Chuyên đề Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA

Lý thuyết phát triển đã chỉ ra rằng, để có thể thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia thì nhất thiết phải có hoạt động đầu tư. Trong những năm vừa qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta đã có sự tăng lên mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế mà biểu hiện ở việc ngày càng nhiều dự án đầu tư phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong bối cảnh đó, không thể không kể đến vai trò của việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nói riêng và cả ở Quốc gia nói chung. Đó là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành bại khi sản phẩm đó được đem ra cung ứng trên thị trường. Việc Việt Nam chuẩn bị ra nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong công cuộc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Các sản phẩm thiết bị điện thực sự cần thiết cho mọi hoạt động của một quốc gia. Công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA là một trong các doanh nghiệp có uy tín trong việc cung cấp và sản xuất thiết bị điện và đạt được nhiều thành tích đáng kể trong mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm hàng năm. Trên cơ sở kiến thức đã được học và nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA, em đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA”.

doc59 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1 .Tính cấp thiết của đề tài: Lý thuyết phát triển đã chỉ ra rằng, để có thể thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia thì nhất thiết phải có hoạt động đầu tư. Trong những năm vừa qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta đã có sự tăng lên mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế mà biểu hiện ở việc ngày càng nhiều dự án đầu tư phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong bối cảnh đó, không thể không kể đến vai trò của việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nói riêng và cả ở Quốc gia nói chung. Đó là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành bại khi sản phẩm đó được đem ra cung ứng trên thị trường. Việc Việt Nam chuẩn bị ra nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong công cuộc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Các sản phẩm thiết bị điện thực sự cần thiết cho mọi hoạt động của một quốc gia. Công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA là một trong các doanh nghiệp có uy tín trong việc cung cấp và sản xuất thiết bị điện và đạt được nhiều thành tích đáng kể trong mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm hàng năm. Trên cơ sở kiến thức đã được học và nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA, em đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Khái quát những vấn đề chung về chất lượng và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tai công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA. - Phân tích thực trạng của việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công cuộc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời thực hiện được định hướng của đầu tư cũng như yêu cầu về thuận lợi và uy tín của Nhà máy trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiện cứu: Với tính đa dạng và phức tạp của nhiều hình thức đầu tư, em chỉ tập trung nghiên cứu về việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, trên phương diện một doanh nghiệp với hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng của doanh nghiệp đó theo từng năm. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trước thực trạng của công ty trong chuyên đề của mình em đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu trên phương diện tổng hợp chúng. Đó là: kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp các phương pháp của khoa học thống kê, khảo sát thực tế để nghiên cứu. 5. Kết cấu chuyên đề: Kết cấu chuyên đề gồm 2 phần chính: Chương I: Thực trạng việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA. Chương II: Giải pháp, định hướng và kiến nghị của việc đầu tư nâng cao chất lượng tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA. Chương I: Thực trạng việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA. I. Mục đích hoạt động của Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA 1. Mục đích