Chuyên đề Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đang phải đối mặt với “tình huống hết sức khẩn cấp” của một cuộc khủng hoảng liên quan đến hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Một trong những tác động chắc chắn của biến đổi khí hậu là làm mực nước biển trung bình toàn cầu dâng lên, điều khiến nguy cơ lũ lụt và ngập nước cao hơn, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước ngầm và thay đổi hình thái học, chẳng hạn như xói mòn hay mất những vùng đất ngập nước. Sau nhiều năm tranh cãi nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do tự nhiên hay do con người, các nhà khoa học đã rút ra kết luận rằng đó là do các chất khí gây hiệu ứng nhà kính được thải ra chủ yếu từ những nước phát triển. Tuy nhiên, những nước phải chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất lại là những nước đang phát triển, một phần do những nước này không có đủ khả năng tài chính để khắc phục và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đánh giá của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chỉ đứng sau Bangladesh. Hiện nay, Viện khí tượng và Thủy văn đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu đối với Việt Nam bao gồm thay đổi trong mực nước biển, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và đã công bố vào tháng 4/2009. Tại Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra dựa trên những kịch bản nước biển dâng khác nhau ví dụ như công trình “Tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Cà Mau” của thạc sĩ Nguyễn Xuân Hiền, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam. Tuy nhiên, tại một số khu vực, những tác động của nước biển dâng không còn là dự báo trên lý thuyết mà đã thực sự xảy ra và gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể. Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định, kể từ cơ bão số 5 năm 2005, tại khu vực bờ biển Bạch Long – Giao Thuỷ và khu du lịch thị trấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20 cm. Nam Định là tỉnh có Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Vườn Quốc gia duy nhất tại Việt Nam tham gia vào Công ước RAMSAR - với hệ sinh thái đất ngập nước phong phú, đa dạng và là ga chim của rất nhiều loài chim quý hiếm trong sách đỏ trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh chịu các tác động tiêu cực từ hoạt động của con người, Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn phải gánh thêm một số tác động có hại do nước biển dâng. Nhằm đánh giá những tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tôi đã thực hiện chuyên đề “Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy”.

doc115 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ š&› CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ HÀ NỘI - 05/2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ š&› CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ HÀ NỘI - 05/2009 MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Viện phó Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy. Bài giảng và các tài liệu do thầy cung cấp đã giúp tôi rất nhiều trong việc định hướng vấn đề cũng như các công cụ, phương pháp thực hiện tính toán. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, đã cho cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu, đặc biệt các tài liệu liên quan đến Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Dương Thanh An, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, người đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành chuyên đề này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bác Nguyễn Viết Cách cùng toàn thể cán bộ thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình và cung cấp cho tôi nhiều thông tin quý giá trong hai lần tôi xuống thực địa tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Đào Thanh Hà, chị Bùi Ban Mai cùng rất nhiều người khác đã giúp đỡ tôi trong việc tìm những tài liệu cần thiết để có thể hoàn thành chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày thực hiện bài làm vừa qua. Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 2008 Sinh viên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo được viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 2009 Sinh viên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh Tiếng Việt AAPF Average annual people flooded Số người chịu lụt trung bình hàng năm CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa GEF  Global Environmental Fund Quỹ Môi trường Toàn cầu GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý IPCC The International Panel on Climate Change Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp quốc MCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng MERC Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn OECD Organisation for Economic Co-operation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PHZ People in the Hazard Zone Số người sống trong vùng nguy hiểm PTR People to respond Số người ứng phó RNM Rừng ngập mặn SRES Special Report on Emission Scenarios Báo cáo đặc biệt về những kịch bản phát thải UBND Ủy ban nhân dân UNDP United Nations Development Program Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp Quốc WAIS West Antartic Ice Sheet Dải băng ở phía Tây Antartic DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100 7 Hình 1.2: Tổn thất ròng của đất ngập nước so với năm 1990 22 Hình 1.3 : Hình ảnh Việt Nam khi mực nước biển chưa dâng 26 Hình 1.4: Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1 m vào năm 2100 27 Hình 1.5: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển do nước biển dâng 33 Hình 1.6: Bảy bước của một bản đánh giá tác động 34 Hình 2.1: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhìn từ vũ trụ 41 Hình 2.2: Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy 48 Hình 3.1.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển không dâng 70 Hình 3.2.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 71 Hình 3.3. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi mực nước biển dâng lên 2m 72 Hình 3.4.Sự thay đổi đường bờ biển tại tỉnh Nam Định giai đoạn 1905-1992 77 Hình 3.5.Tổng chi phí nước biển dâng 79 Hình 3.6: Biến thiến của thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn theo tỷ lệ chiết khấu 87 Hình 3.7. Biến thiên của thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn 89 Bảng 1.1: Những tác động chính của nước biển dâng khu vực 9 Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu các nước 12 Bảng 1.3: Chi phí tiềm năng do nước biển dâng dọc bờ biển của Mỹ 15 Bảng 1.4: Số người sống trong những vùng đồng bằng 1000 năm có nguy cơ lụt 16 Bảng 1.5: Số người trung bình hàng năm chịu lụt do sóng bão tại vùng ven biển 19 Bảng 1.6: Số người bị lụt trung bình hàng năm do sóng bão ven biển 20 tại ba vùng đảo 20 Bảng 1.7. Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam 25 Bảng 1.8: Những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á 28 Bảng 2.1: Số lượng các loài thực vật trong rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy 45 Bảng 2.2:Ứớc tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn gần cửa sông Hồng ở Nam Định 58 Bảng 2.3: Một số đặc điểm dân số, giáo dục của các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy 60 Bảng 2.4. Ước tính giá trị kinh tế rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy 66 Bảng 3.1.Kịch bản nước biển dâng theo các mốc thời gian của thế kỷ 21 70 Bảng 3.2.Mực nước biển dâng qua các năm so với 2009 73 Bảng 3.3.Ma trận tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 74 3.2.2. Đánh giá định lượng 78 Bảng 3.4. Diện tích bề mặt bị ngập nước do nước biển dâng qua các 81 năm 2010-2015 81 Bảng 3.5.Giá trị kinh tế của từng sản phẩm, dịch vụ rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ quy đổi theo giá trị VNĐ năm 2009 83 Bảng 3.6. Giá trị thiệt hại (VND/ha) đối với từng lớp giá trị kinh tế 83 Bảng 3.7: Thiệt hại kinh tế tiềm năng do tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ giai đoạn 2010-2015: 85 Bảng 3.8. Phân tích độ nhạy với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu 86 Bảng 3.9. Phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi tỷ lệ lạm phát 88 theo tỷ lệ lạm phát 89 Bảng 4.1. Công nghệ thích nghi của vùng ven biển 94 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài, tên đề tài Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đang phải đối mặt với “tình huống hết sức khẩn cấp” của một cuộc khủng hoảng liên quan đến hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Một trong những tác động chắc chắn của biến đổi khí hậu là làm mực nước biển trung bình toàn cầu dâng lên, điều khiến nguy cơ lũ lụt và ngập nước cao hơn, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước ngầm và thay đổi hình thái học, chẳng hạn như xói mòn hay mất những vùng đất ngập nước. Sau nhiều năm tranh cãi nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do tự nhiên hay do con người, các nhà khoa học đã rút ra kết luận rằng đó là do các chất