Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội càng nhiều dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.Qua đó con người đã nhận ra mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động Kinh tế - Xã hội – Môi trường tự nhiên.Con người do hoạt động của mình đã làm biến đổi môi trường và sự biến đổi đó đã tác động trở lại sự sống của con người.Vì vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Việt Nam tuy là một nước đang phát triển, nền kinh tế sản xuất còn lạc hậu tuy nhiên không vì thế mà Đảng và Nhà nước coi nhẹ vấn đề môi trường.Nhà nước có chủ trương loại bỏ các dự án đầu tư gây nguy cơ ô nhiễm cao, bên cạnh đó đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ môi trường, một trong những mục tiêu quan trọng đó là việc quản lý về cơ bản các chất thải độc hại trong đó có chất thải y tế.
Theo thống kê của Cục Môi Trường Việt Nam năm 2004 về chất thải nguy hại mỗi năm nước ta thải ra ngoài môi trường 10946 tấn/năm, riêng tại TP HCM mỗi năm thải ra môi trường chiếm tới 42% tổng lượng thải của cả nước.Theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có tới 20% dến 25% là chất thải y tế nguy hại, trong đó có khoảng 15% là chất thải lâm sàng có khả năng gây lây nhiễm và truyền bệnh cao như : kim tiêm, dao mổ, các mô bênh, bông băng dính máu bệnh Thành Phố Nam Định là nơi tập trung hầu hết các bệnh viện trên toàn tỉnh với lượng chất thải bệnh viện đáng kể được xả ra từ các bệnh viện trong thành phố.Trước kia lượng chất thải từ bệnh viện không được xử lý mà đem ra chôn lấp trực tiếp, từ khi xây dựng lò đốt rác thải y tế thì lượng chất thải y tế đem ra môi trường ngày một giảm. Đây là lý do để tôi chọn đề tài : “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định “
67 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên nghành : Kinh tế - quản lý tài nguyên và môi trường
Đề tài : “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định “
Nam Định, năm 2009
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt……………………………………………………...6
Danh mục các bảng…………………………………………………………...7
A. mở đầu……………………………………………………………………...8
B. Nội dung ……………………………………………………………………12
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải nguy hại…………………………………………………….………….12
I. Những lý luận chung về chất thải nguy hại………………………. ….12
1 Khái niệm liên quan đến chất thải nguy hại…………...……………….12
1.1 Khái niệm chất thải nguy hại…………………………………..12
1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại………………………..12
2 Một số văn bản pháp quy và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan đến chất thải nguy…………………………………..………………........................................14
3 Đặc tính của chất thải nguy hại……………….……...… .. ………..….15
3.1 Những tác động của chất thải nguy hại có thể gây ra……........16
3.2 Những lợi ích có được từ việc quản lý chất thải nguy hại…….16
II. Khái quát về chất thải y tế……………...……………….……………..17
1. Chất thải rắn bệnh viên…………………………………………...17
2. Chất thải y tế……………………………………………………...17
3. Thành phần chất thải y tế nguy hại ………………………………17
III. Tác động của chất thải rắn y tế nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng…………………..………………………………….…………19
1. Công tác quản lý chất thải y tế nguy hại trên thế giới…………….19
2. Xử lý chất thải rắn y tế…………………………………………....20
3. Đặc trưng của lò đốt chất thải y tế nguy hại. ……….………........23
IV. Khái quát về các phương pháp trong đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường – xã hội……………………………………………...………………….24
1. Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA)…………24
1.1Giới thiệu về CBA……………………………………………...24
1.2 Các bước cơ bản khi thực hiện CBA……………………..........25
1.3 Một số mặt hạn chế của CBA…………………………….........26
2. Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động lò đốt chất thải y tế nguy hại của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định…………........27
2.1 Phân tích chi phí…………………………………………….....27
2.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu……………………………………..27
2.1.2 Chi phí vận hành…………………………………………….28
2.1.3 Chi phí về mặt xã hội và môi trường……………………..28
2.2 Phân tích lợi ích……………………………………………….29
3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội…………………………....30
3.1 Giá trị hiện tại ròng NPV………………..…………………….30
3.2 Tỷ suất lợi nhuận – chi phí BCR………………………………30
Chương II: Khái quát tình hình quản lý chất thải y tế trên địa bàn Tỉnh Nam Định………………………………..…....31
I. Khái quát Tỉnh Nam Định……………………………….…………….31
II. Thực trạng của hoạt động thu gom, vân chuyển và xử lý chất thải y tế ở Việt Nam……………………………………………………………..……....32
1 Lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ bệnh viện và các cơ sở trên cả nước……………………………………………………………………………..32
2.Thành phần và tính chất của chất thải rắn y tế được thể hiện qua bảng sau đây………………………………………………………………………..…33