hoạt động: Nhà máy sản xuât thiết bị điện HANAKA cung như tất cả các doanh nhgiệp hoạt động trên thị trường khác đều mong muốn làm ăn có lãi và thu được nhiều lợi nhuận, đồng thời chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước và mở rộng nguồn vốn đầu tư ngày càng nhiều, lãi xuất cao tận dụng nguồn lao động dồi dào của huyện vành đai Hà Nội: Từ Sơn - Bắc Ninh. 1.1.Vì lòng say mê và ý tưởng không ngừng vươn lên của giám đốc trẻ Mẫn Ngọc Anh. Xuất thân từ cậu học trò nghèo hiếu học tại quê hương Kinh Bắc, Mẫn Ngọc Anh đã sớm tiếp thu cho mình một ý tưởng không ngừng vươn lên trở thành giám đốc doanh nghiệp có uy tín. Anh đã nhận giải thưởng Sao Đỏ 2003, giải thưởng vinh dự dành cho 10 doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất Việt Nam. Vì lòng say mê tìm hiểu phát triển các sản phẩm lấy nền tảng từ làng nghề truyền thống , phân tích tìm hiểu sản phẩm đặc biệt trước khi xây dựng Nhà máy Mẫn Ngọc Anh đã có một thời gian dài nghiên cứu các mô hình kiểm tra chất lượng. Mô hình kiểm soát chất lượng (KCS) do Walter Shewhart xây dựng, với nội dung + Kiểm soát chất lượng đầu vào + Kiểm soát quá trình sản xuất + Kiểm soát đầu ra Mô hình quản lý chất lượng đồng bộ TQM ( Total Quality Management) nội dung mô hình là: quản lý mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp với sự tham gia của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp nhằm phân tích doanh nghiệp bằng cách cải tiến nâng cao năng suất lao động. Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO thiết lập để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hiện đảm bảo chất lượng nhằm tiêu chuẩn hoá mọi hoạt động quản lý chất lượng trên toàn thế giới. Sau khi xem xét và nghên cứu các mô hình quản lý chất lượng, Mẫn Ngọc Anh lựa chọn mô hình quản lý chất lượng (TQM) kết hợp với tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 làm cơ sở để sản xuất các sản phẩm thiết bị điện tại Nhà máy HANAKA, ddó là quyết định mà ông giám đốc trẻ ngoài 30 tuổi này luôn tâm huyết, bởi một lẽ TQM là phương pháp quản lý mới nhất rút ra từ những kinh nghiệm quản lý chất lượng suốt 60 năm qua của thế giới (theo TCVN - 94), với cơ sở lý luận: “ ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật trục trặc ngay từ đầu” và trong suốt quá trình hoạt động của Nhà máy đến nay Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA luôn sử dụng kết hợp 2 mô hình này để kiểm tra chất lượng cho mình. 1.2.Sản phẩm chính của Nhà máy: Sản xuất cung ứng sửa chữa tất cả các loại máy biến áp điện áp điện lực ngâm dầu và khô có điện áp đến 35kV, với mọi thang công suất tủ bảng điện và trạm biến áp hợp bộ, điện áp đến 35kV. Xẻ băng cắt chéo kỹ thuật điện, gấp tản nhiệt cánh sóng cho máy biến áp cũng như cụm tản nhiệt kiểu lò sưởi cho máy biến áp 110kV – 220kV. Cho các sản phẩm dây đồng tròn, dây đồng dẹt bọc giấy, giây nhôm tròn kỹ thuật điện trần có bọc cách điện. Các loại thanh ống đồng, nhôm định hình dùng trong nghành kỹ thuật điện. Các loại cáp đồng và cáp nhôm trần có bọc cách điện dùng cho truyền tải năng lượng điện trên không và đi ngầm dưới đất. Các sản phẩm của HANAKA rất an toàn và thân thiện với môi trường. 2. Quy trình hoạt động của Nhà máy và phương thức thực hiện hoạt động đó. 2.1Quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ: Yêu cầu thiết kế Kế hoạch thiết kế Thu thập số liệu Thực hiện Kết quả thiết kế Duyệt Phát hành Chế thử Kiểm tra sản phẩm Kết luận Sản xuất nhỏ Đánh giá Sản xuất hàng loạt Thay đổi thiết kế Lưu đồ quy trình kiểm soát thiết kế Không đạt 2.2. Các quá trình hỗ trợ: 2.2.1. Thiết kế và duy trì các quá trình hỗ trợ: Ban Giám đốc căn cứ vào yêu cầu của hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm để xác định các quá trình hỗ trợ phù hợp. Phòng kinh doanh - kế hoạch căn cứ vào chiến lược và kế hoạch để xác định các yêu cầu quan trọng và thiết lập các thứ tự ưu tiên cho các quá trình hỗ trợ. Nhà máy xác định các quá trình hỗ trợ được thiết lập ngay từ giai đoạn thiết kế sản phẩm. Việc duy trì hoạt động của các quá trình hỗ trợ được Nhà máy dặc biệt quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. 