Chuyên đề Dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Dịch vụ tư vấn thuế đã hình thành và phát triển từ lâu tại các quốc gia phát triển trên thế giới, tuy nhiên hẵng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đã trở thành một thành viên chính thức của WTO, theo cam kết thì chúng ta sẽ phải mở cửa thị trường đối với các hoạt động thương mại và dịch vụ với các quốc gia thành viên khác. Điều này có nghĩa là sự cạnh tranh đối với doanh nghiệp sẽ ngày một lớn hơn, doanh nghiệp cần tận dụng mọi ưu thế để có thể có được lợi thế cạnh tranh tốt nhất với các đối thủ khác, trong đó chú trọng đến nghĩa vụ thuế để tạo nên sự khác biệt cũng sẽ là cần thiết khi mà các yếu tố khác đều đã được cân nhắc. Với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp về số lượng, hình thức và qui mô hoạt động, đồng thời, trước đòi hỏi về sự minh bạch, lành mạnh tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới thì sự trợ giúp của dịch vụ tư vấn thuế cho các doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật về thuế là rất cần thiết. Các doanh nghiệp đều muốn đảm bảo rằng mình tuân thủ theo đúng các chuẩn mực qui định nên việc kiểm tra tình hình thực hiện thuế là một nhu cầu tất yếu qua đó doanh nghiệp nắm được việc nộp thuế của mình cũng như tìm cho mình một lợi thế trong kinh doanh từ việc tiết kiệm thuế trên cơ sở tuân thủ các qui định. Từ cơ sở trên, có thể thấy được hoạt động tư vấn thuế tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ vô cùng phong phú và sôi động, nhất là đến tháng 11 năm 2008, theo cam kết mở cửa dịch vụ tài chính với WTO, dịch vụ tư vấn thuế sẽ có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp tổ chức nước ngoài, báo hiệu một sự cạnh trạnh thật sự trên thị trường dịch vụ chuyên nghiệp này. Chuyên đề tốt nghiệp: “Dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam” được lựa chọn với mong muốn cung cấp một cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về hoạt động mới này đến với mọi người. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về dịch vụ tư vấn thuế Chương II: Thực trạng cung cấp dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam Chương III: Giải pháp phát triển dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam

doc80 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt TSCĐ : Tài sản cố định BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Doanh thu qua các năm 32 Bảng 2.2: Tỉ trọng doanh thu theo loại hình dịch vụ 33 Bảng 2.3: Kết quả phát triển khách hàng qua các năm 36 Bảng 2.4: Soát xét tuân thủ thuế 41 Bảng 2.5: Doanh thu từ dịch vụ tư vấn thuế trong tổng doanh thu 53 Bảng 2.6 : Tỉ trọng doanh thu dịch vụ tư vấn thuế trong tổng doanh thu 54 Biểu đồ 2.1: Doanh thu qua các năm 33 Biểu đồ 2.2 :Doanh thu qua các năm của dịch vụ tư vấn thuế 54 Biểu đồ 2.3 :Tỉ lệ cơ cấu doanh thu 55 Biểu đồ 2.4 : Tỉ lệ doanh thu từng dịch vụ tư vấn thuế 2007 56 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Deloitte Việt Nam 27 LỜI MỞ ĐẦU Dịch vụ tư vấn thuế đã hình thành và phát triển từ lâu tại các quốc gia phát triển trên thế giới, tuy nhiên hẵng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đã trở thành một thành viên chính thức của WTO, theo cam kết thì chúng ta sẽ phải mở cửa thị trường đối với các hoạt động thương mại và dịch vụ với các quốc gia thành viên khác. Điều này có nghĩa là sự cạnh tranh đối với doanh nghiệp sẽ ngày một lớn hơn, doanh nghiệp cần tận dụng mọi ưu thế để có thể có được lợi thế cạnh tranh tốt nhất với các đối thủ khác, trong đó chú trọng đến nghĩa vụ thuế để tạo nên sự khác biệt cũng sẽ là cần thiết khi mà các yếu tố khác đều đã được cân nhắc. Với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp về số lượng, hình thức và qui mô hoạt động, đồng thời, trước đòi hỏi về sự minh bạch, lành mạnh tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới thì sự trợ giúp của dịch vụ tư vấn thuế cho các doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật về thuế là rất cần thiết. Các doanh nghiệp đều muốn đảm bảo rằng mình tuân thủ theo đúng các chuẩn mực qui định nên việc kiểm tra tình hình thực hiện thuế là một nhu cầu tất yếu qua đó doanh nghiệp nắm được việc nộp thuế của mình cũng như tìm cho mình một lợi thế trong kinh doanh từ việc tiết kiệm thuế trên cơ sở tuân thủ các qui định. Từ cơ sở trên, có thể thấy được hoạt động tư vấn thuế tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ vô cùng phong phú và sôi động, nhất là đến tháng 11 năm 2008, theo cam kết mở cửa dịch vụ tài chính với WTO, dịch vụ tư vấn thuế sẽ có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp tổ chức nước ngoài, báo hiệu một sự cạnh trạnh thật sự trên thị trường dịch vụ chuyên nghiệp này. Chuyên đề tốt nghiệp: “Dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam” được lựa chọn với mong muốn cung cấp một cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về hoạt động mới này đến với mọi người. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về dịch vụ tư vấn thuế Chương II: Thực trạng cung cấp dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam Chương III: Giải pháp phát triển dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ 1.1. QUẢN LÝ THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI-TỰ NỘP 1.1.1. Giới thiệu mô hình tự kê khai-tự nộp thuế 1.1.1.1. Khái niệm - Tự khai – tự nộp (Self assessment): là tự xác định (lượng giá) cơ sở thuế nhằm mục đích tính thuế - Tự khai – tự nộp: theo nghĩa hẹp, được hiểu là đối tượng nộp thuế tự xác định cơ sở thuế, tự tính thuế, tự xác định số thuế phải nộp và tự nộp thuế theo đúng thời hạn qui định. - Tự khai – tự nộp thuế: hiểu theo nghĩa rộng, cách hiểu đang được sử dụng hiện nay: đây là một phương thức quản lý thuế được xây dựng trên nền tảng sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế được cụ thể bằng việc đối tượng nộp thuế tự thực hiện các nghĩa vụ mà Luật qui định, cơ quan thuế được tổ chức và thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp với nguyên tắc đó. Quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là phương thức quản lý thu thuế văn minh, hiện đại, phù hợp với hệ thống thuế của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, hầu hết cơ quan thuế các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang thực hiện thành công quản lý thuế theo phương thức này. Chỉ còn một số quốc gia là áp dụng phương pháp chuyên thu kiểu cũ. 1.1.1.2. Trách nhiệm của đối tượng nộp thuế Theo cơ chế này thì các tổ chức, cá nhận nộp thuế căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ kê khai của mình và căn cứ vào các quy định của pháp luật về nghiã vụ thuế tự tính ra số thuế phải nộp ngân sách Nhà nước, từ đó tự kê khai và tự thực hiện nghĩa vụ nộp số thuế đã kê khai vào Ngân sách Nhà nước theo đúng thời hạn qui định của pháp luật. Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đòi hỏi tổ chức, cá nhận nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhận nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhận nộp thuế chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật Tổ chức, cá nhận nộp thuế sẽ được cơ quan thuế hướng dẫn, giúp đỡ bằng nhiều hình thức hỗ trợ và cung cấp thông tin để có thể tự tính thuế, khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế. Trường hợp cố tình vi phạm pháp luật thuế trong việc tính thuế, khai thuế và nộp thuế với Ngân sách Nhà nước và các hành vi vi phạm pháp luật thuế khác thì sẽ bị xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật. 1.1.1.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Để hỗ trợ các tổ chức, cá nhận nộp thuế hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật thuế từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ kê khai nộp thuế, cơ quan thuế phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giải đáp các vướng mắc về chính sách chế độ thuế mà các tổ chức, cá nhận nộp thuế thường gặp phải trong quá trình kê khai nộp thuế. Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế như không kê khai, không nộp thuế, trốn thuế, gian lậu về thuế...v v. 1.1.1.4. Các điều kiện thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế Việc thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đòi hỏi các điều kiện áp dụng: - Người dân phải có hiểu biết cơ bản về thuế, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải hiểu rõ chính sách thuế để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế - Các thủ tục (đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế ...) phải đơn giản tạo điều kiện dễ dàng cho đối tượng nộp thuế khi thực hiện cụ thể các nghĩa vụ. - Hệ thống xử phạt phải nghiêm minh nhưng công bằng - Các chương trình thanh tra thuế và cưỡng chế thuế phải có hiệu quả và có hiệu lực. Muốn vậy, cơ quan thuế phải tiến hành cải cách đồng bộ và toàn diện trên các lĩnh vực quản lý. 1.1.1.5. Lợi ích của việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế: Thực hiện cơ chế quản lý thu thuế