Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Và Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may chủ lực của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 80 triệu USD. Việt Nam chính thức gia nhập WTO, điều này mở ra các cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may nói riêng.
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu truyền thống của Công ty cổ phần sản xuất Xuất nhập khẩu dệt may. Theo báo cáo kinh doanh, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật năm 2007 đạt 3,141,892 USD, năm 2008 giảm xuống còn 2,747,675.38 USD và năm 2009 chỉ ở mức 1,781,356.74 USD. Nguyên nhân của việc giảm sút là do Nhật Bản bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008, người dân thắt chặt chi tiêu; Công ty chưa chủ động nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may trong khi giá cả tăng cao, Do vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đang là vẫn là vấn đề cấp thiết. Với những lý do trong qua quá trình thực tập, tôi chọn nghiên cứu đề tài :”Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may sang thị trường Nhật Bản “ trong chuyên đề thực tập của mình.
64 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỐ LIỆU
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
Bảng 1.1. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may ( 2007- 2009)
Bảng 1.2. Bảng tăng giảm quân số lao động và thu nhập (2007 – 2009)
Bảng 1.3. Tình hình lao động của Công ty (2007-2009)
Bảng 1.4: Bảng báo cáo tình hình nhập khẩu lũy kế năm 2009
Bảng 2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Vinateximex
(2007-2009)
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty (2007-2009)
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản
(2007-2009)
Bảng 2.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Vinateximex (2007-2009)
Bảng 2.5. Hình thức xuất khẩu của Vinateximex (2007-2009)
Hình 2.6. Sơ đồ quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Và Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may chủ lực của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 80 triệu USD. Việt Nam chính thức gia nhập WTO, điều này mở ra các cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may nói riêng.
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu truyền thống của Công ty cổ phần sản xuất Xuất nhập khẩu dệt may. Theo báo cáo kinh doanh, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật năm 2007 đạt 3,141,892 USD, năm 2008 giảm xuống còn 2,747,675.38 USD và năm 2009 chỉ ở mức 1,781,356.74 USD. Nguyên nhân của việc giảm sút là do Nhật Bản bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008, người dân thắt chặt chi tiêu; Công ty chưa chủ động nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may trong khi giá cả tăng cao,…Do vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đang là vẫn là vấn đề cấp thiết. Với những lý do trong qua quá trình thực tập, tôi chọn nghiên cứu đề tài :”Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may sang thị trường Nhật Bản “ trong chuyên đề thực tập của mình.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Chuyên đề nghiờn cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Cụ thể là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong giai đoạn 2010-2011 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, bài tiểu luận được trình bày trong ba phần. Các nội dung chính được thiết kế theo trình tự sau đây :
Chương 1 : Phân tích cỏc yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản
Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản
Chương 3 : Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản giai đoạn ….
CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Giới thiệu về Công ty
1.1.1. Quỏ trỡnh hình thành và phát triển Công ty
Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt May trước đây là Ban Xuất nhập khẩu của Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam thành lập năm 1978. Đến năm 2000, Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt May được tách ra trên cơ sở tổ chức lại Ban Xuất Nhập khẩu của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, và đến năm 2006 Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt May sát nhập với Công ty dịch vụ Thương mại số 1 thuộc Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam thành lập Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu dệt may là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Đến tháng 07 năm 2007 theo Quyết định số 2414/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Sản xuất – Xuất Nhập khẩu Dệt May thành Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu Dệt may. Đến ngày 17/10/2007 Công ty được cấp lại đăng ký kinh doanh số 0103020072 với tên Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may.
