Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê – cao su Nghệ An

Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa,chuyển nền kinh tế từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực,mọi thế mạnh sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác.chỉ có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh.muốn thực hiện được mục tiêu này yêu cầu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp là không ngừng tiến hành các hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Công ty ĐTSX và XNK cà phê cao - su Nghệ An là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở Nông Nghiệp và PTNT nghệ an với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là đầu tư phát triển sản xuất,chế biến,tiêu thụ sản phẩm cà phê – cao su xuất khẩu,với khối lượng xuất khẩu trực tiếp cà phê nhân khô đi Mỹ và Cộng Hoà Liên Bang Đức với khối lượng xuất khẩu hàng năm từ 600 – 700 tấn,kim ngạch xuất khẩu đạt :1,2 – 1,3 triệu USD/năm.cà phê phủ quỳ được bạn hàng ưa chuộng, đây có thể coi là điểm nhấn quan trọng nhất,thành công nhất của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường hiện nay,công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An đang đứng trước những khó khăn và thách thức của vấn đề cạnh tranh.tuy nhiên trong những năm qua công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác đầu tư, đó là:tăng thêm năng lực sản xuất mới, đưa công ty vượt qua nhiều khó khăn,thách thức,nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.song song với những kết quả đã đạt được,trong thời gian qua công ty còn những tồn tại và khó khăn cần khắc phục trong những năm tiếp theo.do đó,việc xem xét và đánh giá thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục có vai trò quan trọng .Vì vậy chuyên đề này em xin tập trung nghiên cứu hoạt động Đầu tư phát triển tại công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An trong giai đoạn vừa qua,từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian tới. Chuyên đề thực tập này bao gồm hai phần chính: Phần I.Thực trạng đầu tư phát triển của công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An. Phần II.Một số giải pháp nhằm nâng cao đầu tư phát triển của công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An.

doc67 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê – cao su Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa,chuyển nền kinh tế từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực,mọi thế mạnh sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác.chỉ có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh.muốn thực hiện được mục tiêu này yêu cầu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp là không ngừng tiến hành các hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Công ty ĐTSX và XNK cà phê cao - su Nghệ An là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở Nông Nghiệp và PTNT nghệ an với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là đầu tư phát triển sản xuất,chế biến,tiêu thụ sản phẩm cà phê – cao su xuất khẩu,với khối lượng xuất khẩu trực tiếp cà phê nhân khô đi Mỹ và Cộng Hoà Liên Bang Đức với khối lượng xuất khẩu hàng năm từ 600 – 700 tấn,kim ngạch xuất khẩu đạt :1,2 – 1,3 triệu USD/năm.cà phê phủ quỳ được bạn hàng ưa chuộng, đây có thể coi là điểm nhấn quan trọng nhất,thành công nhất của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường hiện nay,công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An đang đứng trước những khó khăn và thách thức của vấn đề cạnh tranh.tuy nhiên trong những năm qua công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác đầu tư, đó là:tăng thêm năng lực sản xuất mới, đưa công ty vượt qua nhiều khó khăn,thách thức,nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.song song với những kết quả đã đạt được,trong thời gian qua