Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội

Bước vào thế kỷ 21, với những thành tựu đã đạt được từ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nền kinh tế Việt nam đang tạo ra những bước phát triển vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Ngân hàng Việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Hệ thống Ngân hàng đã được đổi mới từ cơ cấu tổ chức đến các hoạt động kinh doanh. Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng. Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, ngân hàng ngày càng phát triển thêm các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và một trong những nghiệp vụ đó chính là nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh đã ra đời và đi vào hoạt động. Cho đến nay, đã trở thành một trong những nghiệp vụ mạnh nhất của ngân hàng trong xu hướng toàn cầu hoá về các nghành đầu tư, tín dụng, thương mại. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng nó đã phát huy được vai trò hết sức to lớn. Đặc biệt, khi nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn, thiếu thiết bị công nghệ hiện đại, uy tín trên thị trường thế giới còn chưa cao. Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ còn mới mẻ, nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đôi khi còn gây ra tổn thất cho chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy mà việc áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh trong hoạt động của ngân hàng còn bị hạn chế chưa phát huy được hết vai trò của nó. Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh đối với ngân hàng nói chung và với Ngân hàng Ngoại thương Hà nội nói riêng có định hướng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống ngân hàng. Là một sinh viên ngành ngân hàng, tôi đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của các nghiệp vụ ngân hàng. Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, tôi đã tìm hiểu và chọn đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội. Mục tiêu của đề tài: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung và những vấn đề cơ bản liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh. - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh.

docx82 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu:…………………………………………………………………1 Chương 1: Chất lượng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng - những vấn đề cơ bản………….3 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và chức năng của bảo lãnh ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm ………………………………………………………….. 3 1.1.1.2 Đặc điểm .5 1.1.1.3 Chức năng 6 1.1.1.4 Vai trò 8 1.1.2 Phân loại bảo lãnh ngân hàng 9 1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức phát hành 9 1.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh 12 1.1.2.3 Căn cứ vào tính chất bảo lãnh 15 1.1.2.4 Căn cứ vào điều kiện thanh toán 17 1.1.3 Nội dung của bảo lãnh ngân hàng 18 1.1.3.1 Nội dung thư và hợp đồng bảo lãnh 18 1.1.3.2 Phí bảo lãnh 19 1.1.4 Các hình thức bảo lãnh ngân hàng 19 1.2 Chất lượng bảo lãnh 20 1.2.1 Khái niệm về chất lượng bảo lãnh 21 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá 23 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động bảo lãnh 23 1.3.1 Nhân tố khách quan 23 1.3.2 Nhân tố chủ quan 23 Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội 2.1 Tổng quan về ngân hàng 24 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội 26 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT HN 27 2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNT HN 34 2.2.1 Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNTHN 34 2.2.2 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNT HN 40 2.2.3 Quy mô và cơ cấu bảo lãnh tại chi nhánh NHNT HN 53 2.3 Đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNT HN 60 2.3.1 Các kết quả mà NHNT HN đạt được 60 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 61 Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHNT HN 3.1 Định hướng phát triển của NHNT HN trong thời gian tới 68 3.1.1 Mục tiêu kinh doanh năm 2008 68 3.1.2 Các kế hoạch kinh doanh để thực hiện mục tiêu năm 2008 69 3.1.3 Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh 71 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNT HN 73 3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định 73 3.2.2 Tăng cường kiểm tra giám sát 75 3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 75 3.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 76 3.3 Kiến nghị………………………………………………………………. 77 Kết luận……………………………………………………………………..80 LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ 21, với những thành tựu đã đạt được từ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nền kinh tế Việt nam đang tạo ra những bước phát triển vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Ngân hàng Việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Hệ thống Ngân hàng đã được đổi mới từ cơ cấu tổ chức đến các hoạt động kinh doanh. Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng. Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, ngân hàng ngày càng phát triển thêm các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và một trong những nghiệp vụ đó chính là nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh đã ra đời và đi vào hoạt động. Cho đến nay, đã trở thành một trong những nghiệp vụ mạnh nhất của ngân hàng trong xu hướng toàn cầu hoá về các nghành đầu tư, tín dụng, thương mại... Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng nó đã phát huy được vai trò hết sức to lớn. Đặc biệt, khi nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn, thiếu thiết bị công nghệ hiện đại, uy tín trên thị trường thế giới còn chưa cao. Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ còn mới mẻ, nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đôi khi còn gây ra tổn thất cho chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy mà việc áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh trong hoạt động của ngân hàng còn bị hạn chế chưa phát huy được hết vai trò của nó. Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh đối với ngân hàng nói chung và với Ngân hàng Ngoại thương Hà nội nói riêng có định hướng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống ngân hàng. Là một sinh viên ngành ngân hàng, tôi đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của các nghiệp vụ ngân hàng. Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, tôi đã tìm hiểu và chọn đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội. Mục tiêu của đề tài: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung và những vấn đề cơ bản liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh. - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh. CHƯƠNG 1 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 1.1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường, luôn tồn tại những mối quan hệ xã hội khác nhau, các mối quan hệ này vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp. Trong quan hệ xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên được quan tâm. Chỉ cần một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tác, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế. Trong khi đó, quan hệ kinh tế chỉ diễn ra lành mạnh khi các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Vì vậy, các bên tham gia quan hệ kinh tế đều muốn có sự đảm bảo bằng uy tín hay tài sản của bên thứ ba về việc thực hiện nghĩa vụ của đối tác. Sự đảm bảo của bên thứ ba đó gọi là bảo lãnh. Có hai hình thức bảo lãnh chủ yếu: - Bảo lãnh đối nhân: được áp dụng chủ yếu đối với các quan hệ phi tài sản trong các lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, chế tài hành chính và quan hệ phi tài sản trong dân sự. - Bảo lãnh đối vật: được áp dụng chủ yếu trong quan hệ kinh tế và dân sự có yếu tố tài sản, với sự đảm bảo rằng nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đền bù cho bên nhận bảo lãnh với số tiền được thỏa thuận từ trước. Như vậy, bảo lãnh là sự cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi họ không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Ngày 26/6/2006 NHNN đã ra quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ban hành quy chế mới về bảo lãnh ngân hàng. Quy chế này thay thế quy chế “Bảo lãnh ngân hàng” được ban hành theo quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước và theo quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số điều trong quy chế Bảo lãnh đã chỉ rõ: “Bảo lãnh Ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. “Bên bảo lãnh” là các tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn có các ngân hàng được thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh khác mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu theo quy định của pháp luật về thương phiếu. “Bên được bảo lãnh” là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam, doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra còn có các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của bộ Luật Dân sự, các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt nam, hộ kinh doanh cá thể. Ngân hàng sẽ không được bảo lãnh đối với những người như sau: Thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của các tổ chức tín dụng; cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định bảo lãnh: bố; mẹ; vợ; chồng; con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc). “Bên nhận bảo lãnh” là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng. “Cam kết bảo lãnh” là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. “Hợp đồng bảo lãnh” là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. 1.1.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 1.1.1.2.1 Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương Để tiến hành được một nhiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, thông thường không chỉ có ngân hàng và người được bảo lãnh tham gia mà cón có người nhận bảo lãnh. Giữa các chủ thể này có mối quan hệ với nhau qua hợp đồng kinh tế. Mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thông qua hợp đồng mua bán hàng hoá. Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và bên nhận bảo lãnh thông qua cam kết bảo lãnh dưới hình thức thư bảo lãnh, thư L/C. Do vậy, ta có thể hiểu rằng bảo lãnh ngân hàng không chỉ là mối quan hệ song phương mà là mối quan hệ đa phương. 1.1.1.2.2 Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập Mặc dù ngân hàng sẽ bồi thường cho người thụ hưởng những thiệt hại gây ra do không thực hiện đúng như trong hợp đồng gốc với người được bảo lãnh, song việc thanh toán một bảo lãnh chỉ căn cứ vào các điều khoản và điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh. Tức là, bên nhận bảo lãnh chỉ được quyền đòi tiền bảo lãnh đối với ngân hàng nếu những điều kiện ghi trong cam kết bảo lãnh xảy ra và ngân hàng cũng không thể viện ra các điều khoản trong hợp đồng gốc để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình. Tính độc lập còn được thể hiện ở chỗ ngân hàng có quyền truy đòi khoản tiền bảo lãnh đã trả thay cho khách hàng ngay sau khi ngân hàng thực hiện yêu cầu thanh toán từ bên nhận bảo lãnh mà không hề bị ảnh hưởng bởi các điều khoản của hợp đồng gốc. 1.1.1.2.3 Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng của ngân hàng Khi ngân hàng phát hành một cam kết bảo lãnh thì ngân hàng chưa thực sự phải bỏ ra số tiền bảo lãnh, ngân hàng chỉ tiến hành thu phí bảo lãnh do bên được bảo lãnh đóng. Bảng cân đối tài sản chưa hề bị thay đổi, do vậy nghiệp vụ bảo lãnh được coi là một hoạt động ngoại bảng. Bảng cân đối tài sản chỉ thay đổi khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, khi đó ngân hàng sẽ phải chuyển một phần nguồn vốn dùng để cho vay sang hay phải huy động từ các nguồn khác. Nếu bên được bảo lãnh chưa hoàn trả này số tiền ngân hàng trả thay thì sẽ phải tiến hành nhận nợ. 1.1.1.3 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 1.1.1.3.1 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đảm bảo Mục đích quan trọng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng chính là cung cấp cho bên nhận bảo lãnh một khoản bồi hoàn tài chính trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm điều khoản được ghi nhận trong cam kết bảo lãnh. Đó là một hình thức bảo đảm cho bên nhận bảo lãnh và thường do bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên được bảo lãnh phải đề nghị ngân hàng bảo lãnh. Trong thực tế, bên nhận bảo lãnh không mong muốn nhận được tiền bảo lãnh, họ mong muốn bên được bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Họ chỉ coi bảo lãnh như một công cụ để bảo đảm an toàn cho mình khi có sự cố vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh và bên được bảo lãnh cũng không muốn chuyện đó xảy ra vì khi thiệt hại do không đúng trong hợp đồng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, bảo lãnh ngân hàng được dùng như một công cụ bảo đảm. 1.1.1.3.2 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng Sau khi ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, chỉ cần bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng thì bên nhận bảo lãnh có quyền truy đòi số tiền bảo lãnh. Số tiền này ngân hàng sẽ cho vào khoản tín dụng bắt buộc và chắc chắn rằng bên được bảo lãnh đã gây ấn tượng không tốt với ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc xin vay, bảo lãnh sau này. Do vậy, bảo lãnh ngân hàng đã tạo áp lực đốc thúc bên được bảo lãnh phải hoàn thành nghĩa vụ của mình đúng như trong cam kết. 1.1.1.3.3 Bảo lãnh được dùng như một công cụ tài trợ Trong hợp đồng thầu hoặc hợp đồng mua bán có giá trị lớn, thời gian hiệu lực kéo dài, nhu cầu tài trợ cho dự án là rất cần thiết. Các nhà đầu tư hoặc người bán gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính và chịu nhiều rủi ro nếu như phải hoàn tất các hạng mục hoặc toàn bộ hợp đồng mới được thanh toán. Do vậy, để công trình tiến hành thuận lợi, chủ thầu hoặc người mua thường tạm ứng trước cho từng công đoạn với điều kiện nhà thầu phải có một bảo lãnh do ngân hàng có uy tín đứng ra cam kết sẽ hoàn trả lại số tiền ứng trước đó. Vì thế ngân hàng được coi như một công cụ tài trợ. 1.1.1.3.4 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đánh giá Bảo lãnh ngân hàng giúp bên nhận bảo lãnh có những đánh giá nhất định về năng lực tài chính và hoạt động của bên đối tác thông qua việc ngân hàng có chấp thuận hay không chấp thuận bảo lãnh. Bởi vì ngân hàng là một định chế tài chính có chuyên môn cao, có khả năng phân tích đánh giá được tình trạng khách hàng của mình. Do vậy, việc ngân hàng không sẵn sàng chấp thuận bảo lãnh cho đối tác chứng tỏ rằng họ có điều gì không ổn về mặt tài chính hoặc năng lực sản xuất kinh doanh. Trên đây là những chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. Nó có tác động to lớn đến tất cả các chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh cả trên phương diện nghĩa vụ và quyền lợi. 1.1.1.4 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 1.1.1.4.1 Đối với nền kinh tế Bảo lãnh ngân hàng được coi là một công cụ quan trọng được sử dụng ngày càng rộng rãi để trợ giúp cho các hoạt động kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế để phát triển kinh tế đất nước. Bảo lãnh ngân hàng tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện vay vốn trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu về vốn, phục vụ cho đầu tư phát triển. Đối với một doanh nghiệp không phải là khách hàng truyền thống, thì việc xin vay vốn đặc biệt là với số vốn xin vay lớn, rất ít khi được ngân hàng cho vay. Do ngân hàng chưa chắc chắn được rằng doanh nghiệp có khả năng trả được nợ hay không. Trong khi việc dùng tài sản cầm cố hay thế chấp để xin vay không phải lúc nào cũng dễ đối với các doanh nghiệp. Do vậy, dịch vụ bảo lãnh ra đời đã đảm bảo việc hoàn trả vốn vay, còn bên có nhu cầu vay vốn sẽ có nhiều cơ hội có được nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm góp phần ổn định xã hội làm cho nền kinh tế phát triển. 