3. Công tác thu gom, phân loại lưu trữ và vận chuyển chất thải y tế nguy hại……………………………………………………………………………….33
III. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên địa bàn Tỉnh Nam Định….....35
1. Khái quát tình hình chất thải y tế Tỉnh Nam Định…………...………..35
2. Thức trạng quản lý chất thải bệnh viện nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định……………………………………………………………………………..37
2.1 Nguồn gốc phát sinh và đăc điểm chất thải bệnh viện……………...37
2.2 Thực trạng về thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại bệnh viện tại địa bàn Tỉnh Nam Định………………………………….......................39
2.2.1 Thực trạng thu gom chất thải nguy hại…………….…............39
2.2.2 Qúa trình vận chuyển chất thải y tế nguy hại……….………..42
IV. Khái quát về lò đốt chất thải y tế của Tỉnh Nam Định………………….42
1. Địa điểm xây dựng lò đốt chất thải y tế nguy hại………………..........42
1.1 Vị trí địa lý…………………….……………………………………42
1.2 Diện tích mắt bằng và khoảng cách tới khu dân cư xung quanh và cơ sở công nhiệp……………………..…………………………..………….43
1.3 Nguồn cung cấp nước cho lò đốt ………………………...……..….43
1.4 Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm………………………….…………………………………………..44
1.5 Nơi tiếp nhận nước thải………………………………………..........44
1.6 Nơi lưu trữ và xử lý chất thải rắn……………………….…………..44
2.Qui trình hoạt động của lò đốt……………………………….……...…44
2.1 Tổng vốn và nguồn đầu tư của lò đốt………………………………44
2.2 Quy trình công nghệ……………………………………………45
2.2.1Kỹ thuật đốt đa vùng…………………………………..……….....45
2.2.2 Chi tiết kỹ thuật của buồng đốt sơ cấp- lò đốt đa vùng kiểu HOVAL MZ 2………………….…………………………………………………46
2.2.3 Chi tiết kỹ thuật của buồng đốt thứ cấp ( buồng phản ứng nhiệt ) 0.5 giây/10000C – lò đốt đa vùng HOVAL…………………………..47
Chương III. Đánh giá về hiệu quả kinh tế - môi trường - xã hội của việc quản lý chất thải y tế nguy hại cuả Tỉnh Nam Định………………...…....…48
I. Đánh giá chung về lò đốt chất thải y tế nguy hại………………………….48
1. Đánh giá thực trạng quá trình hoạt động của lò đốt……………...…....48
1.1 Tác động tới chất lượng môi trường không khí………………..48
1.2 Tiêu chuẩn về tiếng ồn………………………………………....50
1.3 Tác động đến môi trường đất………………………………......50
2. Đánh giá hiệu quả của lò đốt chất thải nguy hại của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định……………………………..……………………………..……50
2.1 Phân tích chi phí……………………………………………......51
2.1.1 Chi phí vận chuyển, lưu trữ, đốt và duy trì bảo hành lò năm 2004 ………………………………………………………………….…...51
2.1.2 Chi phí môi trường ……………………………………………..51
2.1.3 Chi phí về mặt xã hội…………………………………………...51
2.2 Phân tích lợi ích………………………………………………..53
2.2.1 Lợi ích từ việc thu phí chất thải rắn y tế nguy hại………….53
2.2.2 Lợi ích về mặt xã hội – môi trường…………………………..53
II. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý chất thải nguy hại của Tỉnh Nam Định………………………………………………………………...54
III. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường …………...………...55
1. Hiệu quả kinh tế………………………………………………….55
2. Hiệu quả xã hội – môi trường…………………………………….57
Chương IV: Các kiến nghị và giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải bệnh viện nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định….58
I. Kiến nghị………………………………………………………………...58
1. Cơ sở đưa ra kiến nghị……………………...…………………………58
2. Kiến nghị………………………………………….………...................58
2.1 Với Bộ Y Tế ……………………………………………..…...58
2.2 Đối với Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Nam Định và Sở Y Tế Tỉnh Nam Định……………………………………………………….59
2.3 Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định………………………....59
II. Giải pháp…………………………………………………………..…….59
1. Giải pháp về công tác quản lý chất thải y tế nguy hại…………….......59
1.1 Phân cấp quản lý chất thải y tế…………………………………59
1.2 Quản lý chất thải rắn y tế…………………………………........60
2. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ..........................................................................................................................61
3. Đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động cho công nhân viên tham gia phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại……………...................62
4. Thường xuyên tiến hành quan trắc và giám sát chất lượng môi trường…………………………………………………………………………...62
5. Phòng chống sự cố môi trường trong quá trình vận hành……...……...63
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền……………………….………..........63
7. Tạo nguồn tài chính cho lò đốt và cho công tác quản lý chất thải rắn y tế………………………………………..……………………………………….63
C. KẾT LUẬN…………………………………………………..………..65
Tài liệu tham khảo …………………………………………………….…67
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT - Bộ tài nguyên môi trường
BRC - Tỷ suất lợi ích - chi phí ( Benefits Cost Ratio ).