công ty còn những tồn tại và khó khăn cần khắc phục trong những năm tiếp theo.do đó,việc xem xét và đánh giá thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục có vai trò quan trọng .Vì vậy chuyên đề này em xin tập trung nghiên cứu hoạt động Đầu tư phát triển tại công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An trong giai đoạn vừa qua,từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian tới. Chuyên đề thực tập này bao gồm hai phần chính: Phần I.Thực trạng đầu tư phát triển của công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An. Phần II.Một số giải pháp nhằm nâng cao đầu tư phát triển của công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An. CHƯƠNGI.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐTSX VÀ XNK CÀ PHÊ – CAO SU NGHỆ AN. 1.1 .Khái quát về công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước được thành lập trên cơ sở sát nhập 7 nông trường quốc doanh vùng phủ quỳ vào công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An theo quyết định 2993 QĐ/UB ngày 22/7/1997 của UBND tỉnh nghệ an,trực thuộc sở nông nghiệp và PTNT,công ty đang sử dụng và quản lý 5.653 ha đất tự nhiên,trong đó: đất nông nghiệp:5.146 ha(đất trồng cây hàng năm:1.242 ha; đất trồng cây lâu năm:3.625 ha; đất chăn nuôi:120 ha, đất ao hồ thuỷ lợi:159 ha). đất chuyên dùng:297 ha; đất lâm nghiệp:144 ha, đất khác:66ha. Thành lập từ năm 1997,mới trải qua mười ba năm hoạt động nhưng công ty cà phê – cao su Nghệ An đã và đang làm sống dậy vùng đất đỏ ba zan… Thực hiện chủ trương đổi mới,sắp xếp lại doanh nghiệp,ngày 22/7/1997,công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê – cao su được thành lập,trên cơ sở sát nhập 7 nông trường quốc doanh,5trạm cà phê của vùng phủ quỳ. Buổi đầu mới thành lập,hai cây trồng chính (cà phê và cao su) khai thác hơn 30 năm đang bước vào giai đoạn tàn lụi.năng suất cà phê vối chỉ đạt 300 – 400 kg/ha,cao su 5 – 7 tạ/ha. Đã thế giá lại hạ,sản phẩm làm ra rất khó tiêu thụ,thu không đủ chi, đời sống người lao động hết sức khó khăn.giữa lúc đó,3 nông trường (19/5,1/5,22/12) “xin ra ở riêng”,hàng thăm ha cà phê mới trồng bị sâu đục thân tàn phá không cho sản phẩm,dây chuyền chế biến đã đến giai đoạn thanh lý,vốn liếng không có,nợ nần chồng chất.trong số 2.200 cán bộ công nhân viên không ít người hoang mang lo công ty giải thể,cây cà phê bị phá bỏ để trồng các loại cây khác. Trong hoàn cảnh ấy, đảng uỷ,ban giám đốc trăn trở lựa chọn con đường tổ chức lại sản xuất kinh doanh,nhanh chóng mở rộng diện tích 2 cây chủ lực (cà phê – cao su). để làm được điều này,công ty đã kịp thời phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của càn bộ đảng viên cùng chung lòng chung sức đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.công ty đã chuyển văn phòng từ Vinh lên Nghĩa Đàn để chỉ đạo sản xuất sâu sát.Để mở rộng diện tích trồng mới, đơn vị đã có sáng kiến ngoài sử dụng tối đa nguồn vốn của dự án AFD để trồng cà phê chè Catimo thay dần diện tích cà phê vối hiệu quả thấp,phải mạnh dạn xây dựng và triển khai phương án thanh lý 1.000 ha cao su hết chu kỳ khai thác theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (thanh lý đến đâu lấy tiền khai hoang làm đất trồng cà phê xen cao su giống mới đến đó) Vì thế,trong thời gian ngắn cây cà phê và cao su giống mới không ngừng được khôi phục phát triển,diện tích cà phê vối và cao su già cỗi hiệu quả thấp được thu hẹp,diện tích cà phê Catimo tăng nhanh.Từ năm 2002 – 2007 công ty đã trồng mới 730 ha cà phê,708 ha cao su,250 ha cam. đến nay,công ty đã hình thành vùng chuyên canh cây đặc sản,xuất khẩu với 1.200 ha cà phê Catimo,1.520 ha cao su,520 ha cam và hàng ngàn cây hoa màu khác. Sớm tổ chức lại sản xuất đạt hiệu quả,bên cạnh đổi mới cơ chế khoán đưa trên 5.000 ha đất vào sử dụng phát huy tính tự chủ của hộ gia đình và người lao