Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến tích cực, toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.Góp phần vào thành quả đó có sự nỗ lực của nghành Ngân hàng.Hệ thống Ngân hàng đã từng bước tạo lập được vị thế của mình trong đời sống dân cư cũng như từng bứơc hội nhập với các Ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới. Để thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán & quản lý các phương tiện thanh toán, đòi hỏi hệ thống Ngân hàng không ngừng đổi mới, hoàn thiện và mở rộng các phương tiện TTKDTM nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
TTKDTM là một nghiệp vụ phức tạp nhưng rất quan trọng đối với NH.Một trong những phương tiện TTKDTM có nhiều tiện lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao đó là việc sử dụng séc.
Ở Việt nam, séc là hình thức thanh toán không còn mới mẻ, nhưng chưa được mọi người quan tâm đúng mức.Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều phía:thu nhập bình quân đầu người thấp, dân trí chưa cao dẫn đến hiểu biết về séc trong dân cư còn hạn chế,NH chưa thực hiện tốt vai trò chung gian thanh toán của mình, chưa làm cho dân chúng thấy được lợi ích của việc dùng séc hơn dùng tiền mặt.Từ đó làm cho séc chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán.Như vậy nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống NH Việt nam là phải hoàn thiện công tác thanh toán nói chung và TTKDTM bằng séc nói riêng. Để tạo cho séc trở thành phương tiện lưu thông rộng rãi trong xã hội,phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với những lý do trên, em chọn đề tài:”Giải pháp mở rộng & hoàn thiện hình thức thanh toán bằng séc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Thanh xuân” làm đề tài cho chuyên đề của mình.
74 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng & hoàn thiện hình thức thanh toán bằng séc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Thanh xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến tích cực, toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.Góp phần vào thành quả đó có sự nỗ lực của nghành Ngân hàng.Hệ thống Ngân hàng đã từng bước tạo lập được vị thế của mình trong đời sống dân cư cũng như từng bứơc hội nhập với các Ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới. Để thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán & quản lý các phương tiện thanh toán, đòi hỏi hệ thống Ngân hàng không ngừng đổi mới, hoàn thiện và mở rộng các phương tiện TTKDTM nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
TTKDTM là một nghiệp vụ phức tạp nhưng rất quan trọng đối với NH.Một trong những phương tiện TTKDTM có nhiều tiện lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao đó là việc sử dụng séc.
Ở Việt nam, séc là hình thức thanh toán không còn mới mẻ, nhưng chưa được mọi người quan tâm đúng mức.Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều phía:thu nhập bình quân đầu người thấp, dân trí chưa cao dẫn đến hiểu biết về séc trong dân cư còn hạn chế,NH chưa thực hiện tốt vai trò chung gian thanh toán của mình, chưa làm cho dân chúng thấy được lợi ích của việc dùng séc hơn dùng tiền mặt.Từ đó làm cho séc chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán.Như vậy nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống NH Việt nam là phải hoàn thiện công tác thanh toán nói chung và TTKDTM bằng séc nói riêng. Để tạo cho séc trở thành phương tiện lưu thông rộng rãi trong xã hội,phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với những lý do trên, em chọn đề tài:”Giải pháp mở rộng & hoàn thiện hình thức thanh toán bằng séc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Thanh xuân” làm đề tài cho chuyên đề của mình.
Vì trình độ, khả năng có hạn và thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Qụân Thanh xuân không được nhiều nên chuyên đề của em không tránh gặp phải những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô cũng như ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Quận Thanh xuân và cán bộ hướng dẫn thực tập để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI CHỨC NĂNG TRUNG GIAN THANH TOÁN & QUẢN LÝ CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN CHO NỀN KINH TẾ
SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN & VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Sự cần thiết khách quan của tanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường:
Tiền tệ với vai trò làm môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hoá, nó là một công cụ thanh toán và làm cho quá trình mua bán hàng hoá đựoc thực hiện dễ dàng hơn.Việc thực hiện chức năng thanh toán và chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ góp phần tích cực cho sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.Bất kì một đơn vị nào muốn tiến hành sản xuất đều phải có vốn để mua sắm máy móc, thiết bị , nguyên vật liệu… những chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất của đơn vị đó.Và khi đã sản xuất ra sản phẩm lại tiếp tục tiến hành thực hiện giá trị sản phẩm qua khâu tiêu thụ, thu tiền và tiếp tục quá trình tái sản xuất.Qúa trình đó thực hiện qua mối liên hệ tiền hàng trong thanh toán.
