Chuyên đề Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có và không có cơ chế phát triển sạch (cdm) tại xã Xuân Quan,huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia công nghiệp hoá phát triển cũng như các nước đang phát triển trên toàn Thế giới, không chỉ do các tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nóng lên toàn cầu, làm băng ở hai cực tan ra, nước biển dâng và gây ra không ít các cơn bão lớn trong thời gian vừa qua mà còn do hàng loạt các mối đe doạ tiềm tàng trong tương lai. Một trong cỏc nguyờn chớnh gây nên biến đổi khí hậu là do phát thải khí nhà kính từ quá trình tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch trong đời sống và hoạt động sản xuất công nghiệp. Như vậy có thể khẳng định việc cắt giảm khí thải nhà kính là vấn đề mang tính toàn cầu đặc biệt là đối với các quốc gia sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là các nước công nghiệp hoá. Các nỗ lực cắt giảm, các cuộc đàm phán nhằm xây dựng điều ước quốc tế về bảo vệ khí hậu toàn cầu đã được bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX. Tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil, 155 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) nhằm ngăn chặn những hiểm hoạ do biến đổi khí hậu gây ra và mục tiêu cuối cùng của Công ước là nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn. Công ước phân chia các nước thành hai nhúm: cỏc Bờn thuộc Phụ lục I – các nước công nghiệp hoá, là các nước chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu và cỏc Bờn khụng thuộc Phụ lục I – gồm phần lớn là các nước đang phát triển. Trong các cuộc đàm phán về Công ước biến đổi khí hậu, các Bên tham gia Công ước thấy rằng cần phải có những sự cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn của các nước công nghiệp hoá để giải quyết một cách tích cực biến đổi khí hậu. Hội nghị cỏc Bờn của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP) đã thông qua Nghị định thư Kyoto tại COP -3 tổ chức ở Kyoto, Nhật Bản năm 1997. Nghị định thư bao gồm các chỉ tiêu phát thải khí nhà kính có ràng buộc nghĩa vụ pháp lý đối với cỏc Bờn thuộc Phụ lục I, trong thời kỳ cam kết đầu tiên 2008 – 2012 đạt phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2%. Một quyết đinh quan trọng khác là việc đưa ra các cơ chế Kyoto, bao gồm Đồng thực hiện (JI), Cơ chế phát triển sạch (CDM) và Mua bán phát thải (ET). Chính phủ Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư Kyoto của UNFCCC vào ngày 25 tháng 09 năm 2003.

doc52 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có và không có cơ chế phát triển sạch (cdm) tại xã Xuân Quan,huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có và không có cơ chế phát triển sạch (cdm) tại xã Xuân Quan,huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên CHƯƠNG I DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH. I. DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH. 1.1. Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch 1.1.1.Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia công nghiệp hoá phát triển cũng như các nước đang phát triển trên toàn Thế giới, không chỉ do các tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nóng lên toàn cầu, làm băng ở hai cực tan ra, nước biển dâng và gây ra không ít các cơn bão lớn trong thời gian vừa qua mà còn do hàng loạt các mối đe doạ tiềm tàng trong tương lai. Một trong cỏc nguyờn chớnh gây nên biến đổi khí hậu là do phát thải khí nhà kính từ quá trình tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch trong đời sống và hoạt động sản xuất công nghiệp. Như vậy có thể khẳng định việc cắt giảm khí thải nhà kính là vấn đề mang tính toàn cầu đặc biệt là đối với các quốc gia sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là các nước công nghiệp hoá. Các nỗ lực cắt giảm, các cuộc đàm phán nhằm xây dựng điều ước quốc tế về bảo vệ khí hậu toàn cầu đã được bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX. Tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil, 155 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) nhằm ngăn chặn những hiểm hoạ do biến đổi khí hậu gây ra và mục tiêu cuối cùng của Công ước là nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn. Công ước phân chia các nước thành hai nhúm: cỏc Bờn thuộc Phụ lục I – các nước công nghiệp hoá, là các nước chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu và cỏc Bờn khụng thuộc Phụ lục I – gồm phần lớn là các nước đang phát triển. Trong các cuộc đàm phán về Công ước biến đổi khí hậu, các Bên tham gia Công ước thấy rằng cần phải có những sự cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn của các nước công nghiệp hoá để giải quyết một cách tích cực biến đổi khí hậu. Hội nghị cỏc Bờn của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP) đã thông qua Nghị định thư Kyoto tại COP -3 tổ chức ở Kyoto, Nhật Bản năm 1997. Nghị định thư bao gồm các chỉ tiêu phát thải khí nhà kính có ràng buộc nghĩa vụ pháp lý đối với cỏc Bờn thuộc Phụ lục I, trong thời kỳ cam kết đầu tiên 2008 – 2012 đạt phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2%. Một quyết đinh quan trọng khác là việc đưa ra các cơ chế Kyoto, bao gồm Đồng thực hiện (JI), Cơ chế phát triển sạch (CDM) và Mua bán phát thải (ET). Chính phủ Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư Kyoto của UNFCCC vào ngày 25 tháng 09 năm 2003. 1.1.2.Các cơ chế Kyoto và cơ chế phát triển sạch Một trong những nét nổi bật của Nghị định thư Kyoto là việc áp dụng các cơ chế Kyoto, còn được gọi là “cỏc cơ chế linh hoạt” nhằm giỳp cỏc nước công nghiệp hoỏ (cỏc Bờn thuộc Phụ lục I) giảm chi phí trong việc đáp ứng chỉ tiêu giảm phát thải của mình bằng việc đạt được giảm phát thải với chi phí thấp nhất tại các nước khác hơn là Cơ chế Đồng thực hiện (JI) được định nghĩa tại Điều 6 của Nghị định thư, Cơ chế phát triển sạch (CDM) được định nghĩa tại Điều 12 của Nghị định thư và Mua bán phát thải (ET) được định nghĩa tại Điều 17 của Nghị định thư. Đồng thực hiện (JI) cho phép các nước nhận được tín dụng đối với các giảm phát thải do đầu tư tại các nước công nghiệp hoỏ khỏc. Cỏc mức giảm carbon được chứng nhận do JI tạo ra được gọi là các đơn vị giảm phát thải (ERUs). Các nước đầu tư có thể sử dụng các đơn vị ERU để đạt được các chỉ tiêu giảm phát thải GHG của nước mình, và do thực hiện một dự án JI nên lượng tính bằng đơn vị ERU sẽ được khấu trừ từ lượng phát thải chỉ định của nước chủ nhà. Mua bán phát thải (ET) cho phép các nước chuyển giao phần “phỏt thải cho phộp” của mình, tức là các đơn vị định lượng đã được ấn định. Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho phép các dự án giảm phát thải hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển thu được các CER –giảm phát thải được chứng nhận cho chủ đầu tư, thường là các quốc gia công nghiệp hoá. Theo Nghị định thư Kyoto, mục đích của CDM là giỳp cỏc Bờn khụng thuộc Phụ lục I đạt được sự phát triển bền vững, đóng góp vào mục tiêu cao nhất của Công ước và giỳp cỏc Bờn thuộc Phụ lục I đạt được tuân thủ các chỉ tiêu giảm phát thải GHG của nước mình. Do vậy, các cơ chế này cung cấp cho các nước cũng như các công ty tư nhân cơ hội giảm phát thải ở mọi nơi trên Thế giới, với chi phí thấp nhất, và được tính lượng giảm phát thải này vào chỉ tiêu của mình. 1.2. Bản chất và chu trình dự án Cơ chế phát triển sạch 1.2.1. Dự án cơ chế phát triển sạch Dự án đáp ứng cơ chế phát triển sạch gọi là dự án cơ chế phát triển sạch. Các dự án Cơ chế phát triển sạch (và từ đây gọi tắt là dự án CDM) có thể được hiểu như những dự án bảo vệ khí hậu ở hầu hết các nước đang phát triển (cỏc