Quá trình thực tập tại công ty May XNK Sông Đà đã cho em cái nhìn tổng quan về công ty, những khó khăn và yếu kém còn tồn tại trong hoạt động phát triển khách hàng của công ty tại thị trường Mỹ. Từ đó mà em đã chọn đề tài "Giải pháp marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần may Xuất nhập khẩu Sông Đà” làm chuyên đề tốt nghiệp.
* Mục đích nghiên cứu: Với mục đích tập hợp lí thuyết, đánh giá thực trạng và đưa ra những đề xuất cho hoạt động phát triển khách hàng của công ty May XNK Sông Đà.
* Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc tại công ty, các thế mạnh và điểm yếu của công ty. Quan trọng hơn đó là việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu sang Mỹ và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển khách hàng của công ty tại thị trường Mỹ.
* Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát các hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty và các hoạt động nhằm phát triển khách hàng tại thị trường Mỹ của công ty May XNK Sông Đà
* Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiếp cận hệ thống logic, phân tích so sánh thực tế với lí thuyết bằng các mô hình tương ứng nhằm đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty. Qua đó xác lập các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phát triển thêm khách hàng xuất khẩu của công ty May XNK Sông Đà.
Chuyên đề chia làm 3 chương:
Chương I: Lí luận về thị trường và phát triển thị trường của công ty kinh doanh quốc tế.
Chương II: Thực trạng hoạt động phát triển khách hàng xuất khẩu của công ty cổ phần may xnk Sông Đà.
Chương III: Giải pháp marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần may xnk Sông Đà.
38 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần may Xuất nhập khẩu Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình thực tập tại công ty May XNK Sông Đà đã cho em cái nhìn tổng quan về công ty, những khó khăn và yếu kém còn tồn tại trong hoạt động phát triển khách hàng của công ty tại thị trường Mỹ. Từ đó mà em đã chọn đề tài "Giải pháp marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần may Xuất nhập khẩu Sông Đà” làm chuyên đề tốt nghiệp.
* Mục đích nghiên cứu: Với mục đích tập hợp lí thuyết, đánh giá thực trạng và đưa ra những đề xuất cho hoạt động phát triển khách hàng của công ty May XNK Sông Đà.
* Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc tại công ty, các thế mạnh và điểm yếu của công ty. Quan trọng hơn đó là việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu sang Mỹ và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển khách hàng của công ty tại thị trường Mỹ.
* Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát các hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty và các hoạt động nhằm phát triển khách hàng tại thị trường Mỹ của công ty May XNK Sông Đà
* Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiếp cận hệ thống logic, phân tích so sánh thực tế với lí thuyết bằng các mô hình tương ứng nhằm đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty. Qua đó xác lập các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phát triển thêm khách hàng xuất khẩu của công ty May XNK Sông Đà.
Chuyên đề chia làm 3 chương:
Chương I: Lí luận về thị trường và phát triển thị trường của công ty kinh doanh quốc tế.
Chương II: Thực trạng hoạt động phát triển khách hàng xuất khẩu của công ty cổ phần may xnk Sông Đà.
Chương III: Giải pháp marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần may xnk Sông Đà.
CHƯƠNG I
LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ.
1.1. Khái niệm thị trường, phát triển thị trường và các hoạt động phát triển khách hàng trên thị trường quốc tế của công ty kinh doanh quốc tế
1.1.1. Khái niệm thị trường và phát triển thị trường của công ty kinh doanh quốc tế
* Khái niệm về thị trường:
Theo giáo trình Marketing thương mại của trường Đại học Thương Mại xuất bản năm 2005 thì “thị trường được hiểu là tập hợp các khách hàng, người cung ứng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu thị trường về những mặt hàng của hàng hoá mà công ty có dự án kinh doanh trong mối quan hệ với các nhân tố môi trường kinh doanh và tập người bán- đối thủ cạnh tranh của nó”.
Vậy thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là các nhóm khách hàng ngoài nước có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp, mong muốn được doanh nghiệp thỏa mãn ở hiện tại và cũng như trong tương lai.
Mục đích cuối cùng của việc xác định thị trường xuất khẩu là tìm kiếm và lựa chọn đúng thị trường trọng điểm của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong đó khách hàng ngoài nước với nhu cầu của họ là tiêu thức chính. Điều đó cho phép doanh nghiệp nhận biết rõ các cơ hội kinh doanh và đi đúng phương hướng để đạt được mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.