Thanh toán là khâu đầu tiên và cũng là khau cuối cùng, kết thúc một chu kì
sản xuất .Vì vậy không có thanh toán thì không thể tiến hành đều đặn và liên tục được.Thanh toán được coi là tất yếu khách quan và cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự tuần hoàn vốn một cách bình thường, liên tục trong từng đơn vị sản xuất. nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế nói chung.Nếu như trong khâu thanh toán có ách tắc thì quá trình sản xuất sẽ gián đoạn, các mối quan hệ kinh tế bị phá vỡ làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế.
Ngân hàng ra đời , lúc đầu với hoạt động đơn giản là nhận giữ hộ tiền vàng cho khách hàng. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển , dần dần ngân hàng phát sinh thêm một nghiệp như thanh toán cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng có nhu cầu thanh toán chi trả lẫn nhau.Khi sản xuất hàng hoá còn ở trình độ thấp, quá trình mua bán diễn ra ở phạm vi hẹp thì ngườ ta thanh toán với nhau bằng tiền mặt.Sự vận động của vật tư hàng hoá gắn liền với sự vận động của khối lượng tiền tệ .Lúc này thanh toán tiền mặt đã tỏ rõ sự linh hoạt của nó, diễn ra mọi lúc mọi nơi , tuỳ thuộc vào ý kiến chủ quan của người mua, người bán. Mà không gặp một trở ngại nào.Nhưng khi nền sản xuất hàng hoá phát triển ở mức độ cao, khối lượng hàng hoá được sản xuất ra và tiêu thụ trên phạm vi rộng khắp thì thanh toán bằng tiền mặt ngày càng bộc lộ những nhược điểm của nó:
-Việc thanh toán một khối lượng hàng hoá trao đổi cần một khối lượng tiền mặt lớn tương ứng để thanh toán.Với khối lượng tiền mặt quá lớn phải tốn thêm một khoản phí vận chuyển, bảo quản… và luôn ở trong tình trạng không an toàn đặc biệt trong điêu kiện người mua người ban ở xa nhau về mặt địa lý.
-Thanh toán bằng tiền mặt quá lớn làm tăng chi phí lưu thông tiền cho nhân viên kiểm toán, chi phí bảo quản cất giữ, chi phí vận chuyển, in ấn , huỷ tiền, phân loại tiền…
-Thanh toán bằng tiền mặt không chỉ gây ra áp lực bất lợi đối với việc tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ các nhà quản lý mà còn gây ra sự lãng phí không tập trung , tận dụng cho việc phát triển kinh tế do khối lượng vốn lớn của nền kinh tế nằm trôi nổi ngoài lưu thông.
-Thanh toán tiền mặt gây ra cản trở cho tốc độ chu chuyển vốn, do đó làm giảm tốc độ chu chuyển và tuần hoàn vốn của quá trình sản xuất.
-Thêm vào đó việc thanh toán bằng tiền mặt tạo ra những sơ hở không kiểm soát được, tạo thuận lợi cho những kẻ tham nhũng tìm cách chiếm đoạt tài sản xã hội.Tình trạng thất thoát thuế, trốn thuế, tham ô… cũng xuất phát từ kẽ hở trong việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
Với những hạn chế như vậy , việc chuyển tiền từ thanh toán bằng tiền mặt sang hình thức mới, thanh toán không dùng tiền mặt là một điều tất yếu, thể hiện sự phát triển ngày hoàn thiện của tiền tệ với chức năng là phương tiện thanh toán.
“Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt.Mà thanh toán bằng cách tính tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng hoặc thanh toán bù trừ lẫn nhau thông qua ngân hàng”.
Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của ngân hàng, ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, các cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng.