CBA - Phân tích chi phí lợi ích.
CTNH - Chất thải nguy hại.
CTR - Chất thải rắn.
CTRYT - Chất thải rắn y tế.
CTRYTNH - Chất thải rắn y tế nguy hại.
NPV - Giá trị hiện tại ròng ( Net Present Value ).
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam.
URENCO - Công ty môi trường đô thị .
WB - Ngân hàng thế giới.
WHO - Tổ chức y tế thế giới.
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH
Bảng 1 : Tình hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở một số nước trên thế giới……………………………………………………………………………...19
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò đốt chất thải rắn y tế………………..21
Bảng 2 :Bảng sau trình bày sự so sánh các công nghệ thiêu đốt chất thải y tế nguy hại………………………………………………………………...……….22
Bảng 3 : Thành phần và tỷ lệ chất thải rắn y tế. …………………………..........33
Bảng 4 : các đặc trưng của chất thải rắn y tế…………………………….……...33
Bảng 5 : Tổng số giường bệnh của các bệnh viện tại thành phố………………..35
Bảng 6 : Tên các bệnh viện trong tỉnh……………………………………...…..36
Bảng 7 :Thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh………………...........38
Bảng 8 : Kết quả thu gom và xử lý chất thải bệnh viện trên địa bàn Thành phố Nam Định trong năm 2003 và năm 2004 như sau……………………………....41
Bảng 9 : Danh mục nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu………………………..........45
Bảng 10 :Chi tiết kỹ thuật của buồng phản ứng……………..………...…..........48
Bảng 11 :Kết quả phân tích không khí từ lò đốt HOVAL như sau……….….....49
A . MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội càng nhiều dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.Qua đó con người đã nhận ra mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động Kinh tế - Xã hội – Môi trường tự nhiên.Con người do hoạt động của mình đã làm biến đổi môi trường và sự biến đổi đó đã tác động trở lại sự sống của con người.Vì vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Việt Nam tuy là một nước đang phát triển, nền kinh tế sản xuất còn lạc hậu tuy nhiên không vì thế mà Đảng và Nhà nước coi nhẹ vấn đề môi trường.Nhà nước có chủ trương loại bỏ các dự án đầu tư gây nguy cơ ô nhiễm cao, bên cạnh đó đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ môi trường, một trong những mục tiêu quan trọng đó là việc quản lý về cơ bản các chất thải độc hại trong đó có chất thải y tế.
Theo thống kê của Cục Môi Trường Việt Nam năm 2004 về chất thải nguy hại mỗi năm nước ta thải ra ngoài môi trường 10946 tấn/năm, riêng tại TP HCM mỗi năm thải ra môi trường chiếm tới 42% tổng lượng thải của cả nước.Theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có tới 20% dến 25% là chất thải y tế nguy hại, trong đó có khoảng 15% là chất thải lâm sàng có khả năng gây lây nhiễm và truyền bệnh cao như : kim tiêm, dao mổ, các mô bênh, bông băng dính máu bệnh…Thành Phố Nam Định là nơi tập trung hầu hết các bệnh viện trên toàn tỉnh với lượng chất thải bệnh viện đáng kể được xả ra từ các bệnh viện trong thành phố.Trước kia lượng chất thải từ bệnh viện không được xử lý mà đem ra chôn lấp trực tiếp, từ khi xây dựng lò đốt rác thải y tế thì lượng chất thải y tế đem ra môi trường ngày một giảm. Đây là lý do để tôi chọn đề tài : “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định “
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung : Quản lý tốt hoạt động thu gom, phân loại, xử lý và vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện ở Tỉnh Nam Định.
