Chuyên đề Giải pháp mở rộng áp dụng mô hình giao dịch một cửa tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ

Trong những năm qua, một trong những mục tiêu hàng đầu của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để phát triển một nền kinh tế toàn diện, vững chắc, đưa Việt Nam tiến lên cùng các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Thực hiện mục tiêu chung của toàn xã hội, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng là một trong những công việc trọng yếu và cấp bách. Nhằm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá ngân hàng, Ngân hàng thế giới (WB) đã tài trợ cho Việt Nam thực hiện dự án “ Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” với tổng giá trị 49 triệu USD. Trong đó, tiểu dự án” Hệ thống thanh toán nội bộ ngân hàng và kế toán khách hàng do NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện có tổng giá trị 10 triệu USD cho đến nay đã đạt được những thành công nhất định. Việc thay đổi mô hình giao dịch đa cửa sang mô hình giao dịch một cửa đã diễn ra ở một số ngân hàng nhằm giảm thiểu sự phiền hà đối với khách hàng và rút ngắn thời gian giao dịch, cũng như có điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình giao dịch mới, các ngân hàng đã và đang gặp phải những khó khăn cả về khách quan cũng như chủ quan nên chưa có điều kiện áp dụng cho tất cả các ngân hàng trong toàn hệ thống. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ , có điều kiện tìm hiểu về mô hình giao dịch tại đây, cùng với tham khảo mô hình giao dịch tại một số ngân hàng khác, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp mở rộng áp dụng mô hình giao dịch một cửa tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ”.

doc54 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng áp dụng mô hình giao dịch một cửa tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, một trong những mục tiêu hàng đầu của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để phát triển một nền kinh tế toàn diện, vững chắc, đưa Việt Nam tiến lên cùng các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Thực hiện mục tiêu chung của toàn xã hội, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng là một trong những công việc trọng yếu và cấp bách. Nhằm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá ngân hàng, Ngân hàng thế giới (WB) đã tài trợ cho Việt Nam thực hiện dự án “ Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” với tổng giá trị 49 triệu USD. Trong đó, tiểu dự án” Hệ thống thanh toán nội bộ ngân hàng và kế toán khách hàng do NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện có tổng giá trị 10 triệu USD cho đến nay đã đạt được những thành công nhất định. Việc thay đổi mô hình giao dịch đa cửa sang mô hình giao dịch một cửa đã diễn ra ở một số ngân hàng nhằm giảm thiểu sự phiền hà đối với khách hàng và rút ngắn thời gian giao dịch, cũng như có điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình giao dịch mới, các ngân hàng đã và đang gặp phải những khó khăn cả về khách quan cũng như chủ quan nên chưa có điều kiện áp dụng cho tất cả các ngân hàng trong toàn hệ thống. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ , có điều kiện tìm hiểu về mô hình giao dịch tại đây, cùng với tham khảo mô hình giao dịch tại một số ngân hàng khác, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp mở rộng áp dụng mô hình giao dịch một cửa tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ”. 2. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử, phương pháp tác nghiệp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu kết hợp với thực tiễn, qua đó rút ra những tồn tại thiếu sót cần khắc phục để mở rộng áp dụng mô hình giao dịch một cửa cho các ngân hàng khác. 3. Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề tập trung nghiên cứu lý luận về mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại, những thực tế về hoạt động giao dịch một cửa tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. 4. Kết cấu chuyên đề Chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, nội dung chính được chia làm ba chương với nội dung: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mô hình giao dịch một cửa. Chương 2: Thực trạng áp dụng mô hình giao dịch một cửa tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng áp dụng mô hình giao dịch một cửa. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH GIAO DỊCH MỘT CỬA 1.1. Tổng quan về NHTM 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Các tổ chức trung gian tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường có chức năng dẫn vốn từ những người có khả năng cung vốn tới những người có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Trong các trung gian tài chính thì ngân hàng chiếm vị trí quan trọng nhất vì: Thứ nhất: Ngân hàng thương mại là một loại trung gian tài chính có số lượng lớn nhất trong hệ thống các tổ chức trung gian tài chính và thực hiện phần lớn hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính nói chung. Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính chuyển hoá những khoản tiết kiệm, tài sản chưa sử dụng của một bộ phận khách hàng này đến tay bộ phận khách hàng khác đang cần vay để sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng. Ngân hàng thương mại tập trung và huy động hình thức vốn bằng cách nhận tiền gửi của dân chúng rồi tiến hành cho vay các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn. Là một trung gian tài chính giữa nhà tiết kiệm và nhà đầu tư, ngân hàng thương mại thu lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Thứ hai: Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đầy đủ lợi ích của hệ thống tài chính. Ngân hàng thương mại có thể cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch đối với những nhà cho vay. Như vậy, ngân hàng thương mại đóng một vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống tài chính. Nó góp phấn đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trên thị trường. Trên cơ sở đó tạo điều kiện kích thích đầu tư phát triển kinh tế. Pháp lệnh về ngân hàng năm 1970 của Việt Nam định nghĩa “ Ngân hàng thương mại là hình thức tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Các loại hình ngân hàng thương mại phân theo tính chất và mục tiêu hoạt động gồm: Ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. Khi thực hiện vai trò trung gian chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay, các ngân hàng thương mại đã tạo ra những công cụ tài chính thay cho tiền làm phương tiện thanh toán như tiền gửi không kì hạn thanh toán bằng séc…Thông qua quá trình đó đưa lại kết quả là đại bộ phận tiền giao dịch trong giao lưu kinh tế là tiền qua ngân hàng. 1.1.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn a, Tiền gửi * Tiền gửi thanh toán * Tiền gửi có kỳ hạn * Tiền gửi tiết kiệm * Tiền gửi khác: Ngoài các loại tiền gửi trên, tại các ngân hàng thương mại còn có một số loại tiền gửi khác như : Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Tiền gửi của kho bạc nhà nước. Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội… b, Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá Đây là phần vốn mà ngân hàng thương mại có được qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi. c, Vốn vay của tổ chức tín dụng khác và của ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại có thể vay vốn ở ngân hàng thương mại khác hoặc vay vốn ở ngân hàng trung ương. d, Các nguồn vốn khác - Vốn trong thanh toán là số vốn có được do ngân hàng lam trung gian thanh toán trong nền kinh tế. - Vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá , xã hội. 1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn a, Nghiệp vụ cho vay Cho vay là nghiệp vụ kinh doanh sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Hoạt động này rất đa dạng và phong phú, bao gồm: * Cho vay thông thường: Là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng cho vay và khách hàng đi vay bao gồm:L + Cho vay có tài sản thế chấp. + Cho vay có tài sản cầm cố + Cho vay có bảo lãnh + Cho vay tín chấp * Chiết khấu thương phiếu: Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó người vay tạm thời chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để lấy một số tiền nhỏ hơn mệnh giá của thương phiếu. * Bao thanh toán: Là dịch vụ do công ty con của ngân hàng thực hiện trong đó ngân hàng mua lại các khoản nợ của các doanh nghiệp nào đó để rồi sau đó nhận lại các khoản chi trả của các yêu cầu đó. Thông thường các khoản nợ này là khoản nợ ngắn hạn b, Nghiệp vụ đầu tư * Đầu tư trực tiếp: Hùn hạp, liên doanh, liên kết, thành lập công ty con hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, mua cổ phiếu sáng lập * Đầu tư gián tiếp: Mua trái khoán nhà nước( công trái nhà nước), tín phiếu kho bạc nhà nước, tín phiếu ngân hàng nhà nước. 1.1.2.3. Hoạt động khác Nghiệp vụ trung gian bao gồm: - Chuyển tiền. - Thư tín dụng. - Nghiệp vụ uỷ thác. - Mua bán hộ công trái, kim khí quý, ngoại tệ. - Phát hành, đăng kí hộ cổ phiếu mới phát hành. - Cho thuê két sắt. - Cung cấp thông tin và tư vấn về kinh doanh. - Tư vấn quản trị doanh nghiệp. - Thanh lý tài sản của các doanh nghiệp bị phá sản. - Thực hiện các uỷ nhiệm về chuyển tiền thừa kế tài sản. 1.2. Mô hình giao dịch một cửa Là cách thức giao dịch của ngân hàng với khách hàng. Có nhiều loại mô hình giao dịch : Mô hình giao dịch nhiều cửa, mô hình giao dịch một cửa, mô hình giao dịch qua điện thoại, internet…Trong phạm vi bài viết này chỉ trình bày hai loại mô hình giao dịch sau: 1.2.1. Mô hình giao dịch nhiều cửa Là mô hình tổ chức truyền thống của các ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện trình độ ứng dụng công nghệ tin học trong kế toán còn thấp. Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch “nhiều cửa” Kh¸ch hµng Kh¸ch hµng Quü chÝnh Giao dÞch viªn ghi nî Giao dÞch viªn ghi cã KiÓm so¸t NhËp chøng tõ vµo m¸y tÝnh (7) (1) (5) (8) (4) (3) (2) (6) (1)- Khách hàng yêu cầu giao dịch. (2)- Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát. (3)- Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho giao dịch viên. (4)- Giao dịch viên ghi nợ, chuyển chứng từ ghi có cho giao dịch viên ghi có. (5)- Giao dịch viên ghi có trả lại chứng từ cho giao dịch viên ghi nợ. (6)- Kiểm soát trả chứng từ cho quỹ chính trong trường hợp trả tiền mặt. (7)- Khách hàng tới bộ phận quỹ để nhận tiền. (8)- Bộ phận quỹ trả tiền (thu) cho khách hàng. Theo mô hình này, kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch toán vào sổ sách kế toán theo qui định, tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt khách hàng phải nộp (nhận) tại quỹ chính của ngân hàng. Do vậy năng suất lao động sẽ không cao, khách hàng phải qua nhiều khâu, cửa để hoàn thành giao dịch của mình. Cụ thể, khi khách hàng giao dịch với ngân hàng thì phải nộp chứng từ kế toán cho đúng thanh toán viên giữ tài khoản của mình và mặc dù chỉ thực hiện một giao dịch thường thì khách hàng vẫn phảI