động,công ty đã từng bước vươn lên làm tốt chức năng dịch vụ đầu vào và đầu ra,chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật làm điểm tựa cho cây cà phê – cao su không ngừng phát triển.hàng năm công ty cho các hộ vay ứng trước hàng ngàn tấn phân bón tổng hợp npk,sinh học;tổ chức hàng trăm buổi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng,chăm sóc,thu hái,mở hội thi cạo mủ cao su góp phần đẩy mạnh phong trào thâm canh,nâng cao tay nghề bậc thợ. đặc biệt,tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh bằng nguồn vốn vay nhàn rỗi,công ty chú trọng đầu tư hệ thống thuỷ lợi chống hạn,tăng năng suất cây trồng.chỉ tính từ năm 2004 lại nay,công ty đã huy động 17 tỷ đồng đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thuỷ lợi lớn,nhỏ đảm bảo cho gần 100% diện tích cà phê được tưới ẩm gắn với đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình, đánh nhánh tạo hình,nên quả sai hạt mẩy,năng suất liên tục đạt bình quân 12 – 15 tấn /ha,không ít diện tích đạt 18 -25 tấn / ha,góp phần tạo sản lượng lớn,tỷ lệ thành phẩm cao,tăng sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường.công ty còn tập trung đổi mới dây chuyền thiết bị công nghệ, đầu tư 5,2 tỷ đồng đưa dây chuyền chế biến cà phê theo công nghệ chế biến ướt khép kín của braxin đi vào hoạt động và đổi mới dây chuyền chế biến cao su mủ Crếp sang mủ cốm thực sự nâng chất lượng khẳng định thương hiệu cà phê – cao su phủ quỳ. Trong kinh doanh công ty đã nắm bắt nhu cầu thị trường,thực hiện phương thức chào hàng cạnh tranh để chọn đối tác,bạn hàng uy tín tiêu thụ sản phẩm,qua đó cơ chế thu mua hợp lý, đảm bảo lợi ích và thu nhập cho người sản xuất.từ đó công nhân gắn bó và bán hết sản phẩm làm ra cho công ty,tạo ra sản lượng xuất khẩu ngày càng lớn.nếu năm 2001 chỉ xuất khẩu uỷ thác 54 tấn cà phê với kim ngạch đạt 1,2 – 1,3 triệu USD. đầu ra ổn định,giá thu mua cà phê tươi 3.000 đồng/kg, gấp đôi gấp ba so với trước,nâng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích từ chỗ 15 - 20 triệu đồng/ha/năm lên 36 đến 45 triệu đồng/ha/năm, lãi ròng 12 – 20 triệu đồng/ha/năm, người nhận khoán có đủ điều kiện trả nợ vốn đầu tư và làm giàu từ cây cà phê – cao su. Sản xuất kinh doanh đúng hướng,kinh tế phát triển,vốn được bảo toàn,nộp ngân sách 800 – 900 triệu đồng/năm, đời sống người lao động không ngừng được cải thiện nâng cao,diện mạo công ty ngày một thay đổi sâu sắc.hệ thống trụ sở văn phòng làm việc từ công ty đến các nông trường được làm mới,cải tạo nâng cấp khang trang xanh - sạch - đẹp.ngoài bảo đảm các chế độ quyền lợi theo quy định của nhà nước,hàng năm đơn vị đã tổ chức cho 500 – 600 cán bộ công nhân viên chức có thành tích xuất sắc đi tham quan nghỉ dưỡng.hoạt động văn hoá,văn nghệ,thể thao của đơn vị được khôi phục phát triển. đơn vị là một trong những con chim đầu đàn làm tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ quỹ người nghèo,quỹ xoá nhà tranh tre dột nát,xây dựng nhà tình nghĩa…với hàng trăm triệu đồng/năm. 1.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 1.1.2.1.Nhiệm vụ: -Kinh doanh cà phê,cao su theo quy hoạch và kế hoạch của nhà nước,của tỉnh bao gồm:xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư tạo nguồn vốn đầu tư,cung ứng vật tư thiết bị.trồng trọt,chế biến,tiêu thụ sản phẩm,xuất nhập khẩu,liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật và chính sách của nhà nước. -Tổ chức sản xuất kinh doanh cây ăn quả,sản xuất nông lâm kết hợp và các dịch vụ khác. -Nhận và sử dụng có hiệu quả,bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước giao và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực do nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ khác 1.1.2.2.Chức năng: -Tham mưu với các nghành hữu quan cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu,lập kế hoạch ngắn,trung và dài hạn để tổ chức sản xuất kinh doanh đầu tư phát triển,thu mua xuất khẩu toàn bộ sản phẩm cà phê – cao su trên địa bàn tỉnh. -Cung ứng vốn, đảm bảo cho các đơn vị trong công ty tổ chức sản xuất kinh doanh và phát triển cà phê – cao su trên địa bàn. -Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đổi mới công nghệ chế biến cà phê – cao su. -Kinh doanh nhà nghỉ và các dịch vụ khác. 1.1.3.Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy công ty. Hoạt động theo mô hình trực tiếp tham mưu,cơ cấu bộ quản lý của công ty đứng đầu là ban giám đốc (giám đốc và phó giám đốc phụ trách chuyên môn) với nghiệp vụ quản lý vĩ mô tiếp theo là các phòng ban chức năng và các xí nghiệp thành viên,do các phòng ban được trang bị máy vi tính đưa phần mềm vào lĩnh vực kế toán tài chính,nối hoà mạng về để nắm thông tin về lĩnh vực xuất khẩu,trong công việc được giải quyết nhanh gọn hơn,nên cụ thể hiện tại tổng hợp toàn công ty gồm:văn phòng đảng : 02 người,giám đốc : 01 người,phó giám đốc : 01 người,văn phòng công đoàn : 02 người,phòng (ban) và các xí nghiệp : 4 phòng,5 nông trường và 1 xí nghiệp chế biến cà phê – cao su. SƠ ĐỒ BỘ MÁY LÃNH ĐẠO CÔNG TY Ban giám đốc Đảng uỷ Công đoàn Đoàn thanh niên Phòng kỹ thuật CN Phòng kế hoạch đầu tư Phòng TCHC Chi bộ các đơn vị trực thuộc Các công đoàn cơ sở thành vieen Các chi đoàn cơ sở Phòng kế toán-tài chính Trong đó: *Giám đốc công ty:lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất của công ty,chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi mặt hoạt động của công ty. *Phó giám đốc công ty:giúp giám đốc công ty định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất. điều hành các đơn vị cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất.kiểm tra nội dung,phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất(khi được uỷ quyền).duyêt. danh sách công nhân được đào tạo nâng bậc,kết quả nâng bậc,giúp giám đốc công ty điếu hành công tác thi đua,khen thưởng,kỷ luật và điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng., *Phòng kế hoạch đầu tư: Tham mưu và chỉ đạo các đơn vị nông trường,xí nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và duyệt.giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị.chỉ đạo các nông trường phát triển diện tích trồng mới cao su. Chỉ đạo và giải quyết đầu tư xây dựng cơ bản các công trình máy móc thiết bị chế biến. *Phòng kỹ thuật công nghệ: Chức năng:phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu,giúp việc cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực KH – KT về sản xuất,chế biến những sản phẩm của công ty. Nhiệm vụ: -Xây dựng quy trình trồng,chăm sóc cụ thể cho các loại cây trồng. -Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản sau thu hoạch,chế biến các sản phẩm trong công ty. -Chỉ đạo điều hành đội ngũ kỹ thuật hoạt động đi vào nề nếp,nhất là khâu tuyển chọn cung ứng giống cao su. -Chỉ đạo thực hiện và áp dụng tiến bộ KH-KT trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,công nghiệp chế biến trong đơn vị thành viên. -Theo dõi,kiểm tra,quản lý và hướng dẫn sử dụng các loại thiết bị trong các cơ sở sản xuất. *Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu về công tác định biên bộ máy gián tiếp,khoán quỹ lương và các khoản phụ cấp theo chức danh và quy mô quản lý diện tích đất. Tham mưu và giải quyết chế độ về quyền lợi cho người lao động trong toàn công ty về nâng lương,khen thưởng. *Phòng kế toán tài chính: Chức năng:giúp giám đốc thực hiện quản lý tài chính kế toán trong công ty và cơ quan văn phòng công ty theo chế độ hiện hành, đôn đốc,kiểm tra giám sát về tài chính kế toán của công ty. Nhiệm vụ: -Đối với công tác quản lý tài chính,kế toán của công ty. phản ánh kịp thời,toàn diện,cụ thể. +Tổng hợp kiểm kê. +Lập kế hoạch tài chính năm. +Tổng hợp báo cáo ước lượng,thực hiện tháng,quỹ,6tháng,năm,tổng