này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thuế lẫn các tổ chức, cá nhân nộp thuế, cụ thể là: Đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế - Thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ giảm bớt được nhiều thủ tục hành chính trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của mình. - Tổ chức, cá nhân nộp thuế được chủ động việc nộp ngân sách nên sẽ chủ động được việc cân đối nguồn tài chính. Đối với cơ quan thuế: Thực hiện việc áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế cơ quan thuế có điều kiện để cải tiến cơ cấu tổ chức nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có, công tác quản lý thu thuế được tổ chức theo hướng ngày càng hiện đại và chuyên môn hoá. Cơ quan thuế có điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác phục vụ, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh hiểu và tự giác thực hiện các nghĩa vụ thuế của mình, đối với Ngân sách Nhà nước và có điều kiện để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế thuế có hiệu quả hơn đối với các cơ sở kinh doanh có khả năng rủi ro cao trong việc không tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thuế. Triển khai thực hiện cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho ngành thuế đẩy mạnh hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế mà cụ thể là đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thu thuế. 1.1.2.Quản lý thuế theo mô hình tự kê khai-tự nộp thuế ở Việt Nam. Việc triển khai thực hiện mô hình tự kê khai – tự nộp thuế là một trong những cải cách quan trọng trong chiến lược cải cách hệ thống thuế và nằm trong chương trình Kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2005-2010 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 23 tháng 09 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 197/2003/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế. Ngoài việc thay đổi một số cơ sở pháp lý có tính hiệu quả trong kỹ thuật quản lý, cái lớn nhất mang lại từ Quyết định 197 là “sự bắt đầu” (chứ không chỉ thuần túy là thí điểm) cho phương thức quản lý thuế tự kê khai – tự nộp thuế ở Việt Nam (lộ trình cải cách 2003 – 2010) mà nền tảng của nó khá khác biệt với nền tảng trước đó mà hệ thống quản lý được dựng nên. Quyết định 197/2003 đã xác định rõ việc áp dụng thí điểm như sau: Mục tiêu của việc thực hiện thí điểm là nhằm nâng cao ý thức tự giác thực hiện pháp luật thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; tạo điều kiện tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý thuế hoạt động chuyên sâu, chặt chẽ và có hiệu quả; từng bước hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Đối tượng thí điểm áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế là các cơ sở sản xuất, kinh doanh kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định. Phạm vi thí điểm áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế là thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng kê khai và nộp ở khâu nhập khẩu) và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ quan Thuế quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thí điểm thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế có nhiệm vụ tổ chức bộ máy chuyên sâu để thực hiện: - Tuyên truyền, hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thuế và cơ chế tự khai, tự nộp thuế theo - Theo dõi việc kê khai, nộp thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh; thông báo, nhắc nhở hoặc xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp kê khai, nộp thuế chậm. - Thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. - Áp dụng các biện pháp thu nợ và thực hiện cưỡng chế về thuế theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp không nộp thuế, nộp phạt. - Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thu thuế. Như vậy việc áp dụng thí điểm cơ chế tự khai – tự nộp thuế đã được bắt đầu từ 1/1/2004 đối với một số cơ sở sản xuất kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh và Quảng Ninh. Bộ tài chính cũng ban hành Thông tư 127/2003/TT-BTC hướng dẫn các đối tượng nộp thuế thực hiện Quyết định 197/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến 1/1/2005 có thêm 3 cục thuế áp dụng mô hình này là Cục thuế Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Tháng 6/2005 đánh dấu sự mở rộng của cơ chế tự khai – tự nộp thuế với Quyết định 161/2005/QĐ-TTg về việc mở rộng thí điểm cơ sở sản xuất kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất trong nước; thuế tài nguyên; thuế nhà, đất; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế môn bài. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 82 /2005/TT-BTC hướng dẫn tự kê khai với thuế tiêu thụ đặc biệt cùng với Thông tư 41/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện tự kê khai đối với thuế nhà đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế môn bài. Cùng với việc mở rộng áp dụng đối với các sắc thuế như trên là việc tăng thêm các cục thuế áp dụng thí điểm. Từ 1/2006, các Cục thuế sẽ áp dụng cơ chế tự kê khai – tự nộp thuế bổ sung thêm là: Thừa - Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, An Giang Như vậy qua 2 năm thực hiện thí điểm cơ chế tự khai – tự nộp từ 2004 đến 2006 đã có các sắc thuế được thực hiện là thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên; thuế nhà, đất; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế môn bài (năm 2004 chỉ có thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp). Đối với cơ quan thuế cũng đã có 9 địa phương thực hiện, trong đó có 4 cục thuế thực hiện cơ chế tự khai – tự nộp theo quy mô 1 phòng quản lý Doanh nghiệp thuộc cơ quan cục thuế là: Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu và 5 cục thuế: Quảng Ninh, Thừa - Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, An Giang thực hiện theo mô hình cấp cục. Việc Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2007 chính thức đánh dấu việc triển khai mô hình tự kê khai – tự nộp thuế trên toàn quốc với tất cả các sắc thuế. Cụ thể, Luật quy định rất rõ các loại giấy tờ cho từng loại hồ sơ thuế để người nộp thuế tự xác định nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nước. Luật cũng thống nhất về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế và thời hạn nộp tiền thuế phù hợp với từng loại thuế phải kê khai và nộp thuế theo tháng, quý hoặc năm, hay theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, để người nộp thuế dễ dàng hơn trong kê khai nộp thuế (không như trước đó, cũng là hồ sơ khai thuế theo tháng nhưng mỗi luật thuế được quy định một thời hạn nộp hồ sơ khác nhau). Bên cạnh việc cải cách về thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, Luật còn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế. Có thể nói sự ra đời của Luật Quản lý thuế đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, thiết lập nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theo hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế, phù hợp với thông lệ quản lý thuế quốc tế. 1.2. DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ 1.2.1. Khái niệm tư vấn thuế Khái niệm tư vấn Theo từ điển tiếng Việt “Tư vấn là góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định” (Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng). "Tư Vấn" theo nghĩa gốc là xử lý câu hỏi. Chữ "Tư" ở đây có nghĩa là xử lý, còn chữ "Vấn" có nghĩa là câu hỏi. Trong tiếng Anh người ta dùng chữ Consultancy để chỉ việc tư vấn. Chữ Consultancy được hình thành từ từ gốc La Tinh "Consultus" có nghĩa là "Chuyên gia luật pháp", nghĩa hẹp hơn nghĩa của từ Consultancy hiện đại. Thuật ngữ "Consultancy" có thể có rất nhiều nghĩa, tựu chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Nghề tư vấn Tư vấn có mặt khắp nơi. Trong công việc và cuộc sống mọi người đều có nhu cầu tư vấn giúp tìm giải pháp cho một vấn đề khó khăn gặp phải. Hầu hết mọi người đều đã từng là “nhà tư vấn” khi đưa ra lời tư vấn cho những người xung quanh giúp họ tìm giải pháp cho một tình huống khó khăn. Chính vì tư vấn là ở khắp nơi nên nó khó trở thành một nghề, một dịch vụ chuyên nghiệp trong xã hội. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì tư vấn càng được chuyên nghiệp hóa. Nghĩa là, ngày nay bên cạnh khái niệm tư vấn như là một sinh hoạt xã hội rộng rãi mà ai cũng cần và ai cũng có thể làm thì đã hình thành một nghề tư vấn chuyên nghiệp, phục vụ xã hội như một loại hình dịch vụ cao cấp, thuộc khu vực kinh tế tri thức. Tư vấn (consulting) là một ngành dịch vụ không có một định nghĩa cố định nào cả. Thị trường cho dịch vụ này cũng hết sức linh hoạt. Dịch vụ tư vấn là hoạt động trong đó các chuyên gia tiến hành chọn lọc và cung cấp các thông tin, tri thức, giải pháp hoặc phương án hành động để giúp cho khách hàng có quyết định đúng đắn. Tư vấn được chia làm nhiều loại: tư vấn quản lý, tư vấn thương mại, tư vấn pháp lý, tư vấn kỹ thuật – công nghệ, tư vấn chính sách, v.v…Trong