Công ty có tên giao dịch quốc tế là Textile – Garment Import – Export and Production joint stock corporation ( Vinateximex )
Trụ sở chính đặt tại: Số 20, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Diện tích trụ sở: 3,500 m2
Chi nhánh đặt tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh. Chính thức tự đi vào kinh doanh từ năm 2007 nhưng Công ty đã tích lũy được những kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực xuất khẩu cũng như trình độ chuyên môn quản lý đội ngũ nhân viên. Do đó, tổng doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng nhanh. Năm 2008 tổng doanh thu đạt 914 tỷ đồng. Năm 2009 ước đạt tổng doanh thu gần 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2009 ước đạt 5.600 triệu. Số tiền mà Công ty nộp ngân sách nhà nước qua các năm đều tăng: năm 2007 là 21.9 32 triệu đồng và năm và năm 2008 là 36.945 triệu đồng. Thương hiệu của Công ty đã tạo được niềm tin cho đối tác khách hàng trong nước và ngoài nước. Thị trường xuất khẩu của Công ty là Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và đang tiếp tục phát triển thị trường trên nhiều khu vực trên thế giới.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Bộ máy cấp cao bao gồm: Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc
Công ty chia làm 3 khối chuyên hoạt động các lĩnh vực riêng : khối văn phòng quản lý, khối kinh doanh, khối sản xuất.
Khối văn phòng quản lý bao gồm: phòng khách hàng thị trường, phòng tài chính hành chính, phòng tài chính kế toán.
Khối kinh doanh bao gồm: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng kinh doanh nội địa, phòng xúc tiến và phát triển dự án.
Khối sản xuất: trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất và kinh doanh Chi.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội và có 2 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hài Phòng.
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
1.1.3. Chức năng của cỏc phũng ban
Ban giỏm đốc: là đại diện pháp nhân do Tổng công ty bổ nhiệm và bãi nhiệm, chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của Công ty trước Tổng giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính :
Quản lý nhân sự;
Quan tâm đến đời sống nhân viên thông qua các hình thức như lương, thưởng, các chương trình giải trí;
Truyền đạt thông tin nội bộ tới cán bộ nhân viên trong Công ty;
Chính sách đào tạo cán bộ nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn.
Phòng tài chính kế toán :
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
Lập dự toán, tổ chức công tác kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí cho cơ quan chủ quản.
Thực hiện các quy định về công tác tài chính của Nhà nước.
Phòng khách hàng thị trường :
Thực hiện các công tác tìm hiểu thị trường, khách hàng, xúc tiến hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Tham mưu, xõy dựng và kiểm tra, giám sát các hoạt động thâm nhập thị trường.
Phòng kinh doanh nội địa, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu dệt may I, phòng xuất nhập khẩu dệt may II trực tiếp quản lý đối tượng hoạt động. Mỗi phòng sẽ tự chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về tình hình hoạt động của mình.
Phòng xúc tiến và phát triển dự án : Cung cấp thiết bị dệt cho các đơn vị, ủy thác các dự án của Tổng công ty giao.
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty
Chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của Công ty trước Tổng công ty.
Tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghê kinh doanh đã đăng ký.
Đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển và định hướng của Tổng công ty.
Báo cáo tình hình hoạt động, tình hình tài chính của Công ty cho Tổng giám đốc và đảm bảo tính chính xác của nó.
Có chế độ và chính sách với người lao động theo quy định của luật lao động, luật Công đoàn.
Chịu trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.1.5. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty
Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của ngành dệt may;
Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nguyên cứu khoa học.
Sản xuất, kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiệt bị công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp, hệ thống điện lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Tư vấn, thiết kế qui trình công nghệ cho ngành dệt may, da giầy;
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật.
1.2. Phân tích các yếu tố bên trong Công ty tác động đến hoạt động xuất khẩu
1.2.1. Nguồn lực vốn của Công ty
Vốn điều lệ của Công ty là 35,000,000,000 đồng (ba mươi lăm tỷ đồng). Cổ phiếu phát lần đầu là 35,000,000,000 đồng, tương ứng với 3,500,000 cổ phần. Trong đó, Tập đoàn dệt may nắm giữ 2,275,000 cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ; cổ phần ưu đãi cho người lao động của doanh nghiệp là 278100 cổ phần; 946900 cổ phần bán đấu giá công khai. Đây là cơ sở bắt đầu hoạt động kinh doanh của Công ty.