Hơn lúc nào hết , ngân hàng cần tạo được môi trường chuyển hóa nhanh từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt và việc làm này không những tạo thuận lợi cho khách hàng mà chính nó là dòng tiền chảy vào ngân hàng.Ngân hàng thương mại sẽ tăng thêm nguồn vốn và nguồn thu bằng tiền mặt, đồng thời qua đó ngân hàng có thể tăng cường vai trò kiểm soát thông qua công tác thanh toán…
Đặc điểm và vai trò thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
*Thanh toán không dùng tiền mặt(TTKDTM)
Kể từ khi nền kinh tế xuất hiện , đồng thời cũng xuất hiện nghành nghề kinh doanh mới – ngân hàng.Tiền tệ là thứ hàng hoá đặc biệt, nên nó được đem kinh doanh qua người chủ kinh doanh là ngân hàng. Cho đến nay ngoài các nghiệp vụ truyền thống là nghiệp vụ huy động vốn và đầu tư cho vay, ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ thanh toán hộ của nền kinh tế nhằm đáp ứng sự phát triển của sự phát triến kinh tế. Và chính nhờ sự phát triển của nền kinh tế mà ta có thể phân biệt ngân hàng với các trung gian tài chính khác có các hoạt động ngân hàng, vậy ngân hàng là gì?
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của nó là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, để đầu tư , để chiết khấu và để làm phương tiện thanh toán .Như vậy khi nói đến ngân hàng chúng ta phải nói đến cả ba hoạt động cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi , cho vay và thanh toán.Nhờ phát triển dịch vụ thanh toán , ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán trong nền kinh tế , làm cho hoạt động thanh toán trao đổi, chuyển sang phương thức mới: phương thức TTKDTM.
Với chức năng thanh toán , ngân hàng xuất hiện trong quan hệ trao đổi với tư cách là người thứ ba làm trung gian thanh toán , một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Khi đó trong các quan hệ trao đổi hoàn toàn không có sư xuất hiện của tiền mặt mà chỉ dưới hình thức ghi sổ, tiền trên tài khoản người đó phải được tự động chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng , hai bên mua bán phải mất chi phí lưu thông.
a) Đặc điểm TTKDTM
- TTKDTM thông qua trung gian là ngân hàng nên để thực hiện được khách hàng phải có tài khoản ở ngân hàng và có số dư trên đó( tiền gửi hay vay ngân hàng)
- Qúa trình thanh toán không có sự hiện diện của tiền mặt( giấy bạc ngân hàng) mà chỉ là việc ngân hàng thực hiện các bút toán trên sổ sách của ngân hàng và vốn tiền tệ của khách hàng tăng hay giảm sau khi thực hiện ghi sổ
- Ngân hàng thực hiện quá trình thanh toán theo lệnh của khách hàng khách hàng có lệnh tới ngân hàng. Nếu khách hàng không bị ngân hàng từ chối thanh toán, ngân hàng sẽ ghi nợ tài khoản của người phải trả và ghi có cho người thụ hưởng theo lệnh.
- TTKDTM cho phép sự vận động của hàng hoá và tiền tệ hoàn toàn tách rời nhau. Không nhất thiết diễn ra ngay sau khi giao hàng mà có thể trước hay sau khi giao nhận hàng hoá.
b) Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế
+ Với khách hàng
- Khách hàng là cá nhân
Khi áp dụng phương pháp TTKDTM, khách hàng có thể yên tâm việc bảo quản, đảm bảo an toàn về lượng tiền của mình trong ngân hàng, trường hợp có thanh toán thì tiền chỉ được chuyển trong hệ thống ngân hàng bằng cách chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác.Nhờ vậy giảm được chi phí, tổn thất tài sản, đặc biệt khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng từ chối thanh toán trong các trường hợp rủi ro.
- Khách hàng là doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu cao nhất của họ là nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình trong hoạt động kinh doanh.Một trong những biện pháp tối đa hoá lợi nhuận là giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh.Nhờ không dùng tiền mặt mà các doanh nghiệp có thể giảm được nhiều chi phí do các phiền toái khi sử dụng tiền mặt gây ra.Trong khi chỉ phải trả một khoản nhỏ cho ngân hàng khi thực hiện việc thanh toán hộ.Hơn nữa khi mở tài khoản và kí quỹ tại ngân hàng, các doanh nghiệp cũng như cá nhân được hưởng một khoản lãi trên tài khoản tiền gửi.Do việc thanh toán ghi cả bằng số và bằng chữ trên phương tiện thanh toán nên quá trình thanh toán được đảm bảo tính chính xác và rút ngắn được thời gian thanh toán.
Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng càng quan trọng.Ngân hàng không chỉ giúp các doanh nghiệp thanh toán trong nội địa mà còn mở rộng thanh toán quốc tế mà không dùng tiền mặt không thể thay thế trong giao dịch.Các doanh nghiệp không cần mất chi phí cũng như thời gian để xác lập các mối quan hệ hay khả năng thanh toán của bạn hàng mình ở nước ngoài.Việc sử dụng hình thức tín dụng chứng từ(thư tín dụng-TTD)
là hình thức đảm bảo uy tín nhất, chi phí ít nhất cho các doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán quốc tế.
