Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội

Chúng ta thử hình dung, nếu một doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài mà không có các phương thức thanh toán quốc tế, thì sự nghiệp kinh doanh sẽ như thế nào? Hẳn là kết quả kinh doanh sẽ trở nên không hiệu quả. Phương thức thanh toán là một trong những điều kiện quan trọng nhất của hợp đồng thanh toán quốc tế. Có thể hiểu một cách đơn giản, phương thức thanh toán quốc tế là cách thức để người bán nhận được tiền nhanh nhất, an toàn nhất và người mua trả được tiền và nhận được hàng chuẩn xác đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đúng thời hạn như hợp đồng đã ký. Tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận sử dụng một phương thức thanh toán, các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được sử dụng là: thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu, tín dụng chứng từ Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong TTQT. Vì nó đảm bảo quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán. Hoạt động TTQT còn là một trong những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó không chỉ mang lại nguồn thu khá cho ngân hàng, mà nó còn làm các mảng nghiệp vụ khác của ngân hàng phát triển như: tín dụng, chiết khẩu, làm tăng uy tín, cũng như khả năng hội nhập quốc tế của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ỏ các ngân hàng thương mại nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng vẫn chưa đem lại hiệu quả và phát triển như mong muốn. Số lượng món TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ còn ít so với các ngân hàng khác, cũng như không tương xứng với tiềm lực của NHNo&PTNT; doanh thu từ hoạt động này còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh thu của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu còn chưa phát triển, chưa đa dạng các sản phẩm hỗ trợ. Vì vậy, Em chọn đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội ” làm chuyên đề thực tập. Chuyên đề nghiên cứu về lý thuyết TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ; từ đó, dựa trên cơ sở lý thuyết, nêu lên thực trạng hoạt động của ngân hàng, đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân về hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, chuyên đề chia làm 3 phần: Chương 1: Hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM Chương 2: Hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Nam Hà nội Chương 3: Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

doc69 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta thử hình dung, nếu một doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài mà không có các phương thức thanh toán quốc tế, thì sự nghiệp kinh doanh sẽ như thế nào? Hẳn là kết quả kinh doanh sẽ trở nên không hiệu quả. Phương thức thanh toán là một trong những điều kiện quan trọng nhất của hợp đồng thanh toán quốc tế. Có thể hiểu một cách đơn giản, phương thức thanh toán quốc tế là cách thức để người bán nhận được tiền nhanh nhất, an toàn nhất và người mua trả được tiền và nhận được hàng chuẩn xác đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đúng thời hạn như hợp đồng đã ký. Tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận sử dụng một phương thức thanh toán, các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được sử dụng là: thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu, tín dụng chứng từ… Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong TTQT. Vì nó đảm bảo quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán. Hoạt động TTQT còn là một trong những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó không chỉ mang lại nguồn thu khá cho ngân hàng, mà nó còn làm các mảng nghiệp vụ khác của ngân hàng phát triển như: tín dụng, chiết khẩu, … làm tăng uy tín, cũng như khả năng hội nhập quốc tế của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ỏ các ngân hàng thương mại nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng vẫn chưa đem lại hiệu quả và phát triển như mong muốn. Số lượng món TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ còn ít so với các ngân hàng khác, cũng như không tương xứng với tiềm lực của NHNo&PTNT; doanh thu từ hoạt động này còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh thu của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu còn chưa phát triển, chưa đa dạng các sản phẩm hỗ trợ. Vì vậy, Em chọn đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội ” làm chuyên đề thực tập. Chuyên đề nghiên cứu về lý thuyết TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ; từ đó, dựa trên cơ sở lý thuyết, nêu lên thực trạng hoạt động của ngân hàng, đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân về hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, chuyên đề chia làm 3 phần: Chương 1: Hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM Chương 2: Hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Nam Hà nội Chương 3: Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội. CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM 1.1. