Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào thế giới, việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã cho phép các doanh nghiệp quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và mở rộng buôn bán hợp tác với nước ngoài. Đây là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt nam. Giờ đây họ phải chấp nhận quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường và sự đào thải phũ phàng của nó.
Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp thực tế, phải có biện pháp quản lý năng động, linh hoạt, phải xây dựng áp dụng những chính sách phù hợp đúng đắn. Trong nền kinh tế thế giới, Marketing được coi là một công cụ quan trọng nhằm đạt lợi nhuận cao nhất của các nhà sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiện kinh tế hàng hoá đã phát triển thì số phận người sản xuất gắn chặt với số phận sản phẩm hàng hoá mà họ tung ra thị trường. Bởi vậy hoạt động nghiên cứu thị trường luôn trở thành mối quan tâm lớn nhất của các công ty, các tổ chức kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động, doanh nghiệp nào xác định đúng hướng, năng động nhạy bén, nắm bắt được thời cơ, trên cơ sở đó nghiên cứu ứng dụng hiệu quả Marketing Mix nhằm mục đích thích nghi, chiếm lĩnh, bảo vệ và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và chiến thắng. Công ty cổ phần dược phẩm Việt Hà là một trong những doanh nghiệp sớm nhận ra điều đó.
Hệ thống Marketing - Mix được xây dựng ngay sau khi công ty định vị được hàng hoá trên thị trường, xác định được mục tiêu Marketing cụ thể. Trong quá trình phát triển, tuỳ theo sự thay đổi của môi trường, của đối thủ cạnh tranh, mục tiêu của công ty, chu kỳ sống của sản phẩm, thị trường mục tiêu. công ty thay đổi các chiến lược thị trường, xác định lại mục tiêu Marketing đồng thời thay đổi một vài biến số trong Marketing để phù hợp với mục tiêu đó.
Với mục đích vậy em chọn đề tài “Giải pháp Marketing- Mix cho thị trường Đà Nẵng tại công ty cổ phần Dược phẩm Việt Hà từ năm 2010-2013”.
Vận dụng kiến thức được học ở nhà trường và kinh nghiệm thực tế xây dựng một số giải pháp Marketing Mix cho Công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế còn ít nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi còn nhiều hạn chế và sai sót, em rất mong sự góp ý phê bình xây dựng của các thầy cô và bạn bè quan tâm.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần dược phẩm Việt Hà đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty.
Bố cục của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING.
Phần II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHÚC MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT HÀ TỪ NĂM 2007 – 2009.
Phần III. ĐỀ XUẤT MỘT VÀI GIẢI PHÁP MARKETING – MIX CHO THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2010 – 2013.
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp Marketing- Mix cho thị trường Đà Nẵng tại công ty cổ phần Dược phẩm Việt Hà từ năm 2010-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào thế giới, việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã cho phép các doanh nghiệp quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và mở rộng buôn bán hợp tác với nước ngoài. Đây là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt nam. Giờ đây họ phải chấp nhận quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường và sự đào thải phũ phàng của nó.
Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp thực tế, phải có biện pháp quản lý năng động, linh hoạt, phải xây dựng áp dụng những chính sách phù hợp đúng đắn. Trong nền kinh tế thế giới, Marketing được coi là một công cụ quan trọng nhằm đạt lợi nhuận cao nhất của các nhà sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiện kinh tế hàng hoá đã phát triển thì số phận người sản xuất gắn chặt với số phận sản phẩm hàng hoá mà họ tung ra thị trường. Bởi vậy hoạt động nghiên cứu thị trường luôn trở thành mối quan tâm lớn nhất của các công ty, các tổ chức kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động, doanh nghiệp nào xác định đúng hướng, năng động nhạy bén, nắm bắt được thời cơ, trên cơ sở đó nghiên cứu ứng dụng hiệu quả Marketing Mix nhằm mục đích thích nghi, chiếm lĩnh, bảo vệ và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và chiến thắng. Công ty cổ phần dược phẩm Việt Hà là một trong những doanh nghiệp sớm nhận ra điều đó.
Hệ thống Marketing - Mix được xây dựng ngay sau khi công ty định vị được hàng hoá trên thị trường, xác định được mục tiêu Marketing cụ thể. Trong quá trình phát triển, tuỳ theo sự thay đổi của môi trường, của đối thủ cạnh tranh, mục tiêu của công ty, chu kỳ sống của sản phẩm, thị trường mục tiêu... công ty thay đổi các chiến lược thị trường, xác định lại mục tiêu Marketing đồng thời thay đổi một vài biến số trong Marketing để phù hợp với mục tiêu đó.