qua nhiều cửa: thanh toán viên; thủ quỹ; cán bộ nghiệp vụ có liên quan. 1.2.2 Mô hình giao dịch một cửa: Trong bối cảnh tài chính luôn biến đổi, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Để chiến thắng trong trận chiến giành lấy khách hàng, ngân hàng phải cung cấp cho khách hàng những gì khách hàng muốn. Với phương châm khách hàng là trung tâm như vậy, các ngân hàng từng bước thay đổi cơ cấu tổ chức để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đó là việc thực hiện mô hình giao dịch một cửa. Ngân hàng được áp dụng cơ chế giao dịch một cửa với các giao dịch nhận, trả tiền từ tài khoản, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi; thanh toán qua tài khoản, chuyển tiền, mua bán thu đổi ngoại tệ, séc du lịch và các giao dịch thanh toán khác. Khi thực hiện các giao dịch này, khách hàng chỉ cần làm việc với một giao dịch viên của ngân hàng và nhận kết quả từ chính giao dịch viên đó. Đối với các giao dịch trong hạn mức cho phép, giao dịch viên vừa là người lập, vừa là người kiểm soát chứng từ và chỉ có một chữ kí của giao dịch viên trên chứng từ. Đối với giao dịch vượt hạn mức và các giao dịch phải có sự phê duyệt của người có thẩm quyền, các chứng từ sẽ được các kiểm soát viên kiểm tra và kiểm soát. Các chứng từ thuộc giao dịch này phải có đủ chữ kí của người lập chứng từ( giao dịch viên) và người kiểm soát chứng từ( kiểm soát viên) hoặc của các cấp có thẩm quyền theo phân cấp của ngân hàng. 1.2.3. Nội dung của mô hình 1.2.3.1. Các khái niệm - Giao dịch viên: là nhân viên tại quầy giao dịch trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng. - Hạn mức thu chi tiền mặt của giao dịch viên: là số tiền tối đa giao dịch viên được phép thu chi trong một giao dịch. Hạn mức thu chi này do giám đốc quyết định phù hợp với tình hình ngân hàng và khả năng giao dịch của từng giao dịch viên. - Hạn mức tồn quĩ tiền mặt của giao dịch viên: là số tiền mặt tối đa được phép lưu giữ trong két trong ngày giao dịch. - Hạn mức kiểm soát giao dịch của kiểm soát viên: là số tiền mặt tối đa kiểm soát viên được phép phê duyệt cho quĩ chính thu chi. Trong trường hợp số tiền thu, chi vượt quá hạn mức kiểm soát của kiểm soát của kiểm soát viên, giao dịch sẽ được chuyển lên giám đốc hoặc người được uỷ quyền giao dịch. Hạn mức kiểm soát do giám đốc quyết định phù hợp với tình hình ngân hàng và khả năng kiểm soát của từng kiểm soát giao dịch viên. - Thủ quĩ: là cán bộ thực hiện thu, chi tiền mặt cho các giao dịch vượt quá hạn mức của các giao dịch viên. Bộ phận quĩ thực hiện ứng tiền hàng ngày, thu hồi tồn quĩ cuối ngày của mỗi giao dịch viên, thực hiện in nhật kí quĩ chung, đối chiếu, giải quyết thừa thiếu quĩ. - Thanh toán viên: là cán bộ lập giấy thanh toán, thực hiện và xử lý các giao dịch trong bộ phận sau quầy. Thanh toán viên được thực hiện các giao dịch nhưng không được trực tiếp thu tiền mặt. - Kiểm soát viên: là cán bộ kiểm tra và kiểm duyệt giao dịch do các giao dịch viên và các thanh toán viên đã thực hiện. - Cán bộ quản lý tài khoản và kế toán nội bộ: là cán bộ chịu trách nhiệm mở tài khoản, quản lý toàn bộ hồ sơ gốc về tài khoản, chịu trách nhiệm theo dõi, hạch toán các giao dịch nội bộ của ngân hàng. - Tiếp quĩ đầu ngày và trong ngày: hàng ngày trước giờ giao dịch, giao dịch viên được phép ứng một lượng tiền để giao dịch trong ngày nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức. Trong ngày giao dịch khi số dư tồn quĩ của giao dịch viên lớn hơn hạn mức tồn quĩ, giao dịch viên phải nộp bớt tiền về quĩ chính. Cuối ngày,giao dịch viên phải nộp hết số tiền tồn quĩ vào quĩ chính trước khi thực hiện đối chiếu. - Giao dịch trước quầy: tất