Qua quỏ trình hoạt động, tổng nguồn vốn của Công ty đã lên tới 298.58 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh sinh lợi nhuận hàng năm, tạo vốn quay vòng cho những năm sau. Cụ thể, tỡnh hình kinh doanh của Công ty được thể hiện ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may ( 2007- 2009)
Đơn vị tính: tỷ VND
Danh mục
2007
2008
2009
Tổng nguồn vốn
253.78
273.5
298.58
Tổng nợ phải trả
217.06
237.64
245.85
Vốn lưu động
36.71
35.86
42.73
Doanh thu
786.88
918.12
998.12
Lợi nhuận trước thuế
1.58
4.89
5.78
Lợi nhuận sau thuế
1.18
3.62
4.52
Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán (Vinateximex)
Tổng nguồn vốn tăng hàng năm. Trong giai đoạn 2007-2009, trung bình mỗi năm nguồn vốn tăng thêm 20 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn tự kinh doanh, Công ty cũn cú thờm cỏc nguồn vốn đi vay khác như ngân hàng, Chính phủ...Do mối quan hệ tốt, mức độ tăng trường hàng năm của Công ty đã tạo uy tín, bảo đảm khả năng thanh toán. Nhờ đó, Công ty luôn duy trì được các nguồn vay. Tổng nợ phải trả hàng năm của Công ty tăng; năm 2009 tăng 8.21 tỷ đồng so với năm 2008. Vì vậy, Công ty luôn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
Vốn cố định ngày càng tăng theo số liệu thống kê qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt như sau: 217.07 tỷ đồng; 237.64 tỷ đồng; 250.85 tỷ đồng. Thị trường nhập khẩu của Công ty chủ yếu là những thị trường lớn có yêu cầu cao về chất lượng, với các đối thủ cạnh tranh mạnh. Do vậy, để có sức cạnh tranh, Công ty đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã.
Mặc dù các nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, người tiờu dùng cắt giảm chi tiêu đặc biệt là hàng dệt may, song, doanh thu của Công ty vẫn tăng hàng năm. Năm 2008 doanh thu đạt 918.12 tỷ đồng. Lợi nhuận hàng năm tăng. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 3.62 tỷ đồng, gấp 3 lần năm 2007. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu đạt 419.11 tỷ đồng. Dự đoán doanh thu năm 2010 sẽ lớn hơn năm 2009 do Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng vào cuối năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 của Công ty sẽ được quyết toán và báo cáo vào đầu năm 2011. Lợi nhuận sau thuế hàng năm dùng để tạo vốn quay vòng cho những năm sau. Với mức tăng trường hàng năm, tạo tiền đề cho chiến lược mở rộng quy mô thị trường.
Yêu cầu đặt ra đối với các nhà lãnh đạo của Công ty: sử dụng nguồn vốn hợp lý, luân chuyển nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất và phát triển quy mô; Tạo quỹ dự phòng cho hoạt động kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng. Từ đó, Công ty có thể huy động vốn nhanh, nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Nhìn vào cơ cấu tổ chức bộ máy, dễ nhận thấy, lĩnh vực kinh doanh của Công ty là chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu dệt may. Công ty có 9 phòng ban, trong đó, có 6 phòng ban hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu :
Về thống kê, tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, xúc tiến quan hệ đối ngoại : phòng thị trường và khách hàng, phòng xúc tiến và phát triển dự án.
Về lĩnh vực kinh doanh : phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu dệt may I, phòng xuất nhập khẩu dệt may II.
Mỗi phòng ban có nhiệm vụ và chức năng hoạt động trong một lĩnh vực riêng. Việc tách các mảng kinh doanh ra thành từng phòng riêng giúp công tác theo dõi, kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất khẩu dễ dàng. Các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo từ lãnh đạo được truyền tới cấp cuối cùng kịp thời. Khi hoạt động kinh doanh của một phòng ban không hiệu quả, Công ty đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động mà không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các lĩnh vực khác.
