Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 Hà Nội

Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của sự toàn cầu hoá kinh tế và cạnh tranh trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Do vậy để thắng lợi trong cạnh tranh và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, mỗi doanh nghiệp phải biết mình là ai?, hiệu quả kinh doanh của mình như thế nào?, những khả năng về nguồn lực cũng như cơ hội phát triển trong tương lai ra sao?. Chính vì thế thách thức lớn nhất đối với các nhà quản lý trong thế kỷ 21 không phải là vấn đề gì xa lạ, đó là vấn đề tiêu thụ. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển chung của nhân loại. Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước là sự trưởng thành và phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có công ty dệt 19/5 Hà Nội. Nhưng để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển được thì nó phải có một vị trí nhất định trên thị trường. Chính vì thế, làm thế nào để tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra là mối quan tâm lớn không chỉ của riêng công ty dệt 19/5 Hà Nội. Bởi tiêu thụ hàng hoá được xem như là mạch máu của nền kinh tế và khách hàng chính là người quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và thường xuyên thay đổi và điều quan trọng là doanh nghiệp phải nhận biết được nó và tìm cách đáp ứng kịp thời và tốt nhất. Nhận thức được vấn đề đó, qua quá trình thực tập ở công ty dệt 19/5 Hà Nội em đã tìm hiểu được một số vấn đề trong quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó vấn đề mà em cho rằng cần thiết nhất đối với công ty hiện nay là vấn đề tiêu thụ. Do đó em muốn đóng góp ý tưởng của mình và đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 Hà Nội ”

doc58 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của sự toàn cầu hoá kinh tế và cạnh tranh trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Do vậy để thắng lợi trong cạnh tranh và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, mỗi doanh nghiệp phải biết mình là ai?, hiệu quả kinh doanh của mình như thế nào?, những khả năng về nguồn lực cũng như cơ hội phát triển trong tương lai ra sao?.. Chính vì thế thách thức lớn nhất đối với các nhà quản lý trong thế kỷ 21 không phải là vấn đề gì xa lạ, đó là vấn đề tiêu thụ. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển chung của nhân loại. Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước là sự trưởng thành và phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có công ty dệt 19/5 Hà Nội. Nhưng để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển được thì nó phải có một vị trí nhất định trên thị trường. Chính vì thế, làm thế nào để tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra là mối quan tâm lớn không chỉ của riêng công ty dệt 19/5 Hà Nội. Bởi tiêu thụ hàng hoá được xem như là mạch máu của nền kinh tế và khách hàng chính là người quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và thường xuyên thay đổi và điều quan trọng là doanh nghiệp phải nhận biết được nó và tìm cách đáp ứng kịp thời và tốt nhất. Nhận thức được vấn đề đó, qua quá trình thực tập ở công ty dệt 19/5 Hà Nội em đã tìm hiểu được một số vấn đề trong quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó vấn đề mà em cho rằng cần thiết nhất đối với công ty hiện nay là vấn đề tiêu thụ. Do đó em muốn đóng góp ý tưởng của mình và đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 Hà Nội ” chương 1. Tổng quan về Công ty dệt 19/5 Hà Nội I. Thông tin chung về doanh nghiệp Cty Dệt 19/5 Hà nội là một doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc sở công nghiệp Hà nội, do Nhà Nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà Nước giao. Công