cả các công việc xử lý giao dịch của giao dịch viên trực tiếp với khách hàng. - Xử lý sau quầy: những công việc xử lý giao dịch không trực tiếp với khách hàng - Chứng từ gốc: là chứng từ làm căn cứ pháp lý chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoàn thành và được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành. - Chứng từ ghi sổ: là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào sổ kế toán và được lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ. - Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ: là chứng từ vừa thực hiện chức năng của chứng từ gốc lẫn chứng từ ghi sổ và được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh,hoàn thành,hạch toán vào sổ kế toán. - Chứng từ điện tử: Được áp dụng theo quyết định số 44/2002/QDDTTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc: “Sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”. 1.2.3.2. Chức năng của từng bộ phận trong hệ thống Để thực hiện mô hình giao dịch một cửa thì việc qui định một cách minh bạch chức năng của từng bộ phận và cá nhân trong hệ thống là yêu cầu cần thiết. Điều đó giúp cho công việc được tiến hành không bị chồng chéo đồng thời cũng xác định được một cách rõ ràng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống. a) Bộ phận trước quầy: * Bộ phận giao dịch: - Giao dịch viên: + Đăng kí sổ tài khoản khách hảng. + Tiếp nhận và xử lý toàn bộ các yêu cầu giao dịch của khách hàng về chuyển khoản và tiền mặt. + Đổi tiền. + Chi trả chuyển tiền đến tại quầy. + Thực hiện tiếp,nộp và điều chuyển quĩ. + Kiểm tra và ký xác nhận trên nhật kí chứng từ cuối ngày và nhật kí quĩ. - Kiểm soát viên: + Kiểm soát,duyệt các các giao dịch do giao dịch viên thực hiện với những giao dịch tiền mặt vượt hạn mức. + Thực hiện kiểm tra và đối chiếu các thông tin của giao dịch viên và thủ quĩ giao dịch. + Kiểm tra và ký xác nhận trên nhật kí chứng từ cuối ngày và nhật kí quĩ do các giao dịch viên thực hiện.+ * Bộ phận thủ quĩ: - Thực hiện thu,chi tiền mặt với khách hàng dựa trên các bút toán do các giao dịch viên thiết lập trong trường hợp vượt hạn mức. - Thực hiện các giao dịch tiếp quĩ và giao dịch nộp tiền về từ các quầy giao dịch. - Kiểm tra,đối chiếu số dư trên sổ sách và thực tế. - Lám các báo cáo quĩ cuối ngày. * Bộ phận khách hàng: Nhiệm vụ của bộ phận này gồm có - Tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới. - Cấp thẻ giao dịch cho khách hàng ( đối với khách hàng gửi tiết kiệm không nhất thiết phải cấp thẻ giao dịch nếu khách hàng không yêu cầu ). - Hướng dẫn thủ tục,trình tự thực hiện mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng. - Quản lý các hồ sơ thông tin khách hàng,các mẫu chữ kí, mẫu dấu, ảnh của khách hàng.Thường xuyên thu thập thông tin biến động liên quan đến khách hàng như : Số dư tài khoản, các khoản chuyển tiền đến, chuyển tiền đi, thông tin doanh nghiệp. - Tiếp nhận và trả lời các thông tin về khách hàng và tài khoản của khách hàng; trả sao kê, sổ tài khoản, giấy báo nợ, báo có cho khách hàng; tư vấn về dịch vụ ngân hàng, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn qui trình, thủ tục. - Đối chiếu và quản lý các báo cáo về hồ sơ thông tin khách hàng do bộ phận mình quản lý. b) Khu vực sau quầy: * Bộ phận thanh toán: - Thanh toán viên: + Xử lý hạch toán phần còn lại của các giao dịch chuyển tiền đi trong nước do các bộ phận khác chuyển đến và xử lý, hạch toán các khoản chuyển tiền đến trong nước. + Tạo thư nhờ thu, thanh toán báo có nhờ thu, tạo thông tin và quản lý các giao dịch tự động. + Kiểm tra và kí xác nhận trên nhật kí chứng từ cuối ngày, nhật kí điện đi và đến, nhật kí giao dịch tự động… + Qủan