+ Với ngân hàng
Cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mở rộng các hình hoạt động của mình nói chung và đa dạng hoá các dịch vụ của ngân hàng nói riêng.Nó tạo ra cho ngân hàng một khoản thu nhập, đồng thời nó làm cho ngân hàng thực sự trở thành trung tâm thanh toán, là cầu nối giữa các khách hàng của mình.
Bằng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng có thể tập trung được một lượng vốn nhàn rỗi lớn trong dân cư(theo thống kê, khoảng 27 tấn vàng, 750 triệu USD và từ 50.000 đến 70.000 tỷ VNĐ, hàng năm chảy vào theo con đường kiều hối không dưới 800.000 USD) đưa vào lưu thông với chi phí rẻ nhất(với chi phí thấp hoặc không có lãi xuất).Từ đó ngân hàng có thể sử dụng nó để cho vay, đầu tư vào nền kinh tế đem lại thu nhập cho ngân hàng
Thông qua không dùng tiền mặt ngân hàng sẽ nắm rõ tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp.Cho phép ngân hàng đánh giá mức độ tin tưởng với khách hàng khi cung cấp các khoản cho vay, đồng thời có thể theo dõi sát việc giải ngân và thực hiện các khoản vay của khách hàng, giảm thiểu tín dụng trong ngân hàng.
+ Với nền kinh tế
Sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tập trung được lượng vốn tiền tệ lớn trôi nổi ngoài lưu thông và trong ngân hàng.Trên cơ sở lượng vốn đó ngân hàng đầu tư vào các dự án kinh tế, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn tiền tệ thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế.
Một vấn đề khó khăn với các nhà quản lý vĩ mô, đó là điều hành chính sách tiền tệ, duy trì một khối lượng tiền tệ hợp lý.Tổng giá trị thanh toán không đổi, nếu thanh toán không dùng tiền mặt tăng nên, lượng tiền mặt giảm xuống sẽ đơn giản được quá trình quản lý, ổn định được mục tiêu kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá, công ăn việc làm…giúp ngân hàng nhà nước, các nhà hoạch định có những biện pháp, chính sách kịp thời nhằm thực hiện tốt chức năng kiểm soát tiền tệ
CÁC QUY ĐỊNH MANG TÍNH NGUYÊN TẮC & NỘI DUNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.
Các nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết quản lý vĩ mô của Nhà nước.Do đó đòi hỏi nghành ngân hàng phải tiến hành sửa đổi và bổ sung các chế độ, chính sách, thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế.Hiện nay thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện trên cơ sở Quyết Định 22/NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thông tư hướng dẫn 08/TT-NH1.Riêng hình thức thanh toán bằng séc tuân theo Nghị định 30/CP của chính phủ & Thông tư hướng dẫn 07/-NH1 của Ngân hàng Nhà nước.Phần nội dung các văn bản pháp quy được tóm tắt thành những nguyên tắc sau.
Điều 1: Các doanh nghiệp,cơ quan,tổ chức đoàn thể, đơn vị vũ trang,công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là đơn vị, cá nhân) được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.
Các đơn vị là cá nhân có tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước(gọi chung là chữ tài khoản) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt phải tuân theo những quy định chung của thể lệ này
Điều 2:Việc mở tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam.Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng đồng ngoại tệ phải thực hiện quy chế quản lý ngoại hối do Chính phủ Việt Nam ban hành.
Điều 3: Để thực hiện thanh toán đầy đủ, kịp thời các chủ tài khoản (bên trả tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản.Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc nhà nước là vi phạm và phải xử lý theo pháp luật.
Điều 4:Ngân hàng và kho bạc nhà nước có trách nhiệm
-Thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản đảm bảo chính xác, an toàn, thuận tiện.Các ngân hàng, kho bạc nhà nước có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.
-Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền trước khi thực hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản tiền gửi không đủ tiền. Đồng thời không chụi trách nhiệm liên đới của hai bên khách hàng)
Nếu có thiếu sót trong quá trình thanh toán gây nên thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng và kho bạc phải chụi trách nhiệm bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ có thể xử lý theo pháp luật.
Điều 5:Ngân hàng và kho bạc nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho các cơ quan ngoài ngân hàng. Kho bạc nhà nước khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quyết định chung của pháp luật.