* Khái niệm về phát triển thị trường:
Phát triển thị trường xuất khẩu hay chính là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Đứng trên các giác độ khác nhau có thể hiểu phát triển thị trường theo các khái niệm sau:
- Xét thị trường theo tiêu thức sản phẩm:
Phát triển thị trường là việc đưa thêm ngày càng nhiều sản phẩm vào tiêu thụ ở thị trường hiện tại cũng như thị trường mới của doanh nghiệp.
- Xét thị trường theo tiêu thức địa lý:
Mở rộng thị trường là việc gia tăng khối lượng sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp trên các địa bàn mới trong cùng một khoảng thời gian.
- Xét thị trường theo tiêu thức khách hàng:
Phát triển thị trường là doanh nghiệp tìm kiếm và chinh phục các nhóm khách hàng mới, phát triển khách hàng cả về số lượng và chất lượng, khai thác và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đa dạng của họ.
Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty em đang thực tập đòi hỏi phải tìm kiếm những khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu với những sản phẩm đang sản xuất kinh doanh nên em xin tập trung vào khái niệm phát triển thị trường xét theo tiêu thức khách hàng như trên. Như vậy hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu là tổng hợp các phương thức, biện pháp của doanh nghiệp nhằm tăng số lượng khách hàng cũng như khối lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường ngoài nước, làm thu hẹp thị phần của đối thủ cạnh tranh.
1.1.2. Các hoạt động marketing nhằm phát triển khách hàng trên thị trường quốc tế
Để phát triển khách hàng của mình trên thị trường quốc tế thì các công ty kinh doanh quốc tế sẽ có thể tiến hành các hoạt động marketing của mình trên các thị trường sau:
* Ở phân đoạn thị trường hiện tại trên thị trường hiện tại: Ở phân đoạn thị trường mà công ty đang kinh doanh tới bên cạnh những khách hàng cũ thì vẫn có những bộ phận nhỏ chưa phải là khách hàng của công ty. Vì vậy, công ty nên có những giải pháp marketing thích hợp để thu hút thêm bộ phận khách hàng này như: tung ra những chiêu thức khuyến mãi, giảm giá, bán các sản phẩm mới…
* Ở phân đoạn thị trường mới trên thị trường hiện tại: Trên thị trường công ty đang kinh doanh bên cạnh những phân đoạn thị trường cũ thì còn có rất nhiều phân đoạn thị trường mới mà công ty cần nghiên cứu để tìm kiếm những khách hàng mới. Công ty có thê tiến hành những hoạt động marketing để thu hút những khách hàng mới như: tạo ra sản phẩm mới phù hợp, quảng cáo trên các phương tiện thông tin…
* Ở thị trường mới: thị trường mới được hiểu theo tiêu thức địa lý là các vùng, miền, thành phố khác nhau trong một quốc gia. Là những thị trường mà sản phẩm của công ty chưa có mặt và công ty cũng chưa có khách hàng nào tại đây. Công ty có thể thu hút những khách hàng mới qua việc: quảng cáo, PR, tài trợ cho những sự kiện đáng chú ý....
1.2. Giải pháp Marketing nhằm phát triển khách hàng xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế
1.2.1. Nghiên cứu các phân đoạn thị trường mới
Trước khi bắt đầu đi vào quá trình sản xuất kinh doanh, để tìm đầu ra cho sản phẩm các doanh nghiệp đều phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường. Nó là một hoạt động quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi một công ty.
Trong hoạt động này, để phát triển khách hàng của mình, các công ty kinh doanh quốc tế cần xem xét những phân đoạn thị trường khác nhau qua các tiêu chí như: tuổi tác, văn hoá, tôn giáo, thu nhập…Từ đó nhận ra những phân đoạn thị trường mà Công ty chưa hướng đến để có những phương hướng xâm nhập thị trường một cách hợp lý nhất.
Ngoài ra, công ty có thể tiến hành nghiên cứu phân đoạn thị trường ở những thị trường mới theo tiêu thức địa lý là những: vùng, miền và địa điểm khác nhau trong mỗi một quốc gia để tìm kiếm những khách hàng mới.
1.2.2. Giải pháp về sản phẩm nhằm phát triển khách hàng xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế
Trong kinh doanh hiện nay, hiếm có công ty nào có một sản phẩm duy nhất, điều đó rất nguy hiểm cho Công ty trong điều kiện thị trường biến động và nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian.