lý các báo cáo thuộc phần việc của mình. - Kiểm soát viên: + Kiểm soát và duyệt các giao dịch do bộ phận thanh toán thực hiện sau khi giao dịch viên chuyển đến. + Kiểm tra và kí duyệt điện các bút toán thuộc chức năng chuyển tiền thực hiện trên hệ thống. + Kiểm tra và kí duyệt nhật kí giao dịch tự động; kiểm tra, kí nhận trên nhật kí chứng từ cuối ngày, nhật kí điện đi và đến, nhật kí giao dịch tự động. - Bộ phận quản lý tài khoản và giao dịch nội bộ: + Quản lý và giám sát toàn bộ tài khoản nội bộ của ngân hàng. + Mở tài khoản nội bộ thuộc phạm vi quản lý. + Qủan lý các tài khoản tiền gửi không kì hạn và có kì hạn của chi nhánh tại ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng khác, quản lý tài khoản chgi tiêu nội bộ, tài khoản liên quan đến tình hình tài chính của ngân hàng. + Thực hiện in, xử lý các chứng từ giao dịch nội bộ. + Tiếp nhận và phân loại chứng từ, nhật kí chứng từ do các giao dịch viên, thanh toán viên thực hiện. + In, phân loại các báo cáo, giấy báo nợ và báo có của các giao dịch tự động phát sinh. + Chấm và đối chiếu toàn bộ tài khoản nội bộ. Chuyển kết quả cho bộ phận quản lý thông tin khách hàng. + Chấm và lưu chứng từ, nhật kí chứng từ và nhật kí quĩ của các giao dịch viên, thanh toán viên và thủ quĩ phát sinh chuyển sang. + Thực hiện điều chỉnh các thông tin tài khoản. + In, kiểm tra, xác nhận tính chính xác của các báo cáo trả lãi các khoản tiền gửi khách hàng. + Kiểm soát và đối chiếu số liệu các tài khoản tiền vay, các báo cáo nợ gốc, nợ lãi do bộ phận tín dụng chuyển sang. + Quản lý, thực hiện nghiệp vụ điều chuyển vốn, tài sản giữa chi nhánh với trung ương. + Quản lý tài chính, tài sản và công cụ lao động của ngân hàng. 1.2.3.3. Qui trình giao dịch một cửa a, Trách nhiệm của các thành viên tham gia vào qui trình: * Gíam đốc: - Quyết định mô hình tổ chức hạch toán và thanh toán cho phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng mình đồng thời chịu trách nhiệm điều hành thanh toán đảm bảo an toàn, phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận lợi. - Ra quyết định phân cấp, phân quyền quản lý và kiểm soát phù hợp với điều kiện của ngân hàng mình. Bố trí nhân sự cho phù hợp với mô hình thanh toán. - Tuân thủ các nội dung kiểm soát theo qui định trong qui trình chi tiết từng thể thức thanh toán. * Trưởng phòng nghiệp vụ: - Chấp hành sự điều hành của các cấp có thẩm quyền trong qui trình chi tiết của từng thể thức thanh toán. - Tổ chức công tác thanh toán tại đơn vị mình cho phù hợp. Thực hiện đầy đủ các bước công việc qui định trong qui trình chi tiết của từng thể thức thanh toán. - Phối hợp với các thành viên liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kiểm soát thẩm quyền và việc làm của các thành viên tham gia trước mình trong qui trình. * Trưởng phòng kế toán: - Thực hiện các nghiệp vụ giống trưởng phòng nghiệp vụ. - Chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ hoạt động kế toán, thanh toán và duyệt thanh toán sau cùng đối với các giao dịch viên thanh toán chuyển tiền ra ngoài đơn vị. * Giao dịch viên: - Chấp hành sự điều hành của các cấp có thẩm quyền trong qui trình thanh toán. Thực hiện đầy đủ các bước qui định trong qui trình chi tiết của từng thể thức thanh toán, các qui định hiện hành về chế độ hạch toán, thanh toán, chứng từ, an toàn kho quĩ. - Có tinh thần phục vụ tận tình, chu đáo. - Phối hợp với các thành viên có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ. * Thủ quĩ: - Thực hiện đầy đủ các bước qui định trong qui trình chi tiết của từng thể thức thanh toán. Thực hiện các qui định hiện hành về quản lý an toàn kho quĩ. b, Qui trình chung của
Tài liệu liên quan