Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng

Năm 2006 đi qua với một loạt những thành công lớn trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam mà sự kiện nổi bật nhất là việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng và nhanh như vậy thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng những nguồn lực, kinh nghiệm bên ngoài để phát triển nhanh hơn kinh tế trong nước. Và vấn đề luôn được các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng đặt lên hàng đầu, đó là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt sắp tới, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động lại càng trở lên cấp thiết, bởi vì chỉ có hiệu quả hoạt động tốt thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại, đứng vững và phát triển được. Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng là một Công ty hoạt động trên ba lĩnh vực xây dựng, xuất khẩu và nhập khẩu nhưng hoạt động nhập khẩu là chủ yếu (chiếm 80% doanh thu). Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động nhập khẩu không cao so với hai hoạt động còn lại của Công ty và so với các doanh nghiệp nhập khẩu khác. Sau khi tìm hiểu kỹ về lĩnh vực này và với mong muốn đóng góp một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

doc82 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. NK : Nhập khẩu 2. KQ : Kết quả 3. CF : Chi phí 4. TSLN : Tỷ suất lợi nhuận 5. NSLĐ : Năng suất lao động DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty 28 Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm (2003-2006) 30 Bảng 3: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực 31 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 33 Bảng 5: Hiệu quả sử dụng lao động 34 Bảng 6: Cơ cấu giá trị hàng hoá nhập khẩu theo thị trường 37 Bảng 7: Cơ cấu giá trị hàng hoá nhập khẩu theo mặt hàng 378 Bảng 8: Doanh thu nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu 39 Bảng 9: Cơ cấu giá trị, doanh thu theo loại hình nhập khẩu trực tiếp 39 Bảng 10: Cơ cấu giá trị, doanh thu theo loại hình nhập khẩu uỷ thác 40 Bảng 11: Chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu 43 Bảng 12: Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận theo loại hình nhập khẩu trực tiếp 44 Bảng 13: Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận loại hình nhập khẩu uỷ thác 46 Bảng 14: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn 488 Bảng 15: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty 50 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực 29 Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu và doanh thu nhập khẩu trực tiếp 47 Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu và chi phí nhập khẩu trực tiếp 47 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng . 24 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006 đi qua với một loạt những thành công lớn trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam mà sự kiện nổi bật nhất là việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng và nhanh như vậy thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng những nguồn lực, kinh nghiệm bên ngoài để phát triển nhanh hơn kinh tế trong nước. Và vấn đề luôn được các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng đặt lên hàng đầu, đó là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt sắp tới, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động lại càng trở lên cấp thiết, bởi vì chỉ có hiệu quả hoạt động tốt thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại, đứng vững và phát triển được. Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng là một Công ty hoạt động trên ba lĩnh vực xây dựng, xuất khẩu và nhập khẩu nhưng hoạt động nhập khẩu là chủ yếu (chiếm 80% doanh thu). Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động nhập khẩu không cao so với hai hoạt động còn lại của Công ty và so với các doanh nghiệp nhập khẩu khác. Sau khi tìm hiểu kỹ về lĩnh vực này và với mong muốn đóng góp một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài là hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty từ năm 2003 đến nay, hiệu quả hoạt động nhập khẩu qua các năm và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty. Trong chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu trực tiếp và hoạt động nhập khẩu uỷ thác của Công ty, không nghiên cứu các hình thức nhập khẩu khác như nhập khẩu hàng đổi hàng, nhập khẩu tái xuất, nhập khẩu gia công. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp sử dụng trong bài chuyên đề này là phương pháp tiếp cận hệ thống duy vật biện chứng, logic và lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phương pháp tiếp cận thực tế các vấn đề lý luận, phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá và sơ đồ hoá dựa trên cơ sở các số liệu và tình hình thực tế của Công ty nhằm đạt đưọc mục tiêu nghiên cứu của bài chuyên đề. Cơ cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu và tài liệu tham khảo gồm 3 chương: Chương I: Lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu sông Hồng Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu sông Hồng Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong phòng xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng (nơi em thực tập) đã cung cấp số liệu, chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại Công ty. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Ts.Tạ Văn Lợi đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này. Do giới hạn về thời gian và khả năng của bản thân, bài viết chắc chắn có nhiều sai xót. Em rất mong nhận được những ý kiến phê bình, nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 27 tháng 4 năm 2007 Sinh viên thực hiện Phan Thị Thanh Tâm CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP Khái niệm về nhập khẩu Nhập khẩu là một trong hai bộ phận của hoạt động ngoại thương. Có thể hiểu nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước hoặc tái sản xuất nhằm thu lợi nhuận. Nó phản ánh sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Hoạt động nhập khẩu là một hình thức của kinh doanh thương mại quốc tế. Mà thương mại quốc tế lại là một bộ phận của thương mại nên trước hết hoạt động nhập khẩu phải đảm bảo lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động nhập khẩu góp phần làm đa dạng hoá thị trường, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm,… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với hàng hoá nước ngoài. Đồng thời hoạt động nhập khẩu còn góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên cả thị trường trong và ngoài nước thông qua việc mua bán hàng hoá, mở rộng quan hệ buôn bán. Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng hoá phục vụ đắc lực trong công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước. Nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị kỹ thuật tiên tiến giúp cho nền sản xuất trong nước nhanh chóng phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, nhập khẩu giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hàng hoá với chất lượng và giá cả ngày càng cạnh tranh hơn. Ngoài ra, nhập khẩu hàng hoá cũng là một trong những nhân tố góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh Mọi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Để tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp mình thì cần phải hợp lý hoá quá trình sản xuất kinh doanh. Và để xem xét mức độ hợp lý hoá của quá trình sản xuất kinh doanh, người ta đưa ra thuật ngữ “hiệu quả kinh doanh”. Cho đến nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ hiệu quả kinh doanh. Một số quan điểm về thuật ngữ hiệu quả kinh doanh như sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng: “hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. Quan điểm này đã chỉ ra được mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh nhưng lại đồng nhất hiệu quả kinh doanh với các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. Theo quan điểm này thì hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì sẽ có cùng một mức hiệu quả mặc dù chi phí là khác nhau. Như vậy, hạn chế của quan điểm này là đã không đề cập đến chi phí. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là phần tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”. Quam điểm này đã đề cập đến chi phí trong mối quan hệ giữa hiệu quả và kết quả. Tuy nhiên hạn chế của quan điểm này là chỉ xét tới phần kết quả và chi phí bổ xung. Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan điểm này đã gắn được kết quả với chi phí bỏ ra và đã thấy được hiệu quả là sự phản ánh của trình độ sử dụng các chi phí, do đó quan điểm này đã phản ánh được mối liên hợp bản chất của hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn hạn chế là chưa cho thấy được mối tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Quan điểm thứ tư cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất”. Quan điểm này đã chú ý đến sự vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh và cũng phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên quan điểm này vẫn chưa cho thấy được mối quan hệ rất chặt chẽ của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội. Những quan điểm trên đây vẫn chưa phản ánh được bản chất của hiệu quả kinh doanh. Một cách tổng quát nhất “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Nó là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Quan điểm này đã thể hiện được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn chặt với sự phát triển bền vững của xã hội. Điều này phù hợp với đường lối phát triển chung của các nền kinh tế hiện nay. Doanh nghiệp đạt được mục tỉêu kinh tế của mình với chi phí thấp nhất nhưng không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, của các doanh nghiệp khác và của toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả thì cần phải cắt giảm tất cả các chi phí có thể cắt giảm được nhưng việc cắt giảm đó phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng xem có ảnh hưởng đến lợi ích của các đối tượng khác hay không bởi vì nếu cắt giảm tuỳ tiện thì chi phí để khắc phục những hậu quả của việc cắt giảm như ô nhiễm môi trường chẳng hạn rất có thể sẽ lớn hơn nhiều chi phí cắt giảm được. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh xét riêng trong lĩnh vực nhập khẩu có thể hiểu như sau: Hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp chính là trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức và quản lý hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Xét trên giác độ doanh nghiệp, đạt được hiệu quả hoạt động nhập khẩu tức là phải đảm bảo chi phí tối thiểu, lợi nhuận tối đa bằng việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tổ chức hợp lý hoạt động nhập khẩu. Xét trên giác độ xã hội, hiệu quả hoạt động nhập khẩu đạt được khi tổng lợi ích xã hội nhận được từ hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu lớn hơn chi phí phải bỏ ra để mua chúng, phải lớn hơn lợi ích đạt được khi sản xuất những hàng hoá, dịch vụ này ở trong nước. PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ KINH DOANH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP Có nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh nói chung theo các tiêu thức khác nhau. Cách phân loại hiệu quả hoạt động nhập khẩu về cơ bản cũng giống như cách phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung. Dưới đây là một số cách phân loại. Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả có hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối. Hiệu quả tuyệt đối Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương án kinh doanh, từng thời kì kinh doanh, từng doanh nghiệp. Nó được biểu hiện qua các chỉ tiêu như lợi nhuận, doanh thu,… Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả thu được - Tổng chi phí bỏ ra để thu được kết quả Hiệu quả tương đối Hiệu quả tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Có hai cách tính chỉ tiêu này, mỗi chỉ tiêu lại cho một ý nghĩa khác nhau : H1 = Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng kết quả. Nó phản ánh sức sản xuất của các yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ càng cao và ngược lại. H2 = Chỉ tiêu này cho biết một đồng kết quả được tạo ra từ bao nhiêu đồng chi phí. Nó phản ánh suất hao phí của các yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động càng thấp và ngược lại. Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh tính chung cho toàn doanh nghiệp, cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Nó cho biết kết quả thực hiện mục tiêu doanh nghiệp đề ra trong một giai đoạn nhất định. Hiệu quả kinh doanh bộ phận Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả tính riêng cho từng bộ phận, cho từng lĩnh vực hoặc cho từng yếu tố sản xuất cụ thể của doanh nghiệp như hiệu quả sử dụng vốn, lao động,… Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả ở từng mặt hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải của cả doanh nghiệp. Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả Hiệu quả trước mắt Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong một khoảng thời gian ngắn hạn, trước mắt. Kết quả được xem xét là kết quả mang tính chất tạm thời. Để doanh nghiệp phát triển bền vững, đạt được hiệu quả ở giai đoạn này nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của các giai đoạn tiếp theo, nhà quản trị ngoài việc tính toán hiệu quả ngắn hạn, trước mắt còn cần phải tính đến hiệu quả lâu dài. Hiệu quả lâu dài Hiệu quả lâu dài hay hiệu quả dài hạn là hiệu quả được tính toán, xem xét trong một khoảng thời gian dài gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả ngắn hạn nếu suy rộng ra hiệu quả dài hạn sẽ không đảm bảo được tính chính xác vì không phải giai đoạn kinh doanh nào cũng giống nhau. Chính vì vậy, chỉ tiêu hiệu quả lâu dài sẽ giúp hình dung chính xác hơn về hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào giác độ đánh giá hiệu quả Hiệu quả tài chính Loại hiệu quả này được xét dưới giác độ doanh nghiệp. Nó chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là các kết quả tài chính nhận được trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Đây chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, hiệu quả tài chính chỉ đơn giản được xét là kết quả thu được từ hoạt động nhập khẩu trong mối quan hệ với toàn bộ chi phí bỏ ra thực hiện hoạt động nhập khẩu đó. Hiệu quả chính trị xã hội Đây là loại hiệu quả được xét dưới giác độ xã hội. Nó chính là những lợi ích mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại cho xã hội như việc đóng góp vào phát triển sản xuất chung của đất nước, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và những tác động đến môi trường sinh thái, tốc độ đô thị hoá,... Loại hiệu quả này trên thực tế rất khó định lượng nhưng nó lại rất quan trọng trong việc thẩm tra, xét duyệt các dự án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh,…Đây cũng chính là mối quan tâm lớn của các tổ chức xã hội, các cơ quan hoạch định chính sách,… CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP Lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu Lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu – Chi phí nhập khẩu Đây là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là tiền đề duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu Ddt = x 100% Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu thì sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh đạt được càng cao. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Dcf = x 100% Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh đạt được càng cao. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu Hiệu quả sử dụng vốn lưu động HVld = Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đầu tư cho hoạt động nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu Svq = Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động nhập khẩu quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh. Số vòng quay của vốn lưu động càng cao thì càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Bên cạnh chỉ tiêu này, người ta còn tính một chỉ tiêu khác liên quan, đó là chỉ tiêu thời gian một vòng quay vốn: Tvq = = x 360 (Coi kỳ phân tích là 1 năm-360 ngày) Chỉ tiêu này cho biết, mất bao nhiêu ngày để vốn lưu động quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì số vòng quay vốn càng lớn, hiệu quả càng cao và ngược lại. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Hđn = Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thu được thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Thời hạn thu hồi vốn nhập khẩu Tv = Chỉ tiêu này được tính bằng thương số giữa vốn đầu tư cho hoạt động nhập khẩu (bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động đầu tư cho hoạt động nhập khẩu) và lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao. Hiệu quả sử dụng lao động Doanh thu bình quân một lao động hay năng suất lao động bình quân NSLĐ bình quân = Chỉ tiêu này cho biết năng suất lao động bình quân của một cán bộ công nhân viên trong Công ty. Lợi nhuận trung bình được tạo ra bởi một người lao động Hlđ = Chỉ tiêu này cho biết một cán bộ công nhân viên trong Công ty bình quân một năm làm lợi cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành các nhân tố bên trong với các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hay nhân tố khách quan chính là môi trường hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp, mà môi trường hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu của doanh nghiệp không chỉ là thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế - thị trường nước xuất khẩu. Như vậy nhân tố môi trường bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp bao gồm môi trường quốc gia và môi trường quốc tế. Trong đó phải kể đến các yếu tố môi trường luật pháp, môi trường kinh tế. Môi trường chính trị, luật pháp Có nhiều yếu tố thuộc môi trường chính trị, luật pháp tác động đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trong đó có hai yếu tố ảnh hưởng sâu sắc, đó là chính sách thuế và các hàng rào phi thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu. Thuế quan Thuế quan bao gồm thuế quan nhập khẩu và thuế quan xuất khẩu, là loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu, theo đó, người tiêu dùng trong nước phải trả cho hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu nhận được. Thuế bên cạnh vai trò quan trọng là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, nó còn giúp bảo hộ nền sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm. Thuế quan mà đặc biệt là loại thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí hàng nhập khẩu lên rất nhiều: Giá đã có thuế nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu x ( 1 + thuế suất nhập khẩu ) Như vậy, giá hàng hoá đã có thuế nhập khẩu cao hơn t % (t % là
Tài liệu liên quan