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM “Nếu một doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu thì lời khuyên của ngân hàng trong thanh toán đó là: ’Hãy chọn phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của hai phía: Người bán giao hàng sẽ được trả tiền, người mua trả tiền sẽ được quyền nhận hàng, trên cơ sở các quy tắc của UCP ‘” – (Trích “Toàn tập UCP”- trang 3). Và một thực tế hiện nay, ngân hàng đã phát triển rất nhiều các phương thức TTQT nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng trong đó thì phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các phương thức TTQT của ngân hàng. 1.1.1. Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of creadit), theo yêu cầu của công ty xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho bên thứ ba, trong thời gian nhất định, khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Theo UCP 500, điều 2, định nghĩa về tín dụng chứng từ như sau: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, theo đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chị thị của khách hàng (người yêu cầu mở L/C) hoặc đại diện cho chính bản thân mình. i. Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của phía thứ ba (Người hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu cho người hưởng ký phát. ii. Uỷ quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu iii. Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong L/C, với điều kiện chúng phù hợp với tất cả các điều khoản và điệu kiện của L/C. Trong phạm vi của Bản quy tắc 500, các chi nhánh của một ngân hàng ở những nước khác nhau được coi là những ngân hàng khác nhau.” Theo điều 2 UCP như trên, thì tên gọi của phương thức tín dụng chứng từ có thể là bất cứ như thế nào, miễn là về bản chất nó là sự cam kết của ngân hàng phát hành thanh toán cho người hưởng khi bộ chứng từ được xuất trình hợp lệ. Chính vì vậy mà tuỳ theo thói quen và thông lệ mỗi nước mà tín dụng chứng từ được gọi theo nhiều cách khác nhau: tín dụng chứng từ, thư tín dụng, L/C …. Letter of credit, documentary credit … Một cách tổng quát, có thể xem L/C là sự “đảm bảo thanh toán có điểu kiện” bởi một ngân hàng cho một người thu hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phủ họp với quy định của L/C. Hay nói cách khác, L/C là sự cam kết thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán của ngân hàng phát hành đối với chứng từ xuất trình phù hợp với quy định của L/C. L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sơởcủa hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cung không thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan. Điểu này hàm ý, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều kiện quy định trong L/C, thì ngân hàng phát hành phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hoá không hoàn toàn đúng như đã ghi trên chứng từ. Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá; nếu hàng hoá không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau, không liên quan đến ngân hàng phát hành. Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp với các điều khoản của L/C, mà ngân hàng vẫn thanh toán cho người xuất khẩu, thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm,vì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán tiền cho ngân hàng phát hành. Trong thực tế, một số nhà nhập khẩu có thể sử dụng L/C như là công cụ dự phòng để cụ thể hoá, chi tiết hoá hoặc bổ xung những điều khoản mà hợp đồng thương mại còn thiếu sót; ngoài ra, còn để đính chính, sửa chữa những nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương đã ký. 1.1.2. Vai trò của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ Trong TTQT, có nhiều phương thức thanh toán: phương thức trả tiền mặt, phương thức chuyển tiền, phương thức nhở thu, phương thức mở tài khoản, phương thức giao chứng từ trả tiền, phương thức tín dụng chứng từ…Mỗi phương thức có ưu điểm và nhược điểm riêng. - Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (người trả tiển) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng thụ) ở một địa điểm nhất định. Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong hai trường hợp là thanh toán trước tiền hàng và thanh toán sau. Thanh toán trước thì tiện lợi cho người bán song lại bất lợi cho người mua, vì người mua buộc phải có số một số lượng lưu động vốn đáng kể bị ghìm giữ trong thời gian dài. Hơn nữa, nếu hàng hoá kém chất lượng hay người sản xuất bị phá sản không có khả năng giao hàng, hoặc các vấn đề khác nảy sinh dẫn đến phương thức ứng tiền trước gặp rủi ro. Ngược lại, thanh toán sau thì thuận lợi cho người mua mà bất lợi cho người bán. Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí và khả năng tài chính của người mua. - Phương thức mở tài khoản là người bán xin mở một tài khoản để ghi nợi người mua khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thoả thuận giữa 2 bên (tháng, quý, bán niên …) người mua trả tiền cho người bán. Đây là phương thức thuận lợi cho bên mua được sử dụng hàng hoá thường xuyên, thậm chi cả lúc chưa đủ tiền, thuận lợi cho người bán tiêu thụ được hàng hoá và giữa được thị trường truyền thống. Nhưng đây cũng là phương thức rủi ro nhất, do kho có chứng từ hay sự tham gia của ngân hàng làm đảm bảo. Nhà xuất khẩu giao hàng trước khi nhận được thanh toán và không kiểm soát được hàng hoá cũng như việc thu tiền hàng. Nhà xuất khẩu hoàn toàn tin tưởng người mua và nếu người mua từ chối thanh toán, giải pháp duy nhất là đưa ra toà án. - Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho nhà nhập khẩu, sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do nhà xuất khẩu lập. Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho bên bán, người mua có thể nhận hàng không chịu trả tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền. Trong khi các phương thức thanh toán trên đều có sự rủi ro cho một trong hai bên: bán hoặc mua, thì phương thức L/C đảm bảo được quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán. Đó chính là lý do vì sao, phương thức L/C được sử dụng ngày ngày rộng rãi và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong TTQT. 1.1.2.1.Ưu điểm Đối với người nhập khẩu - Nhà nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được hàng hoá theo đúng với bộ chứng từ và điều khoản ký kết trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng… - Và nhà nhập khẩu được bảo đảm rằng chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi tất cả các chỉ thị được thực hiện đúng như trong L/C. - Nhà nhập khẩu không chỉ nhận được chứng từ hàng hoá đã quy định trong L/C mà còn được Ngân hàng kiểm tra với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất. - Nhà nhập khẩu còn được ngân hàng hỗ trợ về các mặt như: vốn, tận dụng tín dụng của ngân hàng, …vì thời gian từ lúc mở L/C đến khi thu được tiền bán hàng là khá dài (bao gồm thời gian để nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng, thời gian vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, thời gian bán hàng ), do đó, nếu được ngân hàng cho miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ giá trị L/C thì không khác gì ngân hàng đã cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Đối với nhà xuất khẩu - Nhà xuất khẩu được đảm bảo chắc chắn rằng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiền thanh toán mà không cần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hoá hay chấp nhận bộ chứng từ. - Nhà xuất khẩu cũng được ngân hàng tài trợ về mặt tài chính như: chiết khấu bộ chứng từ L/C, hay cho vay nhằm thực hiện hàng xuất khẩu dựa trên L/C đã được mở … Đối với ngân hàng - Ngân hàng sẽ thu được phí từ hoạt động phát hành L/C, thông báo L/C và các khoản phí khác liên quan đến giao dịch L/C: chuyển đổi ngoại tệ, phí SWIFT… - Mặt khác thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng giúp họ phát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển: tài khoản của khách hàng tại ngân hàng tăng, quan hệ tín dụng với khách hàng, doanh số mua bán ngoại tệ… - Ngân hàng còn tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ không phải là phương thức an toàn tuyệt đối, phương thức này vẫn có thể xảy ra những rủi ro cho các bên tham gia: 1.1.2.2. Rủi ro Đối với nhà nhập khẩu Việc thanh toán L/C của ngân hàng chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Vì vậy nếu một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (bề ngoài hợp với L/C). Như vậy sẽ không đảm bảo cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành Những thay đổi trong hợp đồng ngoại giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tiến hành nhiều thủ tục, sửa đổi bổ xung L/C làm kéo dài thời gian giao hàng, tăng chi phí. Ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng chỉ định khác có thể mắc sai lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định, thì ngân hàng phát hành có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho ngân hàng phát hành ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do ngân hàng phát hành chỉ định . Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ định mắc sai lầm phải hoàn trả số tiền đã ghi nợ cho ngân hàng phát hành, nhưng thực tế thì rất phức tạp và dễ bị từ chối. Vì để được bồi hoàn ngân hàng phát hành phải giao dịch với một ngân hàng ở rất xa và tại một quốc gia khác, hơn nưa ngân hàng này thường đề cao mối quan hệ và trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu nội địa; thậm chí cuối cùng thì ngân hàng phát hành cũng được bồi hoàn, những phải mất nhiều tháng giao dịch thư từ và tranh cái, chi phí có thể vượt giá trị của L/C. Nhà nhập khẩu sẽ chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập cảng. Vì bộ chứng từ gồm vận đơn, mà vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hoá, nếu thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu nhà nhập khẩu cân gấp hàng hoá, thì phải thu xếp để được ngân hàng phát hành phát hành một thư bảo lãnh gửi hãng tầu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà nhập khẩu phải trả một khoản phí cho ngân hàng. Nếu không quy định “bộ chứng từ đầy đủ”(full set of bills of lading), thì một người khác có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ chứng từ, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu. Đối với nhà xuất khẩu Vì phương thức L/C luôn đòi hỏi sự chính xác về chứng từ xuất trình nên nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi điều khoản thanh toán / chấp nhận có thể bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phí như lưu tầu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hoá… trong khi đó không rõ được lập trường của nhà nhập khẩu sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do sai sót bộ chứng từ. Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán. Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành (không gửi thông qua ngân hàng thông báo), thì đó có thể là một L/C giả. Nhà xuất khẩu phải yêu cầu một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngân hàng phục vụ mình xác minh L/C là thật. Đối với ngân hàng Phương thức thanh toán chứng từ không phải là phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối, thực tế vẫn có thể xảy ra rủi ro, nếu người mua - người bán cố tình lừa đảo. Mặt khác, nếu ngân hàng còn non yếu về trình độ và sự hiểu biết về ngoại thương, sẽ dẫn tới sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng… Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thu hưởng L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả. Vì vậy mà rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành là hiện hữu, do đó, trước khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần thẩm định khách hàng một cách chặt chẽ. Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được. Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng chỉ định có thể yêu cầu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng tử. Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả, thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, nên nhà nhập khẩu không chấp nhận, do đó ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu. 1.1.3. Phân loại thư tín dụng Trên thực tế trong thanh toán quốc tế có rất nhiều loại thư tín dụng, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể để lựa chọn loại thư tín dụng cho phù hợp. Phân theo loại hình - L/C không thể huỷ ngang (irrevocable L/C): là loại L/C sau khi đã được ngân hàng mở thì không thể sửa đổi, bổ xung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu chưa có sự thoả thuận của các bên tham gia. Sử dụng thư tín dụng này đảm bảo quyền lợi cho các bên nên được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán. - L/C có thể huỷ ngang (revocable L/C): là loại L/C có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi. Loại này chứa đựng nhiều rủi ro đối với nhà xuất khẩu. Vì vậy mà L/C này hầu như không được sử dụng, nó chỉ được sử dụng trong trường hợp: việc giao hàng giữa công ty mẹ và công ty con, hoặc quan hệ tín dụng giữa hai bên rất tốt. Phân theo thời gian thanh toán - L/C trả ngay (L/C payable by Draft at sight): là loại L/C không thể huỷ ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất trình. - L/C trả chậm (L/C available by deffered payment): là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau khi giao hàng. Phân loại theo phương thức sử dụng - L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi sử dụng xong hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì nó tự động có giá trị như cũ mà không cần mở L/C mới, cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng. Loại L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong trường hợp hai bên có quan hệ mua bán thường xuyên, quen biết có uy tín với nhau, khối lượng hàng hoá chia làm nhiều lần. Nhà nhập khẩu sẽ không bị ứ đọng vốn, tiết kiểm được chi phí và thời gian mở L/C. Còn nhà xuất khẩu có thể nhanh chóng nhận được tiền hàng sau khi giao hàng. - L/C chuyển nhượng (Transferable letter of credit): là loại L/C không huỷ ngang trong đó cho phép người hưởng lợi (nhà xuất khẩu là người hưởng lợi đầu tiên) yêu cầu ngân hàng thanh toán chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một hay nhiều người (người hưởng lợi thứ hai). Mỗi L/C chỉ được chuyển nhưởng một lần và chi phí phát sinh liên quan trong viêc chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả. L/C chuyển nhượng được sử dụng trong trường hợp mua bán trung gian cung cấp hàng hoá cho nhà nhập khẩu. Trong nghiệp vụ L/C chuyển nhượng thì người thụ hưởng thứ hai chịu nhiều rủi ro hơn cả. Vì họ chỉ nhận được tiền khi người hưởng lợi thứ nhất được người mua thanh toán. - L/C với điều khoản đỏ (Red clause document credit): là loại L/C trong đó có một điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng thông báo (ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khẩu) để thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng, thông thường số tiền ứng trước tính theo phần trăm so với giá trị L/C. - L/C giáp lưng (Back to back L/C ): là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng (được gọi là L/C gốc), để thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C cho nhà cung cấp hưởng với nội dung gần giống nhau, L/C mở sau này được gọi là L/C giáp lưng. L/C giáp lưng được áp dụng trong trường hợp là mua bán trung gian, giống như L/C chuyển nhượng. Nhưng khác với L/C chuyển nhượng, L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau, ngân hàng phát hành L/C giáp lưng hoà
Tài liệu liên quan