2.2.2. Nội dung các khâu trong quá trình hỗ trợ: - Kiểm tra đo lường và thử nghiệm: Việc kiểm tra đo lường và thử nghiệm đã được thành lập 1 quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy nhằm mục đích ghi rõ tính chất không phù hợp của các loại vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và các bước kiểm tra thử nghiệm. Quy trình này được áp dụng cho các đơn vị nhập vật tư, ngưyên liệu cho sản xuất cáp nhôm, đồng; chế tạo các bán thành phẩm, thành phẩm máy biến áp. Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp: Quy trình kiểm soát các sản phẩm không phù hợp nhằm mục đích tránh sử dụng hoặc lắp đặt một cách vô tình những sản phẩm không đạt yêu cầu; phát hiện và đưa ra các cách xử lý đối với những sản phẩm không phù hợp như: sửa chữa, loại bỏ, sử dụng vào việc khác. Sản phẩm không phù hợp được xác định là những nguyên liệu không đúng quy cách, không đảm bảo yêu cầu của sản phẩm; bán thành phẩm không đúng kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của bán thành phẩm đó; thành phẩm không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cần phải xử lý. Kiểm soát thiết bị: Nhà máy xây dựng quy trình kiểm soát thiết bị nhằm phân định trách nhiệm của từng đơn vị trong việc kiểm soát hệ thống thiết bị tại Nhà máy; quy định những nội dung chính trong công tác kiểm soát thiết bị bao gồm: Các thiết bị chưa sử dụng, các thiết bị đang vận hành, các thiết bị đã ngừng vận hành, các loại vật tư và phụ tùng thay thế. Trách nhiệm của các phòng ban, phân xưởng trong công tác kiểm soát thiết bị được quy định một cách chặt chẽ bao gồm: lắp đặt thiết bị mới, lập kế hoạch sửa chữa thiết bị, lập các nhu cầu về vật tư phụ tùng thay thế, tổ chức công tác chế tạo tại chỗ các loại phụ tùng thay thế theo quy định, tổ chức thực hiện hoặc kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ, sửa chữa thiết bị hỏng đột xuất, kiểm soát các loại thiết bị không hoạt động… Các kho lưu giữ thiết bị và phụ tùng các loại có trách nhiệm bảo vệ, bảo quản theo quy định lưu kho và hướng dẫn lưu kho thiết bị. Lập và triển khai kế hoạch: Quy trình lập và triển khai kế hoạch được thiết lập nhằm đảm bảo các điều kiện tiền đề để việc sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo một cách có định hướng và có hiệu quả; đảm bảo kịp thời đầy đủ và đồng bộ các yếu tố: triển khai sản xuất, chuẩn bị vật tư cho các nhu cầu sản xuất cũng như việc tiêu thụ các sản phẩm của Nhà máy. Mua hàng: Quy trình mua hàng được thiết lập nhằm đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ của Nhà máy mua vào đáp ứng được các yêu cầu chất lượng theo quy định bao gồm: mọi hoạt động mua vật tư, nguyên vật liệu, bán thành phẩm liên quan đến quá trình sản xuất và các dịch vụ có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việc đánh giá và cải tiến các quá trình hỗ trợ cũng được Nhà máy đặc biệt quan tâm. Các quá trình phân tích hỗ trợ cũng được định ra các bước nhằm thiết lập mục tiêu, xem xét khả năng cải tiến quá trình. Các nhóm thuộc nhóm hỗ trợ liên tục nghiên cứu và xem xét lại những ý tưởng áp dụng và công nghệ thay thế. Nhà máy tập trung vào các khách hàng và thường trao đổi với họ thông qua diện thoại, thư, fax, hội nghị khách hàng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Những yêu cầu và quy định của khách hàng được Nhà máy cam kết thực hiện. Đánh giá chất lượng nội bộ và hiệu quả của quá trình quản lý chất lượng: Nhà máy thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ 02 lần/ năm dựa trên kế hoạch đánh giá, xác định thời gian, nội dung cần đánh giá. QMR của nhà máy lập nhóm đánh giá, chọn nhóm trưởng và các thành viên. Từ danh sách các cán bộ đã được Ban Giám Đốc phê duyệt dựa trên các tiêu chí: kinh nghiệm công tác, trí thức về tiêu chuẩn. Kết thúc đánh giá, từng đơn vị, trưởng nhóm đánh giá tập hợp các phiếu ghi chép và lập báo cáo đánh giá, ghi rõ ưu khuyết điểm của từng đơn vị, nội dung của các điểm không phù hợp với báo cáo của QMR. Trưởng đơn vị đánh giá có trách nhiệm xác định nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục phòng ngừa, thời hạn hoàn thành dưới sự giám sát của cán bộ chuyên môn do QMR phân công. Trách nhiệm Tiến trình GĐ/ QMR Lập nhóm đánh giá QMR Thông báo cho các phòng ban QMR Tiến hành đánh giá Cán bộ đánh giá Lập báo cáo đánh giá Trưởng nhóm đánh giá Gửi QMR, các bên liên quan QMR Báo cáo tổng hợp *. Kết quả các lần đánh giá luôn được chuyển thành trương trình hành động để cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống. 