Giữa cỏc phũng ban có mối liên hệ: mức độ hiệu quả của các phòng kinh doanh còn phụ thuộc vào công tác tìm hiểu thị trường, tiếp xúc khách hàng, xúc tiến quan hệ đối ngoại… Sự phối hợp giữa các phòng ban cũng có tác động thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.3. Nguồn nhân lực- trình độ
Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh. Để phát triển được doanh nghiệp, Công ty phải có sự tuyển chọn đội ngũ lao động phù hợp với hoạt động sản xuất của mình. Số lượng lao động nhiều hay ít cũn phụ thuộc vào quy mô và mức độ tăng trưởng. Theo số liệu báo cáo, tình hình sử dụng lao động của Vinateximex có xu hướng giảm theo các năm. Số lao động và thu nhập bình quân trên đầu người của Công ty được thể hiện ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Bảng tăng giảm quân số lao động và thu nhập (2007 – 2009)
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2007
2008
2009
Số lao động
Người
5,317
4,210
4,481
Thu nhập bình quân/người/tháng
Đồng
1,587,241
1,654,894
2,274,267
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính (Vinateximex)
Năm 2007, số lượng lao động là 5,317 lao động. Những năm tiếp theo 2008, 2009, lượng lao động giảm xuống còn 4,481 lao động. Số lượng lao động của Công ty có biến động theo tình hình phát triển kinh tế của thế giới. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, số lượng đơn đặt hàng giảm sút, quy mô thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Để giảm chi phí hoạt động, Công ty đã giảm biờn chế lao động tại một số cơ sở. Điều này cũng ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 1,587,241 đồng năm 2007 đến 2,274,267 đồng năm 2009. Nhưng, mức độ tăng không lớn.
Lao động của Công ty bao gồm: cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lao động. Tình hình sự dụng lao động của Công ty qua các năm có đặc điểm là cán bộ lónh đạo quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật tăng lên còn công nhõn lao động có xu hướng giảm. Số lượng lao động ở mỗi cấp được thống kê ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tình hình lao động của Công ty (2007-2009)
Đơn vị : người
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Nam
1,376
1,291
1,461
Nữ
3,941
2,919
3,020
Tổng số cán bộ CNV
5,317
4,210
4,481
1. Cán bộ lãnh đạo quản lý
231
242
257
2. Cán bộ khoa học kỹ thuật
228
236
348
3. Công nhân lao động
4,838
3,732
3,876
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính (Vinateximex)
Công nhân lao động :
Người lao động ở độ tuổi từ 18, có trình độ lao động ở mức phổ thông.Vì hoạt động sản xuất được chuyên môn hóa nên yêu cầu của công việc không cao, làm việc theo ca, nên số lao động nữ lớn hơn lao động nam. Năm 2007 số công nhân là 4,838 lao động, năm 2008 là 3,732 lao động, năm 2009 là 3,876 lao động. Công ty đã sử dụng nguồn lao động dồi dào trong nước, không tốn chi phí đào tạo nghề cũng như xây dựng chỗ ăn, chỗ ở cho công nhân. Nhờ đó,Vinateximex giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Điều này làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Công ty trên trường quốc tế.
Cán bộ nhân viên bao gồm: cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật.