Bờn khụng thuộc Phụ lục I) nhằm đạt được những CER – giảm phát thải được chứng nhận để có thể bán cho các nước hạn chế về mục tiêu giảm phát thải, là cỏc Bờn thuộc Phụ lục I. Các CER cùng với Chuyển giao công nghệ đặc biệt là các công nghệ thân thiện với môi trường và khí hậu tạo nên sự khác biệt cho các dự án CDM so với các dự án đầu tư thông thường khỏc. Cỏc dự án CDM phải được tất cả các Bên có liên quan phê duyệt, phải mang lại sự phát triển bền vững tại nước chủ nhà và đạt được các lợi ích thực, có thể đo lường được và dài hạn liên quan đến giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Các giảm phát thải phải đảm bảo tính bổ sung tức là phải bổ sung vào bất kỳ sự giảm phát thải nào đạt được mà không có hoạt động dự án. Một điểm đặc biệt của dự án CDM nữa là tất cả các Bên phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản là: tự nguyện tham gia vào CDM, thành lập Cơ quan quốc gia về CDM và phải phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Ngoài ra các quốc gia công nghiệp hoỏ cũn phải đáp ứng thêm một số điều kiện khác nữa như thành lập lượng giảm phát thải theo chỉ định tại Điều 3 của Nghị định thư và hệ thống quốc gia ước tính GHGs quốc gia, đăng ký quốc gia, kiểm kê hàng năm và hệ thống tính toán việc mua bán CERs. Dự án CDM bao gồm các dự án thuộc các lĩnh vực sau: · Nâng cao hiệu quả năng lượng sử dụng cuối. · Nâng cao hiệu quả cung cấp năng lượng. · Chuyển đổi nhiên liệu. · Năng lượng tái tạo. · Nông nghiệp (giảm phát thải CH4 và N2O). · Các quá trình công nghiệp (CO2 từ sản xuất xi măng, HFCs, PFCs, SF6,…) · Các dự án bể hấp thụ (đối với trồng rừng và khôi phục rừng). 1.2.2. Chu trình của dự án CDM Chu trình dự án CDM gồm bảy giai đoạn cơ bản là: Thiết kế và xây dựng dự án, Phê duyệt quốc gia, Phê chuẩn và đăng ký, Tài chính của dự án, Giám sát, Thẩm tra /chứng nhận và Ban hành CERs. Bốn giai đoạn đầu được tiến hành trước khi thực hiện dự án còn ba giai đoạn sau được tiến hành trong suốt thời gian thực hiện dự án. + Thiết kế và xây dựng dự án: Xác định và xây dựng dự án CDM tiềm năng là bước đầu tiên trong chu trình dự án CDM. Dự án CDM phải đảm bảo tính thực tế, có khả năng đo lường được và phải mang tính bổ sung. Tính bổ sung thể hiện qua việc phát thải của dự án được so sánh với phát thải của trường hợp tham chiếu hợp lý, được coi là đường cơ sở. Theo Thoả thuận Marrakech, các phương pháp luận đường cơ sở có thể được thực hiện theo ba hướng tiếp cận: · Cỏc phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ phù hợp. · Cỏc phát thải từ công nghệ do đầu tư thân thiện với môi trường. · Cỏc phát thải trung bình của các hoạt động dự án tương tự đã được tiến hành trong vòng năm năm trước trong cùng điều kiện và các hoạt động đó thuộc mức cao của 20% tổng các loại dự án. Sản phẩm cần có của giai đoạn này là Văn kiện thiết kế dự án (PDD), do các bên tham gia dự án soạn thảo, theo hướng dẫn của Ban điều hành CDM (EB). Văn kiện thiết kế dự án bao gồm: Mô tả chung về hoạt động dự án, Phương pháp luận đường cơ sở, Các biện pháp /kế hoạch giám sát, Tính toán cỏc phỏt thải GHG theo nguồn, Báo cáo tác động môi trường và Đóng góp ý kiến của các bên tham gia dự án. Văn kiện PDD là văn bản chính thức bao gồm phần diễn giải kỹ thuật và tổ chức của các bên tham gia dự án và công khai trước công chúng. + Phê duyệt quốc gia: Sau khi hoàn thiện Văn kiện thiết kế dự án với các nội dung phù hợp, các bên tham gia dự án, của các nước đầu tư cũng như nước chủ nhà có thể xin phép Chính phủ nước mình phê duyệt dự án bằng văn bản. Các nước muốn tham gia CDM phải thành lập Cơ quan Quốc gia về CDM (DNA) để đánh giá, phê duyệt các dự án và đồng thời là đầu mối để liên hệ. Các nước đang phát triển cũng có trách nhiệm xác định các tiêu chí quốc gia về phê duyệt dự án. Cơ quan quốc gia về CDM