Để phát triển khách hàng xuất khẩu thì công ty kinh doanh quốc tế cần làm tốt các chiến lược về sản phẩm của mình như:
- Thiết lập chủng loại: Để nhằm dần tạo ra tên, thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế nhằm tạo dựng uy tín và hướng sự chú ý đến những khách hàng mới, chưa biết thông tin về sản phẩm,về công ty.
- Hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của các sản phẩm trong sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Cải tiến những sản phẩm cũ để đưa ra những sản phẩm mới, thay đổi mẫu mã, chất lượng của sản phẩm để nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
- Phát triển sản phẩm mới là những sản phẩm có nhiều đặc tính, công dụng mới và chất lượng cao vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác để nhằm thu hút khách hàng của những đối thủ cạnh tranh khác về phía mình.
1.2.3. Giải pháp về giá sản phẩm xuất khẩu nhằm phát triển khách hàng của công ty kinh doanh quốc tế
Yếu tố giá là một yếu tố rất nhạy cảm, nó ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua của khách hàng. Vì vậy, định giá cho sản phẩm thật hợp lí không những vừa thu hút được thêm nhiều khách hàng mà còn có thể đem lại cho công ty doanh số và lợi nhuận cao.
Để thu hút được khách hàng về phía mình thì công ty cần có những chiến lược về giá sản phẩm như:
- Định giá cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh khác cho cùng một loại sản phẩm để nhằm thu hút khách hàng của những đối thủ cạnh tranh và những khách hàng mới có nhu cầu về sản phẩm. Vì tâm lý của khách hàng luôn muốn mua sản phẩm với giá rẻ hơn.
- Định giá sản phẩm hợp lý cho từng phân đoạn thị trường khác nhau. Với các khách hàng có thu nhập thấp, trung bình hoặc cao thì công ty cũng nên có những mức giá sản phẩm tương ứng với từng tập khách hàng đó. Giúp công ty thu hút thêm được những khách hàng mới ở những phân đoạn thị trường này.
- Công ty cần có chính sách chiết giá, giảm giá cho những khách hàng thân quen, và khách hàng mua với số lượng lớn để khuyến khích những khách hàng cũ và thu hút thêm những khách hàng mới.
1.2.4. Giải pháp cho hoạt động phân phối xuất khẩu nhằm phát triển khách hàng xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế
Phân phối là khâu quan trọng trong lưu thông hàng hoá. Có một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Để phát triển khách hàng của mình thì các công ty kinh doanh quốc tế cần phải có một chính sách phân phối xuất khẩu tốt:
- Cần tạo lập thêm những kênh mới, để có thêm nhiều sự lựa chọn khi phân phối sản phẩm đến khách hàng. Thành lập thêm nhiều chi nhánh, cửa hàng mới trưng bày sản phẩm của công ty, để khách hàng có thể tiếp cận với công ty và sản phẩm của công ty một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Qua đó, sẽ có thêm nhiều khách hàng mới.
- Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu bằng cách tìm kiếm và làm ăn với các trung gian thương mại quốc tế, các nhà bán buôn bán lẻ nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm, để tạo điều kiện cho việc thâm nhập thị trường và phát triển khách hàng của công ty sau này.
1.2.5. Giải pháp cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm phát triển khách hàng xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế
Marketing hiệu quả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phát triển sản phẩm tốt, định giá xuất khẩu hợp lý, cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách nhanh nhất mà các doanh nghiệp còn phải trao đổi thông tin một cách tích cức với các khách hàng tiềm năng của mình.
Để phát triển khách hàng xuất khẩu, các công ty kinh doanh quốc tế cần tiến hành các hoạt động sau:
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh… nhằm thu hút những khách hàng chưa biết các thông tin về công ty và về sản phẩm của công ty, giúp họ tiếp cận nhanh và hiệu quả về công ty và các sản phẩm của công ty và họ có thể sẽ là khách hàng tiềm năng của công ty trong tương lai.
- Xúc tiến bán đến những khách hàng chưa mua. Ở thời điểm hiện tại họ chưa có nhu cầu về sản phẩm nhưng trong tương lai có thể họ sẽ có. Vì vậy khi khách hàng đã có thông tin về sản phẩm của công ty nào thì khi có nhu cầu họ sẽ nghĩ đến sản phẩm của công ty đó trước tiên. Đây cũng sẽ là lượng khách hàng tiềm tàng của công ty trong tương lai.
