Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, với con đường lựa chọn mới của Đảng và nhà nước ta đó là đi theo kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra một nền kinh tế mới cho nước ta- nền kinh tế mở cửa và hội nhập. Sau hơn hai mươi năm hội nhập, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình quan trọng và đáng khích lệ. Hoạt động xuất khẩu được chú trọng và ưu tiên, từ đó giúp mước ta thu ngoại tệ đầu tư cho máy móc công nghệ hiện đại, góp phần tích cực thực hiện mục đích công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nông sản ngay từ đầu đã là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và nuôi trồng nông sản, những năm qua nông sản đã đóng góp một phần lớn cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề và gặp rất nhiều những khó khăn, hiệu quả chưa tương xứng với quy mô. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đầu tư cho hoạt động nông sản của nước ta còn chưa thích đáng, chất lượng yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới. Đây là những khó khăn không dễ giải quyết, cũng là trăn trở của nhà nước cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Vì lí do đó, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình dưới sự hướng dẫn của Giảng viên- Ths Nguyễn Quang Huy. Bố cục chuyên đề này được chia thành ba chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương.

doc66 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - BỘ CÔNG THƯƠNG. 8 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 8 2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 9 2.1. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty 9 2.2. Quyền hạn của công ty 10 3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 10 3.1.Các lĩnh vực kinh doanh 10 3.2.Phương thức kinh doanh 11 3.3.Mặt hàng xuất nhập khẩu 11 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I - bộ công thương. 12 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - BỘ CÔNG THƯƠNG. 13 1. Tạo nguồn hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 13 2. Tổ chức hoạt động nghiệp vụ để xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 15 2.1. Các hình thức xuất khẩu nông sản của công ty. 15 2.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản 17 2.3. Các kết quả đạt được trong kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I. 18 2.3.1. Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 2.3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 22 III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - BỘ CÔNG THƯƠNG. 25 1. Những thành tựu đạt được. 25 2. Những hạn chế còn tồn tại 27 3. Nguyên nhân. 30 3.1. Nguyên nhân chủ quan. 30 3.1.1. Phân công công việc chưa hiệu quả 30 3.1.2. Các đầu mối hoạt động kinh doanh của công ty thiếu tính hệ thống. 30 3.1.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công ty. 3.1.4. Giữa công ty và các chi nhánh chưa có sự liên hệ chặt chẽ. 31 3.2. Nguyên nhân khách quan. 31 3.2.1. Nguyên nhân từ phía nhà nước. 31 3.2.2. Những nguyên nhân khách quan khác CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I- BỘ CÔNG THƯƠNG 32 I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - BỘ CÔNG THƯƠNG. 32 1. Phương hướng xuất khẩu nông sản của nhà nước trong những năm tới. 32 2. Cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Việt Nam. 34 2.1. Cơ hội về xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương 34 2.1.1. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới 34 2.1.2 Nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới có xu hướng tăng 35 2.2. Những thách thức 36 2.2.1. Sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu nông sản có cùng điều kiện sản xuất tương tự. 36 2.2.2.Sự kém nhạy bén trong nắm bắt thông tin thị trường của các doanh ngiệp Việt Nam. 37 2.2.3.Chất lượng hàng nông sản Việt Nam chưa đồng đều, quy mô chưa lớn. 37 2.2.4.Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng từ các nước nhập khẩu. 37 3. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 37 4. Phân tích điểm mạnh- điểm yếu, thời cơ- thách thức hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty. 39 4.1. Phân tích điểm mạnh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 39 4.2. Những điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 39 4.3. Thời cơ và thách thức đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 41 II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I- BỘ CÔNG THƯƠNG. 42 1. Nhóm giải pháp đối với sản phẩm. 42 1.1. Hoàn thiện công tác khai thác nguồn hàng xuất khẩu 42 1.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản. 43 1.3. Hoàn thiện khâu dự trữ bảo quản nông sản phẩm 44 1.4.Tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng nông sản thế mạnh của công ty đồng thời tăng cưòng nhập khẩu vào các nghành hàng mới. 45 2. Nhóm giải pháp đối với thị trường. 46 2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu. 46 2.2. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường nhập khẩu và khai thác thị trường mới. 47 2.3. Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối. 47 3. Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành và quản lý của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. 49 3.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn 49 3.2. Tăng cường công tác nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu. 50 III. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHI CÁC CÔNG TY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM. 50 1. Hoàn thiện chính sách xuất khẩu nông sản 50 2. Tăng đầu tư cho nguồn hàng xuất khẩu nông sản 51 3. Tín dụng cho hỗ trợ xuất khẩu. 52 4. Phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ 52 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1: Tỉ trọng xuất khẩu nông sản của của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương 5 Biểu 1: Tỉ trọng xuất khẩu nông sản của của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương 5 Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương 12 Bảng 3: Một số doanh nghiệp liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu với công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương 14 Bảng 4: Cơ cấu các hình thức xuất khẩu nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương 16 Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản qua các năm 19 Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương 23 Bảng 7: Mục tiêu xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương trong 6 tháng đầu năm 2010 38 LỜI MỞ ĐẦU Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, với con đường lựa chọn mới của Đảng và nhà nước ta đó là đi theo kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra một nền kinh tế mới cho nước ta- nền kinh tế mở cửa và hội nhập. Sau hơn hai mươi năm hội nhập, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình quan trọng và đáng khích lệ. Hoạt động xuất khẩu được chú trọng và ưu tiên, từ đó giúp mước ta thu ngoại tệ đầu tư cho máy móc công nghệ hiện đại, góp phần tích cực thực hiện mục đích công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nông sản ngay từ đầu đã là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và nuôi trồng nông sản, những năm qua nông sản đã đóng góp một phần lớn cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề và gặp rất nhiều những khó khăn, hiệu quả chưa tương xứng với quy mô. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đầu tư cho hoạt động nông sản của nước ta còn chưa thích đáng, chất lượng yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới. Đây là những khó khăn không dễ giải quyết, cũng là trăn trở của nhà nước cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Vì lí do đó, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình dưới sự hướng dẫn của Giảng viên- Ths Nguyễn Quang Huy. Bố cục chuyên đề này được chia thành ba chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I BỘ CÔNG THƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - BỘ CÔNG THƯƠNG. Đặc điểm về mặt hàng nông sản 1.1.1. Về hoạt động thu mua đầu vào nông sản. Hàng nông sản có đặc trưng tính thời vụ, quá trình sản xuất và thu hoạch vì thế cũng mang tính thời vụ. Vào vụ mùa, hàng nông sản dồi dào và phong phú, chất lượng khá đồng đều giá rẻ và dễ thu mua, ngược lại khi trái vụ nông sản khan hiếm, khó thu mua mà giá cả lại cao trong khi chất lượng kém đồng đều. Vì vậy, nó ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thu mua hàng của công ty. Vào vụ mùa thì công ty có những biện pháp tập trung vào trước thời điểm thu hoạch để đặt hàng, thu mua khối lượng lớn, đảm bảo nguồn hàng ổn đinh, chất lượng tốt. Còn khi trái vụ, công ty cần phải nhận thức được đặc điểm này để đưa ra kế hoạch phù hợp, tính toán lượng dự trữ để đáp ứng đơn đặt hàng. Hơn nữa, hoạt động thu mua nông sản chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên yêu cầu việc thu mua phải diễn ra nhanh, đảm bảo chất lượng cũng như khối lượng thu mua. 1.1.2. Về chất lượng mặt hàng nông sản Hàng nông sản có đặc điểm là chịu ảnh hưởng rất lớn về khí hậu, thời tiết, địa hình ,địa chất…Khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì cây trồng cho năng suất cao, chất lượng đồng đều, giá rẻ. Từ đó giúp cho việc thu mua nông sản dễ dàng, thuận lợi. Ngược lại thời tiết khắc nghiệt, thiên tai hạn hán lũ lụt nhiều thì hàng hóa khan hiếm, chất lượng không tốt, kém đồng đều, giá lại cao. Sự chênh lệch giá cả giữa các mùa vụ là rất lớn, có năm cao hơn 4 đến 5 lần. Nông sản là một mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của con người, vì thế chất lượng của nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dung, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp thậm chí của quốc gia trên thị trường thế giới. Công ty là một trong những nguồn thu mua nông sản chính của cả nước, vì vậy vấn đề này cũng được đưa lên hàng đầu và là một tiêu chí của công ty khi đứng ra thu mua nông sản. Khâu kiểm tra chất lượng đầu vào được thực hiện nghiêm ngặt theo các chỉ tiêu nhất định như ISO 9001, ISO 9002… 1.1.3. Về bảo