Với mục đích vậy em chọn đề tài “Giải pháp Marketing- Mix cho thị trường Đà Nẵng tại công ty cổ phần Dược phẩm Việt Hà từ năm 2010-2013”.
Vận dụng kiến thức được học ở nhà trường và kinh nghiệm thực tế xây dựng một số giải pháp Marketing Mix cho Công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế còn ít nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi còn nhiều hạn chế và sai sót, em rất mong sự góp ý phê bình xây dựng của các thầy cô và bạn bè quan tâm.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần dược phẩm Việt Hà đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty.
Bố cục của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING.
Phần II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHÚC MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT HÀ TỪ NĂM 2007 – 2009.
Phần III. ĐỀ XUẤT MỘT VÀI GIẢI PHÁP MARKETING – MIX CHO THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2010 – 2013.
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trịnh Văn Huy
Phần I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING.
I. Marketing là gì?
1. Khái niệm Marketing.
a. Marketing theo nghĩa rộng.
- Marketing là hoạt động có phạm vi rất rộng, do vậy cần một định nghĩa rộng. Bản chất của Marketing là giao dịch, trao đổi nhằm mục đích thõa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Do đó, hoạt động Marketing xuất hiện bất kỳ nơi nào khi một đơn vị xã hội (cá nhân hay tổ chức) cố gắng trao đổi cái gì đó có giá trị với một đơn vị xã hội khác.
Từ đó, chúng ta có thể định nghĩa Marketing theo nghĩa rộng sau đây:
- Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao đổi nào nhằm thõa mãn những nhu cầu và mong ước của con người.
Người thực hiện Marketing (Chủ thể)
Đối tượng nhận sản phẩm
(Khách hàng)
Đối tượng được Marketing
(Sản phẩm)
b. Marketing theo nghĩa hẹp.
- Marketing như định nghĩa ở trên đề cập đến vai trò của nó trong hệ thống kinh tế - xã hội rộng lớn. Do đó chúng ta có một định nghĩa Marketing theo nghĩa hẹp hơn:
Marketing là hệ thống các tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức (Theo hiệp hội Marketing Mỹ - AMA).
c. Khái niệm Marketing theo quan điểm truyền thống.
- Marketing là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận một cách tối ưu các loại hàng hóa hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích lợi nhuận.
Marketing truyền thống được sử dụng để chỉ các kỹ năng Marketing được áp dụng trong thời kỳ đầu.
v Đặc trưng của thị trường trong thời kỳ này:
- Sản xuất chưa phát triển, phạm vi thị trường, số lượng nhà cung cấp còn hạn chế, thị trường do người bán kiểm soát.
- Phạm vi hoạt động của Marketing chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương mại nhằm tìm kiếm thị trường để tiêu thụ những hàng hoá hoặc dịch vụ sẵn có.
- Triết lý bán hàng: bán cái mà nhà xuất có nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa cho người bán.
v Phương thức tiếp cận của Marketing truyền thống:
+ Nhà máy
+ Các SP hiện hành
+ Thu Lợi nhuận thu được qua tiêu thụ hàng hoá khuyến mãi và bán hàng.
d. Khái niệm Marketing theo quan điểm hiện đại.
- Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thõa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người hoặc Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thõa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi (Theo Giáo sư Philip Kotler – Northern University Mỹ).
Ngoài ra còn một số định nghĩa sau:
- Học viện Hamilton (Mỹ): “Marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất tới người tiêu dùng”.
- Ủy ban các Hiệp hội Marketing (Mỹ): “Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa đến người tiêu thụ”.
- Viện nghiên cứu Marketing (Anh): “Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hóa đến người tiêu thụ cuối cùng nhằm đảm bảo công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”.
v Đặc trưng của thị trường sau đại chiến thế giới thứ 2:
- Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao.
- Tiến bộ KH - CN diễn ra nhanh chóng.
- Cạnh tranh diễn ra gay gắt.
- Giá cả hàng hoá biến động mạnh.
- Khủng hoảng thừa liên tiếp xảy ra.
- Rủi ro trong kinh doanh nhiều.
- Vai trò của người mua trở nên quan trọng hơn (hệ quả).
v Phạm vi hoạt động của Marketing hiện đại rộng hơn.
- Marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá.
- Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng là yếu tố quyết định quá trình sản xuất kinh doanh.
- Triết lý của Marketing hiện đại là “bán những cái mà khách hàng cần”.