khí gây hiệu ứng nhà kính được thải ra chủ yếu từ những nước phát triển. Tuy nhiên, những nước phải chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất lại là những nước đang phát triển, một phần do những nước này không có đủ khả năng tài chính để khắc phục và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đánh giá của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chỉ đứng sau Bangladesh. Hiện nay, Viện khí tượng và Thủy văn đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu đối với Việt Nam bao gồm thay đổi trong mực nước biển, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa…và đã công bố vào tháng 4/2009. Tại Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra dựa trên những kịch bản nước biển dâng khác nhau ví dụ như công trình “Tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Cà Mau” của thạc sĩ Nguyễn Xuân Hiền, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam. Tuy nhiên, tại một số khu vực, những tác động của nước biển dâng không còn là dự báo trên lý thuyết mà đã thực sự xảy ra và gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể. Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định, kể từ cơ bão số 5 năm 2005, tại khu vực bờ biển Bạch Long – Giao Thuỷ và khu du lịch thị trấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20 cm. Nam Định là tỉnh có Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Vườn Quốc gia duy nhất tại Việt Nam tham gia vào Công ước RAMSAR - với hệ sinh thái đất ngập nước phong phú, đa dạng và là ga chim của rất nhiều loài chim quý hiếm trong sách đỏ trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh chịu các tác động tiêu cực từ hoạt động của con người, Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn phải gánh thêm một số tác động có hại do nước biển dâng. Nhằm đánh giá những tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tôi đã thực hiện chuyên đề “Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy”. II. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, tôi thực hiện chuyên đề này nhằm đánh giá định tính và định lượng những tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra tại Vườn quốc gia Xuân Thủy dựa trên kịch bản nước biển dâng. Thứ hai, có thể xác định, đề xuất hay đánh giá một loạt các lựa chọn thích nghi và nếu có thể sẽ tận dụng những ảnh hưởng tích cực của nước biển dâng. Thứ ba, giúp đánh giá chi phí của tác động của nước biển dâng nên có thể so sánh chi phí này với chi phí của các biện pháp thích nghi và giảm nhẹ từ đó có thể đưa ra những phản ứng chính sách phù hợp. Cuối cùng, bản đánh giá này sẽ làm tăng nhận thức cộng đồng đối với vấn đề cần sự quan tâm chung này (ví dụ, giáo dục moi người về sự cần thiết phải bảo vệ các khu rừng ngập mặn, cụ thể là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ) và tạo ra cơ sở cho các quyết định chính sách. III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian là khoảng thời gian của kịch bản nước biển dâng – giai đoạn 2010 – 2015 - Phạm vi không gian của đề tài là Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và năm xã vùng đệm là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải. IV.Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp kế thừa Tổng hợp các số liệu của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã được phê duyệt trong các quyết định của Chính Phủ, UBND tỉnh, huyện. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu khoa học do các tác giả trong và ngoài nước đã công bố về lượng giá kinh tế của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 2. Phương pháp thực địa Thực hiện các chuyến đi thực địa xuống Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ nhằm khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ làm việc tại Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ cũng như đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu. 3. Phương pháp mô hình hoá Sử dụng dữ liệu đầu vào là bản đồ độ cao của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và các bản đồ mức độ (hệ số) nhạy cảm thiệt hại của các lớp giá trị kinh tế đối với mức độ ngập lụt , tác giả thực hiện mô phỏng các kịch bản nước biển dâng tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ bằng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhằm xác định diện tích ngập lụt theo từng kịch bản nước biển dâng cũng như mức độ thiệt hại (%) của từng giá trị kinh tế. V.Cấu trúc chuyên đề: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm 4 phần: Chương I: Tiếp cận