ty dệt 19/5 Hà nội có trụ sở chính tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội, có tổng số vốn pháp định 3,2 tỷ đồng. Công ty dệt 19/5 Hà nội: tên tiếng anh là: Ha noi may 19 textile company, tên giao dịch là Hatexco, địa chỉ Email: hatex_co@.hn.vn.vnn. Ngành nghề kinh doanh chính: chuyên sản xuất kinh doanh các loại vải bạt, vải lọc, vải chéo, vải tổng hợp, vải đay…, các loại sợi côttôn, sản phẩm may thêu, xây dựng dân dụng… Hiện nay công ty dệt 19/5 Hà nội có 4 cơ sở sản xuất chính và 2 liên doanh với nước ngoài ( Singapo ). Cơ sở 1: tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội, với diện tích là 4,5 ha Cơ sở 2: tại 89 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội Cơ sở 3: tại xã Thanh Liệt, với diện tích 1.5 ha Cơ sở 4: tại Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam, dự định tháng 6 năm 2005 sẽ đi vào sản xuất, với diện tích 10 ha. Liên doanh 1: Norfolk hatexco được thành lập năm 2002 Liên doanh 2: Công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 được thành lập năm 1993. Hiện nay công ty đang đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ và chuyển đổi sản xuất các mặt hàng chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. * Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty dệt 19/5 Hà Nội Công ty dệt 19/5 Hà nội được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng và tuân thủ theo chế độ một thủ trưởng. Hiện nay ban lãnh đạo của công ty gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc, dưới PGĐ là 9 phòng ban khác. Theo công văn số 23/D.19/5 về việc uỷ quyền sản xuất kinh doanh trong công ty quy định: * Giám Đốc: Đỗ Văn Minh - Phụ trách chung: Giám đốc công ty là người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt độncủa công ty theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được trên giao. chịu trách nhiệm cá nhân trước cấp trên về mọi mặt hoạt động công tác của công ty. Có trách nhiệm triển khai các nghị quyết của Đảng uỷ tới ban lãnh đạo. - Chỉ đạo trực tiếp các mặt công tác sau: Công tác tổ chức cán bộ Công tác liên doanh, liên kết Công tác giá cả ( giá mua và và giá bán ra ) Công tác định hướng chất lượng phát triển sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn toàn công ty - Ký: Các chứng từ về thu, chi tài chính, tiền Các hợp đồng kinh tế Các văn bản giấy tờ đối nội, đối ngoại của công ty Các thủ tục giấy tờ văn bản của hai liên doanh - Phụ trách trực tiếp các phòng: Phòng vật tư Đầu tư phát triển Lao động tiền lương - Sinh hoạt tại phòng lao động tiền lương * Phó giám đốc kỹ thuật đầu tư: Bùi Quang Vinh - Tham mưu cho giám đốcvà thay mặt giám đốc chỉ huy mọi công việc trong lĩnh vực kỹ thuật ở công ty và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước giám đốc về các mặt công tác sau: Công tác đầu tư cơ bản tại cơ sở Công tác lĩnh vực kĩ thuật công nghệ công ty và phân xưởng Công tác đối ngoại thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, khoa học, đề tài Công tác tiến bộ kĩ thuật, chiến lược kĩ thuật, đổi mới máy móc thiết bị để ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất của công ty Công tác sửa chữa lớn, nhỏ cho sản xuất và làm việc Công tác an toàn về PCCC, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và bảo hộ lao động - Phụ trách trực tiếp các phòng: Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng quản lý chất lượng - Sinh hoạt tại phòng kỹ thuật sản xuất - Ký thừa lệnh: Toàn bộ các văn bản, giấy tờ thuộc lĩnh vực kỹ thuật quản lý *Phó Giám Đốc Nội Chính: Trần Hồng Tuy - Tham mưu cho giám đốc và thay mặt giám đốc chỉ huy mọi công việc trong lĩnh vực nội chính và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước giám đốc về các mặt công tác sau: Công tác tài chính, kế toán, tiền tệ Công tác hoà giải tranh chấp lao động, kỉ luật lao động Công tác quản lý nhà xưởng, TSCĐ, quản lý đất đai Công tác chăm lo đời sống CBCNV Công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan, công tác tự vệ, bảo vệ, công tác an ninh, an toàn xã hội - Phụ trách trực tiếp các phòng: Phòng tài vụ Phòng hành chính bảo vệ Phòng y tế đời sống - Sinh hoạt tại phòng tài vụ - Ký: Lệnh điều phương tiện xe ô tô Xây dựng phương án nhà tập thể cho CBCNV Séc, uỷ nhiệm chi thuộc lĩnh vực nội chính *Phó giám đốc kinh doanh: Trương Thị Phương - Tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt công tác sau: Chỉ đạo sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Đôn đốc kiểm tra kế hoạch sản xuất hàng tháng của các phân xưởng, phòng ban Tổ chức họp hội nghị đánh giá tình hình kế hoạch tháng và giao kế hoạch tháng tiếp theo cho các đơn vị thực hiện Định kỳ 6 tháng, cả năm, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của đại hội công nhân viên chức công ty xây dựng các phương án để lo đủ việc làm cho CBCNV và người lao động đôn đốc công việc bảo quản, quản lý kho tàng công tác chiến lược phát triển sản phẩm đến năm 2010 - Ký: Các phiếu xuất nhập vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm Hoá đơn bán hàng, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế Séc, uỷ nhiệm chi thuộc lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, mua bán vật tư - Phụ trách trực tiếp các đơn vị: Phòng kế hoạch thị trường Các phân xưởng: sợi, dệt, may, thêu và ngành hoàn thành - Sinh hoạt tại phòng kế hoạch thị trường * PGĐ phụ trách hai liên doanh: Nguyễn Mạnh Cường - Tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt công tác sau: Công tác hoạt động của hai liên doanh Công tác quản lý, sử dụng lao động tại hai liên doanh Công tác xây dựng mối quan hệ gắn bó với người nước ngoài làm việc tại hai liên doanh Công tác chế độ của người lao động Việt Nam làm việc tại liên doanh - Phụ trách: thường trực công ty dệt 19/5 Hà Nội tại hai liên doanh * Các phòng ban gồm: + Phòng kế hoạch thị trường ( 4 người ): lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm + Phòng vật tư ( 4 người ): cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá + Phòng tài vụ ( 5 người ): hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất, thu, chi tài chính, kế toán + Phòng lao động tiền lương ( 6 người ): tuyển dụng, đào tạo nhân lực, quản lý lao động, giải quyết chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỉ luật lao động + Phòng kĩ thuật ( 5 người ): quản lý công tác kỹ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất. + Phòng quản lý chất lượng ( 2 người ): kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá mua về và hàng hoá sản xuất ra của công ty, thường trực ISO. + Phòng hành chính bảo vệ (13 người ): bảo đảm an toàn, an ninh trong công ty, thực hiện văn hoá công ty. + Phòng y tế đời sống ( 5 người ): chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. + Phòng kiểm toán ( 1 người ): kiểm tra hệ thống kế toán và một số nghiệp vụ của các phòng khác. Sơ đồ: Bộ máy quản lý ( trang bên ) II. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp 1. Lịch sử ra đời của công ty dệt 19/5 Hà Nội Cty dệt 19/5 Hà nội ra đời trong thời kỳ công thương nghiệp tư bản tư doanh (1954-1960). Công ty dệt 19/5 Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước thuộc sở công nghiệp Hà nội quản lý. Tiền thân của công ty là các cơ sở tư nhân được hợp nhất lại với nhau bao gồm: Việt Thắng, Hoà Bình, Hồ Tây và thành lập cuối năm 1959 lúc đó lấy tên là xí nghiệp dệt 8/5, trụ sở đặt tại số 4 ngõ 1 Hàng Chuối, Hà Nội. Tính đến nay công ty đã có 46 năm trưởng thành và phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển không ngừng của đất nước. 2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của công ty dệt 19/5 Hà Nội Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt 19/5 được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: 1959 – 1973 Trong những ngày đầu thành lập, công ty được thành phố Hà Nội công nhận là xí nghiệp quốc doanh và mang tên xí nghiệp dệt 8/5 trụ sở đặt tại số 4 ngõ 1 Hàng Chuối, Hà Nội. Trong thời kỳ này nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp là dệt gia công theo chỉ tiêu của Nhà Nước, chuyên phục vụ cho quốc phòng là chính. Sản phẩm chính là bít tất và các loại vải như kaki, phin kẻ, khăn mặt… Sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp tăng dần từ 10% đến 15% hàng năm. Lúc đó công ty có khoảng 250 người, dây truyền sản xuất lạc hậu, cũ kĩ, quy mô nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm. Năm 1964 đất nước có chiến tranh, xí nghiệp thực hiện chủ trương của Đảng chuyển sang sản xuất trong thời chiến “ vừa sản xuất vừa chiến đấu ”. Một bộ phận của xí nghiệp đã phải sơ tán về thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì chuyên làm nhiệm vụ se sợi và dệt vải bạt. Và cũng trong thời gian này, xí nghiệp đã xin Nhà Nước cho nhập thêm 50 máy dệt mới của Trung Quốc để đưa vào sản xuất. Năm 1967 thành phố Hà Nội quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội. Chính vì vậy nhiệm vụ sản xuất chính của xí nghiệp dệt 8/5 Hà Nội sau này chỉ là dệt các loại vải bạt. Giai đoạn 2: 1974 – 1988. Năm 1980 xí nghiệp được phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật và xây dựng cơ sở mới ở 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Đó cũng chính là cơ sở sản xuất chính hiện nay với tổng diện tích mặt bằng 4,5 ha. Quá trình xây dựng cơ bản từ năm 1981 đến năm 1985 thì hoàn thành và đi vào hoạt động. Cũng trong thời gian này, xí nghiệp đã đầu tư 100 máy dệt UTAS của Tiệp. Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ các loại vải bạt của xí nghiệp đã tăng lên đòi hỏi đào tạo thêm công nhân sản xuất, đưa tổng số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp lên 520 người. Hàng năm để phục vụ sản xuất 1,5 triệu mét vải các loại, nhu cầu bông của xí nghiệp vào khoảng 500 tấn sợi các loại. Năm 1983 xí nghiệp đã đổi tên thành nhà máy dệt 19/5, trong thời kì này nhà máy có khoảng 1256 người, số máy dệt là 200 máy và công suất 1,8 đến 2,7 triệu mét/năm. Có thể nói đây là thời kì hoàng kim nhất của công ty trong quá khứ. Giai đoạn 3: 1989 đến nay ( năm 2005 ). Đây là thời kì nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước, vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế được khẳng định. Nhà máy thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và làm các nghĩa vụ đối với nhà nước. Trong thời gian đầu doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn do nhu cầu về vải bạt giảm từ 2,7 triệu mét/năm xuống chỉ còn 1 triệu mét/năm, Nhà Nước không giao chỉ tiêu nữa mà doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường cho mình. Đứng trước tình hình này doanh nghiệp đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý, bộ phận sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và chủ động trong việc chào hàng, tìm bạn hàng. Lúc này từ 1256 lao động chỉ còn 250 lao động ở lại. Qua nhiều năm dưới sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình trong sự chuyển đổi của nền kinh tế. Doanh thu hàng năm tăng dần, doanh thu năm 1991 đạt 6,24 tỷ đồng, năm 1992 đạt 12,83 tỷ đồng. Năm 1993, với sản phẩm dệt thoi, nhà máy đã đầu tư hai máy se và sản xuất ra những lô hàng bạt nặng đầu tiên, kí hợp đồng tiêu thụ 80.000 mét vải bạt. Điều này đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và tăng doanh thu cho nhà máy. Doanh thu năm 1993 đạt 15,71 tỷ đồng. Cũng trong năm này theo quyết định 255 của UBND thành phố Hà Nội, nhà máy đã đổi tên thành công ty dệt 19/5 Hà Nội. Đây là một sự thuận lợi cho sự phát triển của nhà máy, đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với thị trường quốc tế. Để thích nghi với cơ chế thị trường, thích nghi với nền kinh tế mở của đất nước và nắm bắt dược xu thế của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, công ty đã chủ động tìm đối tác liên doanh để giải quyết sự khó khăn về vốn và nâng cao chất lương sản phẩm. Công ty đã liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài là Singapore, vốn góp của công ty là 20% bằng đất đai, chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất dệt kim và hơn 50% lao động sản xuất tại xưởng sang liên doanh. phía nước ngoài góp 80% vốn, đây là bước chuyển đổi mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên. Từ năm 1994 đến năm 1997 công ty đã được nhà nước đầu tư thêm 1,7 tỷ đồng, đào tạo thêm 100 lao động mới, đảm bảo việc làm ổn định và đầy đủ cho người lao động. Năm 1998 công ty đầu tư dây truyền kéo sợi và máy dệt tự động UTAS của Tiệp đưa doanh thu đạt 33 tỷ đồng. Năm 2000 nhập dây truyền công nghệ kéo sơi và tháng 6 năm 2000 công ty đã được tổ chức quốc tế QMS của Australia cấp chứng chỉ ISO 9001. Năm 2003 đầu tư thêm 10 máy thêu có tổng trị giá 5 tỷ đồng. Hơn 40 năm qua, công ty dệt 19/5 Hà Nội liên tục phấn đấu và không ngừng phát triển, trở thành một doanh nghiệp vững mạnh và đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành dệt may nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. 3. Sự thay đổi, bổ sung nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp Công ty dệt 19/5 Hà Nội hiện nay chuyên sản xuất sợi các loại, vải bạt các loại, các sản phẩm may, thêu.… phục vụ cho ngành Giầy, May mặc, ngành công nghiệp thực phẩm, và các ngành công nghiệp khác. ở giai đoạn: 1959- 1973, Trong thời kỳ này nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp là dệt gia công theo chỉ tiêu của Nhà Nước, chuyên phục vụ cho quốc phòng là chính. Sản phẩm chính là bít tất và các loại vải như kaki, phin kẻ, khăn mặt… ở giai đoạn: 1974 – 1988, lúc này nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của nhà máy là cung cáp vải cho quốc phòng và các ngành kinh tế khác. Thời kỳ này, nhu cầu sản xuất tăng, đồng thời mức độ tiêu thụ sản phẩm vải cũng tăng nhanh. Chính vì thế công ty không ngừng đào tạo thêm công nhân sản xuất để phục vụ sản xuất 1,5 triệu mét vải các loại, nhu cầu bông của công ty vào khoảng 500 tấn sợi các loại. ở giai đoạn 1989 cho đến nay ( năm 2005 ): lúc này nhu cầu về vải bạt giảm, sản lượng tiêu thụ của nhà máy chỉ còn 1 triệu mét vải/năm. Trước tình hình này, năm 1990 công ty đã tiến hành cải tiến bộ máy quản lý, cải tiến dây chuyền sản xuất, đa dạng các mặt hàng kinh doanh, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. Hiện nay chuyên sản xuất sợi các loại, vải bạt các loại, các sản phẩm may, thêu.… phục vụ cho ngành Giầy, may mặc, ngành công nghiệp thực phẩm, và các ngành công nghiệp khác. Mục tiêu kinh doanh đến cuối năm 2005 là: Sản phẩm của công ty chiếm từ 25% đến 30% thị phần nội địa. 100% sản phẩm vải tiêu thụ đã qua khâu tẩy, nhuộm, xử lý hoàn tất. Tổng sản phảm tiêu thụ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam là 20%. Hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ sản xuất từ kéo sợi, dệt, may, thêu cho đến khâu hoàn tất. III. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty dệt 19/5 Hà Nội 1. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm chính của công ty là sợi côttôn các loại từ Ne8 đến Ne45 ( chỉ tiết diện to nhỏ của sợi ), vải bạt các loại có độ dày từ 180 gram đến 600 gram/m2, và các sản phẩm may, thêu. Tỉ lệ hàng loại 1 chiếm 85%, loại 2 chiếm 14%, loại 3 chiếm 1%, trong đó thứ phẩm là 0,7% và phế phẩm là 0,3%. Có thể nói đây là một thành công của công ty trong việc nâng cao và bảo đảm chất lượng sản phẩm của mình, qua đó nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh. Chính sự đa dạng chủng loại sản phẩm và chất lượng của sản phẩm được đảm bảo đã tạo được uy tín trên thị trường. Đặc biệt là số lượng sản phẩm bán ra không ngừng tăng qua các năm. 2. Đặc điểm về khách hàng Khách hàng chủ yếu của công ty là: các công ty chuyên sản xuất giầy, công ty dệt kim, dệt vải, dệt khăn mặt như: công ty dệt Minh Khai, dệt may Hà Nội, dệt Thành Công và các công ty may mặc… Khách hàng lớn, truyền thống của công ty phần lớn nằm ở Miền Nam như: giầy Hiệp Hưng, giầy Sài Gòn, giầy An Lạc, giầy Thăng Long, Chí Linh, Phước Bình… Những công ty này hàng năm mua với khối lượng rất lớn nhưng do khoảng cách quá xa đã ảnh hưởng không ít đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Cụ thể là chi phí vận chuyển lớn, thời gian vận chuyển kéo dài…trong khi đó yêu cầu của khách hàng ngày càng cao trong việc phải có nguyên liệu ổn định để sản xuất. 3. Đặc điểm về thị trường Cũng như tình hình chung của ngành dệt may thì thị trường của công ty cũng khá đa dạng và khá rộng. Các sản phẩm của công ty phục vụ các nhu cầu khác nhau của thị trường: nguyên liệu ngành giầy, các công ty may hay cung ứng các loại vải bạt, sản phẩm may thêu cho các nhà sản xuất khác. Thị trường chủ yếu của công ty là trong nước và một phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Đối với thị trường trong nước tỉ trọng khách hàng Miền Nam chiếm khoảng 70%, Miền Bắc 20%, Miền Trung 10%. Với thị trường hiện có, công ty vẫn gặp không ít những khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp Nhà Nước có doanh nghiệp tư nhân có… trong khi đó khách hàng ngày càng khó tính, chất lượng sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao. Đặc biệt là thị trường Mỹ và EU là một thị trường khá khó tính do đó nếu sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ mất thị trường một cách dễ dàng. 4. Đặc điẻm cơ sở vật chất và trang thiết bị Hệ thống nhà xưởng tương đối hiện đại, các thiết bị quản lý được thiết kế theo mạng Lan. Nhìn chung máy móc thiết bị của công ty trong những năm gần đây đã từng bước được hịên đại hoá, một số khâu trong dây chuyền sản xuất mới. Đặc biệt là cuối năm 1998 đầu năm 1999 công ty đã đầu tư 24 máy dệt UTAS của Tiệp với số tiền lên tới 60 tỷ đồng. Tiếp đó đầu năm 2002 công ty tiếp tục mua hai máy đậu và một máy se để hoàn thiện và nâng cao năng suất. Tuy nhiên, hiện nay các máy móc thiết bị của công ty có sự đan xen của nhiều thế hệ, nhưng chủ yếu vẫn là những máy móc có từ những năm 60 tới nay đã lạc hậu nhưng vẫn sử dụng được. TT Danh mục thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng Công suất Nguyên giá (1000đ) GTCL (1000đ) 1 Máy chải FA201 3 TQ 1997 2002 7,5 650.500 214.300 2 Máy chải FA201B 8 TQ 1998 2001 7,5 1.455.000 1.300.000 3 Máy ghép FA302-1 3 TQ 1997 2000 4,5 341.300 114.000 4 Máy ghép FA302 4 TQ 1998 2001 4,5 455.000 405.000 5 Máy thô FA401 1 TQ 1997 2002 20 729.700 240.000 6 Máy thô FA415 3 TQ 1998 2001 20 1.611.000 1.438.000 7 Máy con FA506 4 TQ 1997 2002 21 1.593.451 526.000 8 Máy ống GAO13 2 TQ 2001 2002 4,5 560.000 500.000 9 Máy suet cao su 1 TQ 2002 2002 1,5 24.000 21.000 Bảng số 1: Hệ thống máy móc thuộc dây chuyền kéo sợi Bảng số 2: Hệ thống máy móc thuộc dây chuyền dệt vải TT Danh mục thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụn
Tài liệu liên quan