hợp báo cáo quyết toán quỹ,6tháng,năm. +Tổng hợp báo cáo nhanh các chỉ tiêu tài chính cho lãnh đạo. +Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chấp hành chế độ tài chính kế toán theo quy định hiện hành. +Hướng dẫn các đơn vị phân tích hoạt động kế toán – tài chính của đơn vị mình.tổng hợp,phân tích hoạt động tài chính của từng đơn vị và toàn công ty. -Đối với công tác quản lý kế toán tài chính kinh doanh. +Tổ chức hoạch toán,kế toán. +Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo những thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh. +Lập báo cáo, đề xuất xử lý và phối hợp với các phòng ban giải quyết các tồn tại. +Tham mưu và chỉ đạo xây dựng,duyệt định mức chi phí quản lý cho các nông trường,xí nghiệp và cân đối theo kế hoạch thu – chi. đối chiếu công nợ nội bộ và ngoài công ty,thu hồi vốn đầu tư,giải quyết vốn vay đầu tư và vốn thu mua,chế biến,vốn đầu tư máy móc thiết bị cho chế biến,cho xây dựng. +Thanh toán tiền lương,thưởng và các khoản khác. +Chỉ đạo hướng dẫn đội ngũ kế toán tại các đơn vị quản lý và hoạch toán kế toán tài chính đúng quy định nhà nước. Công ty cà phê – cao su nghệ an có các đơn vị trực thuộc: 1)Nông trường tây hiếu 1 2)Nông trường tây hiếu 2 3)Nông trường tây hiếu 3 4)Nông trường cờ đỏ 5)Nông trường đông hiếu 6)Xí nghiệp thu mua chế biến cà phê – cao su xuất khẩu 7)Khách sạn thiên hương - số 17 đường quang trung – Tp vinh 1.1.4.Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Toàn công ty đã có diện tích ổn định : 1.200 ha cà phê chè Catimo,1.520 ha cao su,520 ha cam và hàng ngàn ha cây màu.hàng năm cho khối lượng sản phẩm từ 6.000 – 8.000 tấn cà phê quả tươi,3.000 – 3.100 tấn cao su mủ nước,4.000 – 4.500 tấn cam quả và từ 80 đến 100.000 tấn mía.doanh thu hàng năm đạt từ 80 đến 93,5 tỷ đồng,tăng gấp 10 lần so với những năm đầu thành lập,song song với đầu tư trồng mới,chăm sóc KTCB và đầu tư thâm canh vườn cây với mức đầu tư bình quân hàng năm 6 tỷ đồng,cùng với việc trồng mới cà phê,cao su,cam, đẩy mạnh thâm canh vườn cây đã có, đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến,công ty đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện nghị quyết 02 của tỉnh uỷ về công tác thuỷ lợi tưới cho cây trồng cạn,tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh bằng nguồn vốn vay nhàn rỗi,công ty đã đầu tư hoàn thành các công trình thuỷ lợi trạm bơm phú tân công suất:1.000 m3 /h tưới cho 250 ha cà phê.trạm bơm làng bồi công suất :240 m3 /h tưới cho 100 ha cà phê,trạm bơm đông thanh – NT đông hiếu,công suất:600 m3 /h tưới cho hơn 200 ha cà phê,hồ chứa nước quán mít cung cấp nước tưới cho 70 ha cà phê và hàng thăm công trình thuỷ lợi nhỏ được thực hiện từ năm 2004 đến nay,với tổng mức đầu tư cho thuỷ lợi 17 tỷ đồng,từ việc có cây,có thuỷ lợi,công ty chủ trương tập trung đầu tư thâm canh cao vườn cây đã có bằng các giải pháp: đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình, đánh nhánh tạo hình 100% diện tích cà phê,tưới đủ nước theo nhu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ,chủ trương này được khẳng định là hoàn toàn đúng đắn.mang lại hiệu quả cao.trong nhiều năm nay vườn cà phê kinh doanh liên tục đạt năng suất bình quân 12 – 15 tấn quả tươi/ ha,ngày càng có nhiều diện tích đạt năng suất:18 – 25 tấn/ha,tỷ lệ thành phẩm cao(15-18%),tỷ lệ xuất khẩu đạt (85 – 90%) và như vậy với năng suất bình quân 12 – 15 tấn cà phê quả tươi/ha,giá bình quân:3.000đ/kg,người trồng cà phê có doanh thu từ 36 – 45 tr.đ /ha hoàn toàn có đủ điều kiện trả nợ vốn đầu tư và có lãi từ 12 – 20 tr.