- Chào hàng cá nhân, gửi catalog, các mẫu mới với đầy đủ các thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng.
- Thành lập website với nhiều ngôn ngữ phổ biến đê quảng bá đến những khách hàng ở khắp nơi trên thế giới.
- Các hoạt động PR –quan hệ công chúng, tài trợ cho các sự kiện thể thao – văn hoá để đưa hình ảnh của công ty đến gần hơn với khách hàng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển khách hàng xuất khẩu của Công ty kinh doanh quốc tế
Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển khách hàng của công ty kinh doanh quốc tế bao gồm những yếu tố sau:
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài
Là các yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động phát triển khách hàng và là các yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát được, doanh nghiệp nào cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính sau:
* Các yếu tố kinh tế trên thế giới và ở quốc gia nhập khẩu:
Các yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và cách thức tiêu dùng hàng hoá bao gồm các yếu tố như: sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối, tiềm năng kinh tế, tình hình đầu tư, các chính sách tiền tệ tín dụng, lạm phát, thất nghiệp,giá nguyên vật liệu tăng cao…tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng của khách hàng cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động phát triển khách hàng của công ty kinh doanh quốc tế.
* Cung cầu hàng hoá trên thị trường xuất khẩu:
Cung cầu hàng hoá trên thị trường có ảnh hưởng quan trọng đến giá cả hàng hoá. Đối với bất kì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì cung cầu hàng hoá trên thị trường đều ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, tới hoạt động phát triển khách hàng của doanh nghiệp. Nếu cung hàng hoá trên thị trường tăng thì thị trường của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực còn ngược lại cung hàng hoá trên thị trường giảm thì thị trường của doanh nghiệp sẽ có cơ hội được mở rộng. Mặt khác nếu cầu hàng hoá trên thị trường tăng lên thì quy mô thị trường sẽ tăng lên và ngược lại. Tương tự như vậy, nếu cung cầu hàng hoá ảnh hưởng như thế nào đến thị trường của doanh nghiệp thì với hoạt động phát triển khách hàng của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng giống như vậy.
* Giá cả trên thị trường xuất khẩu:
Giá cả có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển khách hàng của doanh nghiệp. Khi giá cả trên thị trường tăng lên mà doanh nghiệp vẫn giữ nguyên giá cũ thì thị trường của doanh nghiệp có khả năng thu hút được nhiều khách hang hơn. Ngược lại, nếu giá cả trên thị trường có xu hướng giảm so với mức giá hiện hành của doanh nghiệp thì thị phần của doanh nghiệp có thể bị co hẹp lại.
Ngoài ra, nếu giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào cao hay giảm xuống trên thị trường thì nó cũng đều ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm làm ra, và ảnh hưỏng gián tiếp đến khách hàng ở quyết định mua của họ.Qua đó, cũng ảnh hưởng tới hoạt động phát triển khách hàng của doanh nghiệp
* Các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế:
Là các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất kinh doanh các mặt hàng giống hoặc tương tự có thể thay thế cho mặt hàng của doanh nghiệp đang kinh doanh. Nếu các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh và ngày càng đông đảo hơn thì thị trường cũng như thị phần của doanh nghiệp bị thu hẹp và hoạt động phát triển khách hàng của doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn hơn.
* Các yếu tố chính trị pháp luật:
Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng giữa các chính sách của Chính phủ, các chiến lược phát triển kinh tế, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế, các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hệ thống luật pháp…của nước sở tại. Và đặc biệt là các quy định về nhập khẩu của các nước nhập khẩu cũng như những quy định về xuất khẩu tại các nước xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển khách hàng của doanh nghiệp.
* Yếu tố văn hoá xã hội tại thị trường xuất khẩu:
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Đó là cơ cấu dân số và xu hướng vận động của thu nhập, thị hiếu lối sống và các giá trị văn hoá khác. Và các yếu tố này càng phức tạp bao nhiêu thì hoạt động phát triển khách hàng của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn bấy nhiêu, vì cần phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn cho hoạt động này.