quản chất lượng hàng nông sản Nông sản là một mặt hàng có đặc tính tươi sống, lại không có sự trùng khớp giữa sản xuất và tiêu dùng nên khâu chế biến và bảo quản cần phải thực hiện tốt. Bên cạnh đó, hàng nông sản dễ bị hư hỏng, ẩm mốc dẫn đến dễ biến chất, nếu không đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm cần thiết thì hàng nông sản dễ hư hỏng. Nắm bắt được đặc điểm này nên công ty cũng tổ chức các kho chứa hàng đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giữ hàng cho đúng phẩm chất, đảm bảo chất lượng. Nước ta với điều kiện khí hậu thuận lợi cho mặt hàng nông sản vì vậy việc xuất khẩu nông sản là một thế mạnh. Nhưng đồng thời, với trình độ khoa học công nghệ chưa cao, công ty vẫn chủ yếu xuất khẩu thô hoặc sơ chế. 1.1.4. Nhu cầu về hàng nông sản Nông sản là một mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu cuộc sống của con người( từ lúa gạo, rau quả…) cho đến các hoạt động giúp nâng cao chất lượng cuộc sống( cao su, cà phê…) vì vậy hàng nông sản ở các quốc gia đều được tiêu thụ với số lượng lớn và đa số các mặt hàng nông sản ngày càng có nhu cầu tăng cao.Song song với việc tăng cao về số lượng, các quốc gia cũng đồng thời nâng cao về chất lượng mặt hàng nông sản, vì vậy công ty đồng thời nâng cao hiệu quả thu mua nông sản cũng nâng cao chất lượng của mặt hàng nông sản trong nước để có thể đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia nhập khẩu. 1.1.5. Giá hàng nông sản Từ năm 1998, giá hàng nông sản tăng mạnh, các mặt hàng gạo, cà phê, lạc nhân… được đánh giá tăng cao, cao su tự nhiên cũng tăng mạnh, cho đến nay giá vẫn ở mức cao và vững. Đến năm 2000 giá chững lại và đã dần ổn định ở mức khá cao. Nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty vì vậy nó đem lại lợi nhuận khá cao cho công ty tuy nhiên, mức giá không ổn định thường xuyên thay đổi cũng gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương . Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty khá rộng lớn nhưng tập trung vào một số thị trường chính như: Trung Quốc, Singarpore, các nước trong khu vực châu Á, một số quốc gia EU, Mỹ, Nga và các quốc gia Đông Âu… Các thị trường xuất khẩu của công ty khá đa dạng. Có nhiều thị trường nhập khẩu với mục đích tiêu dùng như Mỹ, thị trường EU… Với thị trường này, những chỉ tiêu cho hàng nông sản thường cao, kiểm tra và kiểm định nghiêm ngặt. Đây là những thị trường khó tính, với sự đề cao chất lượng sản phẩm vì nó ảnh hưởng đến người tiêu dùng nên khi xuất khẩu sang thị trường này, chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu mà công ty chú ý. Bên cạnh đó có rất nhiều thị trường nhập khẩu với mục đích tái sản xuất để xuất khẩu sang các nước phát triển như Trung Quốc, Singapore… Khi xuất khẩu sang thị trường này, công ty chủ yếu là xuất khẩu thô, với chất lượng bình thường, giá cả cũng khá thấp. Hiện nay có thị trường châu Phi đang được công ty chú trọng và hướng tới. Các quốc gia châu Phi thường gặp phải các khó khăn trong việc trồng trọt do đặc tính tự nhiên và thiên tai xảy ra liên miên, vì vậy các quốc gia này rất thiếu nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu. Khi xuất khẩu sang thị trường này, điều mà công ty chú trọng là giá cả của nông sản, bởi các quốc gia châu Phi còn khá nghèo nên họ quan tâm đầu tiên tới giá cả của nông sản phẩm. 2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU NÔNG SẢN ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - BỘ CÔNG THƯƠNG. Hoạt động xuất khẩu nông sản có ý nghĩa quan trọng với công ty vì nó chiếm hơn 50% doanh thu của công ty. Xuất khẩu nông sản còn có ý nghĩa giúp nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế, cho phép công ty thiết lập được mối quan hệ với nhiều bạn hàng ở các quốc gia khác nhau. Công ty cần phải duy trì tốt mối quan hệ này, để làm được điều đó công ty luôn phải đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về giá cả cũng như chất lượng và các điều kiện khác như phương thức giao hàng, thủ tục thanh toán. Bảng 1: Tỉ trọng xuất khẩu nông sản của của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương Đơn vị tính: USD Năm 2007 2008 2009 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Tổng giá trị xuất khẩu 65.675.554 100 66.469.696 100 62.924.375 100 Giá trị xuất khẩu nông sản 41.945.059,82 63,86 38.214.813,8 57,5 34.214.655,18 54.37 (Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp- công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương ) Biểu 1: Tỉ trọng xuất khẩu nông sản của của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Xuất khẩu là điều kiện tốt nhất để công ty mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số đồng thời tăng lợi nhuận phân tán và chia sẻ rủi ro trong công ty. Xuất khẩu đảm bảo cho cty nâng cao việc sử dụng các kĩ năng quản lý chuyên môn, hoạt động sản xuất bán hàng trên thị trường quốc tế, quản lý và dự đoán xu hướng biến động của tỉ giá hối đoái… đồng thời công ty cũng nhập khẩu được máy móc trang thiết bị để tái đầu tư sản xuất. Xuất khẩu trên thị trường