phải công bố các văn bản xác nhận về sự tự nguyện tham gia của Chính phủ, đồng thời khẳng định hoạt động dự án hỗ trợ nước chủ nhà đạt được sự phát triển bền vững. + Phê chuẩn và đăng ký: Việc thẩm định dự án là quá trình đánh giá độc lập văn kiện PDD của các tổ chức tác nghiệp được uỷ nhiệm, sau khi có những ý kiến chung sẽ quyết định có phê duyệt văn kiện dự án hay không. Các tổ chức tác nghiệp này có thể là các công ty tư nhân đặc thù như công ty kế toán và kiểm toán, công ty tư vấn, các công ty luật có khả năng thực hiện đánh giá các giảm phát thải một cách độc lập và tin cậy. Nếu văn kiện dự án được phê duyệt, tổ chức tác nghiệp sẽ chuyển giao cho Ban Chấp hành để đăng ký chính thức. Tuy nhiên trong một số trường hợp, để tránh chi phí giao dịch quá cao, việc phê chuẩn sẽ được thực hiện trờn cỏc tài liệu ít chi tiết hơn, như ý tưởng chính của dự án (PIN). + Tài chính của dự án: phải đảm bảo không làm giảm các Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Ngoài ra, CERs từ dự án CDM phải chịu mức phí 2%, còn gọi là “phần thu nhập” – sẽ được đưa vào Quỹ Thích ứng mới nhằm giỳp cỏc nước đang phát triển dễ nhạy cảm với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Các khoản thu khác về CERs sẽ góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM. Để đảm bảo công bằng giữa các nước đang phát triển, dự án CDM tại các nước kém phát triển không phải chịu khoản thu về chi phí thích ứng và chi phí quản lý. + Giám sát: Sau khi đăng ký hoạt động dự án CDM, các bên tham gia sẽ thực hiện dự án và có trách nhiệm giám sát các mức phát thải GHGs theo kế hoạch giám sát ghi trong văn kiện PDD. + Thẩm tra /chứng nhận: Chỉ khi được đệ trình để được thẩm tra rõ ràng nhằm đo lường và kiểm toán lượng carbon được giảm nhẹ của dự án mới có giá trị trên thị trường carbon quốc tế. Do vậy, khi dự án đang trong quá trình thực hiện, các bên tham gia phải chuẩn bị báo cáo giám sát bao gồm tính toán lượng CERs cần ban hành và đệ trình để tổ chức tác nghiệp thẩm tra. Các tổ chức tác nghiệp được uỷ nhiệm định kỳ thẩm tra mức giảm phát thải đã giám sát. Sau khi duyệt lại một cách chi tiết, tổ chức tác nghiệp sẽ đưa ra báo cáo thẩm tra và sẽ chứng nhận CERs của dự án CDM. + Ban hành CERs: Ban điều hành sẽ xem xét báo cáo chứng nhận của tổ chức tác nghiệp, nếu được chấp thuận thì Ban điều hành sẽ chỉ thị cho cơ quan đăng ký ban hành CERs trong vòng 15 ngày kể từ khi bên tham gia dự án hoặc có ba thành viên của Ban điều hành đề nghị duyệt lại. Các đối tác tham gia dự án Xây dựng dự án tiền khả thi Xây dựng dự án khả thi Thực hiện và giám sát dự án Tổng số CERs Josef Janssen Cơ quan DNA Phê duyệt dự án tiền khả thi Phê duyệt dự án khả thi Các cổ đôngc Nhận xét, đánh giá Cơ quan DOE Công nhận + ------- dự án Xác nhận và cấp chứng chỉ theo từng giai đoạn Ban điều hành dự án CDM Đăng ký Phát hành CERs Tiếp tục dự án khác 1.3. Ý nghĩa của việc thực hiện cơ chế phát triển sạch Cùng với cơ chế đồng thực hiện (JI) và Mua bán phát thải (ET), cơ chế phát triển sạch (CDM) cung cấp cho các quốc gia cũng như các công ty tư nhân cơ hội giảm phát thải ở mọi nơi trên thế giới, với chi phí thấp nhất. Thông qua các dự án giảm phát thải, các cơ chế này thúc đẩy đầu tư quốc tế và cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt, CDM nhằm giỳp cỏc nước đang phát triển đạt được phát triển bền vững thông qua thúc đẩy đầu tư thân thiện với môi trường từ Chính phủ cũng như các công ty tư nhân ở các nước công nghiệp hoá. Nguồn tài trợ qua CDM sẽ giỳp cỏc nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường và phát triển bền vững như đảm bảo không khí và nước sạch, cải thiện sử dụng đất, cùng với các phúc lợi xã hội như phát triển nông thôn, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. CDM thúc đẩy ưu tiên đầu tư sạch vào các nước đang phát triển đồng thời tạo ra những cơ hội đạt được tiến bộ về khí hậu, phát triển và các vấn đề môi trường khu vực. II. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH Phát triển bền vững là mục tiêu theo đuổi của tất cả các quốc gia trong quá trình phát triển của mình cho nên các tiêu chí phát triển bền vững là một công cụ cần thiết để đánh giá hiệu quả của các dự án CDM ở các nước chủ nhà nhằm đảm bảo rằng các dự án này đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia và tất nhiên cỏc bờn thực hiện dự án CDM phải tuân theo các tiêu chí phát triển bền vững quốc gia trong quá trình thực hiện dự án. Và việc đánh giá hiệu quả của dự án CDM là đánh giá những đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển bền vững đó, thể hiện trong sự gia tăng thu nhập quốc dân hay sự ổn định của xã hội cũng như các cải thiện về mặt môi trường. Phát triển bền vững đạt được khi đồng thời đạt được sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và các hoạt động bảo vệ môi trường. Các quốc gia khác nhau cú cỏc điều kiện kinh tế – xã hội – môi trường không hoàn toàn giống nhau do đó mà các tiêu chí phát triển bền vững cho các dự án CDM cũng có sự khác nhau. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án CDM nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững quốc gia bao gồm: · Hiệu quả về kinh tế: Sử dụng các ngành và doanh nghiệp tại địa phương. Chia sẻ ngân sách dự án bằng việc sử dụng tại nước chủ nhà Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu. · Hiệu quả về môi trường: Đóng góp vào nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu. Giảm ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Giảm ô nhiễm nước do sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Giảm ô nhiễm đất. Giảm ô nhiễm tiếng ồn. Bảo tồn đa dạng sinh học. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất. Sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản. Sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Sử dụng bền vững tài nguyên nước. Gìn giữ các di sản văn hoá. · Hiệu quả về xã hội – Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống: Xoỏ đói giảm nghèo. Tạo ra công ăn việc làm cho đất nước. Giảm bớt sự chênh lệch giàu – nghèo giữa cộng đồng mục tiêu với các cộng đồng còn lại. Cỏc Bên liên quan được tham gia vào tư vấn dự án. Nâng cao sức khỏe chung của cộng đồng. Bình đẳng giới. Chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường và thích hợp với khí hậu. III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH 3.1. Giới thiệu phương pháp phân tích chi phí – lợi ích Phân tích chi phí – lợi ích là quá trình xác định và so sánh những lợi ích của việc thực hiện một dự án, chương trình chính sách hay hoạt động phát triển nói chung đem lại cho xã hội với những chi phí mà xã hội phải bỏ ra để thực hiện dự án, chương trình hay hoạt động đó. Cách hiểu thông dụng nhất phân tích chi phi – lợi ích chính là phân tích kinh tế hay nói cách khác: Phân tích kinh tế là quá trình phân tích chi phí – lợi ích trong đó các lợi ích và chi phí được nhìn nhận từ giác độ xã hội, từ quan điểm của nền kinh tế, vì thế bao gồm tất cả các lợi ích và chi phí thực, các chi phí và lợi ích được phản ánh bằng giá cả trên thị trường cũng như các chi phí cơ hội, chi phí - lợi ích môi trường và các loại chi phí – lợi ích khác không được phản ánh bằng tiền như: sự suy giảm đa dạng sinh học, việc làm mất nơi cư trú của các loài động thực vật, tạo thêm hoặc làm mất đi việc làm, các tác động đến văn hóa – xã hội, đến an ninh quốc phòng, …Trong khi đú thỡ từ giác độ chủ dự án, các nhà đầu tư, thường chỉ xem xét khả năng sinh lời về mặt tài chính, đú chớnh là phân tích tài chính. Nói cách khác, phân tích tài chính thực chất là việc xác định và so sánh cỏc dũng tiền thu và chi để đánh giá