* Các yếu tố khác:
Ngoài các yếu tố chính ở trên thì còn rất nhiều những yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động phát triển khách hang của doanh nghiệp như: nhà cung ứng, tỷ giá hối đoái…
1.3.2. Các nhân tố bên trong
Các yếu tố bên trong là các yếu tố thuộc về chính doanh nghiệp.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho xuất khẩu:
Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây gồm có: máy móc, thiết bị, nhà xưởng…phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nó giúp cho quá trình nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm làm ra nhiều và có chất lượng cao được khách hàng chấp nhận. Cơ sở vật chất kỹ thuật càng cao thì hoạt động phát triển khách hàng xuất khẩu của doanh nghiệp càng thuận lợi bấy nhiêu. Ngoài ra,các công cụ phục vụ cho quá trình nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp cũng giúp nâng cao hoạt động phát triển khách hàng của doanh nghiệp.
* Yếu tố con người phục vụ hoạt động xuất khẩu:
Con người luôn là yếu tố quan trọng và cần được quan tâm nhất ở thời kì phát triển của doanh nghiệp. Con người là yếu tố cốt lõi, liên quan trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả các quyết định sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến sự thành bại trong cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Cũng như ảnh hưởng một loạt đến các quyết hoạt động khác của công ty trong đó có hoạt động phát triển khách hàng.
* Yếu tố tài chính phục vụ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp:
Tài chính là một yếu tố ảnh hưởng thuận chiều tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiềm lực tài chính mạnh sẽ tạo cho doanh nghiệp có cơ sở và điều kiện tốt để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, thu hút được thêm khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có đủ tiền để chi cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tài trợ… trong chiến lược phát triển khách hàng của mình để có thêm nhiều những khách hàng mới.
* Các yếu tố khác:
Bên cạnh đó, còn có các yếu tố như là: văn hoá, uy tín của công ty trên thị trường…cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển khách hàng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Các phương pháp nghiên cứu đề tài mà em đã sử dụng trong quá trình hoàn thành chuyên đề gồm có: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đối với việc thu thập thông tin thứ cấp cho chuyên đề tốt nghiệp của mình, em đã xác định những thông tin cần thiết cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Từ đó, em đã tiến hành tìm kiếm các nguồn thông tin từ trong công ty cổ phần may xuất nhập khẩu Sông Đà và các nguồn ngoài công ty bằng cách là thông qua việc nghiên cứu các tài liệu là các sách báo chuyên nghành hay có liên quan đến đề tài và một số luận văn các khoá trước. Ngoài ra còn thu thập từ việc nghiên cứu các tài liệu của công ty cổ phần may xuất nhập khẩu Sông Đà như: Báo cáo tài chính giai đoạn 2003-2007, biên bản cuộc họp cổ đông của công ty năm 2007…cùng với một số tạp chí nghành dệt may,các bài báo trên các báo điện tử, internet… Sau khi có được các thông tin đã thu thập được em đã xem xét và lựa chọn những thông tin phù hợp nhất, cần thiết nhất để có thể làm sáng tỏ vấn đề mà em đang nghiên cứu là: “Giải pháp Marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần may xuất nhập khẩu Sông Đà”.
1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đối với việc thu thập thông tin sơ cấp cho đề tài thì bước đầu em xác định kế hoạch để nghiên cứu thông tin cho đề tài. Đối với việc nghiên cứu em chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp mô hình hoá, phương pháp thống kê, phương pháp mô hình hoá, sơ đồ hoá. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tổng hợp và dự báo cùng phương pháp phân tích kết hợp với nhau để đưa ra các thông tin phù hợp nhất cho đề tài.
Cùng với việc thu thập thông tin sơ cấp bằng các phương pháp nghiên cứu kinh tế thì bên cạnh đó em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu qua việc quan sát, khảo sát ở doanh nghiệp trong thời gian thực tập. Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn các nhân viên trong công ty cổ phần may xuất nhập khẩu Sông Đà. Đồng thời kết hợp với những cuộc trao đổi và giúp đỡ từ phía giáo viên hướng dẫn của em. Và cuối cùng em tổng hợp các thông tin thu được rồi từ đó định hình các thông tin sơ cấp hiệu quả cho đề tài của mình.
* Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Marketing thương mại à khái niệm, lý thuyết về các hoạt động phát triển thị trường.
- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007 à Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các bài viết trên báo điện tử à Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty và các thông tin về công ty.
- Các bài luận văn của khoá trước à Kết cẩu bài, phương pháp lập luận,