Cán bộ lãnh đạo quản lý: năm 2007 là 231 người, năm 2008 là 242 người, năm 2009 là 257 người.Cỏn bộ khoa học kỹ thuật: năm 2007 là 228 người, năm 236 người, năm 2009 là 348 người. Năm 2008 khủng hoảng kinh tế, Công ty giảm số người lao động nhưng lại tiến hành tuyển thêm cán bộ quản lý và kỹ thuật với mục đích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Công ty tiến hành tuyển chọn nhân viên qua 3 vòng: sơ tuyển hồ sơ, thi chuyên môn và phỏng vấn. Công ty tuyển chọn những người có năng lực, có kinh nghiệm làm việc, và có tinh thần trách nhiệm cao.Trước khi bắt đầu vào công việc, nhân viên mới đều được đào tạo thêm về nghiệp vụ chuyên môn. Do vậy, đội ngũ nhân viên là cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.4. Kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là xuất nhập khẩu. Do vậy, mọi biến động trong môi trường kinh doanh quốc tế như: về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn húa,…đều ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và kinh doanh. Nhật Bản là một trong những thị trường đầu tiên mà Tổng công ty tiến hành xuất khẩu. Những kinh nghiệm ứng phó với các biến động trên thị trường này Công ty đã được tích lũy khi còn thuộc Ban xuất nhập khẩu của Tổng Công ty dệt may Việt Nam. Đội ngũ cán bộ chủ chốt vẫn đảm nhiệm các chức năng như trước khi Công ty tách ra hoạt động độc lập. Tính đến năm 2010, đội ngũ cán bộ đã có 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu. Do đó, Công ty vẫn tiếp tục kinh doanh các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, Eu. Năm 2009, Công ty thực hiện 50 hợp đồng giao dịch lớn và nhỏ. Công ty không xảy ra vi phạm lớn khiến đối tác phải huỷ hợp đồng. Duy chỉ có năm 2007, Công ty chỉ bồi thường cho đối tác vì chậm thời gian giao hàng được quy định trong hợp đồng. Hiện nay, Công ty được xuất sang 20 nước trên thế giới gồm các mặt hàng chủ yếu như: khăn bông, quần áo. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng danh mục sản phẩm xuất khẩu như cà phê, vải mộc, mắc treo, thủ công mỹ nghệ…
1.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, phũng thí nghiệm… Những yếu tố này thuộc về nội lực của công ty. Tùy thuộc vào năng lực của mình mà mỗi công ty trang bị cho mình cơ sở vật chất ở mức độ khác nhau. Nếu công ty muốn phát triển rộng về quy mô, xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính, yêu cầu cao về kỹ thuật thì yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là yếu tố có tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Vinateximex là công ty xuất nhập khẩu dệt may chuyên xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Và hiện nay, Công ty đang muốn mở rộng quy mô thị trường sang các nước khỏc trờn thế giới. Vì vậy, Công ty đầu tư rất nhiều kinh phí vào phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.
Năm 2007 Công ty đầu tư thêm dây chuyền mới: Dệt, nhuộm, cào, chải, xộn lụng, tạo hạt: Sản xuất vải cào bông, vải nỉ cào 1 mặt và 2 mặt. Các máy dệt Single Jacquard có cơ cấu cấp nhiều đầu sợi mầu tự động, tạo hoa văn được thiết kế trên máy tính. Các nhà máy May trong Công ty được trang bị nhiều thiết bị đồng bộ , hiện đại của cỏc hóng nổi tiếng thế giới : JUKI, YAMATO, BROTHER,KANSAI - Nhật bản và UNION - Mỹ. Trong đó có nhiều thiết bị điện tử tự động thế hệ mới giúp nâng cao năng suất lao động , chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng. Ngoài ra có xưởng thêu vi tính gồm 10 mỏy thờu TAJIMA,BARUDAN - Đức, trong đó có 3 mỏy thờu khổ rộng thế hệ mới.
Quy hoạch và phát triển hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng trồng nguyên liệu dệt, hạ tầng vận chuyển giao nhận.
Về thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, Vinateximex mua của các công ty nước ngoài với giá cả hết sức cạnh tranh để tăng cường năng lực sản xuất của mình.
Quan tâm việc bảo vệ môi trường nơi sản xuất, xây dựng thờm cỏc khu công nghiệp dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tại một số địa phương như Thái Bình, Nghệ An, Trà Vinh...
Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái tại Viện dệt may, làm cơ sở cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu và kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm an toàn cho người sử dụng tại