dự án là lợi hay không lợi. Các dự án CDM giỳp cỏc nước đang phát triển đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường như đảm bảo không khí và nước sạch, cải thiện sử dụng đất cũng như các phúc lợi xã hội khác như tạo công ăn việc làm, phát triển nông thôn, đóng góp vào nỗ lực xoỏ đúi giảm nghèo, hay giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, … đều là những lợi ích rất khó lượng hoá được bằng tiền, do đó mà sử dụng phân tích kinh tế sẽ tối ưu hơn phân tích tài chính để có thể đánh giá hiệu quả các dự án CDM. 3.2. Các bước đánh giá hiệu quả dự án CDM. 3.2.1. Xác định các chi phí và lợi ích Xác định các chi phí và lợi ích thực chất là liệt kê các chi phí và lợi ích liên quan đến việc thực hiện dự án, bao gồm cả chi phí, lợi ích về môi trường, việc làm, thu nhập, xoỏ đúi giảm nghèo, …bờn cạnh các chi phí, lợi ích có thể lượng hoá được bằng tiền như chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí vận hành, doanh thu từ bán sản phẩm, do tiết kiệm chi phí vận hành,… Nguyên tắc xác định lợi ích và chi phí là: Một lợi ích bị mất đi được coi là một chi phí, ngược lại một khoản chi phí tiết kiệm được thì đó là lợi ích. Đồng thời một nguyên tắc nữa cần đươc quán triệt trong bước này là không được tớnh trựng và cũng không được bỏ sót. Xác định đúng và đủ các khoản lợi ích và chi phí Với một số đặc điểm khỏc cỏc dự án đầu tư thông thường nờn cỏc khoản chi phí, lợi ích của dự án CDM cũng có một số khác biệt. Ngoài các chi phí, lợi ích được đã được đề cập trong các phân tích truyền thống thỡ cũn cú thờm một số chi phí và lợi ích khác. Chi phí ở đây gồm chi phí dự án và các chi phí ẩn. Tổng chi phí xã hội của dự án phải bao gồm chi phí cá nhân thực của tất cả các nguồn tài nguyên được sử dụng trong suốt đời dự án cộng với các chi phí áp đặt cho bên thứ ba, ví dụ như gây ra các ngoại ứng. Chi phí cá nhân gồm chi phí thường xuyên và chi phí không thường xuyên. Chi phí thường xuyên là các khoản chi tiêu liên quan đến vận hành và bảo dưỡng, bảo quản máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng mà chủ dự án phải gánh chịu trong suốt đời dự án. Chi phí thường xuyên chia làm ba loại là: chi phí năng lượng, chi phí nhân công hàng năm và chi phí nguyên vật liệu. Chi phí không thường xuyên thường không phát sinh ngay khi mới bắt đầu dự án và cũng không thường xuyên trong suốt đời dự án, bao gồm các chi phí về đất đai và quyền tài sản, các chi tiêu về cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị và các chi phí lắp đặt. Các chi phí ẩn thường không được đề cập đến trong các phân tích chi phí truyền thống hay còn gọi là các chi phí thực thi (implementation costs). Các chi phí này xuất phát từ các thay đổi về thể chế và nhân sự, nhu cầu về thông tin, thị trường và các cơ hội về công nghệ, các khuyến khích về kinh tế (thuế, trợ cấp). Các chi phí ẩn này được chia ra làm chi phí quản lý và chi phí phá bỏ rào cản. Chi phí quản lý là các chi phí cho các hoạt động liên quan trực tiờp đến việc thực hiện dự án trong ngắn hạn, bao gồm các chi phí lập kế hoạch, đào tạo, quản lý và kiểm tra. Chi phí phá bỏ rào cản là chi phí cho các hoạt động khắc phục trực tiếp các thất bại thị trường hay để giảm các chi phí giao dịch trong khu vực công hay khu vực tư nhân hoặc cả hai, các chi phí này hỗ trợ cho việc thực hiện dự án. Ví dụ về loại chi phí này là các chi phí để cải thiện năng lực thể chế, giảm các rủi ro và sự không chắc chắn, tạo thuận lợi cho các giao dịch thị trường, tuân thủ các chính sách. Lợi ích của dự án CDM bao gồm cả lợi ích lượng hoá bằng tiền và lợi ích không lượng hoá được bằng tiền. Các khoản doanh thu từ bán sản phẩm, tiết kiệm chi phí vận hành hay lao động đều có thể lượng hoá được bằng tiền. Bên cạnh đó, như đã trình bày ở trên thì phần lớn các dự
Tài liệu liên quan