phương pháp đánh giá Chương II: Tổng quan về Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ Chương III: Đánh tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ Chương IV: Đề xuất các biện pháp ứng phó với nước biển dâng tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 1.1. Nước biển dâng và biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển 1.1.1. Những yếu tố làm thay đổi mực nước biển Sự thay đổi cấp độ địa phương của mực nước biển tại bất kỳ địa điểm ven biển nào phụ thuộc vào các yếu tố địa phương, khu vực và toàn cầu (Nicholls và Leatherman,1996; Nicholl, 2002a). Vì thế, mực nước biển trung bình của toàn cầu tăng lên không có nghĩa là nước biển tại bất cứ khu vực nào cũng tăng lên như vậy. Mực nước biển địa phương so với đất liền có thể thay đổi vì một số lý do và qua những khoảng thời gian ước tính 100 đến 1000 năm, mực nước biển khu vực sẽ là tổng của những yếu tố sau: Mực nước biển dâng lên toàn cầu: là sự tăng lên của thể tích đại dương toàn cầu. Vào thế kỷ 20 và 21, sự tăng lên này là do sự nở nhiệt của tầng đại dương bên trên do nóng lên và sự tan băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra bởi con người (Church và cộng sự, 2001). Sự góp phần của Greenland thì ít chắc chắn hơn, và người ta hy vọng rằng diện tích Antarctica tăng lên sẽ làm giảm mực nước biển, bù lại bất cứ sự đóng góp thêm nào của Greenland đối với nước biển dâng. Ảnh hưởng trực tiếp của con người cũng có thể do những giảm nhẹ đối với chu trình thuỷ học (ví dụ: tăng lượng dự trữ nước ở trên mặt đất (khiến mực nước biển giảm xuống), hạn chế sử dụng lượng nước ngầm (khiến mực nước biển tăng lên) mặc dù sự cân bằng này là hầu như không chắc chắn. Những yếu tố khí tượng-hải dương khu vực: như là sự thay đổi về mặt không gian do tác động của nở nhiệt, sự thay đổi đối với những luồng gió trong dài hạn và áp suất khí quyển và sự thay đổi trong sự lưu thông đại dương như là dòng Gulf. Những tác động này có thể là đáng kể đối với những ảnh hưởng khu vực tương đương với tầm quan trọng của hiện tượng nở nhiệt trung bình toàn cầu. Những mô hình đánh giá tác động hiện tượng nóng lên toàn cầu ít công nhận yếu tố này và nó thường bị bỏ qua trong các đánh giá tác động cho đến ngày nay. Sự biến động theo chiều thẳng đứng của đất liền (lún xuống hay nâng lên) do nhiều quá trình địa chất như kiến tạo học, tân kiến tạo học, sự thay đổi đằng tĩnh thời kỳ sông băng (GIA) và sự hợp nhất (Emery và Aubrey, 1991). Bên cạnh những thay đổi tự nhiên, việc hút nước ngầm cũng làm tăng quá trình sụt lún (và phá huỷ than bùn do oxyhoá và xói mòn) tại nhiều vùng đất thấp ven biển, khiến nhiều vùng đất dễ bị tổn thương sụt xuống vài mét trong suốt thế ký 20, bao gồm trong đó một số thành phố ven biển chính như Tokyo và Thượng Hải (ví dụ Nicholls, 1995a). 1.1.2. Xu hướng mực nước biển gần đây Mực nước biển tăng trong suốt thế kỷ 20 nhanh hơn so với thế kỷ 18 và 19 (Woodworth, 1999; Church và cộng sự, 2001). Khoảng thời gian mực nước biển tăng lên ít thể hiện sự liên quan đến kỳ cuối của thời kỳ “Tiểu băng hà” và rằng thời kỳ đó không liên quan gì đến những thay đổi do tác động của con người. Mực nước biển toàn cầu được ước tính đã tăng 10 đến 20 cm trong suốt thế kỷ 20, nhưng không có bất kỳ chứng cứ nào của sự tăng lên này. Người ta đưa ra ý kiến rằng ước tính tăng 20 cm trong suốt thế kỷ 20 là phù hợp nhất đối với những dữ liệu sẵn có (Douglas và Peltier, 2002). Như vậy, chúng ta đã trải qua mực nước biển tăng đáng kể trong suốt thế kỷ 20, điều mà người ta có thể cho rằng là một nhân tố chính tạo ra nhiều vấn đề ven biển đang tồn tại. 1.1.3. Kịch bản nước biển dâng trong tương lai Khi sử dụng những kịch bản phát thải khí nhà kính từ Báo cáo đặc biệt về kịch bản phát thải (SRES), người ta ước tính rằng mực nước biển dâng toàn cầu từ năm 1900 đến 2100 sẽ nằm trong khoảng 9 đến 88 cm, với ước tính trung bình là 48 cm (Church và cộng sự, 2001). Hình 1.1: Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100 Nguồn: Trần Mai Kiên, Những tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Viện Khí tượng và thuỷ văn Con số này thấp hơn một chút so với ước tính của Bản đánh giá thứ hai của IPCC nhưng vẫn còn rất nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến mực nước biển dâng lên trên toàn cầu. Những yếu tố không chắc chắn có thể là hai lý do sau: Sự không chắc chắn về sự tập trung khí nhà kính trong tương lai; và Sự không chắc chắn về phản ứng của khí hậu đối với bức xạ nhà kính (sự nhạy cảm của