Điều 6:Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng được chi phí theo quy định của thống đốc ngân hàng nhà nước.
Trên đây là những quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt.Tuỳ từng hình thức mà có quy định cụ thể. Để hoàn chỉnh hơn nữa công tác thanh toán không dùng tiền mặt,ngày 9/5/1996, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Nghị định 30/CP và NHNN Việt Nam đã ban hành thông tư séc 07/TT-NH ngay 27/12/1996 để hướng dẫn thực hiên quy chế phát hành séc và bảo chi séc để đáp ứng với sự đổi mới của cơ chế thị trường.Nghị định 30/CP & Thông tư hướng dẫn 07 đã thay thế séc theo QĐ 22 của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Từ đó, công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều đó được chứng minh qua các mặt sau:
-Qua công tác thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNH của các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong toàn quốc đã làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, giảm thời gian chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong thanh toán, đông thời đảm bảo và tiện lợi cho khách hàng của ngân hàng.
-Việc bổ sung các thể chế thanh toán mới như: ngân phiếu thanh toán , thẻ thanh toán, séc thanh toán & séc phát hành từ tài khoản tiền gửi cá nhân, đã làm cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đa dạng, từng bước đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.Việc ban hành quy chế sử dụng séc của nhà nước đã tạo điều kiện cho việc tiến tới hội nhập với công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các nứơc trong khu vực và toàn thế giới, đồng thời đáp ứng được với nhu cầu đổi mới và đa dạng của nền kinh tế.
-Từng bước áp dụng công nghệ tin học và phục vụ công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã làm giảm bớt những sai sót do thao tác bằng thủ công, tăng nhanh tốc độ luân chuyển chứng từ, do đó tăng nhanh tốc độ thanh toán cho khách hàng.
-Việc khách hàng có quyền tự do lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản thanh toán cũng tạo điều kiện để mở rộng mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt, ở nước ta trong mấy năm qua, đặc biệt từ sau nghị định 30/CP đã được tăng nên cả về số lượng và chất lượng cũng như các thành phần tham gia.Hiện nay công tác này đã và đang không ngừng được mở rông, thu hút mọi thành phần kinh tế, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới chung của nền kinh tế.
Nội dung các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang áp dụng tại Việt Nam .
Theo quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/02/2002 của NHNN ban hành quy chế hoạt đông thanh toán qua các tổ cung ứng dịch vụ thanh toán, Quyết định 1092/QĐ-NH1 ngày 08/10/2002 của thống đốc NHNN ban hành thể lệ TTKDTM thì những hình thức TTKDTM áp dụng tại NH gồm.
2.2.1. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi là tờ lệnh trả tiền của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích tài khoản của mình để trả cho đơn vị hoặc cá nhân được hưởng.Uỷ nhiệm chi được thanh toán hàng hoá và lao vụ,uỷ nhiệm chi được phát hành rộng rãi trong thanh toán: thanh toán giữa hai tổ chức kinh tế có tài khoản trong một chi nhánh ngân hàng thương mại và giữa hai tổ chức kinh tế có tài khoản ở hai chi nhánh ngân hàng thương mại khác nhau.
Khi khách hàng có nhu cầu chi trả lập uỷ nhiệm chi đến ngân hàng, ngân hàng phải thực hiện thanh toán ngay sau khi kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của uỷ nhiệm chi. Và quá trình hoạch toán theo nguyên tắc,ghi nợ cho người chi trả và ghi có cho người hưởng thụ.
2.2:Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu là hình thức thanh toán mà tổ chức kinh tế uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng.Uỷ nhiệm thu thường được áp dụng trong thanh toán giữa các tổ chức kinh tế cùng có sự tín nhiệm lẫn nhau trong thanh toán.Uỷ nhiệm thu có thể được sử dụng trong thanh toán giữa các tổ chức kinh tế có cùng một tài khoản tại một chi nhánh ngân hàng hoặc khác chi nhánh nhưng cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống cùng một địa bàn hoặc khác địa bàn.
Điểm khác nhau giữa uỷ nhiệm thu và uỷ nhiệm chi do bên mua hàng sử dụng dich vụ phát hành nhờ thu hộ,còn uỷ nhiệm thu do bên bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng bán hoặc dịch vụ cung cấp.Khi đơn vị bán phát hành uỷ nhiệm thu, có thể đưa uỷ nhiệm thu đến ngân hàng phục vụ mìn