- Mục tiêu của Marketing hiện đại là thu được lợi nhuận cho người bán, cho nhà sản xuất thông qua việc thoả mãn cao nhất nhu cầu của người mua, người tiêu dùng.
v Phương thức tiếp cận của Marketing hiện đại:
+ Thị trường.
+ Nhu cầu người tiêu dùng.
+ Tập các phương tiện tiếp cận.
+ Lợi nhuận thu được qua việc thoả mãn nhu cầu.
2. Sự ra đời và phát triển của Marketing.
a. Sự ra đời của Marketing.
- Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là trình độ tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm cho nền kinh tế hàng hóa ra đời thay thế nền kinh tế tự nhiên (tự cung, tự cấp).
- Gắn với nền kinh tế hàng hóa là hệ thống các quy luật kinh tế khách quan tồn tại, đó là: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Các quy luật này điều tiết mối quan hệ kinh tế xã hội giữa người mua và người bán, giữa những người sản xuất với nhau, giữa người sản xuất với khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng. Chính các quy luật này trực tiếp chi phối và quyết định số phận của họ, do đó hệ quả phá sản và khủng hoảng hàng hóa đã xảy ra. Đây chính là mâu thuẫn giữa người mua và người bán, giữa người bán và người bán.
- Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì mâu thuẫn trên càng gay gắt, chu kỳ khủng hoảng thừa hàng hoá càng rút ngắn và trở nên trầm trọng. Vì vậy tiêu thụ hàng hóa là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, cần được giải quyết các mâu thuẫn nội tại và cơ bản thông qua khâu trung gian là bán hàng, các biện pháp thực hiện: bán kèm, bán cái mà khách hàng cần, theo dõi quá trình bán hàng, qua đó có giải pháp tốt để giải quyết hai mâu thuẫn trên. Kết quả là đẩy mạnh được việc tiêu thụ hàng hóa, đây chính là nội dung cơ bản mà ngày nay người ta gọi là marketing truyền thống (Traditional Marketing).
- Từ tư duy kinh doanh “Bán những cái mình có sẵn” trong điều kiện cung nhỏ hơn cầu, các doanh nghiệp phải chuyển dần sang tư duy “Bán cái mà khách hàng cần” khi cung vượt cầu và cạnh tranh gia tăng. Đó chính là tư duy kinh doanh Marketing.
Để thực hiện tư duy “ Bán cái mà khách hàng cần” thì nhà sản xuất phải hiểu rất rõ khách hàng của mình qua công tác nghiên cứu thị trường. Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động marketing ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu cho đến cả sau khi bán hàng.
Phát hiện nhu cầu
Sản xuất ra sản phẩm
Bán
Dịch vụ hậu mãi
b. Quá trình phát triển của Marketing.
- Hoạt động Marketing đã có rất lâu, nhưng lý thuyết marketing đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX ở Mỹ.
- Marketing bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh “market” có nghĩa là cái chợ, thị trường. Đuôi “ing” mang nghĩa tiếp cận, vì vậy marketing thường bị hiểu nhầm là tiếp thị. Để tránh nhầm lẫn, thuật ngữ Marketing thường để nguyên, không dịch.
- Thuật ngữ “Marketing” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường của trường Đại học tổng hợp Michigan ở Mỹ.
- Năm 1905: Krensi đã giảng dạy Marketing ở trường Đại học Tổng hợp Pensylvania – Mỹ.
- Năm 1910 tất cả các trường Đại học tổng hợp quan trọng ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học Marketing.
- Năm 1911 Công ty Cirtis Publishing – Mỹ đã thành lập phòng Marketing để cung cấp thông tin cho phòng Mại vụ nhằm bán hàng được dễ dàng.
- Những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, Marketing bắt đầu xuất hiện ở Châu âu. Mục đích hoàn thiện phương pháp và kỹ thuật lưu thông hàng hóa. Đây là nội dung Marketing truyền thống.
- Từ những năm 50 – 60 của thế kỷ XX đến nay: Nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh, cạnh tranh bắt đầu gay gắt, marketing đã đóng vai trò quyết định trong quản lý và cạnh tranh của nhà tư bản. Đặc điểm tình hình kinh tế nhiều nước trên thế giới lúc này là: Kinh tế phát triển mạnh, khoa học kỹ thuật phát triển, cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn, giá cả hàng háo biến động, rủi ro trong kinh doanh nhiều, hủng hoảng thừa về hàng hóa xảy ra liên tiếp, trước tình hình đó buộc các nhà kinh doanh phải có những chính sách, phương pháp mới để ứng xử với thị trường nhằm giả quyết những mâu thuẫn, những tồn tại trên mà Marketing truyền thống không thể giải quyết được và Marketing hiện đại ra đời (Modern marketing).