đ/ha/năm.việc đổi mới công nghệ chế biến cà phê cà phê hoàn toàn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu,sản lượng cũng như kim nghạch xuất khẩu ngày càng cao,từ uỷ thác xuất khẩu :54 tấn năm 2001 với kim nghạch:48.000 USD, đến nay hàng năm công ty trực tiếp xuất khẩu:600 – 700 tấn cà phê nhân khô đi Hoa Kỳ và Cộng Hoà Liên Bang Đức, đạt kim ngạch:1,2 – 1,3 triệu USD/năm,cà phê phủ quỳ được bạn hàng ưa chuộng, đây có thể coi là điểm nhấn quan trọng nhất,thành công nhất của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh mười ba năm qua, đó là tìm kiếm thị trường xuất khẩu ổn định để từ đó có một cơ chế giá thu mua hopự lý, đảm bảo lợi ích chính đáng và thu nhập ổn định cho người lao động. Năm 2009 có thể xem là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và việt nam nói riêng.do ảnh hưởng trực tiếp từ năm 2008,giá cao su giảm đến mức thấp nhất vào tháng 1/2009,gây ảnh hưởng tiêu cực tới ngành sản xuất cao su nói chung ,công ty ĐTSX và XNK cà phê - cao su Nghệ An nói riêng và công ăn việc làm của hàng ngàn lao động trong công ty.Sau đó giá cao su đã tăng nhẹ vào cuối năm 2009.bên cạnh đó năm 2009 ngành cao su nói chung và công ty nói riêng bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của bão lũ.chỉ tính riêng 2 cơn bão số 9 và 11 đã làm đổ gãy trên 231 ha cây cao su,làm giảm sản lượng khai thác,trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của toàn công ty.bên cạnh những khó khăn chung công ty có những thuận lợi cơ bản đó là.với những mụa tiêu chiến lược đã được hoạch định mở rộng thị trường,nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá ngành nghề,sản phẩm dịch vụ kinh doanh,tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 tuy không đạt được kết quả như mong đợi thế nhưng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái như hiện nay,thì kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 là một niềm động viên lớn để công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An tiếp tục gặt hái được nhiều thắng lợi vào năm 2010. Năm 2009 nhìn chung các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh về số lượng hoàn thành đều thấp so với kế hoạch đề ra.Song nhờ sự nhạy bén định hướng về thị trường,khách hàng cộng với nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nên thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su cũng có nhiều thuận lợi,giá bán tăng làm cho doanh thu không ngừng tăng lên,thu nhập của người lao động tiếp tục được ổn định. Đi đôi với việc đầu tư phát triển sản xuất,mở rộng hoạt động kinh doanh,công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An rất quan tâm đến việc nâng cao chất lưọng sản phẩm,nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.nhờ vậy,trong những năm gần đây công ty đã có trên 40 % số sản phẩm cao su mủ khô tham gia xuất khẩu tại các quốc gia Đức,Mỹ,Trung Quốc… Công ty sản xuất 2 dạng mủ cốm và mủ kem với nhiều chủng loại khác nhau.riêng sản phẩm mủ cốm, công ty đã sản xuất các loại mang ký hiệu: SVRL,SVR10,SVR20… Và đối với mủ kem được sản xuất các loại: LA và HA.trong quá trình sản xuất,công ty đã thực hiện nghiêm ngặt từ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào là nguồn mủ nước khai thác từ vườn cây,kiểm tra nguyên liệu khi đưa vào nhà máy chế biến mủ,kiểm tra trên dây chuyền công nghiệp. Còn nói về cà phê thì đó là một nguyên liệu chính trong ngành công nghiệp chế biến cà phê rang xay,hoà tan…sản phẩm cà phê nhân của công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su nghệ an đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chất lượng cao,nguyên liệu đầu vào đựoc chọn lọc từ những hạt cà phê to,từ khâu thu gom nguyên liệu đến khâu gia công chế biến đều đựợc công ty kiểm soát chặt chẽ,tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật.Thành phẩm hoàn thành đều thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn và yêu cầu đã cam kết,làm hài lòng khách hàng đặt quan hệ giao dịch mua bán với công ty. Công ty sử dụng 100% nguyên liệu tại địa phương, áp dụng một quy trình sản xuất hợp lý,với công nghệ cao đã tạo ch
Tài liệu liên quan