từng trường hợp cụ thể, nhà tư vấn thường phải thực hiện nhiều vai trò: vai trò người đảm bảo thông tin, tri thức; vai trò người hỗ trợ quản lý (chẳng hạn lập kế hoạch, giúp kiểm soát đối với một dự án); vai trò người hỗ trợ nghiên cứu (khảo sát, thu thập, xử lý thông tin, giúp đề xuất giải pháp...); vai trò người gợi ý, phản biện khách quan; vai trò người đào tạo bổ sung, giúp hoàn thiện kỹ năng; vai trò người dàn xếp trong các mối quan hệ hợp tác, liên kết, liên doanh, v.v… Người tư vấn và khách hàng cần tư vấn Người tư vấn (consultant) là người đưa ra những lời chỉ dẫn về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể như: kế toán, luật, nhân sự, marketing, tài chính hay quản trị doanh nghiệp … Nhà tư vấn thường là một chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và họ có kiến thức cũng như kinh nghiệm rộng rãi và sâu sắc về lĩnh vực đó. Ví dụ như nhà tư vấn luật thì thường là một luật sư, nhà tư vấn tài chính hoặc marketing thì thường là những chuyên gia được đào tạo chuyên môn về tài chính hoặc marketing … Người tư vấn có thể hành nghề độc lập hoặc làm cho một tổ chức nào đó, khi đó chúng ta có nhà tư vấn độc lập và công ty tư vấn. Khách hàng cần tư vấn có thể là một cá nhân hay một tổ chức. Đối với một cá nhân là khi họ có nhu cầu tư vấn về một lĩnh vực nào đó đòi hỏi phải có một kiến thức chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đó để có thể giúp họ đưa ra những phương án giải quyết hiệu quả nhất. Ví dụ một người có những vấn để giải quyết liên quan tới pháp luật họ sẽ cần sự tư vấn của một luật sư, hoặc một người muốn sử dụng tiền để đầu tư hiệu quả nhất, họ sẽ tìm đến với những nhà tư vấn tài chính… Đối với một tổ chức mà cụ thể là một doanh nghiệp, trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp có thể gặp những vấn đề trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý, nhân sự, pháp luật … mà doanh nghiệp không thể giải quyết hiệu quả bằng năng lực của mình, lúc này doanh nghiệp cần sự tư vấn của một nhà tư vấn chuyên nghiệp. Công ty tư vấn sẽ "tư vấn" một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra lời khuyên cho bạn bè hay người thân lúc cấp thiết. Công ty tư vấn sẽ không chỉ nghiên cứu tìm hiểu doanh nghiệp để phát hiện những hiện trạng vướng mắc của họ mà còn cần đưa ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những khó khăn đó. Đưa ra các các giải pháp là một vấn đề hóc búa, không phải vì "nguồn cung cấp" giải pháp quá hạn hẹp. Các nhà tư vấn chuyên nghiệp không bao giờ thiếu các giải pháp, song áp dụng một giải pháp thích hợp cho từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp không phải là dễ dàng. Hơn nữa môi trường doanh nghiệp có thể là một vấn đề lớn với các trở ngại về chính trị cũng như chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, cốt lõi của tư vấn là phải vượt qua được các rào cản bên trong doanh nghiệp, xóa bỏ nó để rồi thâm nhập hoàn toàn vào doanh nghiệp, qua đó thực hiện các giải pháp tư vấn một cách hiệu quả nhất. Tư vấn thuế Hoạt động tư vấn thuế là một phần trong rất nhiều những loại hình dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Thuế là một lĩnh vực có tầm ảnh hưởng rất rộng đối với cuộc sống xã hội. Hầu hết các hoạt động trong xã hội đều chịu tác động của thuế, từ các giao dịch nhỏ như mua bán tiêu dùng cho đến những hoạt động kinh doanh lớn. Là một thành viên của xã hội, dù là cá nhân hay một tổ chức đều phải tuân thủ luật pháp về thuế, với cá nhân thì đó là trách nhiệm thuế thu nhập cá nhân, với các tổ chức thì đó là thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì sự xuất hiện của thuế trong mọi mặt của đời sống xã hội nên những vấn đề liên quan đến thuế cũng vô cùng đa dạng và phong phú, thuế lại là một lĩnh vực rất rộng và phức tạp mà một người bình thường không thể nắm được toàn bộ một cách chi tiết, vì thế những đối tượng nộp thuế sẽ có nhu cầu cần tư vấn về thuế. Những chuyên gia tư vấn thuế bằng kiến thức và hiểu biết sâu sắc về luật thuế của mình sẽ cung cấp những ý kiến tư vấn cũng như giải pháp chuyên nghiệp nhất cho những vấn đề về thuế của khách hàng. Họ đưa ra định hướng và giải thích đúng đắn về pháp luật thuế để các đối tượng nộp thuế sử dụng hiệu quả nhất, làm giảm thiểu tối đa số thuế phải nộp mà vẫn bảo đảm tuân thủ pháp luật. Các chuyên gia sẽ xem xét tất cả các khía cạnh về thuế để đảm bảo cung cấp một chiến lược thuế tốt nhất cho những hoạt động tài chính trong tương lai c
Tài liệu liên quan