- Ở các nước Xã hội chủ nghĩa khối Đông Âu (trước đây), Marketing được ứng dụng muộn hơn vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX.
- Ở Miền nam Việt nam, dưới thời Mỹ - Ngụy, Marketing được đưa vào áp dụng từ năm 1954-1955.
- Ở Miền bắc Việt nam Marketing được các trường Đại học Kinh tế bắt đầu nghiên cứu vào những năm 1979 – 1980, đến năm 1989 – 1990 marketing trở thành môn học bắt buộc ở các trường Đại học Kinh tế và sau này là các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong cả nước.
3.Vai trò của Marketing.
a. Đối với doanh nghiệp:
- Marketing có mặt từ khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Đó là các hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng hay thu nhập của người dân. Sau đó doanh nghiệp tiến hành sản xuất theo đúng những gì mà họ đã tìm hiểu, nghiên cứu. Cuối cùng, Marketing giúp doanh nghiệp có thể tuyên truyền quảng bá sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Từ chỗ khách hàng biết, quan tâm, hiểu, tin cho đến mua sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi có nhiều hoạt động Marketing hỗ trợ, làm nhịp cầu nối cho sản phẩm cho đến nhu cầu của người tiêu dùng.
- Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường gay gắt thì chỉ có doanh nghiệp nào hướng đến thị trường thì mới có khả năng tồn tại.
- Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, và trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm ưu việt, so với đối thủ cạnh tranh và làm hài lòng người tiêu dùng. Marketing giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, gia tăng dịch vụ, định được các mức giá ứng phó được với những biến động trên thị trường, có các chiến lược giải phóng hàng tồn kho, vv…
b.Đối với người tiêu dùng.
- Sản phẩm nào mà có nhiều hãng tham gia cung ứng thì người tiêu dùng càng có nhiều lợi ích. Bởi vì trước áp lực cạnh tranh, sản phẩm có xu hướng ngày càng đa dạng phong phú về kích cỡ, chủng loại, kiểu dáng nhưng giá thành lại rẻ hơn, chất lượng hơn và có nhiều dịch vụ ưu đãi hơn.
- Ngoài ra, các hoạt động Marketing còn kích thích nhu cầu, khuyến khích sự tiêu dùng những mặt hàng mới hoặc hàng có khả năng thay thế, có khả năng hoặc bổ sung cho sản phẩm mà khách hàng đang sử dụng ở thời điểm hiện tại.
- Chưa bao giờ khách hàng lại được chăm sóc chu đáo tận tình như nền kinh tế thị trường tạo ra. Họ đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi về sản phẩm mà doanh nghiệp cần đáp ứng. Nếu các yêu cầu của khách hàng không được thõa mãn, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã để mất đi nguồn “ nguồn sống” lâu dài của mình.
c. Đối với xã hội.
- Khi các hoạt động Marketing được triển khai rộng rãi ở rất nhiều doanh nghiệp sẽ làm cho của cải của toàn xã hội sẽ tăng lên với chất lượng tốt hơn, sản phẩm đa dạng phong phú với giá thành hạ sẽ kiềm chế được lạm phát, bình ổn được giá cả trong và ngoài nước.
- Ngoài ra, để thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm tăng mạnh thì cần phải có nhiều dạng hoạt động Marketing, điều này đã giúp cho người lao động có việc làm, đời sống xã hội sẽ ngày càng cải thiện hơn.
Tóm lại:
- Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường.
- Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn.
II. Marketing – Mix là gì?
1. Khái niệm về Marketing – Mix.
Marketing – Mix hay Marketing 4P là sự tổ chúc sắp xếp các thành phần của marketing – Mix sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của thị trường trong một thời gian và không gian nhất định.
- Đây là biểu hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc vận dụng các công cụ marketing hỗn hợp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để thích nghi với từng thị trường cụ thể.
- Đó là bốn công cụ Marketing trong tầm tay mà một doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2. Các thành phần trong Marketing – Mix.
l Chính sách sản phẩm (Product).
- Sản phẩm là phương tiện mà công ty dung để thõa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm có thể là hàng hóa hữu hình, dịch vụ vô hình, có thể là một địa điểm…. Để khách hàng phân biệt được, sản phẩm phải có nhãn hiệu và phải được đóng gói.
l Chính sách giá cả (Price).
- Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm. Khách hàng mua nhiều có thể được giảm giá. Khách quen có thể được giá ưu đãi. Phương thức thanh toán tiện lợi, linh hoạt cũng giúp khách hàng mua nhiều.
l Chính sách phân phối (Place).