1.1.1.4.2 Đối với ngân hàng Hiện nay, hệ thống ngân hàng đã được đổi mới toàn diện từ nội dung hoạt động cho đến cơ cấu tổ chức, đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, nhằm tăng doanh thu, nâng cao thu nhập từ các dịch vụ trong đó có dịch vụ bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng góp phần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng truyền thống bên cạnh đó còn giúp ngân hàng tìm kiếm những khách hàng mới. Thông qua việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng còn có điều kiện cung cấp thêm các loại dịch vụ khác cho doanh nghiệp. Nhờ đó, nâng cao được hiệu quả kinh doanh của cả ngân hàng và doanh nghiệp. 1.1.1.4.3 Đối với khách hàng Bảo lãnh ngân hàng giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro, đảm bảo lợi ích kinh tế do vi phạm hợp đồng gây ra, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi ký kết hợp đồng, tiết kiệm thời gian chi phí vào việc tìm hiểu đối tác và không phải bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Tóm lại, bảo lãnh ngân hàng thúc đẩy cho các doanh nghiệp phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao doanh thu, giúp người bán yên tâm hơn khi ký kết hợp đồng, giảm thiểu rủi ro. 1.1.2 PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức phát hành 1.1.2.1.1 Bảo lãnh trực tiếp Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cam kết và chịu trách nhiệm trực tiếp với bên nhận bảo lãnh về cam kết của mình. Bảo lãnh trực tiếp có thể thông báo thông qua ngân hàng phát hành. Bảo lãnh trực tiếp còn có tên gọi khác là bảo lãnh ba bên. Bảo lãnh trực tiếp ngân hàng bảo lãnh phát hành trực tiếp cho người thụ hưởng. Người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành một bảo lãnh với các điều kiện và thời hạn được quy định trong hợp đồng, đồng thời cam kết sẽ hoàn lại cho ngân hàng phát hành nếu ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Sau khi xem xét nếu ngân hàng đồng ý sẽ ký phát hành một bảo lãnh. Ta có mô hình như sau: NH phát hành bảo lãnh NH thông báo Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh (2) (3) (1) (4) (5) Trong đó: (1) Là thoả thuận giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng. (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một bảo lãnh ngân hàng. Ngân hàng phát hành sẽ phát hành một thư bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo bảo lãnh sẽ kiểm tra tính trung thực và thông báo lại cho bên nhận bảo lãnh. Ngân hàng phát hành thực hiện việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi có sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Về nguyên tắc, ngân hàng phát hành có thể gửi thư bảo lãnh trực tiếp cho người thụ hưởng. Trên thực tế bảo lãnh trực tiếp thường có sự tham gia của ngân hàng thông báo tại nước của người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng của người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo sẽ giúp người hưởng xác nhận tính chân thực của thư bảo lãnh nhận được. Tuy nhiên, vai trò của ngân hàng thông báo chỉ đơn thuần là kiểm tra tính chân thực và chuyển giao bảo lãnh cho người hưởng. Ngược lại, khi người hưởng đòi tiền theo thư bảo lãnh, ngân hàng thông báo sẽ giúp ngân hàng phát hành kiểm tra tư cách pháp lý của người đòi tiền. Tóm lại, ngân hàng thông báo chỉ tham gia dưới góc độ “kỹ thuật nghiệp vụ” mà không có quyền và nghĩa vụ liên quan trong bảo lãnh. Chính vì vậy dù có thêm sự tham gia của ngân hàng thông báo, bảo lãnh trực tiếp vẫn được gọi là bảo lãnh ba bên. 1.1.2.1.2 Bảo lãnh gián tiếp Bảo lãnh gián tiếp còn được gọi là bảo lãnh bốn bên. Ta có mô hình sau: NH phát hành bảo lãnh đối ứng NH phát hành bảo lãnh Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh (1) (2) (3) (4) Trong đó: (1) Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng. (2) Bên được bảo lãnh đề nghị ngân hàng phục vụ mình yêu cầu một ngân hàng khác tại quốc gia của bên nhận bảo lãnh phát hành bảo lãnh. (3) Ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. (4) Ngân hàng phát hành thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. Sau khi ngân hàng phát hành thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, ngân hàng phát hành yêu cầu ngân hàng bảo lãnh đối ứng hoàn trả lại số tiền mà họ đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh và ngân hàng phát hành đối ứng yêu cầu bên được bảo lãnh phải hoàn trả số tiền bảo lãnh. 1.1.2.1.3 Bảo lãnh được xác nhận Là
Tài liệu liên quan