Mục tiêu cụ thể :
Quản lý được quá trình phân loại thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại của Tỉnh Nam Định.
Thu thập số liệu, tính toán và phân tích chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội – môi trường liên quan đến dự án xây dứng lò đốt chất thải y tế của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định.
Trên cơ sở của việc đánh giá sẽ góp phần giúp các cơ quan có trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải y tế nguy hại có hướng đi đúng, lựa chọn phương án hiệu quả trong việc xử lý chất thải y tế nguy hại phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Tỉnh Nam Định.
3.Đối tượng nghiên cứu.
Việc quản lý chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các bệnh viện trên địa bàn Tỉnh Nam Định.
Lò đốt chất thải y tế nguy hại của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.
- Phương pháp thống kê, thu thập, liệt kế số liệu.
- Phương pháp kế thừa so sánh.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích.
- Tham khảo các tài liệu về quản lý chất thải nguy hại.
5. Bố cục của đề tài :
Phần I : Phần mở đầu.
Phần II: Nội dung :
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải nguy hại.
Chương II: Khái quát về chất thải y tế nguy hại
Chương III : Hiện trạng quản lý thu gom xử lý chất thải bệnh viện trên địa bàn Tỉnh Nam Định.
Chương IV: Các kiến nghị và giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải bệnh viện nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định.
Phần III: Kết luận.
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập cũng như làm luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý Môi Trường & Đô Thị và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên của Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Nam Định.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới PGS.TS Lê Thu Hoa, T.S Lê Hà Thanh cùng các thầy cô giáo trong khoa. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn tới anh Phạm Anh Chiến – Chuyên viên môi trường - Sở Tài Nguyên Môi Trường Nam Định và các anh chị làm việc tại dự án quản lý chất thải nguy hại đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Nam Định, ngày13 tháng 4 năm 2009
Sinh viên
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân em thực hiện, không sao chép, cắt ghép các tài liệu, chuyền đề, luận văn của người khác, nếu vi phạm em xin chịu sự kỷ luật với nhà trường.
Nam Định,ngày 13 tháng 4 năm 2009
Sinh viên
B. NỘI DUNG
Chương I
Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải nguy hại.
I. Những lý luận chung về chất thải nguy hại.
1. Các khái niệm liên quan đến chất thải nguy hại.
1.1 Khái niệm chất thải nguy hại.
Thuật ngữ chất thải nguy hại ( CTNH ) lần đầu tiên xuất hiện là vào thập niên 70 của thế kỷ XX.Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển , tuỳ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm và cách tiếp cận của các nước và các tổ chức hoạt động vì môi trường mà có những cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong các văn bản luật về môi trường.Ví dụ như :
Philipin : Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể gây cháy nổ và gây nguy hại cho con người và động vật.
Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc ( 12/1985 ) :Ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải ( dạng rắn, lỏng, bán rắn – semisolid và các chất chứa khí ) mà do hoạt tính hoá học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ của con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được tiếp xúc với các chất thải khác.
Việt Nam : Theo điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005 thì CTNH là chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại.
Do đặc tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong cuộc sống mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguông khác nhau.Nhìn chung chúng ta có thể chia thành 4 loại hình chính đó là :
- Từ hoạt động công nghiệp như hàn xì, mạ điện xử dụng Cyanide…
- Từ hoạt động nông nghiệp như việc sủ dụng thuốc bảo vệ thực vật....
- Từ hoạt động thương mại như quá trình nhập khẩu các loại hàng hoá độc hại không đạt tiêu chuẩn.
- Từ hoạt động tiêu dung dân dụng ví dụ như việc sủ dụng các loại pin đồng hồ hay bình acqui…
Cùng với sự phát triển chung của tình hình kinh tế thế giới thì sự phát triển của các loại hình công nghiệp, các loại hình dịch vụ, sự gia tăng của nhu cầu về tiêu dùng, hưởng thụ vật chất cũng như các hoạt động về y tế khám chữa bệnh... đã dẫn đến việc phát sinh một lượng lớn chất thải nguy hại.