2.3.Các quá trình cung ứng và đối tác: 2.3.1. Đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng: Các nhà cung ứng được Nhà máy thiết bị điện HANAKA đánh giá và lựa chọn một cách cẩn trọng theo các trình tự quy định trong quy trình mua hàng thuộc hệ thống quản lý chất lượng toàn diện của Nhà máy. Nhà máy gửi phiểu yêu cầu đánh giá năng lực đối với nhà cung ứng có khả năng cung ứng mới hoặc tới những nhà cung ứng được biết đến qua các nguồn thông tin khác nhau như: những bạn hàng, thông tin quảng cáo, tờ rơi, thông tin chưyên nghành… Nội dung phiếu yêu cầu được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí: chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp, đảm bảo thời gian giao hàng, dịch vụ sau bán hàng… nhằm lựa chọn sơ bộ những nhà cung ứng có khả năng. Việc đánh giá xếp hạng các nhà cung ứng được thực hiện theo phương pháp chấm điểm, phân loại theo 4 cấp: A; B; C; D dựa trên tổng số điểm theo các tiêu chí. Căn cứ vào kết quả đó Nhà máy lên danh sách nhà cung ứng được phê duyệt để cập nhật, lưu giữ. kiểm soát. Nhà máy đánh giá cao đối với các nhà cung ứng có quan hệ với Nhà máy từ 1 năm trở lên, có uy tín đảm bảo số lượng, thời gian giao hàng và có hành động khắc phục kịp thời những sai sót của mình đồng thời có giá cả và phương thức thanh toán hợp lý. 2.3.2. Thông tin phản hồi tới bên cung cấp: - Hàng quý, Ban Giám đốc thường tổ chức các cuộc họp với các bên cung ứng có liên quan để đánh giá, xếp hạng nhà cung ứng. - Phòng chuyên môn thường xuyên trao đổi thông tin với các bên cung ứng qua điện thoại, fax, email… hoặc có thể gặp trực tiếp để cung cấp kịp thời các thông tin phản hồi về hoạt động của các bên cung cấp và thông tin cho Nhà máy khi cần thiết. 2.3.3. Đánh giá cải thiện hoạt động quản lý và mối quan hệ các bên cung cấp: - Nhà máy đã và đang xây dựng những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để quản lý hiệu quả các hoạt động cung cấp; góp phần nâng cao khả năng của các bên cung cấp như: ký hợp đồng dài hạn với các bên cung cấp chính, tổ chức các cuộc trao đổi với các bên cung cấp để tiếp thu ý kiến hoặc yêu cầu cải tiến - Nhà máy kiểm soát các bên cung cấp căn cứ vào: hợp đồng cụ thể vơí từng bên cung cấp, định kỳ kiểm tra năng lực của các bên cung cấp, kiểm tra đánh giá các nguyên vật liêu đầu vào, kiểm soát quy trình cung cấp theo hợp đồng. - Nhà máy đánh giá kết quả hoạt động của các bên cung cấp dựa vào các kết quả về: chất lượng của nguyên vật liệu cung cấp, thời gian giao hàng, giá cả, phương thức thanh toán. Qua việc đánh giá, Nhà máy xác định được các ưu điểm, nhược điểm kịp thời để bên cung cấp có các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục với mục tiêu: Nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ cùng phát triển. III.Mối quan hệ giữa đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty: 1. Đầu tư và chất lượng sản phẩm: Như chúng ta đã biết: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là: tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Chất lượng sản phẩm được hiểu trên nhiều khía cạnh: + Theo khuynh hướng quản lý sản xuất: Chất lượng của sản phẩm nào đó là mức độ sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu, những chỉ têu thiết kế hay những quy định riêng cho sản phẩm ấy. + Theo khuynh hướng thoả mãn nhu cầu: Theo tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng châu âu chất lượng sản phẩm là mức độ mà sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Việc bỏ nguồn vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị, con người, nguyên vật liệu đầu vào… là tiền đề để có sản phẩm tốt thoả mãn nhu cầu của khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm với số lượng càng cao, phù hợp và đúng mức thì việc nâng cao chất lượng ngày càng tăng. Đầu tư và nâng cao chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tác động hai chiều, kết quả của chất lượng sản phẩm được nâng cao và chiếm lĩnh thị trường ngày một rộng là biểu hiện của việc tăng quy mô đầu tư và đều tư có hiệu quả. 2. Các kết quả đạt được: 2.1. Hiệu quả đầu tư: Nhà máy thiết bị điện HANAKA cơ bản đã lắp đặt xong toàn bộ dây chuyền sản xuất cơ bản: 2 máy xẻ băng, hai máy cắt chéo, 1 máy gấp vỏ, 4 máy bện cáp, 2 lò đồng, 2 dây truyền rút kéo điện đồng nhôm, 1 máy phun bi… Đây là các thiết