. Vấn đề quy hoạch môi trường tuy ra đời muộn nhưng lại được quan tâm và phát triển rất mạnh trong đó có các nước Châu á ( Nhật Bản, Trung Quốc ). Một số tổ chức quốc tế nh ngân hàng Châu á ( ADB) , ngân hàng thế giới ( WB) ... đã ban hành nhiều tài liệu giới thiệu về quy hoạch môi trường ở một số nước .
Quy hoạch môi trường được hiểu là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong khu vực đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững .
2.2. Sự cần thiết phải quy hoạch môi trường
Khái niệm phát triển truyền thống chỉ nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường làm cho tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt và chất lượng môi trường ngày càng xấu đi, điều này lại tác động ngược lại sự phát triển kinh tế-xã hội của con người. vào những năm 80, vấn đề điều tiết mối quan hệ giữa dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển ngày càng được mọi người coi trọng. Khái niệm bền vững được tiếp nhận và làm thành chiến lược của phát triển. Những điểm cơ bản của khái niệm phát triển bền vững là:
Mục đích của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống của loài
người. Phát triển kinh tế chỉ là một bộ phận quan trọng của phát triển chứ không phải là mục đích. Nhưng chỉ khi tăng trưởng kinh tế đạt ở giữa mức độ nhất định mới có khả năng cải thiện từng bước chất lượng cuộc sống, mới có năng lực và điều kiện bảo vệ tài nguyên, môi trường hỗ trợ cho phát triển bền vững.
Phát triển cần dựa trên bảo vệ tài nguyên, môi trường. Hệ sinh thái tự nhiên là cơ sở chúng ta dựa vào để sinh tồn nên cần bảo vệ cơ cấu chức năng và tính đa dạng của nó. Cải thiện chất lượng sinh hoạt của loài người yêu cầu giảm tới mức tối đa các chất phế thải có hại.
Phát triển cần lấy việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở. Đối với việc sử dụng tài nguyên tái sinh, không được sử dụng quá khả năng tái sinh của chúng để đảm bảo sử dụng lâu bền. Đối với tài nguyên tiêu hao, không tái sinh nên giảm sử dụng tới mức thấp nhất hoặc tìm mọi cách để có thể thay bằng nguồn tài nguyên tái sinh.
Khả năng chịu tải của hệ sinh thái trên trái đất là có giới hạn, sự giới hạn đó ở các vùng khác nhau cũng khác nhau nên định ra một chính sách cân bằng giữa số lượng nhân khẩu và phương thức sinh hoạt với khả năng chịu đựng của tự nhiên. Đồng thời thông quy tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý nghiêm ngặt mà nâng cao giới hạn đó.
Phát triển cần phải bền vững. Không những thoả mãn nhu cầu hiện tại mà còn phải để lại cho thế hệ tương lai một cơ sở tài nguyên, môi trường tốt đẹp để họ có thể dựa vào đó mà thoả mãn nhu cầu của mình.
Toàn bộ hiệu quả của hệ thống khu vực là sự kết hợp tối ưu hiệu quả của cả 3 hệ thống kinh tế-xã hội-tự nhiên. Thực thi chiến lược phát triển bền vững là đảm bảo thu được hiệu quả của toàn hệ thống.
Chỉ có chiến lược phát triển bền vững mới có thể đảm bảo phát triển nhịp nhàng của 3 hệ thống con: tự nhiên, xã hội, kinh tế đảm bảo toàn hệ thống khu vực thực hiện sự vận hành tuần hoàn lành mạnh.
Sự cần thiết phải khôi phục lại quan hệ tôn trọng và phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và tự nhiên đòi hỏi phải có biện pháp hợp lý có tính khả thi về quản lý môi trường. Quy hoạch kinh tế-xã hội bên cạnh những mục tiêu về kinh tế-xã hội mặc dù có đề cập đến các mục tiêu về môi trường, nhưng sự bảo vệ môi trường chỉ được thực hiện sau khi đã diễn ra các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và trong quá trình phát triển các mục tiêu về môi trường thường bị hy sinh cho các hoạt động kinh tế. Chính vì vậy sự phát triển bền vững thường không được đảm bảo nhất là đối với các nước đang phát triển khi mà đời sống còn nhiều khó khăn, nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu thường có tư tưởng phát triển kinh tế-xã hội trước đã rồi mới có điều kiện để bảo vệ môi trường. Chính sự phát triển một cách không bền vững nh vậy đã làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng và lại quay trở tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Để đạt được sự phát triển bền vững một cách lâu dài cần phải thực hiện một cách kết hợp giữa phát triển kinh tế-xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường. Quy hoạch môi trường chính là công cụ quan trọng trong quản lý môi trường và phải thực hiện từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển để đảm bảo sự phát triển bền vững. Việc thống nhất quy hoạch môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của một vùng là quy hoạch tổng hợp phát triển kinh tế-xã hội và môi trường vùng. Quy hoạch này không phải là sự gắn kết đơn giản các kế hoạch kinh tế và môi trường riêng biệt lại với nhau mà cần phải làm rõ những mối liên hệ giữa phát triển kinh tế, việc sử dụng các nguồn lực, việc sản sinh ra các vật dư thừa và các tác động đối với môi trường và cộng đồng. Cũng nh vậy bất cứ một kế hoạch quản lý môi trường khu vực nào cũng phải lưu ý cân nhắc về khía cạnh kinh tế.
Mục đích của quy hoạch môi trường trong khu vực chính là điều hoà sự phát triển của ba hệ thống nhỏ, điều hoà mối quan hệ của phát triển kinh tế-xã hội với tài nguyên môi trường. Loại điều hoà này có hai mặt:
Đảm bảo một cách chắc chắn sự phát triển của hệ thống nhỏ kinh tế, xã hội không vượt quá năng lực chịu đựng của hệ thống tự nhiên. Xuât phát từ góc độ bảo vệ tài nguyên môi trường mà hướng dẫn cho xây dựng kinh tế-xã hội, làm cho nó có thể sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên mà không gây ô nhiễm làm huỷ hoại môi trường.
Đảm bảo chắc chắn sự phát triển của hệ thống tự nhiên phù hợp với sự phát triển cảu hai hệ thống kinh tế và xã hội. Quản lý và xây dựng quy hoạch tài nguyên-môi trường tăng cường khả năng tái sinh của các tài nguyên có thể tái sinh và khả năng xây dựng của môi trường làm cho nó không gây hạn chế cho sự phát triển của kinh tế và xã hội.
Chương iI
Mô hình quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng giai đoạn 1996-2010 và rà soát điều chỉnh năm 2003
I. Đặc điểm các nguồn lực phát triển tại thời điểm năm 1996.
1.1. Đặc điểm các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và nguồn lao động .
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình.
Thuỷ Nguyên ở phía bắc thành phố Hải Phòng, có giới hạn địa lý từ 20052' đến 21001 vĩ độ bắc và 106031' đến 106046' kinh độ đông. Thuỷ Nguyên là một huyện ven biển của thành phố Hải Phòng thuộc vùng châu thổ sông Hồng, p