- Phân phối là các hoạt động nhằm chuyển sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp tổ chức kênh phân phối tốt sẽ tăng khả năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được chi phí, do đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh.
l Chính sách xúc tiến (Promotion).
- Xúc tiến hay truyền thông Marketing lại là một hỗn hợp bao gồm các thành tố cấu thành là quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền, khuyến mại và bán hàng trực tiếp. Xúc tiến có vai trò cung cấp thông tin, khuyến khích và thuyết phục công chúng tin tưởng vào công ty, tin tưởng vào sản phẩm và tiêu dung sản phẩm của công ty.
Nếu công ty nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, sau đó sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và xác định giá cả phù hợp với giá trị sản phẩm, tổ chức hệ thống phân phối tốt và truyền thông Marketing có hiệu quả thì chăc chắn sẽ đễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình.
Khi công ty thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ để thiết kế sản phẩm đã có khả năng “ tự bán nó” rất tốt. Do vậy, một chuyên gia về Marketing, ông Peter Drukker kết luận như sau: “Mục đích của Marketing là nhận biết và hiểu rõ khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ đem ra bán sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đến mức tự nó đã bán nó”.
3. Vai trò của Marketing – Mix.
- Xác định mục đích kinh doanh, đó là đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Phục vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
4. Các tiêu thức phân đoạn thị trường mục tiêu.
a. Khái niệm về thị trường mục tiêu.
- Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu và mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra những ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu marketing đã định.
b.Thế nào là phân đoạn thị trường.
- Phân đoạn thị trường (Market Sergmentation) là quá trình phân chia người tiêu dùng thành các nhóm dựa tren các khác biệt về nhu cầu, tính cách, hành vi.
- Đoạn thị trường (Sergment) là một nhóm người tiêu dùng yêu cầu tương tự nhau về các thành tố trong Marketing hỗn hợp.
- Như vậy, trong cùng một đoạn thị trường, khách hàng có tính đồng nhất về nhu cầu, sở thích, khả năng thanh toán…Và doanh nghiệp có thể đáp ứng bằng một chương trình Marketing hỗn hợp 4P.
c. Các yêu cầu đối với phân đoạn thị trường.
- Nhu cầu của con người rất đa dạng. Để thực hiện phương châm “Chỉ bán những thứ mà khách hàng cần” thì chúng ta phải thực hiện phân đoạn thị trường để có được những nhóm khách hàng đồng nhất về nhu cầu. Về mặt lý thuyết thì mỗi khách hàng được xem như là một đoạn thị trường. Tuy nhiên nếu càng chia nhỏ thị trường để đảm bảo tính đồng nhất tuyệt đối về nhu cầu trong mỗi đoạn thị trường thì chi phí sản xuất cho mỗi đoạn ngày càng cao và khách hàng khó chấp nhận. Do vậy để đảm bảo tính hiệu quả, việc phân đoạn phải đảm bảo các điều kiện sau:
Có sự khác nhau về nhu cầu giữa các nhóm khách hàng khác nhau.
Phải đo lường được về quy mô và hiệu quả kinh doanh của đoạn thị trường.
Doanh nghiệp có thể nhận biết đoạn thị trường đó để phục vụ.
Nhu cầu của khách hàng trong đoạn thị trường phải đồng nhất, quy mô đủ lớn, có khả năng sinh lời khi cung cấp sản phẩm rieng cho đoạn thị trường đó.
Doanh nghiệp phải đủ nguồn lực cũng như điều kiện để thực hiện chương trình Marketing cho đoạn thị trường đó.
d. Đánh giá các phân khúc thị trường.
- Mục đích của việc phân khúc thị trường là nhằm nhận dạng được mức độ hấp dẫn của chúng trong việc thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp.
- Khi đánh giá các phân khúc thị trường, các nhà Marketing, các doanh nghiệp thường dựa vào các tiêu chuẩn cơ bản sau:
ªQuy mô và sự tăng trưởng trên khúc thị trường đó.
- Một khúc thị trường được xem là hiệu quả khi nó phải đủ tầm cỡ để bù đắp lại những nỗ lực marketing không chỉ ở hiện tại mà còn ở cả tương lai (khả năng tăng trưởng). Để đánh giá quy mô và sự tăng trưởng, các doanh nghiệp phải thu thập và phân tích các tiêu chuẩn cần thiết bao gồm: Doanh số bán, sự thay đổi doan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dong tap di.doc
- MỤC LỤC.doc