bị có công nghệ cao, hiện đại bậc nhất nước ta hiện nay, đủ năng lực cung cấp máy biến thế, lõi tôn cắt chéo cho các nhu cầu của nghành thiết bị điện nước ta, dây truyền sản xuất máy biến thế đã hoàn chỉnh từ khâu quấn dây, lắp ráp, sấy tôn tĩnh điện, nạp dầu chân không đủ năng lực sản xuất 100 -150 máy biến thế/ tháng… Khu trung tânm thương mại Hồng Kông của công ty đã cơ bản hoàn thành bắt đầu đi vào hoạt động đây là khu trung bày giới thiệu sản phẩm, phục vụ và giao dịch đảm bảo chất lượng cho khách hàng sử dụng sản phẩm thiết bị điện của nhà máy thiết bị điện HANAKA. Khu trung tâm liên kết đầu tư công nghệ mới HANAKA đã bắt đầu khởi công xây dựng, theo dự kiến nhà máy sản xuất cáp trung hạ thế (Một trong tổng số 5 nhà máy của khu trung tâm liên kết HANAKA). Việc Nhà máy liên tục thắng thầu trong những năm qua đã chứng tỏ năng lực thiết kế, trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật sản phẩm của Nhà máy đã đạt trình độ quốc gia. 2.2. Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của Nhà máy thiết bị điện HANAKA đã được tổng cục đo lường chất Việt Nam cấp chứng chỉ đạt chất lượng cho tất cả các sản phẩm chính của Nhà máy. Hệ thống quản lý chất lượng đã được thiết lập từ tổ chức sản xuất cao nhất của Nhà máy. “Chất lượng hay là chết” là quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên thực hiện ý đồ chiến lược của chủ đầu tư. Sản phẩm máy biến áp điện lực, điện áp 35kV, công xuất đến 6300kVA đã được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6306-1 : 1997/IEC76-1: 1993 và đã được phép sử dụng dấu chất lượng Việt Nam. Sản phẩm dây nhôm tròn kỹ thuật điện, đường kính danh định 9,5mm đã được trung tâm chứng nhận tiêu chuẩn phù hợp tiêu chuẩn thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chứng nhận phù hợp TCVN 5934:1995 và được phép sử dụng dấu chất lượng Việt Nam. Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy HANAKA trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng máy biến áp điện lực, bán thành phẩm máy biến áp và dây nhôm tròn kỹ thuật điện cũng đã được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng phù hợp TCVN. ISO 9001:2000 (xem giấy chứng nhận sau bài chuyên đề). 2.3 Kết quả kinh doanh: 2.3.1. Kết quả tập trung vào khách hàng: Mục tiêu quan trọng của Nhà máy thiết bị điện HANAKA là sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Nhà máy đã cam kết trong hợp đồng. Điều đó tạo nên cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong tương lai. Nhà máy rất quan tâm đến sự thoả mãn của khách hàng và dùng các dạng thông tin đầu vào để xác định thái độ của khách hàng đối với sản phẩm - dịch vụ mà Nhà máy đã cam kết cung cấp. Nhiều nỗ lực và biện pháp đã được Nhà máy thực hiện trong quá trình sản xuất dịch vụ nhằm thúc đẩy cải tiến chất lượng sản phẩm ngày một cao hơn, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường ; mang lại cho khách hàng những hiệu quả sử dụng một cách cao nhất. Máy biến thế của HANAKA hội tụ được tất cả những ưu điểm của các Nhà máy sản xuất máy biến thế khác ở Việt Nam như: ABB, Vinatakaoka, Nhà máy thiết bị điện Đông Anh, Cơ điện mỏ, Nhà máy chế tạo điện cơ Thibidi… Máy biến thế của HANAKA dựa trên thiết kế của ABB nhưng tăng chịu lực quá tải, vật tư nguyên liêu không tiêu tốn như Đông Anh, độ tổn hao không tải và độ tổn hao có tải thấp nên tiết kiệm được tổn thất điện năng, hình thức mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh…Đây là kết quả của việc đầu tư để có những đặc tính ưu việt hơn những Nhà máy sản xuất thiết bị khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Vì vậy các sản phẩm máy biến áp của Nhà máy đã và đang có mặt đông đủ không chỉ ở đồng bằng mà còn vươn tới những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngày 14 tháng 8 Năm 2003 Nhà máy đã ký lô thầu Gói thầu số 4 cung cấp máy biến áp phân phối thuộc dự án năng lượng nông thôn giai đoạn 1 - Đợt 2 của công ty điện lực 1 do ngân hàng thế giới tài trợ tổng số 444 máy. Dự án cung cấp máy biến áp phân phối cho lưới điện của hầu hết các tỉnh nông thôn miền Bắc. Sản phẩm máy biến áp phân phối của Nhà máy còn phục vụ cho các sở điện lực các tỉnh: Bắc Ninh, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Lạng sơn , Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình, Là
Tài liệu liên quan