rộng lớn nên việc cạnh tranh là tất yếu, đòi hỏi công ty phải luôn đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý sản xuất và kinh doanh để phù hợp với tình hình thực tế để đạt hiệu quả cao. Xuất khẩu là hoạt động chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương trong đó mặt hàng nông sản là mặt hàng quan trọng đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty nói chung( hơn 50% tổng kim ngạch) 3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - BỘ CÔNG THƯƠNG. Những nhân tố chủ quan Bộ máy quản lý của công ty: Đây là nhân tố chủ quan quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc phân công công việc hợp lý, phát huy được thế mạnh của mỗi cán bộ công nhân viên, tạo ra tinh thần đoàn kết trong nội bộ công ty là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của công ty. Phương hướng chiến lược của công ty: Việc đề ra các mục tiêu, đưa ra các chiến lược xuất khẩu hàng nông sản trong mỗi thời kì là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của mỗi công ty bởi, mỗi một thời kì khác nhau, một điều kiện khác nhau công ty cần có chiến lược và phương hướng khác nhau. Những nhân tố khách quan Những nhân tố trên thị trường Việt Nam Điều kiện tự nhiên: Việt Nam thuộc khu vực có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng sâu sắc của vùng cận xích đạo. Địa lý trải dài từ Bắc vào Nam, khí hậu đa dạng phong phú với miền khô nóng, ẩm ướt… Với điều kiện thuận lợi như vậy , sản lượng nông sản hàng năm của nước ta tương đối lớn. Việc kinh doanh xuất khẩu cũng có nhiều dễ dàng và thuận lợi hơn do có nguồn nguyên liệu phong phú. Tuy nhiên nước ta cận xích đạo chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa, sự thay đổi thường xuyên của khí hậu cũng gây ra những biến động lớn cho hoạt động xuất khẩu nông sản như lũ lụt, hạn hán… Trình độ khoa học kĩ thuật liên quan đến sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản: Do nước ta đang quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, khoa học kĩ thuật còn kém phát triển, việc sản xuất cũng như chế biến còn khá thủ công, vì vậy chất lượng nông sản chưa cao. Đây là một vấn đề cần được đưa lên hàng đầu bởi chất lượng là yếu tố được đưa lên hàng đầu của các quốc gia nhập khẩu. Chính sách xuất khẩu hàng nông sản của nhà nước: Các chính sách về xuất khẩu nông sản của nhà nước ảnh hưởng trưc tiếp đến hoạt động xuất khẩu của công ty, là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho việc xuất khẩu thuận lợi hay khó khăn. Nông sản là một mặt hàng được nhà nước ta khuyến khích xuất khẩu vì thế có rất nhiều thuận lợi cho công ty khi thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng nông sản. Những nhân tố trên thị trường thế giới - Cung – cầu hàng nông sản trên thị trường thế giới: Dân số thế giới ngày một gia tăng vì vậy lượng hàng nông sản cũng tăng cao theo. Theo dự báo của FAO( food & agriculture organization- Tổ chức lương thực và nông nghiệp) mức tăng sản lượng và nhu cầu về mặt hàng nông sản sẽ tăng 3% năm trước và còn tiếp tục tăng mạnh. Việc cung cấp hàng nông sản ở các nước khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Khi cung thị trường tăng lên thì tất yếu giá sẽ giảm đi, sự cạnh tranh sẽ tăng lên. - Hàng rào bảo hộ của các nước nhập khẩu nông sản: Các nước nhập khẩu nông sản thường là các quốc gia có nền kinh tế phát triển song các quốc gia này lại luôn thực hiện chính sách bảo hộ nông sản, đây là một khó khăn cho các nước xuất khẩu nông sản. Các hình thức bảo hộ thường được các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản áp dụng là: trợ giá nông sản, áp dụng biện pháp kĩ thuật an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, điều kiện lao động làm rào cản lớn cho hàng nông sản xuất khẩu. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I- BỘ CÔNG THƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - BỘ CÔNG THƯƠNG. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I- Bộ Công Thương. Từ đầu những năm 1980, công tác xuất khẩu ở nước ta trở nên sôi động và phổ biến. Bên cạnh những lợi ích mà việc xuất khẩu mang lại đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại, đó là xuất hiện tình trạng tranh mua- tranh bán, cạnh tran không lành mạnh. Phá giá thị trường..v..v. dẫn đến việc doanh nghiệp trong nước phảu chịu thiệt hại đồng thời gây ra sự mất uy tín nghiêm trọng trên thị trường thế giới. Trước tình hình đó, công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I ra đời với nhiệm vụ góp phần giải quyết mâu thuẫn này bằng các biện pháp kinh tế. Công ty được thành lập lại theo luật doanh nghiệp bằng Quyết định số 340TM/TCCB ngày 31/03/1993 và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam theo Quyết định số 3014/QĐ-BTM ngày 06/12/2005 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Công ty có 5 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hiện đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thay đổi lần thứ 5 ngày 20/01/2009. Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên Sở gi