Trên thế giới việc quản lý chất thải nguy hại đã hình thành và có những thay đổi mạnh mẽ trong thập niên 60 và đã trở thành một vấn đề môi trường được quan tâm hàng đầu trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Điều này là hậu quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên toàn cầu.
Theo số liệu thống kê của Cục môi trường về chất thải nguy hại năm 1999 của Việt Nam cho thấy cả nước một năm thải ra môi trường 109.468 tấn/năm.Trong đó tập trung chủ yếu là ở TP HCM chiếm tới 42% lượng chất thải của cả nước.Tính đến năm 2002, theo số liệu thống kê mới của dự án “Quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải nguy hại” của TP HCM vào khoảng 70.500 tấn/năm, tăng 1,72 lần so với năm 1999.Theo đà phát triển hiện nay của thành phố thì lượng chất thải sẽ vào khoảng 312000 tấn/năm vào năm 2012.Qua đó, chúng ta thấy được tính phức tạp của vấn đề và nguy cơ gây ô nhiễm của nguồn chất thải này là vô cùng lớn.
Bên cạnh đó chúng ta còn phải giải quyết những ảnh hưởng tàn dư của cuộc chiến tranh chống Đế Quốc Mỹ, tình hình nhập lậu của các loại thực phẩm hoá phẩm không rõ nguồn gốc và những chất thải công nghiệp của các nước phát triển như : dầu động cơ đã qua sử dụng, các tầu chở hàng hết hạn sử dụng co nguy cơ gây ô nhiễm cao được nhập về với mục đích làm nguyên liệu sản suất sắt thép....Qua thực trạng trên về chất thải nguy hại, chúng ta cần có sự quan tâm
đúng mức của các ban nghành và một phần không thể thiếu của các cơ sở sản suất hoặc tái chế.
2. Một số văn bản pháp quy và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan đến chất thải nguy hại :
- Công ước Basel - quy chế quản lý chất thải nguy hại.
1. Luật bảo vệ môi trường năm 2005
2.Luật lao động năm 1991
3. Luật bảo vệ sức khoẻ cộng đồng ban hành năm 1991
4. Luật dầu mỏ ban hành tháng 7 năm 1993
5. Luật đất đai ban hành năm 1993
6. Luật khoáng sản ban hành năm 1996
7. Luật thương mại ban hành năm 1996
8. Luất đầu tư nước ngoài 11/11/1996 và nghị định số 12-CP ban hành 18/12/1996 về hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài.
9. Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành “Quy chế quản lý chất thải nguy hại”.
Các tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn việc quản lý chất thải nguy hại hiện còn chưa nhiều ở Việt Nam.Tuy nhiên việc ra đời của các văn bản liên quan đến chất thải nguy hại trong những năm gần đây đã và đang được sự quan tâm của các cơ quan nhà nước đối với việc tham gia quản lý chất thải này ví dụ như các văn bản sau :
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn (Trong đó có một phần về quản lý chất thải nguy hại).
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường”.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ TNMT về danh mục CTNH.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT về việc “Hướng dẫn hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký cấp giấy phếp hành nghề, mã số quản lý CTNH”.
Chiến lược BVMT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2021 theo quyết định số 256/2003/QĐ-TTg.
TCVN 5507: 1991 về Hoá chất nguy hiểm-Quy phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hoá chất nguy hiểm (Trừ thuốc nổ và chất phóng xạ).
TCVN 6706: 2000 về Chất thải nguy hại - phân loại : được áp dụng để phân biệt các chất thải nguy hại theo thuộc tính của chúng, phục vụ cho việc quản lý chất thải nguy hại một cách an toàn, hiệu quả và đúng theo quy định của Quy chế quản lý chất thải nguy hại.
TCVN: 2000 về Chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa, quy định hình dạng, kích thước, màu sắc và nội dung của dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa sử dụng trong quản lý chất thải nguy hại nhằm phòng tránh những tác động bất lợi của từng loại chất thải nguy hại đến con người và môi trường trong lưu trữ, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải nguy hại.
TCVN 7209 : 1000 chất lượng đất - giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất: quy định giới hạn hàm lượng tổng số của các kim loại Asen(As), Cadimi (Cd), Đồng(Cu), Chì (Pb) và Kẽm(Zn) trong tầng đất mặt theo mục đích sử dụng của đất.Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá chất lượng của một khu đất cụ thể theo mục đích sử dụng, hoặ