mực nước biển dâng và khí hậu). Những kịch bản nước biển dâng chi tiết cho sau năm 2100 vẫn còn ít, nhưng người ta cho rằng mực nước biển sẽ tăng lên đáng kể phụ thuộc vào độ lớn của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Giảm lượng phát thải hay tăng bể hấp thụ khí nhà kính sẽ làm giảm sự ấm lên toàn cầu và nước biển dâng. Những phân tích gần đây cho rằng mực nước biển trung bình toàn cầu gần như độc lập với lượng phát thải tương lai cho đến năm 2050, và lượng phát thải tương lai sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất tác động đến mực nước biển dâng sau năm 2100 (Church và cộng sự, 2001). Điều này có nghĩa rằng trong suốt thế kỷ 21, yếu tố không chắc chắn chủ yếu liên quan đến mực nước biển dâng trung bình toàn cầu là sự nhạy cảm của khí hậu và nước biển dâng với bức xạ nhà kính. Ngay cả khi lượng tập trung khí nhà kính trong khí quyển ổn định do nỗ lực giảm nhẹ, thí nghiệm của Mitchell và cộng sự (2000) cho rằng sự tăng lên của mực nước biển toàn cầu chỉ bị chậm lại tối đa là khoảng một vài thập kỷ trong thế kỷ 21. Kết quả này là do sự “cam đoan nước biển sẽ dâng lên”, phản ánh sự thâm nhập từ từ của khí nóng đến những tầng đại dương sâu hơn. Có thể phải mất hàng nghìn năm để nhiệt độ đại dương đạt tới mức cân bằng mới với một khí hậu ổn định mới (Wigley và Raper, 1993; Church và cộng sự, 2001). Vì thế, trong trường hợp mực nước biển dâng, biện pháp giảm nhẹ là ít ảnh hưởng nhất đến sự thay đổi trong tương lai khi so sánh với những nhân tố thay đổi khí hậu khác (ví dụ như lượng mưa, nhiệt độ không khí…). Tuy nhiên, mực nước biển tăng và tốc độ tăng tối đa có thể giảm đáng kể. Vì vậy, sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu dường như là không thể tránh được trong suốt thế kỷ 21 và sau đó cho dù con người nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta có thể tác động đến lượng và tốc độ dâng của nước biển bằng các biện pháp giảm nhẹ. Tuy nhiên, những kịch bản này chưa bao gồm khả năng của những thay đổi lớn, cụ thể là sự sụp xuống của những dải băng ở phía Tây Antartic (WAIS), điều mà có thể làm cho mực nước biển dâng lên 6m. 1.1.3. Tác động của nước biển dâng Tác động sinh địa lý đáng kể nhất của nước biển dâng được tổng kết trong Bảng 1, bao gồm những yếu tố tương tác liên quan. Hầu hết những tác động này nói chung đều là hàm tuyến tính của nước biển dâng, mặc dầu một vài quá trình tổn thất vùng đất ngập nước thể hiện phản ứng ngưỡng và liên quan nhiều hơn tới tốc độ dâng của nước biển nhiều hơn là sự thay đổi hoàn toàn. Phần lớn những nghiên cứu đã có tập trung vào một vài trong ba nhân tố sau: (1) thiệt hại do ngập lụt và bão, (2) xói mòn và (3) mất các vùng đất ngập nước (Nicholls, 1995b). Các nghiên cứu này thường dựa trên những giả định rất đơn giản và bỏ qua hầu hết những tác động của động lực học: những vùng đất ngập nước được coi như là yếu tố bị động của cảnh quan và chỉ bị ngập do mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, những nhân tố tương tác cũng thường bị bỏ qua. Nguyên nhân chính khiến nhiễm mặn chưa được cân nhắc là vì rất khó để phân tích về mặt phương pháp luận. Chính vì thế, phần nhiều các đánh giá những tác động sinh địa lý của nước biển dâng vẫn chưa hoàn chỉnh trên một vài phương diện nào đó. Bảng 1.1: Những tác động chính của nước biển dâng khu vực Tác động lý sinh Các nhân tố liên quan khác Khí hậu Phi khí hậu Thiệt hại do ngập lụt và bão Sóng cồn Sóng và bão, những thay đổi về mặt hình thái học, nguồn cung cấp trầm tích Nguồn cung cấp trầm tích, quản lý sự úng lụt, những thay đổi về hình thái học, bồi thường đất Nước nghịch lưu (ở các con sông) Dòng chảy mặt Quản lý sự dẫn nước và sử dụng đất Mất các vùng đất ngập nước (và thay đổi) Tích tụ CO2 Nguồn cung cấp trầm tích Nguồn cung cấp trầm tích, khu vực di dân, những tàn phá trực tiếp Xói mòn Nguồn cung cấp trầm tích, sóng và bão Nguồn cung cấp trầm tích Xâm nhập mặn Nước bề mặt Dòng chảy mặt Quản lý sự dẫn nước và sử dụng đất Nước ngầm Lượng mưa Sử dụng đất, sử dụng lớp ngậm nước Úng nước Lượng mưa Sử dụng đất, sử dụng lớp ngậm nước Nguồn: Robert J.Nicholls, Nghiên cứu các tác động của nước biển dâng, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, 2003 Những tác động đến hệ thống tự nhiên do nước biển dâng ở bảng trên gây ra một loạt những ảnh hưởng kinh tế-xã hội (Nicholls, 2002a), bao gồm những tác động sau được xác định bởi McLean và cộng sự (2001): Gia tăng mất mát tài sản và môi trường sống ven biển; G
Tài liệu liên quan